1. Mở đầu
Trong những năm trở lại đây, giáo dục giá trị sống là một lĩnh vực được các nhà giáo dục
rất quan tâm. Giáo dục giá trị sống có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của học sinh một
cách toàn diện và bền vững bằng việc tập trung nâng cao sự hiểu biết về các giá trị, thúc đẩy các
hành vi tích cực.
Năm 2000, chương trình giáo dục giá trị sống (LVEP) của UNESCO được triển khai ở Việt
Nam [12]. Từ năm 2005, tại các nhà trường, hoạt động giá trị sống, kĩ năng sống được đưa vào các
hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc lồng ghép trong dạy học [1]. Cho đến nay, chương trình giáo dục
giá trị sống đã được phổ biến rộng rãi tại các cơ sở giáo dục tuy nhiên việc triển khai vẫn còn gặp
những khó khăn trong đó xây dựng chương trình giáo dục có tính khả thi, hiệu quả, linh hoạt phù
hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, văn hóa của dân tộc, vùng miền và đáp ứng được yêu cầu
của xã hội đang là một thách thức không hề nhỏ đối với nhà trường. Bài viết tập trung phân tích
các cách tiếp cận lí thuyết hiện đại như lí thuyết về giáo dục tích hợp, lí thuyết về trí tuệ đa nhân tố,
lí thuyết dạy học khám phá để từ đó giúp các nhà giáo dục lựa chọn, xây dựng nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ giáo dục giá trị sống trong
nhà trường phổ thông.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận lí thuyết hiện đại trong giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0205
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 167-171
This paper is available online at
TIẾP CẬN LÍ THUYẾT HIỆN ĐẠI TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Trần Thị Cẩm Tú
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục giá trị sống được phổ biến ngày càng rộng rãi tại nhà trường phổ thông
với các chương trình và cách tiếp cận khác nhau. Bài viết phân tích cách tiếp cận lí thuyết
hiện đại trong giáo dục như lí thuyết giáo dục tích hợp, lí thuyết trí tuệ đa nhân tố, lí thuyết
dạy học khám phá. Từ đó chỉ ra cách thức áp dụng lí thuyết đó vào giáo dục giá trị sống
cho học sinh phổ thông một cách hiệu quả.
Từ khóa: Giá trị, giá trị sống, giáo dục giá trị sống, lí thuyết.
1. Mở đầu
Trong những năm trở lại đây, giáo dục giá trị sống là một lĩnh vực được các nhà giáo dục
rất quan tâm. Giáo dục giá trị sống có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của học sinh một
cách toàn diện và bền vững bằng việc tập trung nâng cao sự hiểu biết về các giá trị, thúc đẩy các
hành vi tích cực.
Năm 2000, chương trình giáo dục giá trị sống (LVEP) của UNESCO được triển khai ở Việt
Nam [12]. Từ năm 2005, tại các nhà trường, hoạt động giá trị sống, kĩ năng sống được đưa vào các
hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc lồng ghép trong dạy học [1]. Cho đến nay, chương trình giáo dục
giá trị sống đã được phổ biến rộng rãi tại các cơ sở giáo dục tuy nhiên việc triển khai vẫn còn gặp
những khó khăn trong đó xây dựng chương trình giáo dục có tính khả thi, hiệu quả, linh hoạt phù
hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, văn hóa của dân tộc, vùng miền và đáp ứng được yêu cầu
của xã hội đang là một thách thức không hề nhỏ đối với nhà trường. Bài viết tập trung phân tích
các cách tiếp cận lí thuyết hiện đại như lí thuyết về giáo dục tích hợp, lí thuyết về trí tuệ đa nhân tố,
lí thuyết dạy học khám phá để từ đó giúp các nhà giáo dục lựa chọn, xây dựng nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ giáo dục giá trị sống trong
nhà trường phổ thông.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
Giá trị (Value): Theo J.H.Fichter, giá trị là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng,
Ngày nhận bài: 10/07/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.
Liên hệ: Trần Thị Cẩm Tú, e-mail: camtu118@gmail.com.
167
Trần Thị Cẩm Tú
đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội.[7,7]. Tác giả John Maciology định nghĩa: Giá trị là
những quy chuẩn mà qua đó một thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong
muốn, điều gì không đáng mong muốn, điều gì là tốt hay dở, điều gì là đẹp hay xấu [5;371],...
Giá trị sống (Living Values): Là những gì cá nhân nhận thức là quan trọng,rất cần thiết, rất
có ý nghĩa, luôn mong đợi; chúng có khả năng chi phối thái độ, cảm xúc, tình cảm và hành vi của
một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Giáo dục giá trị sống (Living Values Education): Là quá trình giúp học sinh lĩnh hội được
những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân, giúp cho các
em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong
đợi của cộng đồng xã hội [11;31].
Qua phân tích trên, chúng tôi cho rằng: Giáo dục giá trị sống là quá trình nhà giáo dục tác
động, hướng dẫn người được giáo dục, giúp họ tự nhận thức, có thái độ trân trọng và tích cực thể
hiện những giá trị sống của bản thân nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.2. Vai trò của giáo dục giá trị sống đối với học sinh phổ thông
Giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông có rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, giáo dục giá
trị sống giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về các giá trị sống như yêu thương, khoan dung, tôn
trọng, hợp tác, đoàn kết, hòa bình. . . từ đó có ý thức vận dụng các giá trị vào cuộc sống nhằm xây
dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân, cho người khác và cho cả cộng đồng. Thứ hai, giáo
dục giá trị sống góp phần giúp cho học sinh có những nguyên tắc hướng dẫn và các kĩ năng để
phát triển nhân cách con người toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, tình cảm và hành vi xã
hội. Thứ ba, giáo dục giá trị sống sẽ giúp xây dựng môi trường học đường thân thiện, tích cực -
yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.3. Tiếp cận các lí thuyết hiện đại trong giáo dục giá trị sống
2.3.1. Lí thuyết về giáo dục tích hợp trong giáo dục giá trị
Lí thuyết tích hợp là một triết lí (trào lưu suy nghĩ) do Ken Wilber khởi xướng. Tích hợp
trong giáo dục là một trong những xu thế nổi bật hiện nay của các quốc gia trên thế giới. Xu hướng
tích hợp hay còn gọi là xu hướng liên hội đang được triển khai sâu rộng trong việc xây dựng các
chương trình giáo dục từ thiết kế nội dung đến phương pháp giảng dạy nhằm kết nối các tri thức,
phát triển năng lực cho người học. Giáo dục/Dạy học tích hợp là định hướng giáo dục/dạy học
trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành
những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực giải quyết
vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Trong giáo dục giá trị sống, lí thuyết tích hợp được vận dụng như thế nào? Tại sao lại cần
vận dụng lí thuyết này?
Xét về mặt lí luận, mục đích của giáo dục giá trị sống không chỉ dừng lại ở việc nâng cao
nhận thức, hiểu biết về các giá trị mà quan trọng hơn là phải giúp học sinh xây dựng những hành
vi tích cực. Chính vì vậy, nếu giá trị sống không gắn với kĩ năng sống sẽ không giúp mỗi cá nhân
phát triển toàn diện về mặt thể chất, tinh thần, cảm xúc, vai trò xã hội một cách bền vững. Giá trị
sống chính là nền tảng, giúp định hướng, thúc đẩy các cá nhân hành động. Kĩ năng sống là năng
168
Tiếp cận lí thuyết hiện đại trong giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay
lực biểu hiện những gì học sinh biết (nhận thức), những gì họ cảm nhận (thái độ), những gì họ
quan tâm (giá trị) ra hành vi bên ngoài. Khi kĩ năng sống phát triển, tích cực, tốt đẹp chúng lại là
cơ sở để thúc đẩy và làm giàu cho những giá trị sống tích cực ở mỗi cá nhân [9]. Nếu chỉ suy ngẫm
và thảo luận các giá trị thôi thì chưa đủ, cần có các kĩ năng để ứng dụng giá trị vào thực tế. Ngày
nay, thanh niên rất cần trải nghiệm cảm giác tích cực có được từ giá trị, hiểu kết quả của hành vi
ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn [2]. Vì vậy, giáo dục giá
trị sống và kĩ năng sống không thể tách rời nhau.
Thực tế hiện nay, các chương trình giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống thường được xây
dựng độc lập nhằm nhấn mạnh mục tiêu của chương trình hướng tới là hình thành kĩ năng hoặc
giá trị. Kết quả là học sinh có thể có những kĩ năng rất tốt nhưng lại không dựa trên nền tảng của
giá trị hoặc ngược lại. Ví dụ, một học sinh có kĩ năng thể hiện sự tự tin của mình trong cuộc sống
và học tập nhưng lại coi thường bạn khác vì cho rằng họ kém cỏi hơn mình. Trong trường hợp này,
học sinh đã thiếu đi giá trị tôn trọng và khiêm tốn. Ngược lại, có những học sinh được học về giá
trị tôn trọng nhưng không biết thể hiện giá trị đó hoặc có những hành vi chưa phù hợp như chê bai,
phê phán người khác...
Qua phân tích có thể khẳng định tích hợp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống là một xu
thế tất yếu. Khi tích hợp giáo dục giá trị sống, giáo viên cần lưu ý:
- Giáo dục đồng thời giá trị sống và kĩ năng sống
- Khi thiết kế bài học, giáo viên cần xác định những kĩ năng giúp học sinh nhận biết, thể
hiện, phát triển các giá trị sống đồng thời lựa chọn các kĩ năng mềm để học sinh được rèn luyện.như
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng hợp tác, kĩ năng biểu đạt cảm xúc, kĩ năng
lắng nghe...
- Dựa vào đặc điểm lứa tuổi để xác định trọng tâm giáo dục giá trị và tích hợp các kĩ năng
phù hợp. Ví dụ: Với nội dung giáo dục là 12 giá trị cốt lõi toàn cầu như hòa bình, hạnh phúc, tôn
trọng, yêu thương, trách nhiệm, khoan dung, giản dị, khiêm tốn, trung thực, tự do, hợp tác, đoàn
kết nhưng đối với hoc sinh trung học cơ sở nên « chú ý đến những giá trị hướng vào quan hệ nhóm,
tập thể, xã hội và tự điều chỉnh bản thân. Các giá trị: Tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm,
khoan dung... có nội dung mở rộng và đi sâu nghiên cứu vào quan hệ với bạn, với nhóm... chú ý
những giá trị khiêm tốn, giản dị, trung thực... làm tăng giá trị bản thân » [11 ;31]. Theo chương
trình giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống của nhóm tác giả Đại học Giáo dục Hà Nội [6], đối
với bậc học trung học cơ sở, giáo dục cần trang bị các kĩ năng sống cho học sinh như: Kĩ năng tự
nhận thức, kĩ năng phát triển sự tự trọng, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng kiên cường, kĩ năng tư duy phê
phán, kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết xung đột.
2.3.2. Lí thuyết về trí tuệ đa nhân tố của Howard Gardner và lí thuyết về dạy học khám
phá của J. Bruner
Lí thuyết về trí thông minh đa nhân tố do nhà tâm lí học người Mĩ Howard Gardner xây
dựng từ năm 1983 dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trong thời gian dài liên
quan đến các lĩnh vực như: Nhân loại học, tâm lí học nhận thức, tâm lí học phát triển, khoa học
tiểu sử, sinh lí học về động vật và giải phẫu về thần kinh học [8,25]. Lí thuyết này cho rằng não bộ
đã tạo ra các năng lực trí tuệ khác nhau ở mỗi người.
Howard Gardner đã phá vỡ quan điểm lâu nay trong giáo dục khi mọi người đã quá chú
trọng tư duy logic và tư duy ngôn ngữ. Ông cho rằng con người tồn tại ít nhất 7 loại hình trí tuệ
169
Trần Thị Cẩm Tú
bao gồm: (1) trí tuệ ngôn ngữ (linguistic intelligence): Năng lực diễn đạt ngôn ngữ dễ dàng bằng
cách nói hoặc viết (2) trí tuệ logic - toán (logical - mathematic intelligence): Năng lực tính toán
phức tạp và lí luận sâu sắc (3) trí tuệ không gian (spatial intelligence): Là khả năng lĩnh hội chính
xác thế giới không gian thị giác (4) trí tuệ vận động cơ thể (body - kinesthtic intelligence): Là năng
lực kiểm soát các vận động của cơ thể (5) trí tuệ âm nhạc (musical intelligence): Năng lực biết cảm
thụ sáng tạo trong âm nhạc (6) trí tuệ tương tác cá nhân (intrapersonal intelligence): Năng lực nhìn
nhận, thấu cảm, đánh giá các đối tượng và có liên kết mọi người (7) trí tuệ nội tâm (intrapersonal
intelligence: Là năng lực nhận biết, đánh giá chuẩn xác các cảm xúc và hành vi của mình. Ngoài
ra còn có 2 loại hình trí tuệ mới là trí tuệ thiên nhiên là năng lực hiểu biết về môi trường và thế
giới xung quanh và trí tuệ hiện sinh là năng lực nhận thức về mối quan hệ của con người với những
vấn đề hiện hữu của cuộc sống.
Vào những thập niên 60 và 70 của thế kỉ trước, Jerome Bruner đã đưa ra lí thuyết về mô
hình dạy học khám phá. Ông cho rằng học sinh học tốt nhất bằng cách khám phá, giải quyết vấn
đề, tương tác với môi trường [13]. Mô hình dạy học khám phá của Bruner có 4 thành phần cơ bản:
(1) Sự tò mò và không chắc chắn của học sinh cần được giải đáp bằng cách giáo viên đưa ra vấn
đề và đặt họ vào các tình huống khác nhau để kích thích sự hiểu biết, tìm tòi của học sinh; (2): Cấu
trúc của kiến thức nên được trình bày đơn giản để người học nắm bắt; (3): Tiến trình dạy học cần
căn cứ vào phong cách học tập, nhận thức của học sinh, giáo viên nên đi từ trực quan đến lí luận;
(4): Động cơ học tập: Giáo viên cần có sự kết nối với học sinh để có sự phản hồi và luôn khích lệ
người học [4].
Quan điểm này tương đồng với mô hình về tháp học tập của Phòng thực nghiệm quốc gia
tại Belthel, Maine của Hoa Kì khi chỉ ra mối quan hệ giữa khả năng tiếp nhận kiến thức của học
sinh với hình thức học tập. Theo đó, học sinh học qua nghe giảng chỉ tiếp thu 5%, qua đọc là 10%,
qua nghe băng - đĩa, hình ảnh là 20%, qua biểu diễn thể hiện là 30%, qua thảo luận là 50%, qua
thảo luận nhóm là 50%, qua cách dạy cho người khác là 90%.
Vận dụng lí thuyết trí tuệ đa nhân tố, lí thuyết dạy học khám phá của và mô hình học tập
trong giáo dục giá trị sống, chúng tôi nhận thấy giáo dục giá trị sống chỉ thực sự hiệu quả khi
trong giờ giảng dạy giá trị, giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học để giúp
người học được phát huy tối đa khả năng của bản thân đồng thời đa dạng các hoạt động để người
học được khám phá các giá trị. Bởi cơ chế chuyển hóa giá trị của cá nhân chính là sự trải nghiệm.
Học sinh không chỉ biết, hiểu về giá trị mà họ còn đánh giá, lựa chọn giá trị nào tốt hay không tốt,
phù hợp hay không phù hợp với bản thân khi họ được trao đổi, suy ngẫm, giải quyết vấn đề trong
các tình huống khác nhau. Điều này tạo nên sự khác biệt rõ rệt giữa giáo dục giá trị sống với các
chương trình giáo dục đạo đức, công dân còn nặng nề tính thuyết giáo trước đây.
Khi hướng dẫn học sinh trong những giờ giáo dục giá trị sống, giáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp và có tính đa dạng hóa.
Đặc biệt trong mỗi bài học nên phát huy tối đa 4/9 loại hình trí tuệ [13;6] giúp học sinh được học
qua chia sẻ, học qua làm việc nhóm, học qua âm nhạc, học qua suy ngẫm, học qua vận động,...
- Hạn chế tối đa thời gian thuyết trình, nên tích cực hóa hoạt động học tập để học sinh được
trải nghiệm bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: Thảo luận, đóng vai theo tình huống,
tưởng tượng, trò chơi, chia sẻ, hoạt động nghệ thuật (hội họa, âm nhạc, thơ, kịch...), kể chuyện,
phân tích phim, khám phá các ý tưởng, hồi tưởng, bản đồ tâm trí, trò chơi, giải quyết vấn đề, đặt
câu hỏi...
170
Tiếp cận lí thuyết hiện đại trong giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay
3. Kết luận
Để giáo dục giá trị thực sự mang lại sự phát triển bền vững về nhân cách của học sinh phổ
thông, các nhà trường cần có một chương trình giáo dục phù hợp và thực sự truyền được cảm hứng
cho cả giáo viên và học sinh. Khi xây dựng chương trình giáo dục giá trị sống cần chú ý đến sự
tích hợp trong giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, cần
có sự kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh trong việc
khám phá, trải nghiệm, vận dụng các giá trị sống. Việc tiếp cận với các lí thuyết hiện đại có tính
chất gợi mở về cách thức thực hiện giáo dục giá trị sống hiện nay cần tập trung vào người học và
vì sự phát triển của người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình, 2009. Giáo dục kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2] Diane Tillman, 2009. Những giá trị sống cho tuổi trẻ. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ ChíMinh.
[3] Howard Gardner,1983. Frame of Mid: The theory of Multiple Intelligences.
[4] J.S.Bruner, 1967. Toward a Theory of Instruction. Harvard University Press.
[5] Đặng Cảnh Khanh, 2007. Xã hội học thanh niên. Nxb Chính trị quốc gia.
[6] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, 2010. Giáo dục giá trị sống
và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Định Thị Kim Thoa, Đặng Hồng Minh, 2008. Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Thomas Armstrong„ 2011. 7 loại hình thông minh - Nhận biết và phát triển trí năng tiềm ẩn.
Nxb Lao động - Xã hội.
[9] Trần Thị Lệ Thu, 2014. Chương trình giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống tại trường học
Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc tế về đổi mới giáo dục ICER 7: Đổi mới và thực hành tốt
trong giáo dục theo quan điểm toàn cầu.
[10] Trần Thị Lệ Thu (chủ biên), Trần Thị Cẩm Tú, Bùi Thị Nga, 2014. Giáo dục giá trị sống và
kĩ năng sống cho học sinh lớp 3. Tập 1, Tài liệu dành cho giáo viên. Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
[11] Mạc Văn Trang, 2011. Giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay. Kỉ yếu hội thảo
khoa học: Nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
[12]
[13]
ABSTRACT
An approach to modern theory in living values education
Living values education, with its many different programs and approaches, has recently
gained in popularity in high schools. This article analyses an approaches modern theories of
education that include the theory of integration, the theory of multiple Intelligence and the theory
of instruction. The author then suggests a method to apply these theories to living value education
in an effective way.
Keywords: value, living values, living value education, theory
171