Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tự nhiên xã hội

Môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít chịu nhiều tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thu và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

doc33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tự nhiên xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI ---------------------- A. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG, GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MÔI TRƯỜNG: 1. Thế nào là môi trường? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên ( điều 1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 1993) Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: - Môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít chịu nhiều tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thu và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. - Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác. - Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo… Như vậy, môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Môi trường theo nghĩa hẹp bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 2. Vai trò của môi trường Môi trường đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động , nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ… Như vậy, môi trường có 4 chức năng cơ bản: Không gian sống của con người và các loài sinh vật Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên Môi trường Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin Nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống 2.1. Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ cho các hoạt động sống con người như không khí để thở, nước để uống, lương thực, thực phẩm… Con người trung bình mõi ngày cần 4 m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000 -2400 calo năng lượng nuôi sống con người. Như vậy, môi trường phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m2 hay hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất. 2.2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm: - Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm. - Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông thuỷ và địa bàn vui chơi giải trí… - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa… - Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. 2.3. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, di chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa, động đất, núi lửa… Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên… 2.4. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống. Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các chất dnh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. 3. Thành phần của môi trường Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí, động vật và thực vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi lĩnh vực này được coi là thành phần của môi trường và mỗi thành phần của môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó (đất là thành phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường đất. Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học…) Như vậy, môi trường có các thành phần chủ yếu sau: - Thạch quyển hay địa quyển: Thạch quyển là lớp vỏ đất, đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất, với độ sâu 60-70 km trên phần lục địa và 20-30 km dưới đáy đại dương. Lớp trên cùng của thạch quyển là đất. Các thành phần chính của đất gồm: chất khoáng, mùn, nước và các loại sinh vật. - Thuỷ quyển: Là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất, là toàn bộ đại dương, biển, sông, suối, ao hồ. Khoảng 71 % với 360 triệu km bề mặt trái đất được bao phủ bởi mặt nước. Nước rất cần cho các sinh vật sống trên trái đất và là môi trường sống của nhiều loài. Nước tồn tại ở 3 dạng: thể rắn ( băng, tuyết), thể lỏng và thể khí ( hơi nước) Với tỉ lệ nước bao phủ gần khắp bề mặt trái đất, nhưng con người và cỏ cây vẫn “ khát” giữ đại dương nước mênh mông bởi trong tổng lượng nước thì nước ngọt chiếm rất ít, chỉ chiếm 2,5 % , mà hầu hết ở dạng rắn( 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng chỉ chiếm 0,26%. Sự gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình môi trường Liên hợp quốc đã chọn chủ đề cho ngày môi trường thế giới năm 2003 là “ Nước-2 tỉ người đang khát” - Khí quyển: Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất. Khí quyển trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng: tầng đối lưu, bình lưu, trung quyển, nhiệt quyển và ngoại quyển Không khí đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và thế giới sinh vật. Các khí chính của không khí bao gồm Nitơ, oxy, hơi nước và một số loại khí trơ đều tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên trái đất. - Sinh quyển: Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật cư trú , bao phủ bề mặt trái đất, cùng tầng khí quyển làm thành môi trường bảo đảm sự sống cho sinh vật. 4. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì? - Mưa a xít phá hoại dần thảm thục vật. - Nồng độ CO2 tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái. - Tầng ô rôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời. - Sự tổn hại do các hoá chất. - Nước sạch bị ô nhiễm - Đất đai bị sa mạc hoá - Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm - Uy hiếp về hạt nhân. 5. Hiện trạng môi trường việt Nam : Những vấn đề môi trường Việt Nam bức bách hiện nay là: - Suy thoái môi trường đất: diện tích đất thoái hoá chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên của cả nước. - Suy thoái rừng: năm 1943, Việt Nam có khoảng 14, 3 triệu ha rừng (43%), đầu năm 1999 chỉ còn 9,6 ha rừng (28,8%). Trong đó 8,2 triệu ha rừng tự nhiên , còn 1,4 triệu ha rừng trồng. - Suy giảm hệ thống sinh học: Việt Nam được coi là 10 trung tâm đa dạng sinh học cao trên thế giới. Sự đa dạng sinh học thể hiện ở thành phần loài sinh vật, đồng thời còn thể hiện ở sự đa dạng các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái. Nhưng năm gần đây, đa dạng sinh học đã bị suy giảm hoặc mất nơi sinh cư do khai thác săn bắn quá mức và do ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm môi trường nước. - Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng, - Quản lí chắt thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại. II. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì? Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết về môi trường, kĩ năng sống và làm việc trong môi trường phát triển bền vững. 3. Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường? Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới 3. Mục tiêu của giáo dục môi trường là gì? Giáo dục bảo vệ môi trường làm cho các cá nhân và các cộng đồng: - Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến thức về môi trường. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế. Từ đó, các cá nhân và cộng đồng có thái độ, cách ứng xử đúng đắn truớc các vần đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mĩ. Như vậy, mục tiêu này xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường. - Tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lí và khôn ngoan các tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc. Đây là mục tiêu về khả năng hành động cụ thể. B. LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CẤP TIỂU HỌC Giáo dục bảo vệ môi trường là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong cộng đồng. Đề án giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường học nước ta được Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 10 năm 2001, nêu rõ: “ Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Trường học là nơi tập trung nguồn nhân lực cơ bản, rộng lớn cho tương lai, là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung theo chương trình, hệ thống giáo dục nghiêm ngặt với mọi hình thức đa dạng. Trường học là nơi tạo nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng. Mỗi học sinh được giáo dục bảo vệ môi trường cũng có nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường đã đến được với mỗi gia đình. Trường học là nơi chúng ta có thể gửi thông điệp bảo vệ môi trường tốt nhất đến thanh, thiếu niên. Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, học sinh tiểu học dễ tiếp thu những giá trị mới. Đội ngũ học sinh tiểu học nếu được giáo dục tốt sẽ là lực lượng hùng mạnh nhất trong hoạt động cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào cấp tiểu học giúp cho các em học sinh bắt đầu có ý thức bảo vệ môi sinh của cộng đồng ngay từ nhỏ. I. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học - Về kiến thức: Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu: + Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. + Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường. + Ô nhiễm môi trường. + Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường. Thái độ- tình cảm: + Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. + Có thái độ thân thiện với môi trường. + Có ý thức: quan tâm đến các vấn đề môi trường ; giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh. Kĩ năng- hành vi: + Sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên. + Sống ngăn nắp, vệ sinh. + Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. + Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác. II. TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. 1. Mục tiêu giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học: Dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học nhằm giúp cho học sinh: - Một số kiến thức ban đầu về: + Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp) + Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. - Một số kĩ năng ban đầu: + Chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn. + Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. - Một số thái độ và hành vi: + Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. + Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. 2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội: * Kiến thức: - Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất…) và môi trường nhân tạo ( nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường…). - Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm. - Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường. * Thái độ - Tình cảm: - Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây cối, con vật và con người. - Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường . * Kĩ năng – Hành vi: - Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường. - Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. - Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường. Từ mục tiêu trên, việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài học môn Tự nhiên và xã hội một cách nhẹ nhàng không những giúp học sinh lĩnh hội tốt những tri thức về tự nhiên xã hội, mà còn hình thành cho các em nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường tự nhiên xung quanh. 3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội Chương trình môn Tự nhiên và xã hội được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Mỗi chủ đề đều có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường : - Con người và sức khỏe: giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. - Xã hội: gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng, bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình. - Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng. Nội dung cụ thể cụ thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua từng lớp như sau: Lớp Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 1 - Con người và sức khỏe: Vệ sinh cơ thể và các giác quan, vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hợp lí. -Xã hội: + Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng. + Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học. + Môi trường cộng đồng: Phố phường, thôn xóm, bản. - Tự nhiên: + Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc. + Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rét… 2 - Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun. -Xã hội: + Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc. + Trường học: giữ vệ sinh trường học. + Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng: Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường. - Tự nhiên: + Thực vật vfa động vật: Một số cây cối và một số con vật sống trên mặt đất, dưới nước, trên không và việc bảo vệ chúng. + Mặt trời, mặt trăng, các vì sao và ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống của con người. 3 - Con người và sức khỏe: + Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp. + Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn. + Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. + Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ. -Xã hội: + Quan hệ trong gia đình. + An toàn khi ở trường học. + Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương. - Tự nhiên: + Thực vật, động vật và các điều kiện sống của chúng. + Mặt trời và trái đất. ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đối với sự sống. Để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý: - Chọn lựa các bài học có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Xác định mức độ, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài học, tránh áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh. - Đảm bảo mục tiêu bài học của môn Tự nhiên và Xã hội đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. - Đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn của nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường. 4. Phương thức tích hợp, lồng ghép Căn cứ vào mục tiêu và nội dung từng bài học trong chương trình môn học, có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ở các mức độ sau: Mức độ 1: Nội dung chủ yếu của bài học trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Mức độ 2: Một số phần của bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Mức độ 3: Một số nội dung của bài học có điều kiện liên hệ với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 5. Phương pháp tích hợp, lồng ghép 5.1. Phương pháp chung: Căn cứ vào đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội và nhận thức của học sinh, giáo viên có thể sử dụng phối với phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội và một số phương pháp sau để lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường: 5.1.1. Phương pháp thảo luận: Đây là phương pháp dạy học tích cực, học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung của bài học. Qua đó giúp học sinh nhận thức, có hành vi, thái độ đúng đắn đối với môi trường. Có thể thảo luận cả lớp và thảo luận nhóm. - Thảo luận cả lớp: căn cứ vào nội dung của bài học và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên chọn lựa vấn đề cần cho học sinh thảo luận cả lớp. Ví dụ Khi dạy bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận vần đề: + Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì? + Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp? - Thảo luận nhóm: Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm. Khi tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần vận dụng phương pháp hoạt động
Tài liệu liên quan