Thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế quan

Thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan (Tariff) là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Thuế quan là một công cụ bảo hộ lâu đời nhất trong thương mại nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế xuất-nhập khẩu được các chính quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Về mặt nguyên tắc, thuế xuất nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho người chuyên chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế xuất-nhập khẩu là khá nhỏ.

doc2 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan (Tariff) là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Thuế quan là một công cụ bảo hộ lâu đời nhất trong thương mại nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế xuất-nhập khẩu được các chính quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Về mặt nguyên tắc, thuế xuất nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho người chuyên chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế xuất-nhập khẩu là khá nhỏ. Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối. Liên minh hải quan của khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong khối. Sỡ dĩ như vậy là do thuế quan là biện pháp bảo hộ ít bọp méo thương mại nhất đồng thời là biện pháp mang tính minh bạch hơn cả, thuế quan được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể : + Thuế phần trăm (Ad-varolem Tariff): là thuế được thu theo một tỷ lệ nhất định quy định tại biểu thuế trên giá trị xuất-nhập khẩu ( ví dụ 20%). + Thuế cụ thể hay còn gọi là thuế đặc định (Specifie Tariff): là thuế được thu dưới một lượng tiền nhất định trên một đơn vị nhập khẩu (ví dụ: 1000đồng/1kg), loại thuế này có ưu điểm chống gian lận rất cao trong khai báo trị giá hàng để trốn thuế. Tuy nhiên, nó có thể ẩn chứa những hàng rào bảo hộ rất cao ( ví dụ : thuế nhập khẩu 1USD/1kg gạo sẽ tương đương mức thuế 500% với giá trị xuất khẩu trung bình 0.2USD/1kg. Đồng thời, thuế đặc định không thuận tiện cho việc đàm phán cắt giảm ( thường được thực hiện theo công thức cắt giảm chung trên mức thuế tỷ lệ. Do đó trong vòng Doha, các nước đang đàm phán việc chuyển toàn bộ các dòng thuế đặc định sang mức thuế tương đương theo giá trị. + Thuế thay thế (Substitute Tariff): là loại thuế cho phép có thể áp dụng loại thuế phần trăm, hoặc thuế cụ thể tùy theo loại thuế nào cao hơn ( ví dụ: 5% hoặc 1000đồng/1kg, tùy theo loại nào cao hơn trong từng trường hợp). + Thuế kết hợp ( Compound Tariff ): là loại thuế được quy định buộc người nhập khẩu phải trả hai loại thuế : thuế phần trăm và thuế cụ thể ( ví dụ: 5% và 1000đồng/1kg). Như vậy, trong các loại thuế quan nói trên thuế phần trăm là loại thuế mang tính rõ ràng hơn cả nên được WTO khuyến khích dùng hơn các loại thuế khác. Còn trong trường hợp phải áp dụng các loại khác, các nước cần đưa ra mức thuế phần trăm tương đương nhằm xác định được mức độ bảo hộ tương ứng. Theo quy định WTO, thuế quan phải được áp dụng trên nguyên tắc Tối Huệ Quốc (MFN) cho tất cả các thành viên, đối với Việt Nam hiện đang xem các nước trên thế giới là bạn nên thuế quan áp dụng cho các nước là thuế suất MFN và thuế suất ưu đãi đặc biệt, nên đã phù hợp với quy định của WTO. Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch: + Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. + Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. + Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. + Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. + Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Như trên đã nói, so với các công cụ bảo hộ khác, thuế có đặc điểm khá rõ ràng, ổn định, thuận tiện cho nhà nhập khẩu dự báo về thị trường. Bởi vậy, WTO quy định các biện pháp bảo hộ chỉ được áp dụng chủ yếu bằng công cụ thuế quan. Do đó, thuế quan là đối tượng đàm phán cắt giảm của tất cả các vòng đàm phán đã đang diển ra trong GATT/WTO. Các vòng đàm phán này đã dẫn đến việc cắt giảm mức thuế bình quân gia quyền sau vòng Uruguay còn 3.8% đối với các nước phát triển và 12.3% đối với các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các thỏa thuận bãi bỏ thuế quan ( Zero to Zero ) và thành lập các khu mậu dịch tự do đã làm giảm tác dụng bảo hộ của thuế. Các phê phán về tự do thương mại cho rằng thuế nhập khẩu là đặc biệt quan trọng cho các quốc gia đang phát triển như là một nguồn thu nhập chủ yếu. Các quốc gia đang phát triển thường chưa xây dựng được các thiết chế đủ mạnh để có thể đánh và thu đầy đủ các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế doanh thu hay thuế VAT. Trong so sánh với các dạng đánh thuế khác, thuế xuất-nhập khẩu thường là dễ thu hơn. Xu hướng dỡ bỏ thuế quan và xúc tiến tự do thương mại cũng bị cho là có ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia đang phát triển do các quốc gia này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thay thế thuế quan bằng các nguồn thu khác, khi so với các quốc gia đã phát triển. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ. Ở Việt Nam, luật thuế xuất-nhập khẩu được thông qua ngày 26/12/1991 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/1992 và được sử đổi bổ sung nhiều lần để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa. Các nguyên tắc chủ đạo trong việc xây dựng thuế xuất-nhập khẩu là - Bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng chiến lược. - Bảo vệ thích đáng các ngành sản xuất trong nước. - Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước - Điều tiết tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ hoặc có ảnh hưởng đến các khía cạnh xã hội văn hóa, an ninh quốc gia. Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất-nhập khẩu Việt Nam đã dở bỏ dần những rào cản đối với hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu. Hệ thống miễn thuế nhập khẩu hàng hóa cũng được chính phủ áp dụng, đặc biệt với hai loại hàng hóa chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất hoặc các hàng hóa lắp ráp sử dụng để xuất khẩu. Đặc biệt để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ Việt Nam còn thực hiện cơ chế hoàn thuế nhập khẩu cho các danh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên cơ chế hoàn hiện nay chỉ hoàn thuế nhập khẩu đầu vào cho những nhà xuất khẩu, còn các nhà sản xuất trung gian (xuất khẩu gián tiếp )trong nước cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất xuất hẩu trực tiếp thì lại không được hoàn thuế. Điều này không khuyến khích sản xuất chế biến đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất. Vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào trong nước, nên mở rộng cơ chế hoàn thuế để cả những khoản thuế mà các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gián tiếp cũng được hoàn và miễn thuế tiêu thụ trong nước. Như vậy, Trong hơn 16 năm qua kể từ khi gia nhập AFTA, Việt Nam đã tích cực trong việc cắt giảm thuế, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu của ta còn mang tính đối phó, ngắn hạn, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc xác định chủ trương và chiến lược kinh doanh lâu dài của đơn vị cũng như công tác quản lý thuế.