Tóm tắt. Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường trung học phổ thông là một vấn đề có
ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng đối với hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Việc tích hợp GDHN vào một số môn học trong đó có Giáo dục công dân là một việc
làm hết sức cần thiết. Đây là môn học có nhiều nội dung, nhiều địa chỉ để tích hợp GDHN.
Tích hợp GDHN trong dạy học môn GDCD là sự kết hợp một cách tự giác và có hệ thống
kiến thức GDCD và kiến thức GDHN một cách hợp lí theo các mức độ và đảm bảo các
nguyên tắc để sự tích hợp mang tính khoa học và hiệu quả.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0043
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 191-198
This paper is available online at
TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Phạm Việt Thắng, Hoàng Thị Thinh
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường trung học phổ thông là một vấn đề có
ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng đối với hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Việc tích hợp GDHN vào một số môn học trong đó có Giáo dục công dân là một việc
làm hết sức cần thiết. Đây là môn học có nhiều nội dung, nhiều địa chỉ để tích hợp GDHN.
Tích hợp GDHN trong dạy học môn GDCD là sự kết hợp một cách tự giác và có hệ thống
kiến thức GDCD và kiến thức GDHN một cách hợp lí theo các mức độ và đảm bảo các
nguyên tắc để sự tích hợp mang tính khoa học và hiệu quả.
Từ khóa: Tích hợp, Giáo dục hướng nghiệp, Giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông, Giáo dục công dân.
1. Mở đầu
Trên thế giới, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh phổ thông luôn là một vấn đề
được quan tâm nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu không chỉ đề cập đến hoạt động GDHN
với vị trí như một hoạt động giáo dục độc lập mà còn đề cập đến vấn đề tích hợp nội dung GDHN
trong các môn học nhằm tăng cường giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS). Tùy
theo cách tiếp cận và quan niệm mà nội dung GDHN ở các nước được đưa vào trong chương trình
giáo dục ở nhà trường với các mức độ khác nhau như: GDHN là một môn riêng biệt; GDHN được
tích hợp trong một số môn học chính; GDHN được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học
trong chương trình.
Ở Việt Nam, việc GDHN được tổ chức khá đang dạng. Theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, ngoài 13 môn văn hóa,
GDHN là một hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình. Bên cạnh đó, các trường phổ thông
tùy theo điều kiện và nhu cầu người học phối hợp với các cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
trên địa bàn để thực hiện hoạt động GDHN trong chương trình giáo dục phổ thông (theo hướng
dẫn số 3119/BGDĐT-GDCN về việc hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào
tạo kĩ năng nghề nghiệp cho HS phổ thông).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề GDHN và GDHN trong nhà trường. Ở nước
ngoài, có thể kể tên một số công trình như: Education and Vocation Guidance and Counseling của
Ramesh Chatuverdi [1]; Career Guidance and Counseling in Primary and Secondary Educational
Settings của Norman C. Gysbers [2]; Mark D. Stauffer với Career counseling, Printed in the United
States of America (International Standard Book) [3]. . . Ở Việt Nam, có thể kể một số công trình
Ngày nhận bài: 15/2/2017. Ngày nhận đăng: 25/4/2017.
Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com
191
Phạm Việt Thắng, Hoàng Thị Thinh
nghiên cứu tiêu biểu như: Định hướng nghề cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện
nay [4] và Thực trạng nhận thức của giáo viên và HS về GDHN ở trường trung học phổ thông [5]
của tác giả Trương Thị Hoa; Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở
trường trung học phổ thông của tác giả Trịnh Văn Cường [6]. Trong các công trình này, các tác giả
đã phân tích những vấn đề cơ bản về GDHN, thực trạng của GDHN ở trường THPT hiện nay, khả
năng tích hợp và phương pháp tích hợp GDHN trong một số môn học. Các tác giả Phạm Tất Dong,
Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất, Lưu Đình Mạc, Phạm Huy Thụ lại đi sâu nghiên cứu “Thực trạng
và giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông” [7]...
Trong nhà trường THPT, Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có thể tích hợp nhiều nội
dung GDHN xuyên suốt từ lớp 10 đến lớp 12 nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, trong đó có
nguyên nhân từ phía giáo viên do còn hạn chế về kiến thức GDHN, thiếu những thông tin cập nhật
về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp... Ngoài ra, ở nhiều nhà trường cơ sở vật chất để dạy học theo
phương pháp tích cực – hiện đại còn hạn chế. Bởi vậy, hiệu quả của tích hợp nội dung GDHN trong
môn GDCD còn rất khiêm tốn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp
trong môn GDCD ở trường THPT là một vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đối với hoạt động
định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học phổ thông
2.1.1. Quan niệm về Giáo dục hướng nghiệp
GDHN là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi HS có sự hiểu biết về tính chất của
ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường lao động, tháo gỡ vướng mắc và rèn luyện
bản thân để xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
Ở Australia, các nhà nghiên cứu quan niệm: Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là
công việc của tập thể sư phạm nhằm giáo dục HS lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Nghĩa là trong
sự lựa chọn đó có sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề nghiệp của cá nhân với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội và có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề [trích theo 8; 21].
Các nhà giáo dục học Việt Nam quan niệm: GDHN là một hoạt động của tập thể sư phạm,
của các cán bộ thuộc các cơ quan khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp HS chọn nghề đúng
đắn phù hợp với năng lực, thể lực và tâm lí của cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội. Hướng nghiệp
là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục – học tập trong nhà trường [9; 121].
Tác giả Nguyễn Minh Đường định nghĩa: “GDHN là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ
sở tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác nhằm giúp HS, sinh
viên định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn để có thể lựa chọn nghề cho phù hợp với nhu
cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp năng lực, sở trường và điều kiện tâm
sinh lí cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để có thể phát triển đến đỉnh cao trong
nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp hơn cho
bản thân” [trích theo 10; 51]
Như vậy, dù ở góc độ tiếp cận khác nhau nhưng các quan niệm trên cũng đã nhấn mạnh đến
những vấn đề sau đây :
- Thứ nhất: GDHN là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà
trường đóng vai trò chủ đạo nhằm định hướng và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành
nghề vừa phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Thứ hai: GDHN là hoạt động mang tính tổng hòa bao gồm một hệ thống các biện pháp tác
động mang tính tổng hợp (tâm lí học, sinh lí học, xã hội học. . . ) của cá nhân giáo viên, của tập thể
192
Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học...
sư phạm và của chính HS, giúp HS lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội...
và kết quả cuối cùng là HS ra quyết định.
Như vậy, có thể khái quát: GDHN là tổng hòa các hoạt động mang tính định hướng của gia
đình, nhà trường và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp thông tin,
trang bị kĩ năng nhằm giúp HS lựa chọn nghề vừa phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của
bản thân, vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
2.1.2. Nội dung của hoạt động GDHN trong nhà trường THPT
Trong nhà trường THPT, hoạt động GDHN có vị trí vô cùng quan trọng, nội dung cơ bản
của GDHN bao gồm:
Một là, GDHN cung cấp cho HS sự hiểu biết về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, đặc
biệt với những nghề phổ biến và quan trọng của nền kinh tế, đồng thời giúp HS quen biết với
những nghề chính của địa phương và những nghề có tính chất truyền thống. Bên cạnh hệ thống
nghề nghiệp, trong các giờ hướng nghiệp cũng phải cho HS hiểu biết về hệ thống các trường nghề
(trường dạy nghề, các trường trung học và đại học chuyên nghiệp).
Hai là, nội dung công tác hướng nghiệp là giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn đối
với nghề nghiệp, thông qua các giờ hướng nghiệp, giờ học tập các bộ môn văn hoá cơ bản giúp HS
có thái độ đúng đắn với lao động và người lao động, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội,
đánh giá đúng những khó khăn và thuận lợi của đất nước của địa phương nhằm tạo cho mình tâm
lí sẵn sàng đi vào mọi nghề. Ngoài ra hướng nghiệp còn bao gồm cả việc giới thiệu những yêu cầu
mà nghề nghiệp đòi hỏi cần có ở con người: như về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, tâm sinh lí và điều
kiện sức khoẻ. Đó là những thực tế đặt ra trước HS, giúp các em có cơ sở khoa học, lường thấy
hiện thực trong nghề của mình sẽ lựa chọn, xem xét sự phù hợp hay không phù hợp với mình.
Ba là, nội dung công tác hướng nghiệp góp phần khơi dậy chí hướng và hứng thú nghề
nghiệp cho HS vì đây được coi như “một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của
con người”
Bốn là, nội dung công tác hướng nghiệp tiến hành trong các bộ môn khoa học cơ bản sẽ tạo
cho HS có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, thấy rõ
tiềm năng và triển vọng của địa phương, của đất nước đối với sự phát triển kinh tế và tương lai của
một số ngành nghề. Đồng thời hướng dẫn HS đi vào những nghề, những nơi đang cần nhiều lao
động trẻ tuổi.
2.1.3. Sự cần thiết phải tích hợp GDHN trong dạy học môn GDCD ở trường THPT
Hiện nay, GDHN ở trường THPT được thực hiện thông qua 5 con đường: thông qua dạy
học các môn khoa học cơ bản; thông qua việc tổ chức hoạt động GDHN chính khóa; thông qua
hoạt động ngoại khóa; thông qua hoạt động dạy và học môn công nghệ; thông qua các buổi sinh
hoạt hướng nghiệp. Như vậy, việc tích hợp GDHN trong dạy học môn GDCD là thực hiện theo con
đường thứ nhất. Việc tích hợp này xuất phát từ những lí do chủ yếu sau:
Một là, xuất phát từ yêu cầu GDHN ở trường phổ thông nói chung
GDHN là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông. Văn kiện Đại hội Đảng
XII đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu
quả. Từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập
suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. Điều
193
Phạm Việt Thắng, Hoàng Thị Thinh
28 Luật giáo dục (2005) có quy định rõ mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là “. . . có trình độ
học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học
THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [11; 15].
Hai là, xuất phát từ tính hợp lí của việc tích hợp nội dung GDHN trong dạy học môn GDCD
ở trường THPT
GDCD là môn học có rất nhiều khả năng tích hợp GDHN một cách hiệu quả. Qua đó, HS
hiểu biết thực tế về cuộc sống, hiểu biết các hoạt động sản xuất của quê hương đất nước, góp phần
vào việc định hướng nghề, chuẩn bị tâm lí và tư thế sẵn sàng tham gia vào cuộc sống lao động sản
xuất. Căn cứ vào mục đích, nội dung của môn học GDCD ở trường THPT thì phương thức đưa
kiến thức GDHN vào môn học thuận lợi nhất là tích hợp như nhiều quốc gia đã làm.
Tích hợp GDHN trong dạy học môn GDCD là sự kết hợp một cách có hệ thống kiến thức
GDCD và kiến thức GDHN làm một, cho chúng hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.
Như vậy, tích hợp nội dung GDHN trong môn GDCD không phải là ghép thêm chương trình môn
học một chủ đề nghiên cứu mà “nó là một đường hướng hội nhập vào trong chương trình đó”.
Nội dung GDCD đề cập rất hạn chế những khái niệm, kiến thức cơ bản về hướng nghiệp.
Do vậy, GV cần phải vận dụng những kiến thức, những thông tin hướng nghiệp cần thiết để đưa
vào bài giảng một cách thích hợp.
Ba là, xuất phát từ thực trạng GDHN ở trường THPT
HS THPT đã nhận thức được mục đích và tầm quan trọng của GDHN. Tuy nhiên lại ít có
nhu cầu hoặc chưa được thoả mãn nhu cầu được định hướng nghề nghiệp trong các hoạt động
hướng nghiệp của nhà trường. Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, HS lớp 12 có xu hướng
chọn nghề từ khá sớm, đặc biệt là ở giai đoạn đầu bậc THPT. Các em có tính chủ động và độc lập
hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Do nhận thức về nghề nghiệp, việc làm còn đơn giản, phiến diện hơn nữa do ảnh hưởng của
kinh tế thị trường cho nên HS lớp 12 hiện nay chủ yếu đặt mục tiêu vào việc thi đại học, cao đẳng,
không muốn đi học Trung học chuyên nghiệp hay học nghề, một phần có xu hướng kinh doanh,
buôn bán. Một số HS lựa chọn những ngành mà các em cho rằng có thu nhập và lợi nhuận cao như
kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, . . .
Gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến chọn nghề nghiệp của HS, nhiều gia đình còn ép buộc
hay đặt quá nhiều kì vọng mà không để ý tới sở thích và khả năng của các em. Nhiều em đứng
trước băn khoăn, không xác định được ngành nghề phù hợp do gia đình và hướng nghiệp chưa tốt.
Mặc dù HS có sự định hướng của gia đình và hướng nghiệp của nhà trường nhưng chủ yếu
còn dựa vào cảm tính, hứng thú, sở thích cá nhân vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc sống xã hội hiện
đại mà ít tính tới năng lực bản thân và đặc điểm công việc. Điều này dẫn đến nguy cơ mất cân
bằng trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS vẫn còn
bất cập và chưa có chất lượng. Chưa có GV chuyên trách về hướng nghiệp, vẫn là do GV chủ nhiệm
kiêm nhiệm nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp dẫn đến chất
lượng thấp....
2.2. Một số yêu cầu và nguyên tắc tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy
học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông
2.2.1. Chỉ tích hợp với những bài có nội dung liên quan đến GDHN
Nội dung dạy học môn GDCD ở trường THPT phong phú và đa dạng, nhưng không phải
bài nào, nội dung nào cũng tích hợp được nội dung GDHN. Phải tùy vào nội dung của từng bài,
194
Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học...
từng mục mà GV tích hợp cho phù hợp, không gượng ép.
Việc tích hợp phải đảm bảo đặc trưng của môn học. Không biến giờ học GDCD thành giờ
trình bày về GDHN mà GDHN chỉ là một nội dung được tích hợp một cách tự nhiên hài hòa trong
các đơn vị kiến thức của môn học, không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải.
Vận dụng quan điểm về các phương thức tích hợp GDHN, có thể thực hiện nội dung GDHN
theo phương thức tích hợp ở ba mức độ khác nhau, từ mức cao đến thấp như sau:
- Tích hợp toàn phần GDHN trong nội dung môn học là sự kết hợp một cách hữu cơ tự
nhiên, có hệ thống các kiến thức GDHN và kiến thức môn GDCD thành một nội dung thống nhất
(không phải đồng nhất), gắn bó chặt chẽ với nhau. Ở mức độ tích hợp, nội dung bài học trùng hợp
với nội dung GDHN.
- Tích hợp từng bộ phận hay còn là lồng ghép GDHN trong nội dung môn GDCD: Chương
trình môn học được giữ nguyên. Các vấn đề GDHN được lựa chọn rồi lồng ghép vào chương trình
GDCD ở chỗ thích hợp sau mỗi bài, mỗi phần hay hình thành một mục riêng. Trong mức độ này,
một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của nội dung môn học có liên quan trực tiếp
với nội dung GDHN.
- Mức độ liên hệ GDHN trong nội dung môn học: Chương trình môn GDCD giữ nguyên. Ở
hình thức này, các kiến thức GDHN không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến
thức bài học ở chỗ thuận lợi, GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với nội dung
nào đó của GDHN vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích một cách hợp lí.
Trong mức độ này, ở một số phần nội dung của môn học, bài học, các ví dụ, bài tập. . . là một dạng
để giúp liên hệ một cách hợp lí với nội dung GDHN.
Trong dạy học GDCD, có nhiều bài, nhiều phần có thể đưa nội dung GDHN vào ở các mức
độ: tích hợp toàn phần, kết hợp bộ phận hay liên hệ.
2.2.2. Nguyên tắc tính thực tiễn
Các tri thức của môn GDCD ở trường THPT liên quan trực tiếp với những vấn đề đang diễn
ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. . . Do đó, nó tác động trực tiếp và thường xuyên tới nhận
thức, cũng như hành động của học sinh, thông qua học sinh tác động trực tiếp tới mọi thành viên
của xã hội. Vì vậy, việc giảng dạy và học tập môn GDCD gắn liền với cuộc sống sinh động của xã
hội, làm cho những tri thức của bộ môn thực sự là cơ sở cho hành vi và hoạt động của học sinh
chính là bản chất của nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.
Việc vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn vào GDHN cho HS THPT ở trường THPT thể hiện
ở các khía cạnh sau:
- Trong từng nội dung GDHN, GV GDCD cần làm rõ ý nghĩa thực tiễn của chúng và giúp
cho HS biết liên hệ, vận dụng chúng vào trong thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ khi giảng dạy về chính sách dân số, việc làm bên cạnh việc truyền đạt những kiến
thức cơ bản về dân số, GV truyền đến HS thông điệp: Lựa chọn việc làm đúng đắn có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Trong dạy học từng nội dung GDHN, GV cũng như HS cần liên hệ với thực tiễn lấy những
ví dụ trong thực tiễn để minh họa, làm sáng tỏ những vấn đề lí luận.
Ví dụ: nghiên cứu khái niệm “việc làm” có thể đưa ra những ví dụ cụ thể để phân tích, minh
họa như: Nhiều bạn HS ngộ nhận rằng, tương lai hoặc cơ hội tiến thân được xác định bởi cái mốc
“Cao đẳng” hay “Đại học”. Hay có thể thông qua những tình huống, những trường hợp cụ thể,
những tấm gương điển hình trong thực tiễn về hướng nghiệp để phân tích giúp HS hiểu hơn về lựa
chọn nghề nghiệp.
195
Phạm Việt Thắng, Hoàng Thị Thinh
2.2.3. Nguyên tắc tính vừa sức
Để đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức thì GV GDCD cần phải thực hiện các yêu cầu cơ bản
sau:
Một là, xác định khối lượng, mức độ kiến thức trong việc tích hợp GDHN trong môn GDCD.
Việc xác định khối lượng và mức độ kiến thức là rất quan trọng để đảm bảo cho HS tiếp nhận tri
thức một cách hiệu quả trên cơ sở giải quyết các khó khăn vừa sức trong học tập dưới sự định
hướng của GV.
Hai là, GV cần phải hiểu được đặc điểm tâm, sinh lí của HS, môi trường xã hội, những điều
kiện sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống của địa phương nơi HS cư trú và học tập, đồng
thời phải nắm được khả năng lĩnh hội tri thức của HS. Để từ đó GV có thể chủ động truyền thụ
tri thức từ việc xác định tri thức, sử dụng ngôn ngữ, cách thức diễn đạt. . . cho đến việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức. . . cho phù hợp nhận thức của HS.
2.3. Gợi ý một số nội dung Giáo dục hướng nghiệp có thể tích hợp trong môn
Giáo dục công dân
+ Cung cấp thông tin về một số ngành nghề chủ yếu, những ngành nghề mà Nhà nước đang
cần phát triển một cách có hệ thống: Thông qua việc tích hợp nội dung GDHN trong môn GDCD
nhằm định hướng nghề nghiệp, góp phần giúp cho HS có được những hiểu biết thêm về nghề
nghiệp thông qua bài học và sự chia sẻ với thầy cô giáo, bạn bè. Đây là nội dung quan trọng cần
được tích hợp trong môn GDCD, với nội dung này GV có thể lựa chọn các bài như: Bài 9. Con
người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu của xã hội (GDCD lớp 10); Bài 1. Công dân với sự phát
triển kinh tế, Bài 2. Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông
hàng hóa, Bài 5. Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, Bài 11. Chính sách dân số và giải
quyết việc làm (GDCD lớp 11); Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của
đời sống xã hội.v.v..
+ Vai trò của lao động, việc làm đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người: GV
cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của lao động, việc làm với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã
hội; giúp HS có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định,
thấy rõ tiềm năng và triển vọng của địa phương, của đất nước đối với sự phát triển kinh tế và tương
lai của một số ngành nghề để lựa chọn nghề n