Tiềm hiểu một số địa danh ở Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi cực nam Tây Nguyên, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây giáp Đắc Nông và Bình Phƣớc, phía tây nam giáp Đồng Nai, phía nam giáp Bình Thuận, phía bắc giáp Đắc Lắc. Lâm Đồng có có diện tích 9.764km2, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nƣớc bao gồm thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dƣơng, Đơn Dƣơng, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đamrông. Lâm Đồng có một số đô thị, lớn nhất là thành phố Đà Lạt – đô thị loại II với số dân 162.675 ngƣời (năm 1999), thị xã Bảo Lộc và các thị trấn Liên Nghĩa, Di Linh, Đình Văn, Thạnh Mĩ

pdf21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiềm hiểu một số địa danh ở Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số địa danh ở Lâm Đồng………………. TS Nguyễn Hữu Xuân - ĐHQN 2012 1 TIỀM HIỂU MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở LÂM ĐỒNG Biên soạn: TS Nguyễn Hữu Xuân Khoa Địa lí – Địa chính – trường Đại học Qui Nhơn TỈNH LÂM ĐỒNG Lâm Đồng là tỉnh miền núi cực nam Tây Nguyên, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây giáp Đắc Nông và Bình Phƣớc, phía tây nam giáp Đồng Nai, phía nam giáp Bình Thuận, phía bắc giáp Đắc Lắc. Lâm Đồng có có diện tích 9.764km2, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nƣớc bao gồm thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dƣơng, Đơn Dƣơng, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đamrông. Lâm Đồng có một số đô thị, lớn nhất là thành phố Đà Lạt – đô thị loại II với số dân 162.675 ngƣời (năm 1999), thị xã Bảo Lộc và các thị trấn Liên Nghĩa, Di Linh, Đình Văn, Thạnh Mĩ… Theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2009, Lâm Đồng có 1.189.300 ngƣời, chiếm 1,39% dân số cả nƣớc. Mật độ dân số thấp so với trung bình cả nƣớc, chỉ đạt 122 ngƣời/km2. Lâm Đồng là địa phƣơng có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, ngƣời Kinh là dân tộc chiếm đa số, các dân tộc bản địa bao gồm ngƣời K’Ho (117.730 ngƣời), Mạ (28.282 ngƣời) chiếm số dân đông nhất, các dân tộc ít ngƣời khác nhƣ ngƣời Hoa, ngƣời M’Nông, Chu Ru, Rắc Lây, Xtiêng. Những năm gần đây một số dân tộc ít ngƣời từ miền Bắc di cƣ vào nhƣ ngƣời Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, Thổ… Tự nhiên Lâm Đồng phân hóa mạnh mẽ. Thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Nguyên với tính chất nhiệt đới gió mùa, khí hậu ở Lâm Đồng ôn hoà, dịu mát quanh năm, thời tiết thƣờng ít có những biến động lớn. Địa hình phân bậc với những bề mặt cao nguyên xếp tầng đã ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển các loại rừng trên các vùng có độ cao khác nhau. Vùng cao dƣới 800m, phổ biến là rừng lá rộng, rừng tre nứa tập trung và rừng hỗn giao tre nứa – cây lá rộng, tập trung chủ yếu ở Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng là những khu vực có độ cao 800 – 1.500m. Cảnh quan rừng đáng chú ý nhất ở đây là rừng thông thuần loại với thông 2 lá tập trung ở Đức Trọng, Di Linh và thông 3 lá ở Đà Lạt, Lạc Dƣơng, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và Lâm Hà. Vùng núi cao từ 1.500m trở lên, chủ yếu thuộc huyện Lạc Dƣơng, một phần Lâm Hà và Đơn Dƣơng, phát triển những dải rừng thông 3 lá rộng lớn. Đặc biệt ở đây có các loại cây quý hiếm nhƣ pơ mu, thông 2 lá dẹt, thông 5 lá… Kinh tế chính của Lâm Đồng vẫn là nông – lâm nghiệp với thế mạnh là rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả… Năm 2000, Lâm Đồng có 230.762ha đất nông nghiệp, hình thành 4 vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá. Vùng sản xuất cây lƣơng thực – thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày bao gồm Đức Trọng – Lâm Hà – Đơn Dƣơng, Bảo Lộc – Bảo Lâm – Di Một số địa danh ở Lâm Đồng………………. TS Nguyễn Hữu Xuân - ĐHQN 2012 2 Linh. Đây là vùng sản xuất đa dạng với nhiều chủng loại cây trồng: cà phê, chè, dâu tằm… Diện tích cà phê đạt hơn 100.000ha, Lầm Đồng cũng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nƣớc (tới hơn 20.000ha).Vùng rau và hoa Đà Lạt trồng các loại rau, hoa quả đặc sản có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới nổi tiếng trên thị trƣờng nhƣ mận, đào, hồng, bắp cải, sà lách, su su, actisô… Tổng diện tích đất lâm nghiệpcủa tỉnh đạt 676.236ha và đƣợc chia làm ba loại: rừng phòng hộ: 249.473ha, rừng đặc dụng: 121.204ha, rừng sản xuất: 305.559ha. Những năm gần đây du lịch, dịch vụ đang trở thành lĩnh vực kinh tế mũ nhọn của địa phƣơng. Giao thông đƣợc đẩy mạnh với sân bay Liên Khƣơng, các tuyến quốc lộ 20, 27… nối Lâm Đồng với các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ. Hoạt động du lịch tăng trƣởng rất nhanh. Năm 2004 đã có khoảng 1,35 triệu du khách trong và ngoài nƣớc đến Lâm Đồng (chủ yếu là Đà Lạt) với doanh thu hơn 1000 tỉ đồng. Du lịch, dịch vụ đã và đang làm đổi thay nhanh chóng diện mạo của nhiều vùng trong tỉnh. THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Ai lên xứ hoa đào... Đà Lạt – thành phố cao nguyên, thành phố hoa… bằng nhiều tên gọi mĩ miều và lãng mạn, Đà Lạt trong tâm thức nhiều ngƣời là một vùng đất rộng lớn trên cao nguyên Lang Biang. Hơn 100 năm hình thành và phát triển Đà Lạt đã đƣợc rất nhiều ngƣời trong nƣớc và quốc tế biết tới, đã từng đƣợc mệnh danh là một tiểu Pa-ri, thủ phủ của Hoàng triều Cƣơng thổ, cao nguyên Trung Phần, một trong nhiều thành phố nghỉ mát miền núi lý tƣởng của Việt Nam. Đà Lạt xƣa kia là một vùng rừng núi hoang vu, với dòng suối Đạ Lạch (nay là suối Cam Ly) và tộc ngƣời Lạch sinh sống cách biệt với các vùng khác. Sau khi đƣợc bác sĩ Alexandre Yersin, ngƣời Pháp gốc Thụy Sĩ, phát hiện năm 1893, Đà Lạt mới đƣợc nhiều ngƣời biết đến và ý định xây dựng nơi đây thành một trung tâm nghỉ mát mới trở thành hiện thực. Qua nhiều biến đổi, Đà Lạt ngày nay là đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt có số dân là 162.675 ngƣời (năm 1999), ngƣời Kinh chiếm 97%, các dân tộc ít ngƣời chiếm 3,% với nhiều dân tộc của vùng Nam Tây Nguyên. Trong đó các dân tộc Mạ, K’Ho, M’Nông… là những ngƣời dân đầu tiên của mảnh đất này. Ngƣời Kinh ở Đà Lạt từ nhiều miền đất nƣớc về đây sinh sống lập nghiệp qua các thời kỳ, chủ yếu là ngƣời Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Ninh Thuận... Đây là một trong những yếu tố cơ bản hình thành phong cách đặc trƣng của ngƣời Đà Lạt. Đà Lạt có khí hậu trong lành và ôn hoà mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm 18 0 C. Mùa đông hơi lạnh, mùa hè mát ẩm, lƣợng mƣa trung bình chỉ khoảng 1600-1800mm, độ ẩm cao trên 80% là những điều kiện rất lí tƣởng cho rừng thông ngút ngàn, những luống hoa, thảm cỏ, vƣờn rau xanh vô tận. Thời tiết ở Đà Lạt chuyển biến rất nhanh, sáng sớm khí trời lạnh lạnh, nhiệt độ còn thấp, nhiều sƣơng phủ mờ trên thung lũng hay mặt hồ. Trƣa đến, mặt trời lên cao, nóng ấm, giống thời tiết mùa hè. Vào buổi xế chiều, mặt trời Ðà Lạt lặn sớm vì nhiều đồi núi, gió se lạnh, ta có cảm giác nhƣ trời vào thu, sƣơng mù giăng giăng khắp nẻo đƣờng, rừng cây. Về đêm, nhiệt độ xuống thấp, nhất vào nửa đêm – trời lạnh ngắt, đó là mùa đông. Đà Lạt với những thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nổi tiếng nhƣ các hồ Xuân Hƣơng, Than Thở, Đa Thiện, Chiến Thắng, Tuyền Lâm…; các thác nƣớc: Cam Ly, Đatanla, Prenn, Hang Cọp, Đồi Cù; những khu vực dạo chơi nhƣ Thung lũng Tình yêu, rừng Ái ân, Công viên hoa… đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nƣớc. Nhiều dinh thự nguy nga tráng lệ kiến trúc theo kiểu Pháp: Dinh I, Dinh II, Dinh III (Dinh Bảo Đại), Dinh Nguyễn Hữu Hào… với những đƣờng nét kiến trúc độc đáo, đã tạo nên phong cách kiến trúc đặc trƣng của Đà Lạt. Một số địa danh ở Lâm Đồng………………. TS Nguyễn Hữu Xuân - ĐHQN 2012 3 Đà Lạt còn có nhiều chùa và nhà thờ với kiến trúc và địa thế đẹp nhƣ chùa Linh Sơn, Linh Phong, Linh Quang, Thiên Vƣơng Cổ Sát (chùa Tàu), Ngọc Thiền, Linh Phƣớc… Thiền viện Trúc Lâm nằm trên bờ hồ Tuyền Lâm mới đƣợc xây dựng; các nhà thờ: Chánh Tòa, Thánh Mẫu, Tùng Lâm là những công trình kiến trúc tôn giáo bổ sung vào vẻ đẹp phong phú về kiến trúc chung của Đà Lạt. Từ thời Pháp, kiến trúc Ðà Lạt đã mang nét nghệ thuật đặc sắc. Các công trình kiến trúc đƣợc xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX, theo các phong cách châu Âu, chủ yếu là phong cách Pháp, nhƣ ga xe lửa, Trƣờng Ðại học, Nha Ðịa dƣ, các nhà thờ,... Hiện nay, ở Ðà Lạt có khoảng 2.000 biệt thự, mỗi biệt thự có những nét kiến trúc độc đáo riêng kết hợp hài hoà với cảnh quan thiên nhiên đã khiến cho Ðà Lạt nhƣ một thành phố bảo tàng kiến trúc đa dạng, du khách đến thăm đều muốn tìm tòi, khám phá. Về tên gọi địa danh Đà Lạt Cho đến nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết về địa danh của thành phố này: Thuyết đầu tiên cho rằng ĐALAT là do tên ngƣời Pháp đặt, lấy 5 chữ cái đầu trong một câu châm ngôn chữ Latinh ghép lại "Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem" - (Cho người này niềm vui, người kia sự mát dịu). Nhiều ngƣời biết Đà Lạt theo giả thuyết này, nhƣng chính viên công sứ đầu tiên của thành phố Đà Lạt - ông Cunhac- đã phủ nhận điều trên và xác nhận rằng ĐALAT là tên do ngƣời thiểu số đặt. Giả thuyết thứ hai cho rằng ĐALAT gốc tiếng Hán - Việt: ĐALAT (hoặc ĐALAC) Đa: nhiều; Lạc: bộ lạc, nƣớc suối, Lạc còn có nghĩa là niềm vui. Từ đó ngƣời ta hiểu Đa Lạt là nơi có nhiều bộ lạc quần tụ, nơi có nhiều suối hoặc Đa Lạt là nơi cho ta nhiều niềm vui, an bình. Giả thuyết này có cơ sở pháp lý từ năm 1956, năm Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh nhằm Hán - Việt hóa, văn chƣơng hóa các tên tỉnh thành thuần Nôm hoặc thuần sắc tộc (dân tộc ít ngƣời) và cuối năm 1958 Hội đồng dân biểu Thị xã Đà Lạt do Nguyễn Vỹ làm chủ tịch đặt tên lại cho những con đƣờng, hồ nƣớc Đà Lạt. Do đó mà Grand Lac (hồ Lớn) thành hồ Xuân Hƣơng, B'Lao thành Bảo Lộc, Lak thành Lạc Thiện… Giả thuyết thứ 3 về tên gọi Đà Lạt đã đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Theo đó: Đà Lạt có gốc từ tiếng dân tộc ít ngƣời của Đà Lạt - Lâm Đồng. Trƣớc thế kỷ 19 vùng Đà Lạt có 3 tộc ngƣời chính sống gần nhau: Chil, K’Ho, Lát. Mỗi tộc ngƣời lấy một ngọn núi, một con suối (có khi chỉ một đoạn)... làm buôn làng, quê hƣơng, nƣớc của mình. Chữ viết "Đa" hoặc "Đà" cũng đều đọc là "Đạ" nghĩa là "nước", "con sông, dòng suối"; "Lạt" do âm Lát hoặc Lạch chỉ tên một tộc ngƣời thiểu số chỉ có tại cao nguyên Lâm Viên. Lát là rừng thƣa, địa danh mà tộc ngƣời này dùng để đặt tên, phân biệt với các tộc ngƣời khác. Nhƣ vậy, Đạ Lạt có nghĩa là con suối của ngƣời Lạch, hay là con nƣớc của ngƣời Lạch. VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (CÁT LỘC) Cách thành phố Hồ Chí Minh 150km, theo quốc lộ 20, đến huyện Tân Phú (Đồng Nai), rẽ vào con đƣờng nhỏ khoảng 15km sẽ đến trung tâm vƣờn quốc gia Cát Tiên. Năm 1992, vƣờn đƣợc thành lập trên cơ sở rừng cấm Nam Cát Tiên. Diện tích rộng tới 73.878 ha (phần thuộc tỉnh Đồng Nai: 38.100ha, Lâm Đồng: 30.635ha và Bình Phƣớc: 5.143ha), vƣờn quốc gia Cát Tiên có đa dạng sinh học hết sức phong phú đặc trƣng cho kiểu rừng miền Đông Nam Bộ. Đây là nơi lƣu giữ các giá trị về văn hoá - lịch sử với di chỉ nền văn hoá Óc Eo, là căn cứ địa cách mạng trong đấu tranh chống Mỹ… Rừng cấm Cát Tiên góp phần bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nƣớc rất hiếm gặp ở Việt Nam, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể voi và các loài động vật quý hiếm khác, góp phần thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục môi trƣờng. Ngoài ra, Cát Tiên với môi trƣờng trong lành, cảnh quan thiên nhiên thanh bình… là địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc, góp phần phát Một số địa danh ở Lâm Đồng………………. TS Nguyễn Hữu Xuân - ĐHQN 2012 4 triển du lịch sinh thái, với nhiều tuyến và điểm lí thú nhƣ: Quan sát chim, xem thú ban đêm, du thuyền trên sông Đồng Nai, du lịch mạo hiểm vv... Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thƣờng xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp với các cây họ dầu ƣu thế, đến vùng đất ngập nƣớc với hồ và các trảng cỏ ngập nƣớc theo mùa... Vƣờn quốc gia Cát Tiên là trung tâm đa dạng sinh học lớn thứ 2 ở nƣớc ta sau rừng Cúc Phƣơng (Ninh Bình) với 1.300 loài thực vật bậc cao có mạch. Có tới 144 loài cây lấy gỗ, quí hiếm nhƣ cẩm lai, trắc... ; 80 loài cây làm thuốc; 53 loài cây làm cảnh, đặc sắc nhất là các loại phong lan, quế lan hƣơng, tam bảo sắc...; 15 loài cây cho dầu nhựa: chò trai, dầu lá bóng, dầu mít, sao đen… ; 31 loài cây ăn quả nhƣ: dâu da, xoan, trám…; 31 loài cây đặc sản nhƣ lồ ô, mun, nứa, song, mây.... Trong đó có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, nhiều loài đặc biệt quí hiếm nhƣ gõ đỏ, cẩm lai, dáng hƣơng... Động vật rừng Cát Tiên rất độc đáo. Có tới 77 loài thú, 318 loài chim và 58 loài bò sát, 28 loài lƣỡng cƣ, 130 loài cá. Nhiều loài động vật bò sát nhƣ trăn, rắn độc, kỳ đà, ba ba, cá sấu,... Cá sông và cá đầm lầy rất phong phú nhƣ: cá rô, cá lóc trắng… Cát Tiên có nhiều loài chim đặc hữu nhƣ gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, nhiều loài chim nƣớc rất hiếm nhƣ ngan cánh trắng, gà đẫy. Trong rừng có có nhiều khu vực trũng thấp thƣờng bị ngập nƣớc vào mùa mƣa (tới 2500ha), một số nơi ngập quanh năm tạo nên các bàu lớn nhƣ Bàu Sấu, Bàu Cá, Bàu Chim… Cát Tiên cũng là nơi trú ngụ của cá sấu nƣớc ngọt. Hiện nay, kế hoạch khôi phục và bảo tồn cá sấu này đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan… Một trong các đặc trƣng quan trọng của hệ động vật ở đây là sự có mặt của quần chủng tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam và là quần chủng Tê giác thứ hai đƣợc phát hiện trên thế giới (sau vƣờn quốc gia Ujung Kulon – Inđônêxia). Theo nghiên cứu, hiện nay số cá thể Tê giác trong vƣờn chỉ còn khoảng 3-5 cá thể. Do đó, công tác bảo tồn và phát triển loài thú quí hiếm này cần đƣợc quan tâm đặc biệt. Khu vực vƣờn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng chủ yếu tập trung ở huyện Đạ Hoai, là khu vực có đa dạng sinh học rất cao, có giá trị lớn trong nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế. VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ Nằm ở phía tây và tây bắc Đà Lạt, trải trên diện tích rộng tới 72.753 ha thuộc các huyện Lạc Dƣơng, Đàm Rông, Lâm Hà, với nhiều đỉnh núi cao nhất trƣờng Sơn Nam nhƣ Bi Đoup: 2.287m, Lang Biang (Núi Bà): 2.167m, Chƣ Yan Du: 2.040m… khu bảo tồn thiên nhiên Bi Doup - Núi Bà, đƣợc thành lập năm 1993, đến 2004 chính thức trở thành vƣờn quốc gia. Các nhà lâm học ở Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đã khẳng định Bi Doup – Núi Bà là một mẫu rừng cổ nguyên sinh chuẩn nhất ở Tây Nguyên còn sót lại, nơi có thực vật đa dạng và đặc hữu ở mức cao, có tới 87 loài/827 loài thực vật đặc hữu cho vùng cao nguyên Trung Bộ, 70 loài quý hiếm đã bị tuyệt chủng nhƣng vẫn thấy sinh trƣởng ở đây nhƣ thông hai lá dẹt, dƣơng xỉ thân gỗ… Vƣờn quốc gia Bi Doup - Núi Bà còn là nơi quần tụ của 2/3 loài thông hiện diện ở Việt Nam, trong đó có thông 2 lá dẹt, thông 5 lá, thông tre và đặc biệt là loài thông đỏ chữa đƣợc bệnh ung thƣ. Nhiều loài thực vật đƣợc phát hiện lần đầu ở khu Bi Đoup - Núi Bà và mang tên Lang Biang hay Bi Đoup nhƣ Lan đenrô (Dendrobium langbianense), lan vanđa (Vanda bidupensis), chim họa mi Lang Biang (Crocias langbianis),... Hệ động, thực vật ở đây rất đa dạng, phong phú. Có hai kiểu rừng chính là rừng cây lá kim và rừng thƣờng xanh có diện tích 36.069 ha. Cây lá kim chiếm 21.019 ha, ƣu thế bởi các loài thông ba lá. Ngoài ra còn kiểu rừng thƣờng xanh lá rộng hỗn giao với rừng cây lá kim. Khu hệ động vật cũng rất đa dạng về thành phần loài và có tính đặc hữu cao. Hiện có 382 loài động vật có xƣơng sống ở trong khu bảo tồn, bao gồm 89 loài thú, 202 loài chim, 62 loài bò Một số địa danh ở Lâm Đồng………………. TS Nguyễn Hữu Xuân - ĐHQN 2012 5 sát và 29 loài ếch nhái. Một số loài đặc trƣng nhƣ báo gấm, chó sói đỏ bò tót... Nhiều loài linh trƣởng nhƣ vƣợn, khỉ, sóc bay đen trắng, voọc ngũ sắc... Ở Bi Đoup - Núi Bà cũng phát hiện nhiều cây dƣợc liệu có giá trị hàng hoá nhƣ: cẩu tích, đản sâm, củ cung, sa nhân, tô hạp, hƣơng nhu xạ, bạch linh, sâm Ngọc Linh,... Các nhà nghiên cứu động vật đã thống kê đƣợc nơi đây có 27 loài động vật quý hiếm, 9 loài chim đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu. NÚI LANG BIANG Núi Lang Biang thuộc xã Lát, huyện Lạc Dƣơng, cách Ðà Lạt 16km. Lang Biang nhƣ một tấm bình phong án ngữ phía bắc thành phố, hai đỉnh cao nhất của dãy núi đƣợc ví nhƣ “bộ ngực của Đông Dương”. Từ xa nhìn về Lang Biang trong những ngày đẹp trời, ngƣời ta có cảm giác dãy núi Lang Biang hùng vĩ nhƣ một ngƣời phụ nữ đang nằm với bộ ngực căng tràn sức sống. Ngay từ thời Pháp thuộc để bảo vệ cảnh quan nơi đây và không gian kiến trúc quanh Đà Lạt, ngƣời Pháp đã qui định tất cả các công trình xây dựng về phía bắc Đà Lạt không đƣợc xây quá cao, làm giảm tầm nhìn về Lang Biang. Có nhiều huyền thoại, truyền thuyết và tín ngƣỡng của đồng bào dân tộc gắn với tên núi. Lang Biang là tên gọi về sự tích của một tình yêu đẹp. Do phong tục và xung đột của hai bộ tộc ngƣời K’Ho ngăn cản, họ đành phải tìm đến chết để bảo vệ tình yêu. Cảm phục trƣớc tình cảm của họ, ngƣời dân của 2 bộ tộc đã lấy tên họ đặt cho đỉnh núi cao nhất kia là Lang – Biang, còn gọi là núi Ông và núi Bà (thƣờng gọi là Núi Bà - theo quan niệm mẫu hệ). Trên đỉnh Rađa – một trong những đỉnh cao nhất của ngọn núi, tƣợng chàng Lang và nàng Biang đƣợc tạc khá đẹp, nổi bật trên nền xanh của cây rừng và hoa cỏ Tây Nguyên. Cùng với Chƣ Ang Sin, Bidoup, Lang Biang là một trong 3 đỉnh núi cao nhất vùng Nam Trƣờng Sơn. Dãy Lang Biang sừng sững với nhiều đỉnh sắc nhọn nhô lên bầu trời. Núi Lang Biang có tạo bởi đá mác ma axit xâm nhập, đá rất cứng rắn, khó bào mòn. Quá trình “bình sơn nguyên hoá” cao nguyên Đà Lạt đã hình thành “bề mặt bán bình nguyên cổ Đà Lạt”. Lang Biang nhƣ một khối núi sót của vùng, núi kéo dài theo hƣớng đông bắc - tây nam hơn 7km, là một quần thể 5 ngọn núi nối tiếp nhau. Đỉnh cao nhất nằm ở phía đông bắc, cao 2167m; kề đó là 2 đỉnh nhọn cao 2130m và 2070m. Phía tây nam có đỉnh Rađa chỉ cao 1914m, giữa dãy núi là đỉnh cao 1988m. Đứng trên đỉnh cao nhất có thể nhìn bao quát toàn cảnh thành phố Ðà Lạt, vào ngày đẹp trời, qua kính viễn vọng có thể thấy biển Ninh Chữ (Ninh Thuận) cách xa hàng trăm cây số. Vùng núi Lang Biang có kiểu khí hậu cận nhiệt đới trên núi. Nhiệt độ trung bình tháng luôn thấp hơn 180C, càng lên cao nhiệt độ càng giảm mạnh. Trời nắng vào giữa trƣa nhƣng trên đỉnh núi cũng chỉ khoảng 200C. Vùng này nhiều mƣa, những tháng đầu mùa thƣờng mƣa rào, mƣa dông vào buổi trƣa hoặc chiều. Độ ẩm không khí trong vùng rất cao, trên 90%. Khu vực núi cao hơn 2000m thƣờng xuyên có mây mù bao phủ vào các tháng mùa lạnh. Rừng cận nhiệt trên độ cao 1850m – Lang Biang Dƣới chân núi, có những buôn làng ngƣời Lạch sinh sống với những nét văn hoá đặc thù hấp dẫn, đây còn là địa điểm diễn ra lễ hội tƣng thành phố Đà Lạt 100 năm và 110 năm nên gọi là “Thung lũng trăm năm”. Lang Biang là một khu du lịch núi, đặc thù là du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, khám Một số địa danh ở Lâm Đồng………………. TS Nguyễn Hữu Xuân - ĐHQN 2012 6 phá văn hóa. Thung lũng trăm năm có thể đáp ứng nhu cầu cắm trại, sinh hoạt lửa trại đêm cho hàng ngàn du khách. Khách du lịch sẽ đƣợc ngủ trong lều trại, dự lễ hội cồng chiêng của ngƣời K’Ho Cil, K’Ho Lạch. Lang Biang đặc trƣng cho vùng núi và cao nguyên cao, có nhiều động thực vật nhiệt đới cũng nhƣ cận nhiệt với nhiều loài sinh vật đặc hữu. Đây là điểm rất thích hợp để phát triển du lịch leo núi, du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu… Núi Lang Biang là một trong những cảnh quan độc đáo của tỉnh Lâm Đồng. Rừng Lang Biang rất phong phú về lan với các loài lan rừng ngát hƣơng thơm nhƣ hồng lan, bạch hồng, hồng lan xuân – loài lan đặc hữu của vùng. Sự phân tầng của thảm rừng trên núi Lang Biang vô cùng độc đáo. Từ độ cao 1500m đến 1800m là thảm rừng thông 3 lá thuần loại, cây to, cao vút tới 30m, nhiều cây hàng trăm năm tuổi đan xen giữa những rừng thông tái sinh. Từ 1800- 2100m là rừng hỗn giao rộng, lá kim á nhiệt đới với các loài tiêu biểu nhƣ thông, dẻ, re, đỗ quyên, hồi núi… Ở đây còn có đỗ quyên Lang Biang, hoa to, sắc thắm, nở hàng tháng trời mà vẫn không phai màu. Trên đỉnh núi Bà chỉ có trúc lùn, cỏ tranh tạo thành một thảm cỏ đặc thù duy nhất ở Lâm Đồng. Những khu vực ẩm hơn, ngay từ độ cao 1600m thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh trên núi đã phát triển mạnh, tạo thành thảm rừng rất giàu có, nhiều lại cây cao, to 2-3 ngƣời ôm mới xuể. Leo núi Lang Biang là một cuộc chinh phục cái đẹp và ý chí con ngƣời. Sƣờn núi khá dốc, nhất là lên đến độ cao trung bình 1800m, từ đây đến 2 đỉnh cao nhất của núi, độ dốc tăng đột ngột, có đoạn dốc đến 50-600. Chinh phục đỉnh cao nhất Lang Biang, nếu leo liên tục cũng phải mất khoảng 4 - 5 giờ đi bộ. Càng lên cao không khí càng lạnh dần. Núi dốc, leo nhanh dễ gây cảm giác ngộp thở cho ngƣời leo núi. Trƣớc đây, ngƣời Pháp đã làm đƣờng mòn lên núi nhƣng qua năm tháng con đƣờng đã hầu nhƣ không còn. Nếu đủ