Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên khối ngành Sư phạm trường Đại học Sài Gòn và một số kiến nghị về biện pháp quản lý

Tóm tắt Trước tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các trường đại học như hiện nay, bài viết tìm hiểu thực trạng này tại Trường Đại học Sài Gòn với chủ thể xâm phạm quyền là sinh viên khối ngành sư phạm. Việc phân tích thực trạng cho thấy có cả nguyên nhân khách quan từ phía nhà trường và xã hội, lẫn nguyên nhân chủ quan từ phía sinh viên, như thiếu kiến thức và thiếu tôn trọng tài sản trí tuệ của người khác. Từ đó, bài viết đề xuất các biện pháp quản lý nhằm kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường đại học. Các biện pháp quản lý bao gồm: ban hành quy định và thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý tài sản trí tuệ, trang bị các công cụ quản lý hữu hiệu và nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên khối ngành Sư phạm trường Đại học Sài Gòn và một số kiến nghị về biện pháp quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015 27 Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên khối ngành Sư phạm Trường Đại học Sài Gòn và một số kiến nghị về biện pháp quản lý The real state of infringement of intellectual property by pedogical students of Sai Gon University and some proposals on management 1ThS. Đào Vinh Xuân, 2CN. Trần Nguyễn Minh Nhựt 1Trường Đại học Sài Gòn, 2Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM 1 M.A. Dao Vinh Xuan, 2 B.A. Tran Nguyen Minh Nhut 1 Sai Gon University, 2 Ho Chi Minh City College of Economics Tóm tắt Trước tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các trường đại học như hiện nay, bài viết tìm hiểu thực trạng này tại Trường Đại học Sài Gòn với chủ thể xâm phạm quyền là sinh viên khối ngành sư phạm. Việc phân tích thực trạng cho thấy có cả nguyên nhân khách quan từ phía nhà trường và xã hội, lẫn nguyên nhân chủ quan từ phía sinh viên, như thiếu kiến thức và thiếu tôn trọng tài sản trí tuệ của người khác. Từ đó, bài viết đề xuất các biện pháp quản lý nhằm kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường đại học. Các biện pháp quản lý bao gồm: ban hành quy định và thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý tài sản trí tuệ, trang bị các công cụ quản lý hữu hiệu và nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên. Từ khóa: quản lý tài sản trí tuệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sinh viên khối ngành sư phạm Abstract Facing recent infringement of intellectual property rights (IPRs) at universities, this article studies this problem at Saigon University with the infringing object being the students in pedagogical fields. Analysis of this problem reveals both objective reasons from the universities and society, and subjective reasons from the students, including the lack of knowledge of and respect for others’ intellectual assets. As a result, this article proposes management solutions for monitoring, preventing and reducing the behaviors of infringing IPRs at universities. Such management solutions include: promulgating policies and establishing bodies in charge of managing intellectual assets, equipping with effective management tools, and raising students’ awareness of IPRs. Keywords: intellectual asset management, infringement of intellectual property rights, students in pedagogical fields 28 1. Đặt vấn đề Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được quy định cụ thể trong Luật SHTT Việt Nam [5], và trong đó, hành vi liên quan mật thiết nhất đến môi trường giáo dục là hành vi xâm phạm quyền tác giả, quy định tại Điều 28 của Luật này. Theo đó, khi thực hiện các hành vi này, tức là đối tượng đang vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo các biện pháp dân sự, hành chính và thậm chí là hình sự [5]. Ngoài ra, hành vi xâm phạm quyền SHTT (ví dụ như đạo văn, sao chép sách, giáo trình của người khác) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa nhà trường, đặc biệt là trường đại học (ĐH) – nơi có đặc thù sản sinh ra rất nhiều tài sản trí tuệ. Do đó, việc quản lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong trường ĐH là rất quan trọng. Đặc biệt, đối với các trường có đào tạo ngành sư phạm như trường ĐH Sài Gòn, việc sinh viên (SV) sư phạm thực hiện các hành vi xâm phạm quyền SHTT lại càng có ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi các SV này sẽ là người thầy tương lai, có tác động đến nhiều thế hệ trẻ khác. Do đó, việc quản lý và ngăn ngừa các hành vi này đối với đối tượng là SV ngành sư phạm càng cần được đặc biệt quan tâm. Mặt khác, trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp ước, công ước quốc tế liên quan đến SHTT [6]. Việc tham gia này đòi hỏi công dân Việt Nam phải hiểu và tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng quyền SHTT. Chính vì vậy, những SV trong các trường ĐH, nguồn nhân lực tương lai của đất nước, cũng cần được trang bị những kiến thức về quyền SHTT và những kinh nghiệm ứng xử đối với tài sản trí tuệ của cá nhân và của người khác. 2. Nội dung Phần này trình bày các khái niệm công cụ gồm: tài sản trí tuệ, quyền SHTT, xâm phạm quyền SHTT. Trên cơ sở lí luận đó, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày thực trạng thực hiện hành vi xâm quyền của SV khối ngành sư phạm trường ĐH Sài Gòn. 2.1. Một số vấn đề lý luận liên quan 2.1.1. Tài sản trí tuệ Thông tư liên tịch của Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Tài chính định nghĩa tài sản trí tuệ là “tài sản vô hình, có tính sáng tạo, xác định được, kiểm soát được và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu tài sản đó”. Tài sản trí tuệ có thể bao gồm đối tượng được pháp luật SHTT bảo hộ (như sáng chế, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại) và đối tượng không được bảo hộ (như sáng kiến, giống vật nuôi, thiết kế kỹ thuật). [8] Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng đưa ra định nghĩa về tài sản trí tuệ dựa trên cấu tạo, nguồn gốc phát sinh hoặc sự hình thành của tài sản trí tuệ:  Dựa trên cấu tạo, tài sản trí tuệ bao gồm “tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ, do trí tuệ con người tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học, nghệ thuật” [1].  Dựa trên nguồn gốc phát sinh, tài sản trí tuệ là “tất cả các sản phẩm trí tuệ có thể được sở hữu hợp pháp thông qua hoạt động tự sáng tạo, mua lại, nhận chuyển giao hoặc được biếu, tặng, trao đổi, bao gồm các đối tượng SHTT, các quyền SHTT đã xác lập và các tài sản trí tuệ khác” [3].  Dựa trên sự hình thành, tài sản trí tuệ là những nguồn vốn trí tuệ đã được nhận diện, ghi nhận và sử dụng trong tổ chức; trong đó, nguồn 29 vốn trí tuệ được hiểu là tất cả kiến thức, kinh nghiệm của tất cả thành viên của tổ chức [2]. Bài báo này sử dụng khái niệm của [8] để làm cơ sở lý luận. 2.1.2. Quyền SHTT Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) và Luật SHTT Việt Nam đều dùng phương pháp liệt kê để định nghĩa quyền SHTT, đó là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng” [5]. Ngoài ra, tác giả Hồ Thúy Ngọc còn xem xét thêm nghĩa chủ quan và khách quan của quyền SHTT: “Theo nghĩa chủ quan, quyền SHTT là khái niệm dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với tài sản trí tuệ. Theo nghĩa khách quan, quyền SHTT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt và bảo vệ tài sản trí tuệ” [1]. 2.1.3. Xâm phạm quyền SHTT Hành vi bị coi là xâm phạm quyền SHTT là hành vi của cá nhân hay tổ chức xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền đối với giống cây trồng [1]. Các hành vi này đã được liệt kê cụ thể trong Luật SHTT năm 2005. Cụ thể là: hành vi xâm phạm các quyền tác giả tại Điều 28; hành vi xâm phạm các quyền liên quan tại Điều 35; hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tại Điều 126; hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng Điều 188. Trong đó, chúng tôi chủ yếu quan tâm đến các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan vì đây là 02 mảng quyền phổ biến trong trường ĐH. 2.2. Thực trạng thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT 2.2.1. Mục đích điều tra Nhằm làm rõ thực trạng xâm phạm quyền SHTT của SV khối ngành sư phạm Trường ĐH Sài Gòn trên 03 phương diện: (i) các hành vi xâm phạm quyền SHTT mà SV thường xuyên thực hiện, (ii) nguyên nhân của việc thực hiện hành vi xâm phạm và (iii) hậu quả của những hành vi này. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền SHTT của SV. 2.2.2. Đối tượng khảo sát Việc điều tra được tiến hành với SV ngành sư phạm theo học 04 khoa: Giáo dục, Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Sư phạm Khoa học Xã hội và Toán – Ứng dụng thuộc Trường ĐH Sài Gòn. 2.2.3. Phương pháp điều tra Hai phương pháp điều tra chính được sử dụng là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi dành cho 200 SV ngành sư phạm Trường ĐH Sài Gòn và phương pháp phỏng vấn sâu đối với 03 SV được chọn ngẫu nhiên. Công cụ điều tra gồm phiếu khảo sát và câu hỏi phỏng vấn. Đặc biệt, trong phiếu khảo sát, ở phần tìm hiểu các hành vi xâm phạm quyền SHTT mà SV thường xuyên thực hiện, nhóm nghiên cứu đã thiết kế các đáp án dựa vào các hành vi xâm phạm quyền SHTT được liệt kê tại các Điều 28 và 35 của Luật SHTT hiện hành. Tuy nhiên, để phù hợp với hiểu biết và kinh nghiệm của SV, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn các hành vi có liên quan mật thiết nhất đến SV và điều chỉnh cách diễn đạt cho phù hợp. Chi tiết thể hiện trong bảng 2.1 sau đây: 30 Bảng 2.1. Các câu hỏi khảo sát và hành vi tương ứng được quy định trong Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) Hành vi được hỏi trong phiếu khảo sát Hành vi tương ứng trong Luật SHTT Sử dụng nội dung trong tác phẩm của người khác mà không dẫn nguồn. Mạo danh tác giả (Khoản 2 Điều 28) Lấy tài liệu/ bài tập/ bài thu hoạch/ bài thuyết trình/ giáo án của sinh viên này sao chép cho sinh viên khác sử dụng, mà chưa xin phép tác giả. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả (Khoản 3 Điều 28) Lấy bài tập của nhóm đưa cho người khác sử dụng mà chưa có sự đồng ý của tất cả thành viên trong nhóm. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó (Khoản 4 Điều 28) Mua sách gốc (giáo trình, tham khảo) và photocopy thành nhiều bản cho lớp hoặc nhóm sử dụng. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 6 Điều 28) Sửa đổi nội dung các bài thơ, bài hát, phát biểu của người khác theo hướng tiêu cực, làm sai lệch nội dung. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh (Khoản 7 Điều 28) Kinh doanh các sản phẩm (móc khóa, viết, tập) có logo trường để thu lợi nhuận cho cá nhân. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật (Khoản 8 Điều 28) Lấy tài liệu/ bài tập/ bài thu hoạch/ bài thuyết trình của cá nhân hoặc nhóm đăng tải lên mạng internet hoặc gửi email cho người khác mà chưa có sự đồng ý của tác giả/ đồng tác giả. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 10 Điều 28) Sử dụng các phần mềm vi tính không có bản quyền hay bẻ khóa bản quyền của các phần mềm như Windows/ Microsoft Office/ WinRAR/ Proshow... Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình (Khoản 12 Điều 28) Ghi âm lời giảng của Thầy Cô hay chụp hình slides bài giảng trong lớp mà chưa nhận được sự đồng ý của giảng viên. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng (Khoản 3 Điều 35) 31 2.2.4. Kết quả điều tra Nhóm nghiên cứu phân tích và trình bày số liệu nhằm làm rõ 03 vấn đề sau:  Các hành vi xâm phạm quyền SHTT của SV khối ngành sư phạm. Trong đó, 02 khía cạnh chính được phân tích là: mức độ thường xuyên thực hiện hành vi và sự khác biệt giữa hành vi của SV đã học và chưa học về quyền SHTT;  Nguyên nhân SV khối ngành sư phạm thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT;  Hậu quả của hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với SV khối ngành sư phạm. a) Các hành vi xâm phạm quyền SHTT của SV khối ngành sư phạm Nhìn chung, hầu hết các SV được khảo sát đều đã từng thực hiện một hoặc một số hành vi trên. Cá biệt có những SV thường xuyên thực hiện hầu hết các hành vi này. Biểu đồ 2.1. Xếp hạng mức độ thường xuyên thực hiện các hành vi xâm phạm quyền SHTT của 200 SV khối ngành sư phạm tham gia khảo sát Căn cứ mức độ thường xuyên thực hiện, các hành vi được xếp hạng từ 1 đến 9. Theo đó, có thể phân loại 09 hành vi xâm phạm này thành 03 nhóm xu hướng:  Nhóm hành vi phổ biến nhất (hạng 1 đến 4) là những hành vi gắn liền với hoạt động học tập của SV, chẳng hạn: photo sách (73,5%), sử dụng phần mềm không có bản quyền (40%), ghi âm bài giảng của thầy cô (29,5%), sử dụng tác phẩm mà không dẫn nguồn (24,0%).  Nhóm hành vi khá phổ biến (hạng 5 đến 7) là những hành vi liên quan đến các mối quan hệ giữa SV như: lấy tác phẩm của SV này sao chép cho SV khác sử dụng (24,0%); sử dụng bài tập nhóm mà chưa có 32 sự đồng ý của nhóm (18,0%); lấy tác phẩm của người khác đăng tải lên mạng hoặc gửi email mà chưa xin phép (18,0%).  Nhóm hành vi ít phổ biến (hạng 8 và 9) là những hành vi mang tính giải trí, thương mại như: dùng logo trường để kinh doanh cá nhân (14,5%); sửa đổi nội dung tác phẩm của người khác theo hướng tiêu cực (11,5%). Đặc biệt, hành vi dùng logo trường để kinh doanh cá nhân có tỉ lệ lựa chọn ở mức độ hiếm khi trở xuống rất cao (83,5%). Điều này cho thấy do đặc thù nghề nghiệp, SV khối ngành sư phạm rất ít quan tâm đến việc kinh doanh. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu sự khác biệt giữa hành vi của SV ngành Quản lý Giáo dục đã học và chưa học về quyền SHTT (qua học phần “Quản trị tài sản trí tuệ”). Do các ngành sư phạm khác chưa có học phần liên quan nên nhóm nghiên cứu chỉ chọn SV ngành Quản lý Giáo dục để thực hiện so sánh này. Kết quả (bảng 2.2) cho thấy: nhìn chung, SV chưa học thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT ở mức độ khá thường xuyên trở lên nhiều hơn so với SV đã học. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ, cụ thể:  Các hành vi mà SV đã học thực hiện nhiều hơn SV chưa học: là những hành vi thiên về việc “cung cấp phương tiện” cho quá trình học tập như: mua sách gốc và photo (57,9%); sử dụng phần mềm không bản quyền (56,5%); sử dụng bài tập nhóm mà chưa có sự đồng ý của nhóm (37,5%). Sở dĩ SV vẫn xâm phạm dù đã được học về quyền SHTT là do hạn chế về điều kiện tài chính (không đủ khả năng mua sách gốc, phần mềm có bản quyền). Qua đó, có thể thấy việc xâm phạm quyền SHTT không chỉ bị chi phối bởi nhận thức mà còn bởi các điều kiện khách quan khác.  Các hành vi mà SV đã học thực hiện ít hơn SV chưa học: là những hành vi chủ yếu xuất phát từ nhận thức cá nhân và không bị chi phối bởi yếu tố tài chính như: sử dụng tác phẩm mà không dẫn nguồn (37,5%); ghi âm bài giảng của thầy cô (33,3%); lấy tác phẩm của SV này sao chép cho SV khác sử dụng (30,0%); lấy tác phẩm của người khác đăng tải lên mạng hoặc gửi email mà chưa xin phép (40,0%). Như vậy, việc được học về quyền SHTT đã có ít nhiều tác động tích cực đến nhận thức của SV. Bảng 2.2. So sánh hành vi xâm phạm quyền SHTT ở mức độ khá thường xuyên trở lên của SV ngành Quản lý Giáo dục đã học và chưa học học phần Quản trị tài sản trí tuệ STT Hành vi xâm phạm quyền SHTT Mức độ thực hiện khá thường xuyên trở lên (SV) SV chưa học SV đã học TC Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Mua sách gốc (giáo trình, tham khảo) và photocopy thành nhiều bản cho lớp hoặc nhóm sử dụng 16 42,1 22 57,9 38 2 Sử dụng các phần mềm vi tính không có bản quyền hay bẻ khóa bản quyền của các phần mềm như Windows/ Microsoft Office/ WinRAR/ Proshow... 10 43,5 13 56,5 23 33 3 Sử dụng nội dung trong tác phẩm của người khác mà không dẫn nguồn 10 62,5 6 37,5 16 4 Ghi âm lời giảng của Thầy Cô hay chụp hình slides bài giảng trong lớp mà chưa nhận được sự đồng ý của giảng viên 8 66,7 4 33,3 12 5 Lấy tài liệu/ bài tập/ bài thu hoạch/ bài thuyết trình/ giáo án của sinh viên này sao chép cho sinh viên khác sử dụng, mà chưa xin phép tác giả 7 70 3 30 10 6 Lấy tài liệu/ bài tập/ bài thu hoạch/ bài thuyết trình của cá nhân hoặc nhóm đăng tải lên mạng internet hoặc gửi email cho người khác mà chưa có sự đồng ý của tác giả/ đồng tác giả. 6 60 4 40 10 7 Lấy bài tập của nhóm đưa cho người khác sử dụng mà chưa có sự đồng ý của tất cả thành viên trong nhóm 3 37,5 5 62,5 8 8 Sửa đổi nội dung các bài thơ, bài hát, phát biểu của người khác theo hướng tiêu cực, làm sai lệch nội dung 5 100 0 0 5 9 Kinh doanh các sản phẩm (móc khóa, viết, tập) có logo trường để thu lợi nhuận cho cá nhân 0 0 0 0 0 Tóm lại, hầu hết SV trong cuộc khảo sát đều đã từng thực hiện các hành vi xâm phạm quyền SHTT theo nhiều mức độ khác nhau, trong đó, những hành vi gắn liền với việc học tập của SV là những hành vi thường xuyên được thực hiện nhất. Tuy nhiên, có sự phân biệt khá rõ trong hành vi của SV đã học và chưa học về quyền SHTT, cho thấy tác dụng tích cực của việc phổ biến kiến thức cho SV. b) Nguyên nhân SV ngành sư phạm thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT Với 200 SV khối ngành sư phạm tham gia khảo sát, nhóm nghiên cứu thu được 601 lượt lựa chọn nguyên nhân cho thực trạng xâm phạm quyền SHTT. Trong đó, 03 nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất là: nhà trường không có quy định cụ thể (23,5%); SV chưa được phổ biến kiến thức về quyền SHTT (22,5%); và SV cho rằng đây là hành vi bình thường và phổ biến trong xã hội (19,0%). Điều này cho thấy ảnh hưởng lớn của nhà trường và xã hội đối với nhận thức và ứng xử của SV. Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân của thực trạng thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT của SV khối ngành sư phạm Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận được các nguồn chủ yếu giúp SV thu nhận được thông tin về quyền SHTT như sau: 34 Bảng 2.3. Các nguồn cung cấp thông tin về quyền SHTT đến SV Xếp hạng Nguồn cung cấp thông tin Số lượt lựa chọn (lượt) Tỉ lệ (%) 1 Truyền hình/ Tivi 114 27,1 2 Website 102 24,2 3 Trường lớp/ Cơ sở giáo dục 76 18,1 4 Báo/ Tạp chí 71 16,9 5 Sách chuyên ngành 30 7,1 6 Hội thảo/ Buổi báo cáo 28 6,7 Tổng 601 100 Bảng 2.3 cho thấy kênh thông tin chủ yếu là truyền hình (27,1%) hay website (24,2%). Trong khi đó, 18,1% SV cho biết mình được tiếp cận thông tin tại cơ sở giáo dục, và dưới 10,0% tìm hiểu qua sách chuyên ngành hoặc hội thảo/ buổi báo cáo. Cũng do hạn chế trong điều kiện tiếp nhận thông tin về quyền SHTT nên đã có 13,0% lượt lựa chọn của SV cho rằng các hành vi nêu trong biểu đồ 2.2 không bị pháp luật nghiêm cấm. Điều này có nghĩa là một bộ phận SV vẫn chưa hiểu biết về Luật SHTT, từ đó, dẫn đến việc không nhận thức được đó là hành vi không hợp pháp. Ngoài ra, một bộ phận SV vẫn cho rằng hậu quả về mặt vật chất (15,0%) và tinh thần (7,0%) của hành vi xâm phạm quyền SHTT là không đáng kể. Do đó, SV vẫn thực hiện mà không quan tâm đến đối tượng bị xâm phạm quyền. Bên cạnh đó, trong phần phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu cũng nhận được một số nguyên nhân như: SV không có đủ điều kiện tài chính để mua sách hay phần mềm có bản quyền và tâm lý ỷ lại, thờ ơ đối với vấn đề này. Như vậy, bên cạnh một số nguyên nhân khách quan thì cũng có những nguyên nhân chủ quan từ bản thân SV. Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc SV ngành sư phạm thực hiện các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan (như đánh giá chưa đầy đủ về hậu quả của hành vi, tâm lý thờ ơ, không chủ động tìm hiểu về quyền SHTT) thì các nguyên nhân từ phía nhà trường và xã hội cũng rất đáng lưu ý (bao gồm sự thiếu quản lý, phổ biến kiến thức của nhà trường; ứng xử chung của xã hội). c) Hậu quả của hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với SV khối ngành sư phạm Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát về hậu quả của việc xâm phạm quyền SHTT trên hai khía cạnh: hậu quả về mặt vật chất và hậu quả v
Tài liệu liên quan