Thuyền thúng Việt Nam

Dọc bờ biển dài hơn 3.000 km của Việt Nam hiện vẫn dùng một phương tiện đánh bắt hải sản thô sơ gần bờ, nhất là vùng biển miền Trung. Đó là những chiếc thuyền thúng còn gọi là thúng chai.

pdf14 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyền thúng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyền thúng Việt Nam Dọc bờ biển dài hơn 3.000 km của Việt Nam hiện vẫn dùng một phương tiện đánh bắt hải sản thô sơ gần bờ, nhất là vùng biển miền Trung. Đó là những chiếc thuyền thúng còn gọi là thúng chai. Chiếc thúng chai có từ lâu đời, mỗi chiếc thuyền chỉ một đến hai người sử dụng. Nghề đan thúng chai là một nghề khó, người đan thúng cần có đôi bàn tay khéo léo, khỏe mạnh, phải có kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện để làm công đoạn vót vành lận thúng. Ngư dân làm thúng chai. Một cách sáng tạo đưa thúng chai ra khơi. Những thúng chai ra khơi. Ngư dân gánh thúng chai lên bờ sau khi đi biển. Làng chài ven biển Bình Thuận. Thuyền thúng theo thuyền lớn ra khơi câu mực. Thuyền thúng vượt sóng ra khơi. Sau khi đánh cá ven biển, ngư dân đưa thúng chai lên bờ và thu hoạch cá để đem ra chợ bán. Những chiếc thúng chai trở thành những vật trang điểm cho cô dâu chú rể, trẻ em vui đùa, giải trí ở những làng chài. Đua thuyền thúng trong lễ hội cầu ngư ở Phan Thiết. Tre mua về được cắt khúc theo kích thước đã tính sẵn, chuốt hết tinh màu xanh của tre để sau này trét dầu rái cho tre thấm, sau đó, chẻ thành nan. Nan tre đem phơi nắng cho khô nhưng phải phơi qua 2 lớp sương cho tre thẳng ra mới đan được. Khi phơi nan tre, điều tối kỵ là không được để thấm nước mưa vì nước mưa sẽ làm nan tre bị gãy. Mùa mưa, phải chuẩn bị tre thật nhiều trong nhà để chẻ nan dựng đứng hong khô. Trước nhà thợ đan thúng chai nào cũng có những cọc tre ngắn đóng xuống đất làm khuôn đan thúng. Ngư dân sử dụng thúng chai nhiều nhất có lẽ từ Đà Nẵng đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Mỗi nơi sử dụng một cách. Nghề câu mực ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) sử dụng những chiếc thúng chai đưa ra tận khơi xa. Thông thường một chiếc tàu đánh cá chở kèm theo từ 8 đến 10 chiếc thúng chai. Vào mùa vụ cứ khoảng 17h, các tàu ra khơi và bắt đầu thả các thúng (chỉ một người một thúng) thành một hàng ngang trên biển và mỗi thúng cách nhau khoảng 5 mét. Các thúng phải cố định vị trí để tránh tình trạng tranh giành khi câu mực. Còn tại các vùng biển tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, huyện Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu), ngư dân không những sử dụng những chiếc thúng chai câu mực ngoài khơi xa như Quảng Ngãi, mà còn được dùng rất đa dạng như lặn sò, câu bờ, kéo lưới rùng. Một chức năng khác vô cùng quan trọng của những chiếc thúng chai là trở thành một phương tiện chuyên chở những “cửa hàng di động” lênh đênh trên những bến thuyền cung cấp nhu yếu phẩm cho ngư dân trước khi đi chuyến khơi xa hoặc thu mua cá khi tàu đánh cá về. Thúng chai còn là một phương tiện đua tranh trong các cuộc thi, lễ hội cầu ngư trong các làng chài hàng năm