Thuyết minh quy hoạch tổng mặt bằng khu dân cư – thương mại Tân Long huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang - tỷ lệ 1/500

1. Tên chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH ĐT-XD- TM-XNK NHƯ MINH. 2. Địa chỉ: 29/1 – Đường Yên Thế, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh 3. Ngành nghề kinh doanh: mua bán, nuôi trồng thủy sản. Mua bán nông lâm sản. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Chăn nuôi gia súc, giam cầm. Xây dựng đất dân dụng, cầu đường, công nghiệp, thủy lợi. Kinh doanh nhà, dịch vụ nhà đất, san lấp mặt bằng. Mua bán máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, xe cơ giới, gắn máy, ôtô, kim khí điện máy, điện lạnh, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, lương thực, thực phẩm, vải sợi. Môi giới thương mại.

doc24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh quy hoạch tổng mặt bằng khu dân cư – thương mại Tân Long huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang - tỷ lệ 1/500, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG KHU DÂN CƯ – THƯƠNG MẠI TÂN LONG HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG - TỶ LỆ 1/500. PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH I. Giới thiệu chủ đầu tư: 1. Tên chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH ĐT-XD- TM-XNK NHƯ MINH. 2. Địa chỉ: 29/1 – Đường Yên Thế, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh 3. Ngành nghề kinh doanh: mua bán, nuôi trồng thủy sản. Mua bán nông lâm sản. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Chăn nuôi gia súc, giam cầm. Xây dựng đất dân dụng, cầu đường, công nghiệp, thủy lợi. Kinh doanh nhà, dịch vụ nhà đất, san lấp mặt bằng. Mua bán máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, xe cơ giới, gắn máy, ôtô, kim khí điện máy, điện lạnh, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, lương thực, thực phẩm, vải sợi. Môi giới thương mại. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô, đường thủy. Sản xuất, mua bán, gia công hàng may mặc. Mua bán phế liệu công nghiệp. Khai thác khoáng sản: đất, cát, đá, sỏi. Chế biến lâm sản, thực phẩm. Xử lý nước, môi trường, chất thải công nghiệp. Tái chế chất thải công nghiệp. Mua bán máy móc, thiết bị, nguyên liệu ngành xử lý chất thải. Sản xuất, mua bán phân hữu cơ vi sinh. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm soát các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Lắp đặt hệ thống điện. Xây dựng công trình công ích, công trình viễn thông. Kinh doanh quán ăn, nhà khách, nhà nghỉ. Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe. Hoạt động các câu lạc bộ thể thao, công viên vui chơi. Bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm, đồ chơi, cặp, túi, ví da, nước hoa, mỹ phẩm, vật phẩm vệ sinh, đồng hồ, kính mát, hàng lưu niệm, máy ảnh, phim ảnh, tranh nghệ thuật. 4. Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0303285675 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. 5. Vốn điều lệ: 20.000.000.000VNĐ ( Hai mươi tỷ Việt Nam đồng ). 6. Người đại diện theo pháp luật. - Ông: Nguyễn Thanh Trường - Sinh năm: 1970 ; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam. - Chứng minh nhân dân số: 350929312 - Do công an tỉnh An Giang cấp ngày: 03/09/2003. - Địa chỉ thường trú: ấp Long Hòa 2, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Chức vụ: Giám đốc. 7. Tên dự án: Khu dân cư – Thương mại Tân Long. 8. Địa điểm thực hiện dự án : xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 9. Quy mô dự án. - Loại hình dự án: Đầu tư mới ( xây dựng cơ sở hạ tầng, phân lô bán nền0 - Sản phẩm dự án: Khu chợ, các dịch vụ thương mại, Y tế, giáo dục, nền nhà ở. - Tổng diện tích đất qui hoạch: 9,7 ha II . Lý do lập quy hoạch: 1. Sự cần thiết qui hoạch. 1- Đặc điểm về tình hình chung. 1.1.Diện tích chung. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL. Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu với diện tích 1.608km2 và địa hình khá bằng phẳng. Trước đây Hậu Giang bao gồm 3 đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang hiện nay. Cuối năm 1991 Hậu Giang được chia làm 2 tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1-1-2004 tỉnh Cần thơ được chia thành TP Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 71 xã, phường, thị trấn: Thành phố Vị Thanh tỉnh lỵ, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy. Hậu Giang có 5.003,58 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng 2510,44 ha ( rừng đặc dụng là 1.355,05ha và rừng sản xuất la 1.155,39 ha). Ngành nông nghiệp Hậu Giang chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả. 1.2. Dân số: Dân số toàn tỉnh là 810.000 người, dân số huyện Phụng Hiệp là 205.460 người, mật độ 497 người/km2. Mức tăng từ 1,07-1,11%/năm. Sự gia tăng dân số chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là 132,406 người chiếm 17% dân số. Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%, dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp chiếm 58,6%. 1.3. Đặc thù: Hậu Giang là tỉnh có đất đai màu mỡ, phì nhiêu, địa chất phù hợp, khí hậu ôn hòa, có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và chế biến hàng nông, lâm sản xuất khẩu. 1.4. Giao thông: Giao thông thuỷ, bộ đều thuận lợi nhờ địa hình tỉnh nằm trên trục quốc lộ 1A và quốc lộ 61, đây là 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia cùng với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Xà No. Những nhân tố thiên thời, địa lợi đó đã và đang được chính quyền và nhân dân địa phương khai thác để phát triển kinh tế, nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hoá tỉnh nhà. 1.5. Địa bàn hành chánh: Tỉnh Hậu Giang có 7 đơn vị hành chánh gồm 5 huyện, 01 thành phố,1 thị xã với 75 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản cả nước. Trong những năm qua vận dụng đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân tỉnh Hậu Giang với tinh thần vượt khó,năng động và sáng tạo để vươn lên, kinh tế Hậu Giang có bước phát triển khá đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến lâm, thủy sản. Đây là lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới. Mục tiêu phát triển của Hậu Giang năm 2010 là : Tiếp tục thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vu, hội nhập kinh tế với vùng và khu vực biến tiềm năng thành lợi thế thu hút đầu tư , phát triển công nghệ hiện đại, sản xuất ra hàng hoá có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Từng bước nâng cao vai trò vị trí của tỉnh trong công cuộc phát triển kinh tế của toàn vùng. Song song với việc tăng trưởng kinh tế, tỉnh còn chú trọng chăm lo đến đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế bền vững nhưng vẫn giữ gìn môi trường sống trong lành đó là mục tiêu mà các địa phương quan tâm thực hiện. Từ những lý do nêu trên, dự án khu dân cư – thương mại Tân Long được hình thành như một sự góp sức nhỏ trước công cuộc phát triển của tỉnh nhà. Qua khảo sát tình hình nhà ở trên địa bàn tỉnh, Công ty chúng tôi nhận thấy nhu cầu về nhà ở tại đây là rất lớn. Các hoạt động thuộc về bất động sản trên địa bàn tỉnh chỉ mang tính đối phó và không chuyên nghiệp. Giá thành của sản phẩm không hợp lý và thường giao động vì nhà đầu tư đã không chuẩn bị sẵn cho mình một quĩ đất hợp lý cũng như vốn đầu tư thực tế vào các công trình khu dân cư. Do vậy, cán cân cung và cầu cho vấn đề nầy nảy sinh điều không hợp lý (nhà ơ ûcứ tiếp tục xây, người chưa có nhà ở vẫn cứ tiếp tục tăng) Với mục tiêu trở thành công ty bất động sản chuyên nghiệp, Công ty TNHH ĐT-SX-XD-TM-XNK Như Minh quyết tâm thực hiện tốt công việc kinh doanh của đơn vị trên tinh thần đã được định hướng chung và phát triển chung của tỉnh Hậu Giang. 2. Mục tiêu qui hoạch: - Để góp phần đáp ứng về cơ sở hạ tầng phục vụ cho các mục tiêu phát triển nêu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, mục tiêu của dự án là đầu tư XD hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu dân cư với nhiều tiện ích: Đường giao thông nội bộ hoà vào hệ thống giao thông đô thị, cấp điện, cấp thoát nước, vỉa hè, cây xanh và XD nhà theo mẫu thiết kế đảm bảo mỹ quan đô thị. - Hình thành các công trình dịch vụ, nhà trẻ đúng chức năng- phát triển nhà, tạo thêm chỗ ở đảm bảo vệ sinh môi trường đáp ứng yêu cầu đời sống của nhân dân. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ mua bán, sinh hoạt văn hoá của dân cư trong khu vực và lân cận, tạo việc làm và góp phần phát triển KT-XH, tạo cảnh quan, môi trường, đô thị hiện đại cho trung tâm thành phố. - Tạo ra mô hình đầu tư kiểu mẫu để rút kinh nghiệm và phát triển đầu tư một cách hiệu quả các khu dân cư văn hoá khác trong khu vực. 3. Nhiệm vụ qui hoạch: - Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho khu dân cư. - Kiến trúc phù hợp với qui hoạch chung của thành phố. - Chất lưọng nhà ở đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. - Tính toán hợp lý các chỉ tiêu kinh tế để việc kinh doanh đạt hiệu quả - Nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng khu đất, bố trí các công trình dịch vụ- thương mại . . . triển khai lập dự án theo quy hoạch theo từng giai đoạn phân kỳ đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho Chủ Đầu Tư. II. CƠ SỞ THIẾT KẾ QUY HOẠCH: Các cơ sở pháp lý: - Luật Xây dựng; - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; - Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005, của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; - Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008, của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch; - Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008, của Bộ xây dựng về việc ban hành Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy họach xây dựng; - Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng; - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - QCXDVN 01:2008/BXD- ban hành kèm Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, ngày 03-04-2008, của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng”. Các nguồn tài liệu số liệu: - Niên giám thống kê, các tài liệu số liệu điều tra về kinh tế xã hội, các tài liệu số liệu địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, chế độ thủy văn,... và các tài liệu, số liệu liên quan khác. - Các thông số, số liệu, tài liệu chuyên ngành do chủ đầu tư cung cấp. Các cơ sở bản đồ: - Bản đồ hiện trạng, bản đồ đo đạc địa hình. - Quy hoạch chung xây dựng tỉnh Hậu Giang (tham khảo). PHẦN II ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT LẬP QUY HOẠCH VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 1. Vị trí : Khu quy hoạch: Khu dân cư - Thương Mại Tân Long, có diện tích 9,7 ha, có vị trí nằm giáp ba nhánh: Kinh Cầu Trắng, kinh Mương Lộ và Kinh Thủy Lợi, đối với đường bộ tiếp giáp với quốc lộ 1A. -Phía Bắc giáp Kinh Thủy Lợi. -Phía Tây giáp đất của dân hiện hữu. -Phía Đông Bắc giáp kinh Cầu Trắng. -Phía Nam giáp Quốc lộ 1A. 2. Địa hình, địa mạo chung vùng qui hoạch: Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của Đồng bằng sông Cửu Long . Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3 vùng như sau: - Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ. - Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ. - Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng ( lúa, mía, khóm … ). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ … 3. Chế độ thuỷ văn chung vùng qui hoạch: Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Cần Thơ các số liệu quan trắc trung bình của khu vực huyện Phụng Hiệp qua các năm như sau: - Nhiệt độ không khí: trong các năm không khí có nhiệt độ khá cao, trung bình là 26,650c. Nóng nhất vào tháng 4, nhiệt độ cao nhất trung bình là 32,940c. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 21,990c, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37,60c và thấp nhất tuyệt đối là 17,60c. - Độ bốc hơi (mm): lượng nước bốc hơi bình quân trong năm là 1.148mm. - Độ ẩm không khí (%): độ ẩm tương đối trung bình là 81%, tương đối cao nhất trong năm là 96% và tương đối thấp nhất trong năm là 60%. - Lượng mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10, tháng 11 đến tháng 4 là mùa nắng, lượng mưa trung bình trong năm là 234 ngày. - Nắng: số giờ chiếu nắng trung bình trong ngày là 7,1 giờ, lớn nhất trong ngày là 11,8 giờ, số giờ chiếu nắng trong năm là 1.900 đến 2.000 giờ. - Gió: chịu ảnh hưởng tác động của chế độ gió mùa, hướng gió chủ đạo Đông – Đông Nam vào mùa nắng, Tây – Nam vào mùa mưa, phổ biến là gió Đông – Nam và Tây – Nam. Đặc biệt giông bão ít xuất hiện khu vực này. Từ điều kiện thời tiết khí hậu đã phân tích, giải pháp thiết kế và quá trình thi công cần: + Trong thiết kế: Chọn hướng gió cho công trình kiến trúc, các công trình phúc lợi, các công trình khác mang tính chất thông thoáng tự nhiên. + Biện pháp thi công: Nên có biện pháp che chắn thích hợp, bảo vệ kết cấu công trình tĩnh với các tác động của nhiệt độ, mưa, gió, ẩm độ. Lập kế hoạch thi công nên chọn mùa có thời tiết thích hợp, tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho công trình. Do điều kiện thời tiết khí hậu như đã phân tích ở trên nên trong các giải pháp thiết kế thi công phải chú ý đến yếu tố thời tiết, phải đảm bảo các phương án thiết kế cho phù hợp trên cơ sở các nguyên tắc sau: Trong thiết kế: chọn hướng gió cho công trình nhằm giải quyết vấn đề thông thoáng tự nhiên. Biện pháp thi công: có biện pháp che chắn thích hợp với ảnh hưởng mưa nắng, bảo vệ các kết cấu công trình tĩnh với các tác động của: nhiệt độ, mưa gió, ẩm độ. 4. Khí hậu: a. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm, vào mùa mưa nhiệt độ thường cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng là không lớn. - Nhiệt độ trung bình: 26,550c. - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 17,600c. - Trung bình thấp nhất: 21,990c. - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 37,600c. - Trung bình cao nhất: 32,940c. BẢNG 1: NHIỆT ĐỘ QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM b. Ẩm độ không khí: Ẩm độ không khí trung bình năm cao 86,6%, sự chênh lệch ẩm độ các tháng trong năm không lớn, các tháng có ẩm độ cao từ tháng sáu đến tháng mười. Các tháng có ẩm độ thấp từ tháng hai đến tháng ba. BẢNG 2: ẨM ĐỘ QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM 5. Địa chất công trình Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, cho nên lịch sử địa chất của tỉnh cũng mang tính chất chung của lịch sử địa chất Đồng bằng sông Cửu Long. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy Hậu Giang nằm trong vùng trũng Đồng bằng sông Cửu Long , chung quanh là các khối nâng Hòn Khoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai cấu trúc rõ rệt: a. Tầng cấu trúc dưới gồm: Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá tinh khiết khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa ( sa thạch – diệp thạch – đá vôi … ) và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng thuộc cấu trúc nâng tương đối từ hữu ngạn sông Hậu đến vịnh Thái Lan, bề mặt mỏng hơi dốc về phía biển. b. Tầng cấu trúc bên trên: Cùng với sự thay đổi cấu trúc địa chất, sự lún chìm từ từ của vùng trũng nam bộ tạo điều kiện hình thành các hệ trầm tích với cấu tạo chủ yếu thành phần khô hạt 65 – 75% cát, hơn 5% sạn, sỏi tròn cạnh và phần còn lại là đất sét ít dẻo, thường có màu xám, vàng nhạt của môi trường lục địa. Đầu thế kỷ đệ tứ, phần phía Nam nước ta bị chìm xuống, do đó phù sa sông Mêkong trải rộng trên vùng thấp này. Một phần phù sa tiến dần ra biển, một phần phù sa trải rộng ra trên đồng lụt này giúp nâng cao mặt đất của tỉnh, chúng nằm ở độ sâu từ 0 – 5 mét. Lớp phù sa mới có bề dày tăng dần theo chiều Bắc – Nam từ đất liền ra biển. Qua phân tích cho thấy phù sa mới chứa khoảng 46% cát. Nhưng phần lớn cát này không làm thành lớp và bị sét, thịt ngăn chặn. Tóm lại, các loại đất thuộc trầm tích trong tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một tầng đất yếu phủ ngay trên bề mặt dày từ 20 – 30m tùy nơi, phần lớn chứa chất hữu cơ có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp. II/ HIỆN TRẠNG 1. Hiện trạng sử dụng đất đai Dự án khu dân cư thương mại Tân Long tọa lạc tại xã Tân Long huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích quy hoạch: 9,7 ha, gồm các tứ cận như sau -Phía Bắc giáp Kinh Thủy Lợi. -Phía Tây giáp đất của dân hiện hữu. -Phía Đông Bắc giáp kinh Cầu Trắng. -Phía Nam giáp Quốc lộ 1A. 2. Hiện trạng XD và dân cư: Dự án khu dân cư – Thương mại Tân Long được quy hoạch trên vùng đất canh tác nông nghiệp của người dân địa phương, cách khu dân cư và chợ Cầu Trắng 200 m, cách UBND xã Tân Long 100 m. Khu vực có một trường THCS, một trường Tiểu học, một trường Mẫu giáo – Mầm non. Hầu hết cư dân địa phương sinh sống bằng nông nghiệp và tiểu thương. 3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: 3.1. Hiện trạng giao thông: a. Về đường bộ: giao thông chính của khu là quốc lộ 1A b. Về giao thông thuỷ: kinh Cầu Trắng, kinh Mương Lộ và kinh Thủy Lợi. 3.2. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường a. Hiện trạng thoát nước: Trong khu vực Dự án chưa có hệ thống cống thoát nước. - Nước thoát bao gồm nước mưa và nước sinh hoạt, tất cả đều cho chảy tự nhiên ra kênh rạch. b. Hiện trạng vệ sinh môi trường: Theo kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trung Tâm Công nghệ môi trường thuộc Hội Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện cho thấy, về số lượng, chủng loại các nguồn thải tại Hậu Giang khá lớn và đa dạng. Trong đó, chất thải rắn công nghiệp gần 160 tấn/ngày đêm; chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở mức 96 tấn /ngày đêm … Đặc biệt các nguồn chất thải, nước thải có tính độc hại cao nhưng chưa được xử lý căn cơ, như nước thải từ các bệnh viện và trung tâm y tế ở mức 424 m3/ngày; nước thải từ các cơ sở chăn nuôi giết mổ gia súc gia cầm ở mức 315 m3/ngày, nước thải từ nước rỉ rác gần 200 m3/ngày … Chưa kể lượng nước thải và rác thải sinh hoạt ở các đô thị, cụm dân cư ngày càng trở nên bức xúc, do chưa được xử lý triệt để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn sức khỏe cho người dân. Dự báo các nguồn thải sẽ tiếp tục tăng nhanh, tùy vào từng nhóm chất thải, như chất thải rắn tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chất thải rắn các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chất thải chăn nuôi giết mổ gia súc, gia cầm, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, chất thải rắn cơ sở kinh doanh dịch vụ, chất thải rắn bệnh viện, chất thải lỏng … Khu vực thực hiện Dự án cũng nằm trong tình trạng chung của tỉnh, vẫn còn tình trạng nhà vệ sinh tạm, nước sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn, bến sông, rạch thường là nơi tập trung rác theo thói quen của người nông thôn cho nên, tình trạng vệ sinh – môi trường là vấn đề luôn cần được quan tâm. 3.3. Cấp điện: Hiện nay, lưới điện 110kv đã đóng điện và đưa vào vận hành 2 trạm 110kv Vị Thanh (40MVA); trạm 110kv Long Mỹ và nhánh rẽ (40MVA); trạm 110kv Châu Thành (40MVA) và đường dây 110 kv Cần Thơ – Châu Thành (15km), đảm bảo nguồn điện phục vụ sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đầu tư hệ thống lưới điện phân phối chủ yếu các công trình cải tạo, nâng cấp và phát triển mới điện lưới nông thôn. Tỉnh Hậu Giang đang phát triển thực hiện Dự án lưới điện phân phối nông thôn (RD). Như vậy, tính đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng trên địa bàn tỉnh đạt 96,7%, trong đó tỷ lệ dân sử dụng điện khu vực nông thôn đạt 93,2%. Hiện thời vùng dự án có điện lưới quốc gia đi ngang, nên khi dự án đi vào hoạt động vấn đề điện để cung cấp cho người dân vùng dự án là điều không lo lắng. PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG I. Thuận lợi: Vị trí nằm trên tuyến đường bộ quốc lộ 1A. Kinh Cầu Trắng đi ngang khu qui hoạch. Kinh cầu Trắng là đường giao thông thủy nối liền bán đảo Cà Mau – Cần Thơ và các tỉnh thành trong khu vực. Là đầu mối giao thương thuận tiện và ổn định của các vùng lân cận. Khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ tương đối cao. Được sự hổ trợ tích cực của lãnh đạo địa phương. Sự đồng tình của người dân vùng qui hoạch. II. Khó khăn: Khu đất chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật nên khi triển khai dự án sẽ tốn rất nhiều kinh phí. III. Những vấn đề cần giải quyết: Về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị: đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, tầm nhìn tại vị trí quy hoạch. Quy hoạch tổng mặt bằng, phân chia khu vực chức năng hợp lý, nhằm từng bước phân kỳ đầu tư xây dựng. Đề xuất các giải pháp kiến trúc, tổ chức không gian cảnh quan, môi trường cho khu đất quy hoạch. Tổ chức giao thông tiếp cận thuận lợi, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông trong khu vực quy hoạch, đảm bảo khả năng kết nối với những qui hoạch về sau. PHẦN IV CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN I. CƠ CẤU QUY HOẠCH SỬ DỤNG: Chỉ tiêu đất khu dân dụng theo quy