Thuế và hệ thống thuế Việt Nam Chương 4: thuế tiêu thụ đặc biệt

1 Hàng hoá, dịch vụ cao cấp, đắt tiền. 2 Cầu của hàng hoá dịch vụ thường biến động theo thu nhập, ít biến động theo giá cả 3 Việc tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ ít có lợi, có hại cho sức khoẻ, cho môi trường, gây lãng phí đối với xã hội

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuế và hệ thống thuế Việt Nam Chương 4: thuế tiêu thụ đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/20/2011 1 THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM CHƯƠNG 4: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BiỆT Chương 4: Thuế tiêu thụ đặc biệt Khái quát về thuế TTĐBI Tác dụng của thuế TTĐB Nguyên tắc đánh thuế TTĐB II III IV Nội dung cơ bản của thuế TTĐB Chương 2: Thuế tiêu thụ đặc biệt Khái quát về thuế TTĐBI Tác dụng của thuế TTĐB Nội dung cơ bản của thuế TTĐB II III 1. Khái niệm thuế TTĐB 2. Đặc điểm của thuế TTĐB 3. Quá trình hình thành và phát triển của luật thuế TTĐB 1. Khái niệm thuế TTĐB: Thuế tiêu thụ đặc biệt (“excise duty”, viết tắt là TTĐB) là một loại thuế gián thu, đánh vào một số ít hàng hóa dịch vụ chưa thật cần thiết đối với nhu cầu thiết yếu của nhân dân, hoặc cần tiết kiệm, hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý Tính chất “đặc biệt” của hàng hóa 1 Hàng hoá, dịch vụ cao cấp, đắt tiền. 2 Cầu của hàng hoá dịch vụ thường biến động theo thu nhập, ít biến động theo giá cả 3 Việc tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ ít có lợi, có hại cho sức khoẻ, cho môi trường, gây lãng phí đối với xã hội 2.Đặc điểm THUẾ TTĐB Thuế gián thu Chỉ thu một lần Mức động viên cao Phạm vi áp dụng hẹp 4/20/2011 2 Quá trình hình thành và phát triển của luật thuế TTĐB 2008, hiệu lực 1/4/2009 1998, hiệu lực 1/1/1999 1990 1950 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế hàng hóa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 27/2008/QH12 II. Tác dụng của thuế TTĐB 1.Hướng dẫn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng 2.Khắc phục tính lũy thoái của thuế gián thu 3.Tăng thu cho ngân sách nhà nước 4.Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh III. Nguyên tắc đánh thuế TTĐB -Lý do -Cụ thể 1.Đối tượng chịu thuế là hàng hóa “đặc biệt” Lý do 3.Thuế suất phải cao hơn thuế tiêu dùng thông thường -Lý do -Cụ thể 2. Không phân biệt hàng sản nội địa và hàng nhập khẩu Lý do 4.Đảm bảo tính đồng bộ, liên hoàn với các sắc thuế khác Phạm vi áp dụng1 2 3 Căn cứ tính thuế 4 IV. Nội dung cơ bản của thuế TTĐB Đăng ký, kê khai, nộp thuế Ưu đãi thuế TTĐB 5 Khấu trừ, hoàn thuế TTĐB Văn bản pháp lý Luật Thuế TTÐB số 27/2008/QH12 Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 1.1Đối tượng chịu thuế TTĐB a) Hàng hóa: - Thuốc lá điếu, xì gà (và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm); - Rượu; - Bia; - Xe ô tô dưới 24 chỗ, (kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng); 1. Phạm vi áp dụng (10 nhóm hàng hóa + 6 nhóm dịch vụ) 4/20/2011 3 1.1 Đối tượng chịu thuế - Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; - Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; - Bài lá; - Vàng mã, hàng mã; - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; - Tàu bay, du thuyền 1.1 Đối tượng chịu thuế b)Dịch vụ - Kinh doanh vũ trường; - Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); - Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ- lot (slot) và các loại máy tương tự; - Kinh doanh đặt cược; - Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; Kinh doanh xổ số. 1.2. Đối tượng không chịu thuế TTĐB Các trường hợp không chịu thuế TTĐB:  Hàng hoá do cơ sở sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu (trừ ô tô < 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất)  Hàng hoá bán hoặc uỷ thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.  Hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô < 24 chỗ  Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh du lịch Điều kiện để hàng hóa không chịu thuế TTĐB:  Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước ngoài.  Hóa đơn bán hàng hóa xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công.  Tờ khai hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan.  Chứng từ thanh toán qua ngân hàng. 1.2. Đối tượng không chịu thuế TTĐB 1.3. Đối tượng nộp thuế Tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.  Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. 2. Căn cứ tính thuế Số thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa tiêu thụ x Giá tính thuế đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 4/20/2011 4 2.1 Giá tính thuế Đối với hàng hoá sản xuất trong nước: Giá bán chưa có thuế GTGT Giá tính thuế TTĐB = ---------------------------------- 1 + Thuế suất thuế TTĐB Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu Nếu thuế nhập khẩu được miễn, giảm thì giá tính thuế TTĐB không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Ví dụ: Nhập khẩu 01 xe ôtô 04 chỗ ngồi, giá nhập khẩu quy ra VND 400.000.000 đồng, thuế suất thuế nhập khẩu 83%. Xác định giá tính thuế TTĐB? Biết thuế nhập khẩu được giảm 30%. • Thuế nhập khẩu được giảm 30%: • 400.000.000x83%x30% = 99.600.000 đồng • Giá tính thuế TTĐB: • (400.000.000 + 400.000.000x83% - 99.600.000 ) = 632.400.000 đồng 2.1 Giá tính thuế  Đối với hàng gia công  Giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB. Hàng bán theo phương thức trả góp  Là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế TTĐB của hàng hoá bán theo phương thức trả tiền một lần 2.1 Giá tính thuế Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất:  Giá tính thuế là giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sở sở hữu thương hữu hàng hoá, công nghệ sản xuất Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ, cho, khuyến mại:  Là giá tính thuế TTĐB của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán lại trong nước thì phải nộp thay thuế TTĐB cho cơ sở sản xuất. Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT, chưa có thuế TTĐB của cơ sở kinh doanh xuất khẩu. Giá tính thuế TTĐB = Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT/ (1 + Thuế suất thuế TTĐB) 2.1 Giá tính thuế Dịch vụ: Giá tính thuế là giá dịch vụ chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB  Giá tính thuế = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT/ (1 + TS thuế TTĐB) 2.1 Giá tính thuế 4/20/2011 5 2.2 Thời điểm tính thuế Đối với hàng hoá: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.  Đối với dịch vụ: Là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc là thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.  Đối với hàng hoá nhập khẩu: Là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 2.3 Thuế suất thuế TTĐB Thuế suất thuế TTĐB không phân biệt giữa hàng nhập khẩu hay hàng sản xuất trong nước.  Mức thuế suất cao nhất là 70% áp dụng với hàng mã, vàng mã. Mức thấp nhất là 10% áp dụng với mặt hàng xăng các loại 3. Ưu đãi thuế Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được tính trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản thiệt hại sau khi được bồi thường 4. Khấu trừ, hoàn thuế TTĐB 4.1 Khấu trừ thuế: Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì khi xác định số thuế TTĐB phải nộp ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu. Điều kiện:  Có chứng từ hợp pháp.  Số thuế TTĐB được khấu trừ tối đa không quá số thuế TTĐB tương ứng với số nguyên liệu dùng sản xuất ra hàng hoá đã tiêu thụ. 4.1 Khấu trừ thuế Ví dụ: Tại 1 cơ sở sản xuất rượu thuốc có tình hình như sau:  Nhập khẩu 10.000 lít rượu nguyên liệu, thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu 250 trđ.  Xuất kho 8.000 lít rượu nguyên liệu để sản xuất 16.000 chai rượu thuốc.  Xuất bán 14.000 chai rượu thuốc với giá bán chưa có thuế GTGT 54.000 đ/chai. Yêu cầu: Xác định thuế TTĐB cơ sở sản xuất rượu phải nộp? Biết rằng, thuế suất thuế TTĐB của rượu đóng chai 45%.  Thuế TTĐB phải nộp là: [(14.000chai x 54.000đ/c)/(1 + 45%)]x45% - 250tr x (8.000/10.000)x(14.000/16.000) = 234.620.690đ – 175.000.000đ = 59.620.690đ 4.2 Hoàn thuế: Hàng tạm nhập khẩu, đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu.  Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu. Cơ sở sản xuất kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất... có số thuế nộp thừa. 4. Khấu trừ, hoàn thuế TTĐB 4/20/2011 6 4.2 Hoàn thuế Hoàn thuế trong các trường hợp:  Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.  Hoàn thuế theo Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.  Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phảI nộp theo qui định. 5.Đăng ký, kê khai và nộp thuế 5.1. Đăng ký nộp thuế Cơ sở sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB (kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc) phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh. 5.2 Kê khai thuế: Kê khai hàng tháng, chậm nhất ngày 10 tháng kế tiếp. Cơ sở sản xuất có số thuế phát sinh lớn phải kê khai theo định kỳ 5 hoặc 10 ngày. Cơ sở nhập khẩu hàng hoá phải kê khai nộp thuế theo từng lần nhập khẩu. Cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hoá và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau phải kê khai, nộp thuế theo từng mức thuế suất. Nếu không xác định được theo từng mức thuế suất, phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất. 5.Đăng ký, kê khai và nộp thuế 5.3 Nộp thuế: Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo thuế chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thuế theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam. 5.Đăng ký, kê khai và nộp thuế
Tài liệu liên quan