Tiếp thị tin nhắn – cách để biến “rác” thành tiền

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lạm dụng hình thức tiếp thị qua thiết bị di động để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mới mà không có sự chọn lọc hoặc không được sự đồng ý của khách thuê bao, đã gây phiền hà cho họ. Bên cạnh đó, không ít tổ chức, cá nhân có ý đồ trục lợi từ phía người sử dụng điện thoại di động khi gửi tin nhắn với nội dung lừa đảo liên quan đến việc trúng thưởng, tặng quà làm người tiêu dùng có cái nhìn thiếu thiện cảm với hình thức tiếp thị này

pdf12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp thị tin nhắn – cách để biến “rác” thành tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp thị tin nhắn – cách để biến “rác” thành tiền Tiếp thị tin nhắn – cách để biến “rác” thành tiền Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lạm dụng hình thức tiếp thị qua thiết bị di động để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mới mà không có sự chọn lọc hoặc không được sự đồng ý của khách thuê bao, đã gây phiền hà cho họ. Bên cạnh đó, không ít tổ chức, cá nhân có ý đồ trục lợi từ phía người sử dụng điện thoại di động khi gửi tin nhắn với nội dung lừa đảo liên quan đến việc trúng thưởng, tặng quà… làm người tiêu dùng có cái nhìn thiếu thiện cảm với hình thức tiếp thị này. Mặc dù vậy, những vấn đề kể trên không làm kênh tiếp thị này hoàn toàn mất đi tính thu hút. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong hoạt động tiếp thị trên thiết bị di động và xây dựng niềm tin nơi khách hàng. Những dự báo từ giới quan sát thị trường cho thấy hoạt động tiếp thị trên thiết bị di động tiếp tục phát triển theo những hướng mới. Các doanh nghiệp đã thận trọng hơn trong việc gửi tin nhắn tiếp thị đến cho khách hàng, nội dung tin nhắn giới thiệu những lợi ích cụ thể chứ không đơn thuần chỉ giới thiệu hàng hóa, dịch vụ mới. Bên cạnh đó, trào lưu tiếp thị dành riêng cho điện thoại thông minh (smartphone) đang du nhập vào Việt Nam qua hình thức quét mã vạch QR Code. Thông tin phải thiết thực đối với khách hàng Ông Phạm Hải Đăng, Trưởng bộ phận tiếp thị trực tuyến Công ty Thương mại – Sản xuất nệm mousse Liên Á, cho biết công ty áp dụng hình thức tiếp thị trên điện thoại di động từ tháng 7-2011 đến nay và ghi nhận hoạt động này mang lại hiệu ứng tích cực. Mỗi khi công ty có chiến dịch truyền thông, các khách hàng quen sẽ được gửi những thông tin liên quan đến chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm, chăm sóc khách hàng… và hoạt động này giúp lượng khách hàng tăng khoảng 20-30%. “Trong những dịp khai trương cửa hàng trưng bày sản phẩm mới (showroom), lượng khách hàng từ kênh tiếp thị này chiếm khoảng 40% trong tổng số những khách hàng đến xem và mua sắm”, ông Đăng nói. Chuỗi nhà hàng món ăn Nhật Bản Ajisen Ramen và nhà hàng lẩu băng chuyền Kichi Kichi cũng thường sử dụng hình thức tiếp thị qua tin nhắn trên điện thoại di động. Một người đại diện của chuỗi nhà hàng Ajisen Ramen cho biết, lượng khách hàng họ có được từ hình thức tiếp thị này chiếm khoảng 30% trong tổng số khách hàng hiện nay. Ông Vũ Hoàng Tâm, Giám đốc điều hành Công ty VHT – doanh nghiệp cung cấp giải pháp về di động, cho biết hiện nay có ba hình thức tiếp thị phổ biến trên điện thoại di động. Hình thức đầu tiên là tương tác qua đầu số tin nhắn SMS, các tin nhắn mà người sử dụng nhận được từ một số điện thoại lạ chính là từ hình thức này. Hình thức thứ hai là tin nhắn thương hiệu (Brand Name SMS) được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay và người sử dụng cũng tương đối chấp nhận hình thức quảng bá này. Cuối cùng là tiếp thị trên các ứng dụng di động (Google Admob). Ví dụ, khi người dùng điện thoại di động chơi trò chơi (game) được tải từ các cửa hàng ứng dụng di động (app-store), sẽ thấy thỉnh thoảng trong trò chơi đó xuất hiện hình ảnh logo, thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp dưới dạng biểu ngữ, khẩu hiệu (banner) nằm ở phía dưới màn hình. Nếu quan tâm, người sử dụng có thể nhấp (click) vào các banner này và được dẫn đến trang web chứa đựng thông tin tiếp thị của doanh nghiệp. Hiện nay, hình thức này cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Ông Tâm cho biết hình thức mà Công ty VHT đang sử dụng là tin nhắn thương hiệu, người sử dụng điện thoại khi nhận được sẽ thấy tên thương hiệu công ty thay vì chỉ thấy các đầu số 8xxx, 7xxx, 1900xxxx mà không biết của đơn vị nào gửi đến, làm cho họ dễ liên tưởng đến tin nhắn lừa đảo hay “tin nhắn rác” và xóa ngay sau khi nhận được. Ngoài việc sử dụng hình thức phù hợp, các chuyên gia cho rằng, nội dung tin nhắn phải thiết thực như chương trình khuyến mãi, giảm giá ra sao, khách hàng sẽ được tặng sản phẩm sử dụng thử khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm mới…, bên cạnh đó là các hoạt động chăm sóc khách hàng quen như chúc mừng sinh nhật, nhắc nhở khách hàng đi tái khám bệnh… thì mới có thể làm cho khách quan tâm và nhớ đến doanh nghiệp. Chú trọng việc xây dựng dữ liệu khách hàng Ông Đăng của Công ty Liên Á cho rằng khó khăn lớn nhất khi tiến hành khâu tiếp thị trên thiết bị di động là phải gửi tin nhắn đến đúng đối tượng khách hàng, nếu không, tin nhắn có thể gây phiền toái cho khách và để lại ấn tượng xấu cho họ. Để có được dữ liệu khách hàng sử dụng điện thoại di động, từ đặc thù của ngành hàng của mình, Liên Á tìm kiếm những người trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn (22- 28 tuổi), mua dữ liệu từ những nhà hàng có tổ chức tiệc cưới hoặc từ các nhà đầu tư xây dựng chung cư…, tất cả có liên quan đến nguồn khách hàng sử dụng nệm mousse. Còn ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, Giám đốc Công ty Truyền thông Emerald, thường tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp việc tự xây dựng dữ liệu khách hàng theo một vòng đời cụ thể (customer life cycle), bằng cách phân chia dữ liệu khách hàng theo các đối tượng như: khách hàng tiềm năng, khách hàng đang sử dụng sản phẩm, khách hàng trung thành và khách hàng đã ngưng sử dụng sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp gửi những thông điệp tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng. “Tùy thuộc vào loại sản phẩm của mình mà các doanh nghiệp có những cách thu thập dữ liệu khách hàng khác nhau như qua trang web, qua các chương trình khuyến mãi, khuyến khích khách hàng chủ động cung cấp thông tin cho mình…”, ông Thành nói. Người đại diện Công ty TNHH Hoa Sen Việt – nhà phân phối mỹ phẩm thương hiệu TheFaceShop và cũng là khách hàng doanh nghiệp của Emerald, cho biết công ty khuyến khích khách hàng để lại thông tin cá nhân trong lần mua hàng đầu tiên, giúp công ty thực hiện các hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Ông Tâm cũng chia sẻ, cách đây khoảng hai năm, VHT tư vấn cho thương hiệu bột giặt Viso (sản phẩm của Unilever) cách thu thập dữ liệu người tiêu dùng mà không làm phiền họ. Đầu tiên là lập một trang web mới dành riêng cho chiến dịch truyền thông. Tiếp đó, khuyến khích người sử dụng Internet vào trang web mới này và để lại thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại di động để được nhận quà tặng là một sản phẩm bột giặt mới. Mặc dù giá trị của quà tặng không cao nhưng chiến dịch tiếp thị đã khá thành công vì có rất nhiều người tiêu dùng tham gia. Tránh gây phiền toái cho khách hàng Theo ông Đăng, để đạt được hiệu quả tốt từ việc tiếp thị qua tin nhắn trên điện thoại di động cần tránh gây phiền toái cho khách hàng. Nội dung tin nhắn phải ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu và lúc nào cũng phải có địa chỉ trang web của công ty để khách hàng có thể kiểm tra nội dung thông tin. Một yêu cầu khác doanh nghiệp tự đặt ra là chọn lựa thời gian gửi tin nhắn một cách hợp lý. Công ty Liên Á thường gửi tin cho khách hàng vào cuối buổi sáng, tức từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 15, tránh làm phiền khách vào những ngày cuối tuần. Theo các chuyên gia, tùy vào loại sản phẩm của mình mà doanh nghiệp chọn lựa thời gian nhắn tin cho hợp lý, chẳng hạn ngành hàng ăn uống, giải trí có thể gửi vào giờ nghỉ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ, hay vào các ngày cuối tuần. Tuy không thể tiết lộ mức chi phí đầu tư cho việc tiếp thị di động của Liên Á, nhưng ông Đăng cũng cho biết chi phí này khá thấp, suy từ giá một tin nhắn và số lượng khách hàng cần gửi tin đến. Trong khi đó, theo ông Thành của Emerald, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc phải có một trang web được thiết kế dành riêng cho điện thoại di động, với nội dung, hình ảnh kèm theo giao diện thân thiện phù hợp với màn hình nhỏ của điện thoại, giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn và đặt hàng ngay trên điện thoại của họ. Quảng cáo bằng mã vạch: xu hướng tiếp thị mới? Theo ông Tâm của VHT, hình thức tiếp thị di động qua việc quét mã vạch QR Code – Quick Response Code (thay vì thấy các thông tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi trên các tờ rơi, báo, bảng quảng cáo ngoài trời, người tiêu dùng chỉ thấy được một ô vuông với các ký hiệu đã được mã hóa được dán ở các trạm xe buýt, trung tâm thương mại hay được in trên báo, tạp chí…), qua máy chụp hình của điện thoại thông minh đang du nhập vào thị trường Việt Nam. Hình thức tiếp thị này có ưu điểm là kích thích sự tò mò của khách hàng, làm cho họ tiếp nhận thông tin một cách chủ động, khuyến khích họ quét (scan) mã vạch đó để đọc các thông tin được tích hợp sẵn. Ngoài ra, giải pháp này còn tạo hiệu ứng lan truyền trong nhiều người. Tuy nhiên, cũng theo ông Tâm, hình thức này có các điểm hạn chế như: lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam chưa nhiều và chỉ khi đang đi bộ, đọc báo, sử dụng xe buýt (trong trường hợp QR Code được dán ở các trạm xe buýt) họ mới có thể quét mã vạch. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Yahoo! công bố vào đầu tháng 12-2011, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet di động nhanh thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chiếm 60%, chỉ đứng sau Malaysia. Ngoài ra, theo ông Huỳnh Phước Cường, đại diện Công ty nghiên cứu thị trường hàng công nghệ GfK Việt Nam, từ đầu năm đến tháng 9-2011, doanh số điện thoại thông minh tại thị trường Việt Nam tăng khoảng 66%, số lượng máy bán ra tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2010. Các chuyên gia cho rằng, tốc độ tăng trưởng của điện thoại thông minh và xu hướng truy cập Internet di động ngày càng cao ở Việt Nam sẽ là cơ hội lớn để loại hình tiếp thị di động phát triển, đặc biệt hữu hiệu là các chiến dịch truyền thông dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị thông minh. Những năm gần đây Mobile Marketing đã, đang có những bước phát triển đáng kể và nhanh chóng trở thành một xu hướng lựa chọn của nhiều nhà quảng cáo, đặc biệt là trong các lĩnh vực như:  Dịch vụ, Thương mại  Tài chính, Ngân hàng.  Quản lý, Phân phối.  Quảng cáo, Tiếp thị.  Các chiến dịch Marketing. Một vài số liệu thống kê:  Năm 2010, Việt Nam có 140 triệu thuê bao di động.  80% người dùng di động luôn giữ máy điện thoại bên mình.  45% người Việt Nam thường xuyên dùng ĐTDĐ để nhắn tin. Vì sao nên sử dụng Mobile Marketing?  Là một công cụ quảng cáo tương tác 2 chiều.  Chi phí thấp, thời gian gửi nhanh  Là kênh Direct Marketing hiệu quả nhất hiện nay.  Thông điệp đến trực tiếp tới đối tượng khách hàng mục tiêu.  Tỷ lệ đọc và lưu giữ tin nhắn cao.  Kênh chăm sóc khách hàng tự động, chuyên nghiệp và đo lường được phản ứng khách hàng. Trước hết, Mobile Marketing là gì? Mobile Marketing – hay còn gọi là Tiếp Thị Không Dây cho phép các Doanh nghiệp, các tổ chức quảng bá, giao tiếp để rút ngắn khoảng cách với Khách hàng của họ một cách hiệu quả thông qua điện thoại di động. Mobile Marketing bao gồm: SMS Marketing (Tin Nhắn Tiếp Thị) và SMS Brand Name (Tin Nhắn Thương Hiệu) 1. SMS Marketing là gì? Thông qua Keyword, cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, nhãn hàng, chiến dịch cụ thể tự thực hiện các chương trình tiếp thị và chăm sóc khách hàng trên điện thoại di động qua đầu số tiếp thị 8x09 hoặc số sim riêng biệt được mã hóa cho từng Doanh nghiệp. 2. SMS Brand Name là gì? Tin nhắn thương hiệu là một công cụ gửi tin nhắn hàng loạt, cho phép các doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình marketing và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả với chi phí thấp. Đặc điểm nổi bật của tin nhắn thương hiệu chính là Thương hiệu của nhãn hàng, tên công ty được hiển thị tại mục người gửi (Sender) thay vì một số điện thoại, qua đó làm tăng mức độ nhận biết và sự trung thành của Khách hàng đối với thương hiệu. 3. Hệ thống Mobile Marketing hiệu quả bao gồm: Để thực hiện được một chương trình Mobile marketing, đòi hỏi rất nhiều đơn vị tham gia, vì đây là một lĩnh vực cần có cả sự tác động của kỹ thuật. Tuy nhiên, có thể chia làm 4 thành phần chính là:  Sản phẩm và Dịch vụ: Bao gồm các công ty (chủ nhãn hiệu), các đại lý quảng cáo, các nhà cung cấp nội dung.  Đơn vị cung cấp ứng dụng di động: Là các đơn vị cung cấp ứng dụng và công nghệ để thực hiện được một chương trình Mobile marketing.  Kết nối: Bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng.  Các phương tiện truyền thông: Bao gồm báo chí, truyền hình, internet, email…; các nhà bán lẻ, các chương trình marketing trực tiếp… Thực chất đây chính là môi trường của một hệ thống Mobile marketing. 4. Chức năng của từng kênh Tiếp Thị Di Động: Kênh SMS Marketing: Là hình thức đơn giản, phổ biến và chi phí rất hợp lý. Có 2 hình thức SMS Marketing như sau: a. Thông qua đầu số 8x09  Là kênh tiếp thị cho phép người gửi gửi đi hàng loạt tin nhắn tới danh sách khách hàng đã có sẵn trước đó vào cùng một thời điểm tiếp thị.  Phần người gửi (sender) hiển thị đầu số SMS 8x09 (không phải tin nhắn rác).  Có khả năng nổi bật là: tương tác 2 chiều với Khách hàng thông qua từ khóa riêng biệt dành cho từng chương trình, sự kiện, xúc tiến bán hàng, giới thiệu sản phẩm…  Nhắm tới đúng khách hàng mục tiêu, phân loại khách hàng theo độ tuổi, sở thích, giới tính, thói quen tiêu dùng.  Tính giải trí cao.  Đặc biệt là có thể kết hợp được với các phương tiện truyền thông khác như: Tivi, Báo, Đài, Banner, Tờ rơi…  Doanh nghiệp trực tiếp quản lý nội dung muốn gửi qua website, số lượng người muốn gửi tin và quản lý cước phí hiệu quả. MÔ TẢ HỆ THỐNG SMS MARKETING 8X09 b. qua phần mềm gửi tin nhắn do LacHong media nghiên cứu và phát triển:  Chu trình hoàn toàn tự động, có thể gửi 5.000 – 8.000 tin trong một giờ.  Nhận tin nhắn phản hồi của Khách hàng.  Tính năng Check tài khoản giúp cho Doanh nghiệp chủ động trong chi phí Tiếp thị.  Tự động nạp tiền vào tài khoản gửi tin. Doanh nghiệp có thể xem lại lịch sử gửi tin trong phần lưu trữ lịch sử Gửi/ Nhận trên hệ thống, tránh trường hợp chương trình tiếp thị bị trùng lặp.  Tiếp kiệm được rất nhiều thời gian. MÔ TẢ HỆ THỐNG SMS MARKETING c. Kênh SMS Brand Name: Thử tưởng tượng cảm giác của khách hàng khi nhận được một tin nhắn với tên “AinoSofia” ở phần sender sẽ như thế nào? Với tình trạng SpamSMS và tin nhắn SMS lừa đảo xuất hiện ngày một nhiều như hiện nay thì việc sử dụng SMS BrandName để khẳng định thương hiệu và tạo sự tin tưởng với khách hàng là một việc hết sức cần thiết.  Người gửi tin nhắn SMS chính là tên thương hiệu/ công ty/ sản phẩm/ sựkiện…  Thông tin đến khách hàng và người tiêu dùng nhanh nhất.  Khách hàng và người tiêu dùng trực tiếp tiếp nhận thông tin từ công ty 1 cách chính xác mà không cần thông qua một phương tiện truyền thông nào.  Một cách tiếp thị và chi phí triển khai, thực hiện thấp hơncác hình thức Marketing khác  Thông qua tinnhắn SMS, công ty dễ dàng quản lý thông tin kháchhàng.  Tạo niềm tin lớn cho khách hàng.  Có thể liên lạc với khách hàng bất kỳ nơi đâu và khi nào.  Chi phí triển khai và thực hiện thấp hơn các hình thức Marketing khác và hoàn toàn kiểm soát tài chính và chủ động tài chính cho tiếp thị và thông tin đến khách hàng.  Gửi đến bất kỳ thuê bao thuộc các mạng khác nhau.  Hệ thống biết chính xác được đối tượng đã nhận được tin nhắn hay chưa nhận được tin nhắn. 5. Ứng dụng của hình thứctiếp thịbằng MOBILE MARKETING  Tin nhắn SMS giới thiệu sản phẩm trong những đợt tung ra sản phẩm mới.  Tin nhắn SMS giúp khôi phục thương hiệu.  Tin nhắn SMS giúp giữ lòng trung thành của khách hàng (chẳng hạn như trong các ngân hàng,trung tâm thương mại, cửa hàng lớn,bệnh viện, thương hiệu…)  Tin nhắn SMS hỗ trợ các đợt khuyến mãi và các sự kiện.  Tin nhắn SMS khảo sát. 6. Hiệu quả của Tiếp thị SMS mang lại cho bạn!  Một phương pháp quảng cáo mà người nhận không thể từ chối xem qua: hầu như 100% khách hàng tiềm năng khi nhận được tin nhắn đều đọc qua.  Tạo được mối quan hệ tốt: 91% sẽ không xóa tin nhắn trước khi đọc, 100% sẽ đọc những tin nhắn đó, 71% sẽ lưu lại trong điện thoại.  Khả năng nhận diện thương hiệu cao: 69% số người đọc tin nhắn sẽ gọi điện thoại đến thương hiệu thể hiện trong tin nhắn.  Tác động khác: khách hàng sau khi nhận được tin nhắn thường có xu hướng chủ động chọn sản phẩm được quảngcáo trong tin nhắn.
Tài liệu liên quan