Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt. Lý Sơn là một huyện đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia. Sự phát triển vững chắc của Lý Sơn giúp cho việc mở rộng, tăng cường các hoạt động kinh tế và giữ vững chủ quyền trên biển. Trong những năm qua, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo đã có nhiều nét đổi mới, nhưng đây vẫn còn là một huyện đảo nghèo, nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa bền vững, chưa hiệu quả.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00047 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 154-161 This paper is available online at TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI Trương Văn Cảnh Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Tóm tắt. Lý Sơn là một huyện đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia. Sự phát triển vững chắc của Lý Sơn giúp cho việc mở rộng, tăng cường các hoạt động kinh tế và giữ vững chủ quyền trên biển. Trong những năm qua, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo đã có nhiều nét đổi mới, nhưng đây vẫn còn là một huyện đảo nghèo, nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa bền vững, chưa hiệu quả. Từ khóa: Lý Sơn; huyện đảo; biển đảo; hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. 1. Mở đầu Việt Nam là một quốc gia biển, với hơn 3000 km đường bờ biển và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2. Nếu chưa kể các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nước ta có ít nhất 2773 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và được coi là hệ thống tiền tiêu để cả nước hướng ra Thái Bình Dương [2], thông qua hệ thống tuyến hàng hải quốc tế để hội nhập với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các huyện đảo và hệ thống đảo là những địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước cả về an ninh quốc phòng và có thể tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế hướng ra biển. Lý Sơn là huyện đảo giàu tiềm năng để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là phát triển du lịch và thủy sản [1]. Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng. Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của Lý Sơn nói riêng và các huyện đảo nói chung có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển phù hợp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lý Sơn có một vị trí địa lí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh, cách đất liền 15 hải lí (tính từ cảng Sa Kỳ ra). Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lí giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Toàn huyện có 02 đảo: Đảo Lớn (còn gọi là Cù Lao Ré) và Đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi), gồm 03 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (Đảo Bé). Diện tích tự nhiên Ngày nhận bài: 15/10/2014 Ngày nhận đăng: 20/3/2015 Liên hệ: Trương Văn Cảnh, e-mail: trvcanh1712@gmail.com 154 Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi gần 10 km2. Dân số trên 21.000 nguời, có khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề biển, 30% hộ dân sống bằng nghề nông (chủ yếu là trồng hành, tỏi, ngô) và 10% hộ dân sống bằng các ngành nghề khác [4]. Huyện đảo Lý Sơn là một đơn vị hành chính cấp tiền tiêu của đất nước, án ngữ về phía Đông miền Trung Trung bộ, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển và khu vực miền Trung. Đồng thời Lý Sơn có vị trí chiến lược án ngữ con đường ra Biển Đông từ các khu kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là khu kinh tế Dung Quất, bao quát con đường giao thông Bắc Nam từ Hải Phòng và các cảng phía Bắc đi vào các khu kinh tế trọng điểm miền Trung, cũng như các cảng khác ở phía Nam. Vị trí của Lý Sơn có thể bao quát cả đường giao thông trên Biển Đông từ vịnh Bắc Bộ đi xuống phía Nam và ngược lại; đường biển giao lưu với nuớc ngoài, do vậy có thể đảm nhận vai trò dịch vụ giao thông, tham gia mạng lưới cứu hộ, cứu nạn quốc tế và dịch vụ khí tượng biển. Huyện đảo Lý Sơn nằm ở phía Bắc bể dầu Phú Khánh và là cầu nối từ đất liền ra bể dầu Hoàng Sa, hiện đang là những bể dầu có nhiều triển vọng về dầu khí và đang được quan tâm thăm dò. Đảo Lý Sơn được xem là "mắt lửa" giữa biển khơi, giàu về các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, nên có khả năng lớn cho phát triển du lịch biển đảo, hình thành nơi nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong ngoài nước. 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.2.1. Địa hình Địa hình của Lý Sơn nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 20-30 m so với mực nước biển không có sông ngòi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa). Trên địa bàn huyện có 5 ngọn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169 m). Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa chiếm tới 70% diện tích đảo. Theo địa hình thái, núi ở Lý Sơn được chia thành các bộ phận: sườn vòm núi lửa, sườn họng núi lửa, đáy họng núi lửa và bề mặt lớp phủ bazan. Đây là những đối tượng quan trọng để bố trí các công trình xây dựng, đồng thời là những điểm tham quan thiên nhiên rất ngoạn mục của các tuyến du lịch biển - đảo Lý Sơn. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: vách mái vòm - bóc mòn, vách mái mòn, bãi biển mài mòn, bãi biển mài mòn - tích tụ. Bãi biển mài mòn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiên thoải, hơi lượn sóng, độ dốc dưới 8◦, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư. Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện. Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nên các hốc hang khá đẹp (Hang Câu, Chùa Hang. . . ) Chính những địa hình vách dốc này đã tạo cho đảo những nét hùng vĩ có giá trị về tham quan, du lịch [2]. Huyện đảo Lý Sơn nằm trên thềm lục địa có độ sâu trung bình dao động 50-60 m. Đồng bằng tích tụ - mài mòn nghiên thoải bị chia cắt bởi các máng trũng với độ sâu khác nhau. Điểm sâu nhất trong lãnh thổ huyện là -120m. Ở phía Đông, địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển. 2.2.2. Khí hậu Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng IX – tháng II năm sau). Do Lý Sơn là huyện đảo trên biển Đông, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ 155 Trương Văn Cảnh nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2430,3 giờ. Nguồn nhiệt cao và số giờ nắng lớn nên trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai thác tốt các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng quanh năm, đồng thời có thể sử dụng nguồn quang năng này để bố trí các trạm điện mặt trời phục vụ nhu cầu năng lượng của cư dân trên đảo. Lý Sơn có mùa mưa lệch pha kéo dài từ tháng IX đến tháng II năm sau, lượng mưa tập trung trong mùa mưa khoảng 71%. Tổng lượng mưa khá lớn vào khoảng 2.260 mm/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết khô và nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Độ ẩm không khí trung bình trên khu vực huyện đảo khoảng 85%. Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hải đảo khác, trung bình khoảng 1,5m/s, cao nhất là thời kì gió mùa Đông Bắc (tháng X – VI) 5 - 10m/s, tuy nhiên cũng có lúc lên đến 30 - 40m/s, chủ yếu trong tháng X. Do vậy việc sử dụng năng lượng gió so với các huyện đảo khác cần được nghiên cứu kĩ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khí hậu cho phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện khí hậu ở Lý Sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như hành, tỏi, cho phép phát triển một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưa hấu,. . . và một số loại rau quả xanh. Ngoài ra khí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con nguời nhất là cho các hoạt động du lịch, nghir dưỡng, tắm biển. . . 2.2.3. Tài nguyên nước Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt, cộng với việc diện tích đảo nhỏ nên mạng suối trên đảo kém phát triển, chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng rất thấp. Trên đảo chưa có hồ chứa nước ngọt. Đây là khó khăn lớn nhất cho đời sống dân sinh và sản xuất của huyện. Hiện tại, được sự quan tâm của UBND tỉnh, hồ chứa nước ngọt núi Thới Lới đã được xây dựng để phục vụ nhu cầu của đông đảo nhân dân. 2.2.4. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất a) Các nhóm đất chính Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy huyện đảo Lý Sơn có các loại đất sau: - Đất cát bằng ven biển (Cb): có diện tích 42,0 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên, phân bố viền quanh đảo tiếp giáp với mép ven biển. Loại đất này chủ yếu thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ). - Đất cát biển (C): có diện tích 110 ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên, phần lớn tập trung ở xã An Vĩnh. Diện tích đất này đã được sử dụng chủ yếu làm khu dân cư và cải tạo để sản xuất nông nghiệp. - Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): có diện tích 845,0 ha, chiếm 84,76% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo. Trong diện tích này có 558,0 ha (chiếm 64,51%) có tầng dày trên 100 cm, độ dốc dưới 8◦, độ màu mỡ khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên, thích hợp cho phát triển nhiều cây trồng khác nhau. b) Hiện trạng sử dụng đất Cơ cấu sử dụng đất của huyện đảo Lý Sơn có sự chuyển đổi từ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng sang đất chuyên dùng và đất ở, nhưng không nhiều. Quỹ đất hạn hẹp, nhưng diện tích đất trống đổi trọc còn khá lớn và diện tích đất nghĩa trang còn nhiều, chưa được tận dụng cho sản xuất. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 997 ha. Trong đó đất sử dụng được cho nông nghiệp là 579,6 ha (chiếm 54%). Bình quân đất nông nghiệp là 490 m2/nguời (thấp nhất trong toàn 156 Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi tỉnh). Đất nông nghiệp Lý Sơn thích hợp cho việc trồng hành, tỏi (có khả năng cho phát triển hành tỏi hàng hóa đặc sản thuộc mô hình sản xuất hiện đại), ngoài ra có thể trồng ngô (đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi trên đảo), đậu xanh, mè, dưa hấu và một số cây ăn quả khác như đu đủ, na, chuối. . . nhưng với quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu nhân dân trên đảo khó có khả năng phát triển thành nông sản hàng hóa. Đặc biệt, đất nông nghiệp của Lý Sơn không thể trồng lúa (Lý Sơn là huyện duy nhất của cả tỉnh không trồng lúa). Đối với đất lâm nghiệp, hiện có khoảng 150 ha dùng cho việc phát triển lâm nghiệp, chiếm khoảng 15% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có 180 ha đất đồi núi và 75 ha đất núi đá không có rừng cây có thể phục vụ việc trồng cây gây rừng. Trong những năm qua huyện đã tích cực chỉ đạo công tác trồng rừng tuy nhiên đến nay mới chỉ phủ xanh dưới 10 ha. Nhóm đất chưa sử dụng còn khoảng 239 ha, chiếm 24% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng phát triển rừng, xây dựng một số công trình thủy lợi và mở rộng các công trình công cộng, phúc lợi. . . 2.2.5. Tài nguyên biển và khả năng nuôi trồng thủy sản Do được biển bao bọc xung quanh nên Lý Sơn là huyện có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với các huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi trong lĩnh vực khai thác nguồn tài nguyên biển. Lý Sơn có đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển đảo vùng nhiệt đới. Biển Lý Sơn nước trong xanh có thể nhìn thấu đáy, đã liệt kê được ít nhất 685 loài động, thực vật, trong đó có 150 loài cá, 94 loài thân mềm, 15 loài giáp xác, 36 loài san hô (có loài quý hiếm như san hô đen dùng để làm thuốc) và 150 loài rong biển. Hai kiểu sinh thái đặc trưng ở đây là rạn san hô và cỏ biển, là môi trường sinh sống của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm hùm, rùa biển, san hô xanh, san hô đen, bào ngư, trai tai tượng. . . Khả năng khai thác hải sản của huyện hàng năm có thể đạt khoảng 28,000 tấn, chiếm gần 30% khả năng khai thác thủy sản của toàn tỉnh. Khả năng nuôi trồng thủy sản tại vùng biển Lý Sơn khá lớn với tổng diện tích có thể phát triển lên tới 250ha. Lý Sơn có các điều kiện lí tưởng cho nuôi trồng các loại đặc sản như cá mú, tôm hùm, cua biển. . . bằng lồng. Vùng triều xã An Hải giáp hòn Mù Cu diện tích khoảng 50 ha, kín gió, nồng độ muối >30%◦ nhiệt độ nước từ 26 - 30◦C, mức triều cao nhất 2,5 m, thấp nhất 1,2 m, nền đáy là cát lẫn sỏi đá, san hô,. . . có khả năng cải tạo thành hồ nuôi trồng thủy sản thuận lợi. Ngoài ra đặc điểm sinh thái, khí hậu, nguồn nước ở Lý Sơn còn phù hợp cho việc phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản trên cát với diện tích khoảng 20 ha ở Hang Câu, vùng Đồng Hộ, trước Ủy Ban Nhân Dân xã An Hải. . . 2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động Dân số toàn huyện năm 2010 có 21.118 người. Toàn bộ dân số của huyện sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 2.042 người/km2. Mật độ các xã trong huyện có sự chênh lệch khá lớn, cao nhất là xã An Vĩnh 2.757 nguời/km2, An Hải 1.635 nguời/km2 và An Bình 696 người/km2. Dân cư phân bố chủ yếu trên đảo Lớn thuộc xã An Vĩnh và An Hải, chỉ có chưa đầy 3% dân số sống ở xã An Bình thuộc đảo Bé. Toàn huyện hiện có 4.746 hộ gia đình (quy mô trung bình hộ là 4,3 người/hộ), trong đó có 3.748 hộ nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 80%. Trong giai đoạn 2001-2005 dân số trung bình tăng 1.251 nguời với tốc độ tăng bình quân năm là 1,5%. Cư dân huyện đảo Lý Sơn có một truyền thống yêu nước đáng chú ý. Trải các thời phong kiến, Lý Sơn là nơi tập trung dân binh góp phần quan trọng trongviệc thực hiện chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài khơi biển Đông. 157 Trương Văn Cảnh Lực lượng lao động chiếm khoảng 54% tổng dân số toàn huyện. Tỉ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, hơn 82% là lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Nhìn chung cơ cấu lao động bắt đầu có sự chuyển dịch: lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm chủ yếu và giảm từ 85,6% năm 2000 xuống 80,06% năm 2005, đến năm 2008 còn 77,96%, đến năm 2010 giảm xuống còn 76,46%; lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng chiếm một phần rất nhỏ và biến động không đều: năm 2000 chiếm 9,2%, đến năm 2005 giảm xuống còn 6,75%, đến năm 2010 chiếm khoảng 8,82% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của toàn huyện; lao động dịch vụ tăng tương đối nhanh từ 5,18% năm 2000 lên 13,19% năm 2005 và năm 2010 lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 14,71% tổng số trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện. 2.3.2. Cơ sở hạ tầng a) Giao thông vận tải Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của huyện tương đối hoàn chỉnh, phân bổ hợp lí, đồng đều, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của một vùng, gắn liền với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là giao thông thủy đóng vai trò hết sức quan trọng với quá trình phát triển của huyện đảo Lý Sơn, gắn liền với phát triển của đảo với đất liền. Để đến Lý Sơn, cách duy nhất là đi tàu từ bến cảng Sa Kỳ, cách thành phố Quảng Ngãi 20 km. Hiện nay, có 3 tàu cao tốc là An Hải, Lý Sơn và An Vĩnh cùng chạy lúc 8h sáng mỗi ngày ra đảo Lý Sơn. Ngoài ra, để đến đảo Lý Sơn cũng có thể đi bằng tàu gỗ, tàu gỗ là phương tiện thay thế nếu tàu cao tốc có vấn đề và không thể chạy được hoặc số lượng hành khách quá đông không đủ đáp ứng nhu cầu thì sẽ điều tàu gỗ chạy để đáp ứng nhu cầu đi lại cho khách. Hiện nay trên đảo có 5 tàu của các ngư dân và thường xuất phát sau tàu cao tốc 1 tiếng. Đường bộ ở đảo Lý Sơn thì từ điểm nút là cảng nằm ở phía Tây Nam đảo (gần huyện lị) có trục đường men theo bờ biển phía nam nối hai xã của đảo Lớn. Đây là trục đường chính có trục đường ngang nối phía Nam và phía Bắc nằm ở giữa đảo, và có nhiều tuyến nhỏ ngang dọc. Trước đây, phương tiện giao thông của cư dân trên đảo vẫn là đi bộ, đi xe đạp. Xe máy, xe ô tô mới xuất hiện gần đây. b) Hệ thống cung cấp điện, nước Trước đây, do sự cách biệt nên mạng lưới điện trong đất liền chưa thể kéo ra đảo. Điện năng cung cấp là điện máy phát diezen được đặt ở đảo Lớn, thời gian phát và công suất điện rất hạn chế, là một trong những bất lợi lớn nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 năm 2014, Lý Sơn chính thức có lưới điện quốc gia, điều này sẽ giúp cải thiện cuộc sống của người dân, góp phần để Lý Sơn phát triển về kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Hệ thống cấp nước chủ yếu dựa vào nước dự trữ tại các hồ chứa và khoan giếng nước ngầm. Hiện nay, trên toàn địa bàn huyện chưa có nhà máy cung cấp nước sạch. Hệ thống thoát nước chỉ có trên các tuyến chính và chưa được đầu tư đồng bộ vì vậy thường bị úng ngập khi có mưa, lũ lớn. Vấn đề nước dùng cho sinh hoạt ở đảo Bé rất khan hiếm. Đảo Bé hầu như không có nguồn nước ngầm, nên dân ở đảo phải sắm bể, lu, vại lớn để chứa nước mưa dùng hằng năm. Ở đảo Lớn, trong những năm khô hạn, nước ngầm cạn kiệt, vấn đề nước dành cho sinh hoạt cũng rất nan giải. c) Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc trước kia hết sức khó khăn. Từ khi có hệ thống điện tử tự động, nhất là điện thoại di động, đã khắc phục được điểm yếu cố hữu và giúp cho giao dịch, quản lí thuận tiện hơn nhiều. Đến nay, hệ thống bưu điện ở Lý Sơn có Bưu điện huyện, 3 bưu điện văn hóa xã 158 Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi ở An Vĩnh, An Hải, An Bình. Bưu điện Lý Sơn có Bưu Cục Trung tâm huyện, có tổng đài diện tử dung lượng 1.112 số. Hiện nay thì các hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Lý Sơn đã gần như hoàn thiện, điện thoại di động và cố định đã rất thịnh hành. Thông tin liên lạc giữa huyện và đất liền được thực hiện qua mạch viba với tổng đài điện tử [5]. d) Mạng lưới cơ sở y tế - giáo dục Hiện nay, toàn huyện có 01 trường THPT với 950 học sinh, 02 trường THCS, 04 trường tiểu học, 03 trường mầm non. Tổng số học sinh các cấp là 5.380 em, bình quân cứ 03 người dân có 01 người đi học, tỉ lệ tốt nghiệp các cấp hằng năm đạt từ 90 - 100%, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp bình quân hằng năm đạt từ 30%. Lý Sơn đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS [5]. Về y tế, sự cách biệt với đất liền là một vấn đề nan giải cho việc khám chữa bệnh của cư dân đảo Lý Sơn. Thuở xưa, việc chữa bệnh ở đảo chủ yếu dựa vào các bài thuốc cổ truyền. Thời Pháp tái chiếm, ở Lý Sơn có 1 bệnh xá. Mãi đến sau 1975, ở đây mới có trạm xá huyện. Hiện tại, Lý Sơn đã có 1 bệnh viện huyện và 1 trạm y tế ở xã An Bình (đảo Bé). Bệnh viện huyện có 50 giường bệnh, có 7 bác sĩ. Lý Sơn hiện nay còn có thêm 01 trung tâm y tế quân dân y kết hợp, với các trang thiết bị vẫn còn thiếu thốn, trình độ y bác sĩ chưa được cao nên năm 2012 huyện được Ban quản lí Dự án “hỗ trợ Nam Trung Bộ” do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ đã tiếp nhận 3 thiết bị y tế gồm: 01 máy siêu âm đen trắng hai đầu dò, 01 máy hút dịch chạy điện CD2800 và 01 giường ủ ấm cho trẻ sơ sinh. Các trang thiết bị này sẽ góp phần từng bước cải thiện chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm, giúp người dân huyện đảo có điều kiện thụ hưởng dịch vụ y tế ngày một tốt hơn. 2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn 2.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hình 1. Giá trị sản xuất huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2005 – 2012 (tỉ đồng) [3] Kể từ khi thành lập đến nay, kinh tế của huyện tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2005 – 2010 đạt 10,3%. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2010 đạt 340.6 tỉ đồng, tăng 12,5% so với năm 2009. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng dịch vụ - thương mại, công nghiệp – 159 Trương Văn Cảnh tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Khu vực I, các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, chiếm một tỉ trọng cao, tới 61,8% năm 2010 trong toàn bộ cơ cấu kinh tế của huyện đảo với ưu thế rất lớn thuộc về ngành kinh tế mũi nhọn - kinh tế thuỷ sản. Tuy nhiên, tỉ trọng ngành nông nghiệp nói riêng đang có xu hướng giảm xuống. Bảng 1. Cơ cấu kinh tế Lý Sơn giai đoạn 2005 – 2012 (%) [3] 2005 2007 2010 2012 Nông nghiệp 67,0 70,5 61,8 60,7 + Nông – lâm nghiệp 10,9 7,9 6,1 6,2 + Thủy sản 56,1 62,6 55,7 57,0 Công nghiệp – xây dựng 13,8 9,3 14,2 14,8 Dịch vụ 19,2 20,3 24,0 24,5 Khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp, tiểu thủ
Tài liệu liên quan