Tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM) và những đóng góp của Việt Nam

Hơn chín năm trước đây, vào ngày 1 tháng 3 năm 1996, tại Băng Cốc đã diễn ra một sự kiện quan trọng: Hai lăm người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của 10 nước châu á, 15 nước thành viên của châu Âu và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu đã gặp nhau tại Trung tâm Hội nghị mang tên Hoàng hậu Sirikít của Vương quốc Thái Lan. Đây là lần đầu tiên, trong lịch sử quan hệ đã kéo dài hàng trăm năm giữa hai châu lục cổ kính này, một cuộc gặp như vậy được tổ chức. Từ cuộc gặp lịch sử đó, một quan hệ hợp tác mới, đặt trên cơ sở châu lục với châu lục, đã được tuyên bố thành lập. Mối quan hệ hợp tác mới này được tất cả những người khai sinh ra nó nhất trí gọi là Tiến trình ASEM, theo gợi ý của ông Vũ Khoan, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam lúc đó và là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của ASEM đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ giữa châu á và châu Âu nói chung , giữa Đông ávà EU nói riêng : giai đoạn hợp tác của các đối tác bình đẳng . Từ sau Hội nghị thành lập ở Băng Cốc, các nhà lãnh đạo ASEM đã gặp nhau tại 4 Hội nghị cấp cao khác: Hội nghị cấp cao ASEM-2 tổ chức ở Luân Đôn tháng 4 năm 1998, Hội nghị cấp cao ASEM-3 ở Xêun tháng 10 năm 2000 , Hội nghị cấp cao ASEM-4 diễn ra ở Copenhagen tháng 10 năm 2002 và Hội nghị cấp cao ASEM-5 tổ chức tại Hà Nội tháng 10 năm 2004. Bên cạnh các hội nghị cấp cao, hàng trăm hội nghị các cấp khác đã được tiến hành. Các hoạt động hợp tác của ASEM được triển khai đồng đều thông qua ba trụ cột là chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội. Số đối tác thành viên ASEM đã tăng từ 26 lên 39, sau đợt mở rộng đầu tiên tiến hành tại ASEM-5, Hà Nội.

pdf228 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM) và những đóng góp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan