Thuế quốc tế

Chương 1: Tổng quan về thuế quốc tế Chương 2: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Chương 3: Chuyển giá quốc tế và cạnh tranh thuế của các hệ thống thuế Chương 4: Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp Chương 5: Thuế một số nước thuộc ASEAN và thuế trong khuôn khổ AFTA - CEFT

pdf16 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ QUỐC TẾ GV: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung Email: kimdung.fbf@gmail.com/dungntk@neu.edu.vn NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: Tổng quan về thuế quốc tế Chương 2: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Chương 3: Chuyển giá quốc tế và cạnh tranh thuế của các hệ thống thuế Chương 4: Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp Chương 5: Thuế một số nước thuộc ASEAN và thuế trong khuôn khổ AFTA - CEFT TÀI LIỆU MÔN HỌC 1. Mẫu hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (OECD/UN) 2. Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết 3. Thông tư 133/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam 4. Các website: www.gdt.gov.vn; www.chongbanphagia.vn www.trungtamwto.vn TỔNG QUAN VỀ THUẾ QUỐC TẾ Chương 1 NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung về thuế 2. Các khái niệm cơ bản trong thuế quốc tế 3. Mục tiêu thuế quốc tế 4. Các nguyên tắc thuế quốc tế Những vấn đề chung về thuế • Khái niệm • Các yếu tố hình thành một loại thuế • Phân loại thuế • Vai trò của thuế Khái niệm • Thuế là hình thức đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho Ngân sách Nhà nước • Xét trên góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước Các chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam • Thuế giá trị gia tăng • Thuế tiêu thụ đặc biệt • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu • Thuế thu nhập cá nhân • Thuế thu nhập doanh nghiệp • Thuế tài nguyên • Thuế sử dụng đất nông nghiệp • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp • Thuế bảo vệ môi trường • Thuế môn bài Đặc điểm của thuế • Bắt buộc và có tính pháp lý cao • Không được hoàn trả trực tiếp Các yếu tố cấu thành một loại thuế • Tên gọi của thuế • Đối tượng nộp thuế • Đối tượng chịu thuế • Căn cứ tính thuế (cơ sở thuế và thuế suất) • Các yếu tố khác Phân loại thuế • Căn cứ vào phương thức đánh thuế • Căn cứ vào cơ sở đánh thuế • Căn cứ theo phương thức sử dụng • Căn cứ theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách Nhà nước Vai trò của thuế • Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước • Thuế tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế • Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối (công bằng dọc, công bằng ngang) • Thuế là công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh Các khái niệm cơ bản trong thuế quốc tế • Thuế quốc tế - Các vấn đề về thuế mang tính quốc tế - được sử dụng để phản ánh các khía cạnh quốc tế của luật thuế của các quốc gia. Nhìn chung, luật thuế của mỗi quốc gia đều được xây dựng trên cơ sở đặc quyền của quốc gia đó và phần lớn không mang ý nghĩa quốc tế. • Về mặt truyền thống, thuế quốc tế là khái niệm để chỉ các các qui định của hiệp định thuế nhằm giảm bớt việc đánh thuế trùng quốc tế. Trong một phạm vi rộng hơn, thuế quốc tế bao gồm các qui định luật pháp của nội luật xử lí đối với thu nhập có nguồn nước ngoài của đối tượng cư trú (thu nhập toàn cầu) và thu nhập có nguồn trong nước của đối tượng không cư trú. Các khái niệm cơ bản trong thuế quốc tế • Nơi cư trú đối với cá nhân • Cơ sở thường trú đối với các doanh nghiệp Thành lập ở đâu? Trụ sở điều hành? Nơi ra quyết định? • Nguồn thu nhập: các giao dịch phát sinh nguồn thu nhập tại vùng, lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia đánh thuế là cơ sở đánh thuế theo nguyên tắc “đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập” • Nơi xuất xứ: quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư ra nước ngoài. • Điểm đến Mục tiêu thuế quốc tế • Có sự phân chia công bằng giữa các quốc giá về nguồn phát sinh tư các giao dịch qua biên giới • Đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế: - Tăng khả năng cạnh tranh của kinh tế trong nước. Hạn chế xuất khẩu vốn và công ăn việc làm (chính sách làm nghèo hàng xóm) - Trung lập đối với xuất khẩu, nhập khẩu vốn: Tránh gay thiệt hại cho công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Yêu cầu: Để đạt được mục tiêu cần có sự phối hợp giữa các quốc gia Các nguyên tắc thuế quốc tế • Nguyên tắc nguồn: Tránh các tranh chấp và khó khăn trong việc quản lý nguồn thu nhập phát sinh • Nguyên tắc cư trú: xung đột luon xảy ra: Có thể đánh theo quốc tịch. • Nguyên tắc kết hợp nguồn và và cư trú. Ví dụ: Sống tại Trung Quốc làm việc tại Việt Nam? Một số vùng lãnh thổ không thu thuế, không thu đủ thuế để theo đuổi các lợi ích và mục đích khác. • Nguyên tắc xuất xứ • Nguyên tắc điểm đến
Tài liệu liên quan