Tiếp cận địa lý trong phân vùng chức năng không gian ven biển huyện Hải Hậu - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Tóm tắt Là nơi chuyển tiếp giữa lục địa và biển, vùng ven biển Hải Hậu - Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định chịu sự tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật, đặc biệt là các hoạt động của con người. Thuộc vùng đệm và vùng chuyển tiếp Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng, khu vực phát triển kinh tế - xã hội năng động của tỉnh Nam Định và khu Kinh tế trọng điểm Ninh Cơ, vùng ven biển huyện Hải Hậu - Nghĩa Hưng đang hướng tới trở thành trung tâm phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nên khu vực này đang nảy sinh những mâu thuẫn trong quy hoạch, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tiếp cận địa lý để nghiên cứu, nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ bản chất tự nhiên, chức năng kinh tế của các thể tổng hợp tự nhiên vùng ven biển Hải Hậu - Nghĩa Hưng trong phân vùng chức năng không gian phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu vực có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận địa lý trong phân vùng chức năng không gian ven biển huyện Hải Hậu - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201714 TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TRONG PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG KHÔNG GIAN VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU - NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH Hoàng Quốc Lâm Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Là nơi chuyển tiếp giữa lục địa và biển, vùng ven biển Hải Hậu - Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định chịu sự tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật, đặc biệt là các hoạt động của con người. Thuộc vùng đệm và vùng chuyển tiếp Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng, khu vực phát triển kinh tế - xã hội năng động của tỉnh Nam Định và khu Kinh tế trọng điểm Ninh Cơ, vùng ven biển huyện Hải Hậu - Nghĩa Hưng đang hướng tới trở thành trung tâm phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nên khu vực này đang nảy sinh những mâu thuẫn trong quy hoạch, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tiếp cận địa lý để nghiên cứu, nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ bản chất tự nhiên, chức năng kinh tế của các thể tổng hợp tự nhiên vùng ven biển Hải Hậu - Nghĩa Hưng trong phân vùng chức năng không gian phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu vực có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ khóa: Tiếp cận địa lý, Phân vùng chức năng, Quy hoạch tổng hợp không gian ven biển, Nam Định. Abstract Geographical approach in marine functional spatial zonning in Hai Hau - Nghia Hung, Nam Dinh Being a transitional zone between land and sea, coastal areas of Hai Hau - Nghia Hung, Nam Dinh are strongly infl uenced by many factors such as geology, topography, climate, hydrology, soils, vegetation and especially, human activities. As part of the buffer zone and transition zone of the Red River Delta Biosphere Reserve as well as the dynamic economic - social development region of Nam Dinh province, Hai Hau has been facing complex confl icts in natural resources exploitation and environmental protection. Geographical approach was used to identify and evaluate the values of natural systems Hai Hau - Nghĩa Hưng in marine functional spatial planning. This has high scientifi c and practical signifi cance towards sustainable development of Hai Hau. Keywords: Geographical approach, Functional partitioning, Integrated planning of coastal area, Nam Dinh 1. Đặt vấn đề Khái niệm “không gian và quy hoạch không gian” gắn liền với Địa lý học hiện đại. Lý thuyết địa lý xác định rằng các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên, đã tạo nên hệ thống các đới, các vùng địa lý khác nhau trên bề mặt Trái đất, tạo ra các dạng tài nguyên thiên nhiên (TNTN) cung cấp cho con người khai thác sử dụng. Không gian là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 15 nhiều lĩnh vực khoa học. Không gian địa lý được đề cập với tư cách là phần bề mặt Trái đất được con người sử dụng và sắp xếp, quy hoạch cho những hoạt động xã hội đa dạng và phức tạp của mình. Không gian địa lý bao gồm cả phần đất liền, vùng trời và lòng đất, được huy động vào sản xuất và dịch vụ vì mục đích phát triển và bảo vệ môi trường (BVMT). Tiếp cận địa lý để nghiên cứu, nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ bản chất tự nhiên, chức năng kinh tế của các thể tổng hợp tự nhiên trong quy hoạch không gian (QHKG), quy hoạch tổng hợp không gian ven biển (QHTHKGVB) cho các mục đích phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH), BVMT và phát triển bền vững (PTBV) [1] có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Tiếp cận đị a lý trong quy hoạch tổng hợp không gian Quy hoạch (QH) là một khái niệm quen thuộc được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. QHKG được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Một trong những định nghĩa sớm nhất được đề cập trong Hiến chương QHKG/Vùng khu vực châu Âu (the European Regional/Spatial Planning Charter) - thường được gọi là "Hiến chương Torremolinos", được Hội nghị Bộ trưởng châu Âu Phụ trách QH vùng (the European Conference of Ministers responsible for Regional Planning - CEMAT) thông qua vào năm 1983: “QH vùng/không gian là sự biểu diễn địa lý về các chính sách KT-XH, văn hóa và sinh thái. Ngoài ra, đây cũng là một ngành khoa học, một kỹ thuật hành chính và chính sách được phát triển như là một cách tiếp cận đa ngành và toàn diện hướng tới một sự phát triển vùng cân bằng và tổ chức không gian theo một chiến lược tổng thể”. Liên hiệp quốc định nghĩa: QHKG (Spatial Planning) quan tâm đến “vấn đề phối hợp hoặc tích hợp các chính sách ngành theo các chiều không gian thông qua một chiến lược dựa trên lãnh thổ” (Cullingworth và Nadin, 2006). QHKG là một khái niệm tương tự với tổ chức/QH lãnh thổ bao gồm QH sử dụng đất, QH đô thị, QH vùng, QH giao thông, QH môi trường, QH phát triển kinh tế,và được diễn ra ở nhiều cấp lãnh thổ, từ cấp địa phương, cấp vùng, cấp quốc gia và cấp liên quốc gia và trong hầu hết trường hợp sẽ tạo ra một bản QHKG kèm theo (Faludi và Waterhout, 2002) do vậy, dạng QH này được áp dụng phổ biến, rộng khắp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, bởi một lẽ đơn giản: mọi hoạt động của con người đều gắn với không gian. Theo Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, QH là “việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian KT-XH cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định” [20]. Tương tự, QH ngành hay QH lãnh thổ cũng là việc lựa chọn phương án phát triển cơ cấu kinh tế ngành dựa trên nguyên tắc phân công lao động theo ngành/lãnh thổ và giải quyết được mối quan hệ liên ngành và liên vùng [9]. Theo Archibugi (2008), Allmendinger và Tewdwr-Jones (2002), Palermo và Ponzini (2010) và Taylor (1998) QH được hình thành từ cách tiếp cận không gian vật thể sau đó lồng ghép các cách tiếp cận KT-XH và môi trường trong việc sử dụng không gian [11]. Theo Glasson và Marshall (2007) QHKG có sự liên quan chặt chẽ với QH vùng, bởi thực chất, QHKG chính là sự “tiến hóa” của QH vùng nhưng phạm vi không gian được mở rộng hơn và “mềm” hơn. Glasson và Marshall cũng cho rằng, dù QH có được sử dụng như Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201716 thế nào trong các thời kỳ phát triển khác nhau, nó đều liên quan trực tiếp đến việc phát triển không gian trong tương lai, cũng theo nhóm tác giả này, QH là việc bố trí có mục đích hướng đến không gian tương lai của một tập hợp lớn các hoạt động trong/trên một phạm vi đất đai hay nguồn vật chất, nguồn lực có hạn [5]. “Vùng là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển KT-XH của một số quốc gia. Vùng là không gian, là một trong những hình thái tồn tại của vật chất” [12]; Vùng là một thực thể khách quan, một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của lãnh thổ, có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn lọc và với các không gian các cấp bên ngoài [7], liên kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tuỳ theo mục tiêu của hệ thống phân vùng đòi hỏi con người phải có nhận thức đúng đắn và nhận biết rõ ràng về vùng, để vận dụng những đặc tính khách quan của thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất; vị trí địa lý cũng là một trong số các yếu tố tạo vùng rất quan trọng, đặc biệt khi vị trí đó hội tụ đầy đủ các nhân tố thời cơ tập trung các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội,... Pertxik cho rằng “vùng là đối tượng của QH vùng và là một bộ phận của vùng kinh tế, thuộc cấp thấp theo phân vị, do đó phân vùng không gian là cơ sở khoa học của QH vùng” [13]. Về bản chất, cách tiếp cận dựa vào ‘vùng’ (area-based approach) là cách tiếp cận trong ‘QH không gian biển’ (Marine Spatial Planning - MSP) dựa vào hệ sinh thái mà một trong những công cụ quan trọng của nó là ‘Phân vùng chức năng biển’ (Marine Function Zoning - MFZ) [4]. Phân vùng là một khái niệm tương đối phổ biến, được hiểu là phân chia một lãnh thổ lớn thành những lãnh thổ đồng cấp có quy mô nhỏ hơn theo những cách thức khác nhau tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu và phục vụ cho những mục tiêu nhất định. Yếu tố không gian lãnh thổ và địa lý - kinh tế là tiêu chí quan trọng để phân vùng, mục tiêu chung của hoạt động phân vùng là giải quyết mâu thuẫn (giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau), các bất hợp lý trong sử dụng tài nguyên và không gian, qua đó giảm thiểu và loại trừ các bất cập về môi trường, sinh thái, KT-XH, Trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất lợi của sự phát triển đối với môi trường. Đặc trưng của phân vùng là chỉ rõ các vùng có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại, nhưng cần đảm bảo tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không) và tính chủ quan trong phân vùng thể hiện mục đích của phân vùng [3]. Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc, Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế kỷ 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng (PVCN), thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh PVCN đáp ứng nhu cầu phát triển. PVCN không gian thực chất là sự phân chia lãnh thổ Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 17 thành các khu vực khác nhau dựa vào đặc điểm tự nhiên, KT-XH, môi trường và vị trí phân bố của đơn vị lãnh thổ với các đặc điểm tổng hợp sau: Là một đơn vị địa lý tự nhiên; Là một đơn vị kinh tế; Là một đơn vị xã hội và phù hợp với địa giới hành chính. PVCN để tránh xung đột giữa khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế với BVMT. Theo khái niệm như trên, PVCN là việc phân định không gian trong đó những không gian cần được bảo tồn, cần được cải tạo, hoặc cần và có thể được phát triển với mức độ khác nhau theo các đặc điểm tự nhiên, sinh thái và KT-XH để khai thác, sử dụng và quản lý TNTN, môi trường và các giá trị chung một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH vùng một cách bền vững. 3. Tiếp cận địa lý trong quy hoạ ch tổ ng hợ p không gian ven biể n Tiếp cận địa lý trong QHTHKGVB được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu toàn diện các đặc điểm địa lý của khu vực nghiên cứu. QHTHKGVB là một quá trình phân tích và phân bổ phân bố không gian và thời gian của các hoạt động của con người trong vùng biển thành các tiểu vùng để đạt được mục tiêu sinh thái, KT-XH; quá trình phân chia lãnh thổ ven biển thành các tiểu vùng không gian cụ thể một cách toàn diện, tích hợp, có tính minh bạch, có tính thích nghi, tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và dựa trên cơ sở khoa học nhằm phân tích hiện trạng và dự báo tương lai đối với việc khai thác, sử dụng không gian vùng ven biển [10]. Các tiểu vùng này được phân chia dựa trên các tiêu chí về tính đồng nhất tương đối của điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của tài nguyên và khả năng khai thác, sử dụng các dạng tài nguyên đó nhằm tạo ra và tổ chức một cách hợp lý trong sử dụng không gian biển và tương tác giữa các lợi ích, nhằm cân bằng nhu cầu phát triển với sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái ven biển. QHKGTHVB có đặc trưng hiệu quả là sử dụng cách tiếp cận địa lý khác nhau, như sau: (1). Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (EbA): Cách tiếp cận tổng hợp, khoa học, chú trọng xem xét toàn bộ hệ sinh thái, các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống, các ảnh hưởng, tác động tích tụ do các hoạt động của con người tạo ra để QLTNTN, tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. (2). Hệ sinh thái khu vực nghiên cứu: Cửa sông tạo ra sự chuyển đổi giữa môi trường của sông và môi trường của biển, có khả năng ảnh hưởng đến thành phần của biển như thủy triều, sóng và độ mặn của nước và ảnh hưởng đến thành phần của sông như tốc độ dòng chảy và trầm tích. Cửa sông, đầm lầy đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng thủy học, lọc chất gây ô nhiễm và cung cấp môi trường sống cho các loài chim, cá và động vật thân mềm, động vật giáp xác và các loại sinh vật quan trọng khác. Các mối đe dọa chính đối với hệ sinh thái cửa sông ven biển bao gồm quá trình phát triển, ô nhiễm, thay đổi chế độ thủy văn, cũng như các mối đe dọa từ thượng nguồn. Bãi biển thuộc khu vực nghiên cứu: Bãi biển là nơi cung cấp không gian giải trí cho con người. Việc xây dựng các trung tâm đô thị và khu du lịch bãi biển/ gần bãi biển cũng có thể làm thay đổi môi trường sống và các dịch vụ của hệ sinh thái bãi biển do vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường. (3). Tiế p cậ n PVCNKG tổng hợp: Là cách tiếp cận hợp lý và đúng đắn của Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201718 việc phân bổ các nguồn tài nguyên và không gian ven bờ cho các mục đích sử dụng, hoạt động, chức năng khác nhau có tính đến tình trạng của các hệ sinh thái, phù hợp với tầm nhìn và các mục tiêu phát triển bền vững. Cách tiếp cận này cho phép QH và quản lý cùng lúc nhiều mục đích sử dụng KGVB, đặc biệt là những khu vực vấn đề mâu thuẫn trong sử dụng được xác định rõ nhằm quản lý các nguồn tài nguyên trong khu vực cũng như giải quyết hoặc giảm thiểu các mâu thuẫn hiện tại và tiềm ẩn trong tương lai. (4). Tiếp cận hệ thống: Đối tượng nghiên cứu được xem xét như là một bộ phận của hệ thống bao gồm các yếu tố cấu thành có liên hệ chặt chẽ. Hoạt động của hệ thống được quyết định bởi sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống, hoặc giữa các yếu tố của hệ thống với các yếu tố của môi trường xung quanh và đều chịu sự chi phối bởi các quy luật có tính nhân quả theo nguyên tắc họat động của một hệ thống hoàn chỉnh. Cách tiếp cận hệ thống sẽ được sử dụng để phân tích các mối liên hệ giữa các yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội, mối đe dọa và thứ tự ưu tiên để từ đó xây dựng các mục đích, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của QHTHKGVB (ISP). (5). Tiếp cận liên vùng - liên ngành: Đối tượng và khu vực nghiên cứu được xem xét trong mối liên hệ với các khu vực xung quanh (liên vùng) và từ nhiều góc độ (lĩnh vực) liên quan (liên ngành). Sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp liên ngành đề xuất xây dựng các liên kết vi mô và vĩ mô, xem xét rõ ràng các liên kết giữa các vấn đề địa mang tính địa phương (chẳng hạn như phân bổ nguồn lực giữa những người sử dụng tài nguyên khác nhau) với các vấn đề quốc gia, bao gồm chính sách, các thay đổi kinh tế hoặc xã hội, chẳng hạn như việc áp dụng một chính sách hoặc luật thuỷ sản mới, tự do hóa thị trường. Về thực chất cách tiếp cận này cũng là cách tiếp cận hệ thống. (6). Tiếp cận “Kế thừa - Phát triển - Áp dụng”: Kế thừa các nghiên cứu cơ bản, nền tảng, những phương pháp nghiên cứu mới,...và phát triển các sản phẩm nghiên cứu đó để áp dụng cho khu vực và đối tượng nghiên cứu. Để có được kết quả nghiên cứu tốt cần kế thừa triệt để các kết quả nghiên cứu đã có trước đây, lập kế hoạch nghiên cứu trọng tâm những phần còn thiếu phục vụ cho mục tiêu của nghiên cứu. (7). Tiếp cận tham gia: Nguyên tắc tham gia đượ c sử dụ ng trong tiếp cận để xây dựng quy hoạch tổng hợp không gian ven biển (ISP) thể hiện hành động không chỉ ở đánh giá, mà là nhằm thực hiện “học đi đôi với hành” - một hình thức thay đổi xã hội [8], [12]. Như vậy, tiếp cận địa lý học trong QHTHKGVB chính là cách tiếp cận đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên của một vùng ven biển nhằm xác định được mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự nhiên, các tính chất môi trường của lãnh thổ với hoạt động của con người trong quá trình khai thác sử dụng TNTN của lãnh thổ đó. Trong nghiên cứu địa lý, đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên là phương pháp chủ đạo nhằm xác định các mối quan hệ và những tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên trong thể tổng hợp cũng như giữa các thể tổng hợp với nhau. Đánh giá tổng hợp làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc động lực của các thể tổng hợp và sự phân hóa của các dạng tài nguyên, điều kiện tự nhiên, TNTN và môi trường các vùng lãnh thổ nhằm đề xuất khả năng Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 19 khai thác và sử dụng hợp lý TNTN phục vụ cho các mục đích phát triển KT-XH cụ thể [15]. 3. Kết quả nghiên cứu mẫu tại các huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu nhìn từ vệ tinh 3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Với các dạng địa hình lục địa tích tụ (vùng nội đồng) sông biển hỗn hợp có nguồn gốc khác nhau, Hải Hậu - Nghĩa Hưng có tiềm năng lợi thế trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế biển, đặc biệt là vùng đất bãi ngập triều ven biển Nghĩa Hưng có xu hướng bồi tụ phát triển nhanh với tốc độ lấn biển 300 - 350 m/năm (hàng năm được bồi khoảng 32 ha), hình thành bãi bồi lớn tiền đề của vùng đất mới trong tương lai [16], [17]. Khí hậu khu vực hội tụ những đặc điểm của khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ và ven biển, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa; Mùa hạ thời tiết nóng, mưa nhiều; mùa đông trời lạnh khô và mưa ít; Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.700 - 1.800 mm. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, chiếm 82 - 90% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với gần 80% tổng lượng mưa trong năm. Ngày có lượng mưa cao nhất lên đến 200 - 250 mm. Mưa lớn thường xuyên gây ra lũ lụt và ngập úng cho phần lớn các vùng thấp trũng, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông - diêm - ngư nghiệp. Hàng năm, lãnh thổ Hải Hậu - Nghĩa Hưng nhận được một lượng bức xạ phong phú 110 - 120 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ cao trên 87 kcal/cm2/năm. Hệ thống sông ngòi và sông nội đồng khá dầy đặc phân bố đều khắp trên địa bàn theo hình xương cá kết hợp với các tuyến kênh mương chính, rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu và giao thông thủ y: Sông Hồng, sông Sò, sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ ra biển qua các cửa sông: Ba Lạt, Hà Lạn, Ninh Cơ và cửa Đáy với mật độ lưới sông vào khoảng 0,6 - 0,9 km/km2, lượng nước trong các con sông khá phong phú và phân phối tương đối đều theo không gian. Chỉ tính riêng sông Ninh Cơ hàng năm chuyển khoảng 7 tỷ m3 nước, 15 triệu tấn phù sa từ sông Hồng bồi đắp cho vùng biển phía Tây Nam với tốc độ tiến ra biển khoảng 100 - 120m/năm với quá trình từ 0,4 ÷ 1,5 m; đất chủ yếu được hình thành từ phù sa nên có độ phì khá, đặc biệt là ở những nơi hằng năm còn được phù sa bồi đắp; đấ t có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt, rất thích hợp cho việc trồng các loại hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Nằm trong vùng quy luật nhật triều đều của biển phía Bắc biển Ðông, ảnh hưởng của chế độ thủy triều ở Hải Hậu - Nghĩa Hưng thể hiện rõ ở sự xâm nhập mặn và dâng nước ở các khu vực cửa sông, ven biển tác động vào sâu nội địa giúp quá trình thau chua, rửa mặn đồng ruộng [16], [17]. Hải Hậu - Nghĩa Hưng có nguồn tài nguyên sinh vật biển đa dạng và phong Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201720 phú với các vùng đất ngập nước, bãi
Tài liệu liên quan