Nhiệm vụ của trường mầm non là: "Tiếp nhận, chăm
sóc và giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi". Các bé khi đến trường còn
chưa biết đi, chưa biết nói, mọi sinh hoạt ban đầu hoàn toàn
nhờ vào cô giáo. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn
vô cùng lo lắng, không biết các cô giáo mầm non có chăm sóc
con mình được chu đáo được hay không. Đặc biệt là với các
cháu bị suy dinh dưỡng, các bé biếng ăn các bậc cha mẹ không
tránh khỏi những băn khoăn trăn trở, đang giờ làm việc cũng
tranh thủ đến xem con có khóc không, ăn có được nhiều
không? Những trăn trở của họ -chúng tôi, những cô giáo mầm
non đều thấu hiểu và thông cảm.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ của trường mầm non là: "Tiếp nhận, chăm
sóc và giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi". Các bé khi đến trường còn
chưa biết đi, chưa biết nói, mọi sinh hoạt ban đầu hoàn toàn
nhờ vào cô giáo. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn
vô cùng lo lắng, không biết các cô giáo mầm non có chăm sóc
con mình được chu đáo được hay không. Đặc biệt là với các
cháu bị suy dinh dưỡng, các bé biếng ăn các bậc cha mẹ không
tránh khỏi những băn khoăn trăn trở, đang giờ làm việc cũng
tranh thủ đến xem con có khóc không, ăn có được nhiều
không? Những trăn trở của họ - chúng tôi, những cô giáo mầm
non đều thấu hiểu và thông cảm.
Để các bậc cha mẹ yên tâm công tác, chúng tôi đã thực sự
vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, dạy trẻ biết đi đứng, dạy
trẻ nói điều hay lẽ phải, dỗ dành trẻ ăn hết xuất, ru cho các bé
ngủ ngon giấc. Chúng tôi, những cô giáo mầm non chỉ ước
mong làm sao nuôi cho các bé khoẻ, dạy cho các bé ngoan,
mở ra trước mắt các bé một thế giới đầy kỳ thú để các bé thoải
mái tìm tòi và khám phá, tạo cho các bé các sân chơi để các bé
có dịp trải nghiệm những gì bé được cô dạy ở trường và cả
những gì bé tự khám phá được. Những gì các bé làm được là
một món quà quý giá mà các bé tặng cho chúng tôi.
2
Tâm huyết là thế nhưng trên thực tế trường mầm non
Chiềng Mung còn gặp muôn vàn khó khăn trong công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trường được thành lập
từ tháng 8 năm 2004 với 24 nhóm lớp, các lớp được phân bố ở
các thôn bản, tiểu khu trong toàn xã, hầu hết phòng học là nhà
tạm, nhà mượn, trang thiết bị bên trong hầu như không có gì.
Trong khi đó nhu cầu gửi trẻ đến trường mầm non lại rất lớn
vì vậy nhà trường phải huy động phụ huynh làm nhà tạm và
mượn phòng học của các nhà văn hoá thôn bản, phòng học của
các cơ quan và các trường tiểu học trên địa bàn.Năm học
2007-2008 nhà trường được đầu tư 6 phòng học kiên cố từ
chương trình kiên cố hoá trường lớp học nhưng các công trình
phụ trợ không có, với 6 phòng học/23 nhóm lớp - đây là một
thử thách với cô trò nhà trường. Nhà trường đã từng bước
khắc phục những khó khăn đó, cùng với các ban ngành đoàn
thể và đặc biệt là hội phụ huynh nhà trường đã xây dựng thêm
3 bếp ăn và các công trình vệ sinh, mua sắm thêm được một số
trang thiết bị phục vụ dạy và học, sân chơi ngoài trời ở điểm
trung tâm đã có đồ chơi.
Đứng trước thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường còn
thiếu thốn như vậy, tôi rất băn khoăn trăn trở: Làm thế nào để
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhóm
lớp để các cháu có được chỗ ăn chỗ học, có đầy đủ đồ dùng đồ
3
chơi cho cô và trẻ hoạt động, để các cô dạy tốt hơn, các cháu
học tốt hơn. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi đi đến quyết định chọn
đi tìm con đường để giải quyết được những khó khăn về cơ sở
vật chất trước mắt mà nhà trường cần giải quyết. Đây cũng
chính là lý do tôi chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm trong
công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học".
II.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1.Khảo sát thực trạng.
*Về quy mô trường lớp:
Trường mầm non Chiềng Mung được thành lập từ tháng
8.2004, địa bàn trải rộng trên toàn đại bàn xã Chiềng Mung,
ngoài ra còn có điểm Nhà trẻ đóng tại trung tâm giáo dục lao
động tỉnh. Gồm có 8 điểm nhóm lớp: Trung tâm; Tiểu khu Nà
Sản; Ba Vì; Nà Sang; Lầu Hời; Hoàng Văn Thụ; Noong Nái;
Trung tâm giáo dục lao động tỉnh. Với số điểm nhóm lớp
nhiều như vậy cộng với số học sinh đông, các lớp nằm rải rác
không tập trung vì vậy rất khó khăn trong công tác quản lý chỉ
đạo.
Cụ thể:
STT Năm học Nhà trẻ Mẫu giáo Ghi
4
Số
nhóm
Số trẻ Số lớp Số h/s chú
1 2004-
2005
7 42 21 308
3 2005-
2006
9 61 19 327
4 2006-
2007
6 36 18 312
*Về cơ sở vật chất:
Là trường mới thành lập, cơ sở vật chất ban đầu hầu như
không có gì, khu trung tâm chưa có, các nhóm lớp hầu hết là
nhà tạm, nhà mượn. Song trường lại thuộc khu vực vùng I của
huyện Mai Sơn, điều kiện sống của nhân dân trong địa bàn
tương đối ổn định. Nhận thức của một số bậc phụ huynh về
ngành học tương đối đầy đủ, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bậc
phụ huynh nhận thức về ngành học còn nhiều hạn chế, coi
trường mầm non chỉ là nơi trông nom, chăm sóc trẻ nên phó
mặc mọi việc chăm sóc - giáo dục trẻ cho các cô giáo mầm
non. Về cơ sở vật chất ít được các cấp các ngành quan tâm tạo
điều kiện, phụ huynh lại phó mặc và trông chờ vào nhà nướcc.
5
Chính vì vậy cơ sở vật chất nhà trường khi mới thành lập vô
cùng thiếu thốn. Cụ thể là:
S
T
T
Năm
học
Phòn
g học
tạm
Phòng
học
cấp 4
Phòn
g học
kiên
cố
Bếp
một
chiều
Sân
chơi
Sân có
đồ
chơi
1 2004-
2005
20 2 0 0 0 0
3 2005-
2006
20 2 0 0 0 0
4 2006-
2007
20 2 0 1 1 0
*Về tình hình đội ngũ:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, nhiệt tình, yêu
nghề mến trẻ, năng động, sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Song bên cạnh đó trình độ chuyên môn của một
số giáo viên chưa đạt chuẩn, năng lực chuyên môn không
6
đồng đều, đa số chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ ảnh hưởng
đến công tác giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.
Trình độ ST
T
Năm
học
Số
lượng
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Sơ cấp
1 2004-
2005
30 1 3 15 11
3 2005-
2006
30 1 4 15 11
4 2006-
2007
31 1 4 26 0
2.Biện pháp tiến hành:
2.1.Biện pháp 1. Thực hiện tốt công tác tham mưu.
Đế làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất qua công tác
xã hội hoá giáo dục thì việc phải làm trước tiên đó là cần làm
tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu thêm về
nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác chăm sóc
giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi.
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây Đảng và
Nhà nước rất quan tâm đến ngành học, coi "Giáo dục là quốc
7
sách hàng đầu" trong đó giáo dục mầm non là bậc học đầu
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò nền tảng.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đối với giáo
dục mầm non. tuy nhiên việc áp dụng các chính sách đó ở địa
phương còn chưa đầy đủ, chưa tương xứng với tầm quan trọng
của ngành học. Chính vì vậy, tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi
và viết tờ trình lên các cấp chính quyền địa phương đề đạt các
nguyện vọng, nhu cầu cần thiết cho việc dạy và học của nhà
trường. sau nhiều lần đệ trình, nàh trường đã nhận được sự
quan tâm về tinh thần và vật chất: cấp đất(Điểm trung tâm,
điểm Hoàng Văn Thụ và một số điểm lẻ), giải phóng mặt
bằng, đầu tư xây dựng phòng học, trang thiết bị trong và ngoài
lớp. Đây là nguồn động viên và tạo điều kiện để nhà trường
chúng tôi chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
2.2.Biện pháp 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận
động phụ huynh học sinh.
Hằng năm, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung
tuyên truyền, số lượt tuyên truyền, hình thức tuyên truyền tới
toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Yêu cầu các nhóm
lớp xây dựng kế họch và tổ chức tuyên truyền tới 100% các
bậc phụ huynh. Ngoài ra tôi còn tranh thủ các buôit họp phụ
huynh toàn trường hoặc các buổi họp ban đại diện phụ huynh
học sinh để tuyên truyền những kiến thức nuôi dạy con theo
8
khoa học, những điều kiện và nhu cầu cần thiết về cơ sở vật
chất cho việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Từ
đó, tôi kết hợp với hội phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ
kinh phí xây dựng cơ sở vật chất.
Trong năm học nhà trường đã huy động từ phụ huynh
đóng góp trên 70 triệu đồng để xây dựng tường rào khu trung
tâm và các công trình phụ trợ cho các điểm.( Làm mái vòm,
nhà để xe khu trung tâm, sửa chữa các phòng học, bếp ăn của
3 điểm…)
2.3.Biện pháp 3. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo
dục mầm non.
Làm tốt công tác xã hội hoá là một việc làm vô cùng cần
thiết trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Nếu
chỉ dựa vào sự đóng góp của nhân dân thì không thể xây dựng
được cơ sở vật chất để đáp ứng được các nhu cầu chăm sóc
giáo dục trẻ. Vì vậy đòi hỏi phải có sự ủng hộ, chung tay gánh
vác của toàn thể xã hội. Chính vì vậy tôi đã kêu gọi sự quan
tâm, ủng hộ của các đơn vị như: Các doanh nghiệp, các nhà
hảo tâm, các tập thể, cá nhân, các cơ quan đơn vị đóng trên địa
bàn cũng như ngoài địa bàn.Trong năm học đã huy động được
sức người, sức của để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và
cảnh quan môi trường trong nhà trường luôn xanh - sạch - đẹp.
Các đơn vị đã tạo điều kiện để nhà trường có được những
9
công trình xây dựng cho nhà trường và ủng hộ nhà trường tổ
chức tốt các lễ hội và các hội thi của cô và trẻ.
2.4.Biện pháp 4. Tăng cường công tác nâng cao trình
độ cho cán bộ giáo viên.
Muốn nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
thì đòi hỏi cán bộ giáo viên trong nhà trường phải tự học, tự
bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Mặt khác tôi lên kế
hoạch cho chị em cán bộ giáo viên trong trường đi học nâng
cao trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Đến nay
100% giáo viên trong trường đều đạt trình độ chuẩn và trên
chuẩn.
Bên cạnh đó cần xây dựng cac tiết dạy thực hành chuyên
đề để chị em học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tổ chức các buổi thảo luận để chị em phổ biến kinh
nghiệm trong công tác chuyên mônnhư: cách làm đồ dùng đồ
chơi, cách soạn giảng trên máy vi tính, cách thiết kế các bài
giảng điện tử, việc tổ chức linh hoạt các hoạt động trong ngày
cho trẻ, đạc biệt là việc thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới.
Từ những biện pháp trên đã làm cho chất lượng dạy và
học trong nhà trường được nâng lên rõ rệt. Từ chỗ chỉ có 2
giáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2004 đến nay trường đã có 4 giáo
10
viên giỏi cấp tỉnh và nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên
giỏi cấp trường và cấp huyện. đồng thời chất lượng hai mặt
giáo dục luôn đạt chỉ tiêu đề ra, nghiệm thu trẻ 5 tuổi bàn giao
với trường tiểu học luôn đạt 100%.
2.5.Biện pháp 5. Thường xuyên tổ chức các hội thi của
cô và trẻ.
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui
chơi, thông qua các hoạt động đó trẻ được trải nghiệm những
kiến thức trẻ đã lĩnh hội được qua quá trình truyền thụ của cô
giáo, trẻ được thể hiện mình. Chính vì vậy, trong chương trình
giáo dục mầm non một nội dung không thể thiếu được đó là
việc tổ chức các lễ hội và các hội thi của trẻ. Đó chính là
thước đo đánh giá chất lượng dạy và học của nhà trường, qua
đó các cấp các ngành và phụ huynh thấy được kết quả học tập
của trẻ từ đó có sự ủng hộ nhà trường trong việc xây dựng cơ
sở vật chất. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhà trường
luôn tổ chức các hội thi của cô và trẻ như: Thi giáo viên dạy
giỏi, thi giáo viên nuôi dưỡng giỏi, thi làm đồ dung đồ chơi tự
tạo, thi cô giáo kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
thi Bé mầm non nói Tiếng Việt, thi Bé mầm non Kể chuyện
đọc thơ, thi gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ, Bé mầm non giáo
dục bảo vệ môi trường…Các hội thi đều được tập thể cán bộ
giáo viên và phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.
11
Kết quả của các hội thi đã đánh giá thực chất chất lượng
dạy và học, tạo thêm niềm tin cho các bậc phụ huynh và đó
cũng là thông điệp chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh
và cộng đồng xã hội hãy chung tay góp sức cùng với chúng tôi
- người giáo viên mầm non xây dựng nền móng vững chắc cho
thế hệ tương lai của gia đình và đất nước.
III.KẾT QUẢ CHUNG.
Nắm chắc các điều kiện thực tế của nhà trường và áp
dụng các biện pháp trên vào công tác xây dựng cơ sở vật chất
của nhà trường đã thu được kết quả rất tốt. Nhà trường đã
nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp các ngành,
đặc biệt là cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, hỗ trợ kinh
phí xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và mua sắm các trang
thiết bị đồdùng đồ chơi cho cô và trẻ.
Nhà trường phối hợp chặt chẽ hơn với các ban ngành
chức năng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ như: Phối hợp với
y tế tổ chức khám sức khoẻ cho giáo viên và học sinh, phối
hợp với hội phụ nữ xã tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ theo
khoa học, phòng bệnh cho trẻ…
Nhận thức của các bậc phụ huynh về ngành học được
nâng lên, các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc
12
giáo dục trẻ và phối hợp với giáo viên để thực hiện. Phụ
huynh cùng đóng góp kinh phí với nhà nước để xây dựng các
công trình từ dự án 925 xây dựng 3 bếp ăn, 2 sân chơi, 3 nhà
vệ sinh, là mài vòm điểm trung tâm, làm nhà bán mái trung
tâm, xây dựng tường rào xung quanh điểm trung tâm…
Kết quả:
*Về quy mô trường lớp:
Nhà trẻ Mẫu giáo STT Năm học
Số
nhóm
Số trẻ Số lớp Số h/s
Ghi
chú
1 2007-
2008
6 41 18 331
3 2008-
2009
6 4 17 358
4 2009-
2010
6 53 18 378
*Về cơ sở vật chất:
S
T
T
Năm
học
Phòn
g học
tạm
Phòng
học
cấp 4
Phòn
g học
kiên
Bếp
một
chiều
Sân
chơi
Sân có
đồ
chơi
13
cố
1 2007-
2008
6 3 6 2 2 1
3 2008-
2009
6 4 6 3 2 1
4 2009-
2010
5 5 6 3 2 1
*Về tình hình đội ngũ:
Trình độ ST
T
Năm
học
Số
lượng
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Sơ cấp
1 2007-
2008
33 1 4 28 0
3 2008-
2009
36 1 3 32 0
4 2009-
2010
38 2 3 33 0
14
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Từ những kết quả đã đạt được như trên bản thân tôi rút ra
một số bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng cơ sở vật
chất nhà trường như sau:
Một là: Người cán bộ quản lý nhất là người hiệu trường
phải làm tốt công tác tham mưu. Có làm tốt công tác tham
mưu thì nhà trường mới đón nhận được sự quan tâm của cấp
uỷ Đảng, chính quyền địa phương ủng hộ trong việc tạo điều
kiện xây dựng cơ sở vật chất nàh trường, động viên tinh thần
cho cán bộ giáo viên và học sinh là động lực chính giúp cho
nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học của nhà
trường.
Hai là: Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà
trường. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải làm tốt công tác
tuyên truyền vận động tới toàn thể các bậc phụ huynh để họ
nhận thức đúng dắn về ngành học từ đó họ xác định được vai
trò, trách nhiệm của gia đình đối với việc đóng góp xây dựng
cơ sở vật chất trường học.
Ba là: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Để
làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, chúng ta
cần phải phối hợp chặt chễ với các ban ngành chức năng và
cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Có được
sự ủnh hộ của các các ban ngành chức năng và cộng đồng xã
15
hội về kinh phí xây dựng cơ sở vật chất thì sự nghiệp giáo dục
của nhà trường như được chắp thêm cánh để đi đến thành
công.
Bốn là: Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán
bộ giáo viên là một việc cần thiết để nâng cao chất lượng dạy
và học trong nhà trường, giáo viên có trình độ, vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, có tâm huyết, năng động
sáng tạo thì mới có khả năng truyền thụ kiến thức tốt nhất.
Một nhà trường mà không có đội ngũ cán bộ giáo viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì nhà trường không thể
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, nâng cao chất lượng
đội ngũ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng.
Năm là: Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non là: "Chơi mà
học, học bằng chơi" do đó muốn đánh giá kết quả học tập của
trẻ, để các bé có cơ hội trải nghiệm những kiến thức đã học thì
việc tổ chức các hội thi cho cô và trẻ là việc làm phù hợp với
trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nếu làm tốt được công tác này sẽ là
hành trang quý báu giúp trẻ bước vào trường tiểu học đầy tự
tin. Có được điều đó sẽ tạo được niềm tin để có sự ủng hộ kinh
phí trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
V.NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
16
Để từng bước xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đáp
ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường chúng tôi kính
mong các cấp có thẩm quyền tiếp tục đầu tư xây dựng thêm
phòng học và các phòng chức năng như phòng ăn, phòng ngủ,
phòng âm nhạc, phòng thể chất… hỗ trợ kinh phí để mua sắm
trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học để nhà
trường chúng tôi có điều kiện thực hiện tốt công tác chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non.
Chiềng Mung, ngày 20 tháng 5 năm
2010
Người viết
Đinh Thị Sen
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
17
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………………
Chiềng Mung, ngày …tháng…năm
2010
Phó hiệu trưởng