Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam: Một số quan sát và phân tích

Trong quá trình hơn 70 năm, chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam đã dần dần phát triển nhằm tạo ra “lưới an toàn” bảo vệ người lao động, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Bài viết trình bày lịch sử tiền lương tối thiểu ở Việt Nam và phân tích thực trạng áp dụng mức lương tối thiếu mới cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước có phân biệt theo vùng. Nhiều khảo sát cho thấy, lương tối thiểu vùng tăng có tác động đa chiều đến doanh nghiệp và người lao động: Đối với doanh nghiệp, tác động rõ nhất là tăng chi phí nhân công do các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tăng. Doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh cấu trúc để giảm chi phí tiền lương và các chi phí liên quan khác, trong đó có khả năng nâng cao năng suất lao động và giảm nhu cầu lao động. Đối với người lao động, mức thu nhập trung bình chỉ mới đáp ứng các khoản chi tiêu cơ bản nhất và không có tiết kiệm hoặc dự phòng rủi ro do giá cả cũng tăng tương ứng với tăng lương. Chính vì thế, tăng lương tối thiểu vùng cho đến nay còn tiềm ẩn nhiều tác động không mong muốn.

pdf15 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam: Một số quan sát và phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 57 TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ QUAN SÁT VÀ PHÂN TÍCH NGUYỄN ĐẶNG MINH THẢO* Trong quá trình hơn 70 năm, chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam đã dần dần phát triển nhằm tạo ra “lưới an toàn” bảo vệ người lao động, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Bài viết trình bày lịch sử tiền lương tối thiểu ở Việt Nam và phân tích thực trạng áp dụng mức lương tối thiếu mới cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước có phân biệt theo vùng. Nhiều khảo sát cho thấy, lương tối thiểu vùng tăng có tác động đa chiều đến doanh nghiệp và người lao động: Đối với doanh nghiệp, tác động rõ nhất là tăng chi phí nhân công do các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tăng. Doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh cấu trúc để giảm chi phí tiền lương và các chi phí liên quan khác, trong đó có khả năng nâng cao năng suất lao động và giảm nhu cầu lao động. Đối với người lao động, mức thu nhập trung bình chỉ mới đáp ứng các khoản chi tiêu cơ bản nhất và không có tiết kiệm hoặc dự phòng rủi ro do giá cả cũng tăng tương ứng với tăng lương. Chính vì thế, tăng lương tối thiểu vùng cho đến nay còn tiềm ẩn nhiều tác động không mong muốn. Từ khóa: lƣơng tối thiểu vùng, ngƣời lao động, doanh nghiệp, chi tiêu, tiết kiệm Nhận bài ngày: 3/8/2019; đưa vào biên tập: 6/8/2019; phản biện: 15/9/2019; duyệt đăng: 5/10/2019 1. GIỚI THIỆU Khái niệm “lƣơng tối thiểu” ở Việt Nam đƣợc đề cập lần đầu trong Sắc lệnh số 29-SL, ngày 12/3/1947, và kể từ năm 1947 đến nay với rất nhiều lần điều chỉnh, chủ yếu nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời lao động (NLĐ) và gia đình họ, đã tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nƣớc, đến ngƣời sử dụng lao động (NSDLĐ), và đặc biệt đến NLĐ. Lƣơng tối thiểu là mức lƣơng thấp nhất đƣợc trả theo giờ, theo ngày hoặc theo tháng mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ. Mục đích chính của lƣơng tối thiểu là bảo vệ NLĐ có mức thu nhập thấp. Song song đó, lƣơng tối thiểu còn có tác dụng gia tăng động lực và năng suất lao động, giảm số ngƣời hƣởng trợ cấp, thúc đẩy tiêu dùng và tổng cầu, và tạo ra hiệu ứng lan tỏa (Freeman, 1995; Dowrick và Quiggin, 2003; Gunderson, 2005 - dẫn theo Nguyễn Việt Cƣờng, 2009: 1). Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 1994 quy định: “Mức lƣơng tối thiểu là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm việc * Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. NGUYỄN ĐẶNG MINH THẢO – TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM 58 giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thƣờng và phải bảo đảm nhu cầu tối thiểu của ngƣời lao động và gia đình họ”. Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức lƣơng trên thị trƣờng lao động, Chính phủ sẽ quyết định các mức lƣơng tối thiểu vùng theo sự tƣ vấn của Hội đồng Tiền lƣơng Quốc gia. Vậy kể từ đó đến nay, có những thay đổi nào về chính sách tăng lƣơng tối thiểu và có tác động ra sao đối với các bên liên quan. Bài viết góp phần trả lời câu hỏi trên bằng một phân tích các giai đoạn thay đổi lƣơng tối thiểu và bình luận các vấn đề liên quan khi áp dụng lƣơng tối thiểu cho NLĐ ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Dữ liệu sử dụng trong bài viết đƣợc tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau: (i) dữ liệu phỏng vấn định tính của dự án: “Nghiên cứu quan niệm, chính sách và thực hành đạo đức kinh doanh ngành dệt may” do Oxfam tài trợ, thực hiện năm 2019; (ii) các nguồn dữ liệu thứ cấp khác về vấn đề tăng lƣơng tối thiểu liên quan đến doanh nghiệp và NLĐ. 2. LỊCH SỬ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM Giai đoạn 1945 - 1960 Ở Việt Nam, khái niệm “tiền công tối thiểu” đƣợc đề cập lần đầu trong Sắc lệnh số 29-SL quy định chế độ lao động vào ngày 12/3/1947. Sắc lệnh đã định nghĩa “tiền công tối thiểu” cũng có các tính chất, đặc trƣng nhƣ “tiền lƣơng tối thiểu” theo quan niệm hiện nay là “Tiền công tối thiểu là số tiền công do Chính phủ ấn định theo giá sinh hoạt để một công nhân không chuyên nghiệp sinh sống một mình trong một ngày ở một khu vực nhất định”, nhằm xác định lƣơng cho các hạng công nhân. Sắc lệnh số 188-SL ngày 29/5/1948 quy định về việc lập một chế độ công chức mới và một thang lƣơng chung cho các ngạch và các hạng công chức Việt Nam. Mặc dù không quy định rõ mức tiền lƣơng tối thiểu để tính toán các bậc lƣơng, Điều 5 của Sắc lệnh này nêu rõ “Nếu lƣơng và các khoản phụ cấp kể trên của một công chức dƣới 220 đồng một tháng, thì công chức ấy đƣợc lĩnh 220 đồng”. Sắc lệnh chỉ rõ căn cứ để xác định tiền công tối thiểu là theo giá sinh hoạt để đảm bảo cuộc sống cho một NLĐ và xác định trách nhiệm của các bên trong lĩnh vực trả công lao động. Đồng thời Sắc lệnh 188-SL còn quy định thẩm quyền của các cơ quan trong việc ấn định, công bố mức lƣơng tối thiểu. Giai đoạn 1960 - 1985 Ở giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam đƣợc định hƣớng phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Tất cả vấn đề lao động đều đƣợc quy định theo kế hoạch của Nhà nƣớc và đƣợc triển khai thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính. Đặc biệt trong lĩnh vực công, mức tiền lƣơng cụ thể cho từng loại công việc, thời gian trả lƣơng, hình thức trả lƣơng, nâng bậc lƣơng và các vấn đề liên quan đều do Nhà nƣớc định sẵn thông qua hệ thống TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 59 các bậc lƣơng và hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách. Ở giai đoạn này, mặc dù Nhà nƣớc không tiến hành cải cách tiền lƣơng và công bố mức lƣơng tối thiểu, nhƣng trong thực tế, lƣơng danh nghĩa(1) đƣợc tăng nhiều lần thông qua các hình thức trợ cấp tạm thời, tiền thƣởng, khuyến khích lƣơng sản phẩm, lƣơng khoán và điều chỉnh mức phụ cấp khu vực đối với các địa phƣơng. Ở giai đoạn này, các văn bản pháp luật lao động không còn đề cập và quy định về tiền lƣơng tối thiểu mà Nhà nƣớc đã giới hạn trực tiếp bằng việc quy định cụ thể các mức lƣơng của từng ngành. Trong mỗi ngành đều có mức lƣơng thấp nhất, đó chính là mức lƣơng khởi điểm của ngành trả cho NLĐ ứng với công việc đòi hỏi trình độ lao động thấp nhất, cƣờng độ lao động nhẹ nhàng nhất, ngƣời ta gọi đó là lƣơng bậc một. Nhƣ vậy, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lƣơng tối thiểu không đƣợc quan tâm và đề cập đến. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1992 Trong giai đoạn này, với chủ trƣơng chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ quyết định bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lƣơng bằng tiền theo nguyên tắc phân phối theo lao động, xóa bỏ bao cấp, bảo đảm tính thống nhất của chế độ tiền lƣơng trong cả nƣớc, ổn định và từng bƣớc cải thiện đời sống của công nhân, viên chức và các lực lƣợng vũ trang. Nghị định số 235/NĐ-HĐBT ngày 18/9/1985 quy định mức lƣơng tối thiểu là 220 đồng/tháng. Đây là mức lƣơng đƣợc dùng để trả công cho những ngƣời làm công việc lao động giản đơn nhất và với điều kiện lao động bình thƣờng tại vùng có mức giá sinh hoạt thấp nhất. Khi mức giá thay đổi hoặc ở những vùng có chi phí sinh hoạt cao hơn, tiền lƣơng đƣợc tính thêm phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt. Thời gian này, cuộc sống của NLĐ đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, tổng thu nhập quốc dân tính trên đầu ngƣời thấp, tình trạng lạm phát đã làm cho giá trị của đồng lƣơng sụt giảm nhanh chóng và lƣơng không thể hiện đúng giá trị thực tế sức lao động của NLĐ. Từ năm 1986, giá cả sinh hoạt tăng nhanh có khoảng cách xa với mức lƣơng tối thiểu. Để phù hợp với tình hình thực tế, tháng 9/1987, Nhà nƣớc đã Quyết định điều chỉnh lại tiền lƣơng (trong đó có mức lƣơng tối thiểu) với các mức tăng khác nhau đối với đơn vị sản xuất kinh doanh; công nhân, viên chức hành chính sự nghiệp, cán bộ xã, phƣờng; và lực lƣợng vũ trang (Quyết định số 147/HĐBT). Đến tháng 4/1988, một hệ số đƣợc áp dụng thống nhất cho các nhóm lao động và chế độ trợ cấp đƣợc áp dụng trong các tháng tiếp theo. Ngày 28/12/1988, Quyết định số 202/HĐBT về tiền lƣơng công nhân, viên chức sản xuất, kinh doanh khu vực quốc doanh và công ty hợp doanh và Quyết định số 203/HĐBT về tiền NGUYỄN ĐẶNG MINH THẢO – TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM 60 lƣơng công nhân, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lƣợng vũ trang và các đối tƣợng hƣởng chính sách xã hội đã nâng mức lƣơng tối thiểu lên 22.500 đồng/tháng. Nhƣ vậy, khu vực sản xuất đã đƣợc tách khỏi khu vực hành chính sự nghiệp khi áp dụng lƣơng tối thiểu. Tuy nhiên, mức tiền lƣơng tối thiểu đƣợc quy định cho hai khu vực này là nhƣ nhau. Năm 1987, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc thông qua, một thành phần kinh tế mới đƣợc hình thành là khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Với đặc điểm công việc yêu cầu trình độ chuyên môn và cƣờng độ lao động cao hơn so với công việc tại các doanh nghiệp trong nƣớc, lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần đƣợc quy định riêng về tiền lƣơng tối thiểu nhằm đảm bảo tính công bằng và đánh giá đúng giá trị sức lao động. Quyết định số 356-LĐTBXH/QĐ ban hành ngày 29/8/1990 đã ấn định mức lƣơng tối thiểu đối với NLĐ làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thƣờng ở các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 50 USD/tháng. Tuy nhiên, việc áp dụng chung một mức lƣơng tối thiểu trên toàn quốc, không phân biệt theo vùng miền hay ngành nghề đã bộc lộ nhiều hạn chế. Từ tình hình đó, Quyết định số 242- LĐTBXH/QĐ đƣợc ban hành ngày 5/5/1992 đã quy định rõ mức lƣơng tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là từ 30 đến 35 USD/ tháng tùy thuộc vào từng vùng và từng ngành nghề. Giai đoạn từ 1993 đến nay Ngày 23/5/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 25-CP quy định tạm thời chế độ tiền lƣơng mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lƣợng vũ trang và Nghị định số 26- CP quy định tạm thời chế độ tiền lƣơng mới trong doanh nghiệp. Mức lƣơng tối thiểu đƣợc áp dụng đồng thời cho cả hai khu vực trên là 120.000 đồng/tháng. Bộ luật Lao động năm 1994 đã ghi nhận một cách đầy đủ, toàn diện về tiền lƣơng tối thiểu. Theo đó, mức lƣơng tối thiểu đƣợc ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thƣờng bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng, và đƣợc dùng làm căn cứ để tính các mức lƣơng cho các loại lao động khác. Mức lƣơng tối thiểu chung, mức lƣơng tối thiểu vùng và mức lƣơng tối thiểu ngành cho từng thời kỳ đƣợc Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của NSDLĐ. Mức lƣơng tối thiểu đƣợc điều chỉnh để đảm bảo tiền lƣơng thực tế khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên. Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 và sau đó là Thông tƣ số 11-LĐTBXH/TT ngày 3/5/1995 đã đƣợc ban hành nhằm cụ thể hóa và hƣớng dẫn thi hành các quy định về tiền lƣơng, tiền lƣơng tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 61 có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam. Theo Thông tƣ này, mức lƣơng tối thiểu là 35 USD/tháng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng trên địa bàn Hà Nội và TPHCM; 30 USD/tháng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng trên các địa phƣơng còn lại hoặc các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đơn giản thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đối với các ngành, nghề đã đƣợc thỏa thuận mức lƣơng tối thiểu cao hơn thì tiếp tục thực hiện mức lƣơng tối thiểu đó cho đến khi có quyết định mới. Để tiếp tục điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu, ngày 21/1/1997 Chính phủ ra Nghị định số 06/CP về việc giải quyết tiền lƣơng và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính - sự nghiệp, ngƣời nghỉ hƣu, nghỉ mất sức, lực lƣợng vũ trang, cán bộ xã, phƣờng và một số đối tƣợng hƣởng chính sách xã hội. Mức lƣơng tối thiểu đƣợc nâng từ 120.000 đồng/tháng lên 144.000 đồng/tháng. Ngày 15/12/1999, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức tiền lƣơng tối thiểu cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc từ 144.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng (Theo Nghị định số 175/1999/NĐ-CP). Đến 15/12/2000, mức tiền lƣơng tối thiểu đƣợc điều chỉnh lên 210.000 đồng/tháng, áp dụng cho cả khu vực doanh nghiệp và hành chính, sự nghiệp (Nghị định số 77/2000/NĐ-CP). Ở khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đƣợc sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ra Quyết định số 708/1999/QĐ- BLĐTBXH quy định mức lƣơng tối thiểu áp dụng cho lao động trong khu vực này là từ 417.000 đồng đến 626.000 đồng/tháng tùy thuộc vào từng địa phƣơng và từng ngành nghề. Nhƣ vậy, tiền lƣơng ở thời điểm này đã đƣợc điều chỉnh tăng nhiều so với trƣớc đây, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của NLĐ và gia đình. Tuy nhiên, dƣới sự tác động của các quy luật cung - cầu, giá cả, cạnh tranh đòi hỏi tiền lƣơng tối thiểu phải tiếp tục đƣợc nâng lên mới thực hiện đƣợc các nhiệm vụ của nó. Do đó, ngày 15/12/2000 Chính phủ ra Nghị định số 77/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tƣợng hƣởng lƣơng, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí. Sau 8 năm thực hiện (1994 - 2002) quy định về tiền lƣơng tối thiểu, Bộ luật Lao động đã góp phần duy trì tính ổn định trong các quan hệ lao động. Nhƣng thực tế đã có nhiều thay đổi nên các quy định về tiền lƣơng cũng không còn phù hợp. Do đó, ngày 2/4/2002 Bộ luật Lao động đã đƣợc sửa đổi, bổ sung. Để cụ thể hóa các quy định mới, ngày 31/12/2002 Chính phủ ra Nghị định số 114/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lƣơng thay thế Nghị định số 197/CP năm 1994. NGUYỄN ĐẶNG MINH THẢO – TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM 62 Tình hình giá cả leo thang liên tục đòi hỏi phải có một chính sách tiền lƣơng mới toàn diện, hợp lý hơn, đảm bảo đƣợc giá trị của đồng lƣơng trong thực tế. Do đó, Việt Nam đã thành lập Ban Nghiên cứu chính sách tiền lƣơng mới. Ngày 14/12/2004, Chính phủ ra Nghị định số 203/2004/NĐ-CP quy định mức lƣơng tối thiểu tăng lên 310.000 đồng/tháng. Ngày 15/9/2005 Chính phủ ra Nghị định số 118/ 2005/NĐ-CP điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu chung lên 350.000 đồng/tháng. Để cụ thể hóa chính sách tiền lƣơng mới, ngày 4/10/2005, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ra Thông tƣ số 25/2005/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn điều chỉnh tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng trong doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP. Thông tƣ quy định phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng và hƣớng dẫn cách tính lƣơng cho các đối tƣợng, đảm bảo cho Nghị định số 118/2005/NĐ-CP đƣợc thực hiện trên thực tế. Lần cải cách chính sách tiền lƣơng này đƣợc thực hiện qua nhiều bƣớc, vừa đảm bảo cuộc sống của NLĐ và gia đình họ, vừa không tạo ra gánh nặng cho quỹ lƣơng của Nhà nƣớc và NSDLĐ, đảm bảo tính hợp lý và hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ lao động. Để đảm bảo đời sống của NLĐ và phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế đất nƣớc, năm 2006 nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều thay đổi về chính sách tiền lƣơng. Ngày 7/9/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu, nâng mức lƣơng tối thiểu chung lên 450.000 đồng/tháng. Từ năm 1995 lƣơng tối thiểu theo vùng chỉ đƣợc áp dụng đối với NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ quan nƣớc ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Đến năm 2006, lƣơng tối thiểu áp dụng cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nƣớc mới có sự phân biệt theo vùng. Sự thay đổi trong chính sách tiền lƣơng tối thiểu ở Việt Nam trong thời gian qua phản ánh các quan điểm tiến bộ nhằm cải thiện đời sống của NLĐ và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Năm 2006, lần đầu tiên tiền lƣơng tối thiểu đƣợc quy định thống nhất theo vùng và theo thành phần kinh tế. Đến cuối năm 2011 tiền lƣơng tối thiểu chỉ còn phân biệt theo 4 vùng. Sự chuyển đổi chính sách tiền lƣơng tối thiểu theo vùng là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc quy định mức lƣơng tối thiểu cao hơn đối với những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút đƣợc những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Đối với những địa phƣơng kém phát triển hơn, mức lƣơng tối thiểu sẽ đƣợc quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phƣơng có cơ hội thu hút vốn đầu tƣ, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 63 Ngoài ra, tại mỗi địa phƣơng, chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả hàng hóa và thói quen tiêu dùng của NLĐ, trong khi giá cả hàng hóa ở mỗi vùng lại khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và đô thị, nơi có các thành phố lớn. Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lƣơng tối thiểu theo vùng là để đảm bảo sức mua từ tiền lƣơng tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hóa. Bên cạnh đó, sự thay đổi này đƣợc xem là kết quả tất yếu của việc thực hiện quy định gia nhập WTO, khi mà khoảng cách tiền lƣơng giữa khối doanh nghiệp trong nƣớc và FDI cần đƣợc thu hẹp dần. Còn đối với khu vực công thì có một chế độ tiền lƣơng tối thiểu riêng biệt là lƣơng tối thiểu chung. Vì thế có 2 loại nhƣ sau: lƣơng tối thiểu chung (còn gọi là lƣơng cơ bản) và lƣơng tối thiểu vùng. Biểu đồ sau cho thấy nỗ lực tăng lƣơng tối thiểu vùng cho NLĐ đƣợc đề xuất liên tục trong 10 năm (2010 - 2019). Hiện nay, việc điều chỉnh lƣơng cơ sở hay lƣơng tối thiểu vùng tƣơng đối khác nhau. Một mặt, lƣơng cơ sở đƣợc điều chỉnh phụ thuộc vào ngân sách quốc gia, do tiền lƣơng chi trả cho lực lƣợng lao động khu vực công đƣợc định theo bậc dựa trên mức lƣơng cơ sở. Mặt khác, lƣơng tối thiểu vùng đƣợc Chính phủ điều chỉnh căn cứ vào khuyến nghị của Hội đồng Tiền lƣơng quốc gia. Chẳng hạn, mức lƣơng tối thiểu vùng năm 2017 đƣợc quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ- CP là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận và trả lƣơng theo vùng. Trong đó, mức lƣơng trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thƣờng, đủ thời giờ làm việc bình thƣờng trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Biểu đồ 1. Mức lƣơng tối thiểu vùng qua các năm từ 2010 đến 2019 Đơn vị: Việt Nam đồng NGUYỄN ĐẶNG MINH THẢO – TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM 64 giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng đối với công việc đòi hỏi NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định. Khác với lƣơng cơ sở, lƣơng tối thiểu vùng áp dụng chung cho NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp. 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU KHI ÁP DỤNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Ở phần này, chúng tôi nhấn mạnh đến tác động hai chiều của việc tăng lƣơng tối thiểu: (i) tác động đối với doanh nghiệp; (ii) tác động đối với NLĐ. Việc tăng lƣơng tối thiểu vùng có những tác động tích cực trong thời gian qua, tuy nhiên, bất kỳ một giải pháp kinh tế nào nếu thiếu sự linh hoạt cũng sẽ mang lại những hệ lụy nhất định. Với những doanh nghiệp sử dụng lao động chất lƣợng cao thì có thể họ không quan tâm hoặc không ảnh hƣởng nhiều khi tă