Tiếp xúc ngôn ngữ thể hiện trên câu đố

Tóm tắt Tiếp xúc ngôn ngữ là một bộ phận của quá trình tiếp biến văn hóa. Bài viết này chúng tôi tập trung giới thiệu về sự Tiếp xúc (TX) thể hiện trên câu đố. Đặc biệt là những hình ảnh biểu tượng trong câu đố. Chính những hình ảnh biểu tượng này chứng minh cho sự giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ. Xuất phát từ môi trường sống tạo cho con người những suy nghĩ gắn liền với hiện thực khách quan. Qua thực tế TX đó, chúng ta có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt của nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa tộc người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp xúc ngôn ngữ thể hiện trên câu đố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 4(29) - Thaùng 6/2015 61 Tiếp xúc ngôn ngữ thể hiện trên câu đố Contact linguisties found out on the puzzles ThS. Vũ Thị Minh Trang Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự – Đại học Trần Đại Nghĩa M.A. Vu Thi Minh Trang Tran Dai Nghia University Tóm tắt Tiếp xúc ngôn ngữ là một bộ phận của quá trình tiếp biến văn hóa. Bài viết này chúng tôi tập trung giới thiệu về sự Tiếp xúc (TX) thể hiện trên câu đố. Đặc biệt là những hình ảnh biểu tượng trong câu đố. Chính những hình ảnh biểu tượng này chứng minh cho sự giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ. Xuất phát từ môi trường sống tạo cho con người những suy nghĩ gắn liền với hiện thực khách quan. Qua thực tế TX đó, chúng ta có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt của nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa tộc người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ khóa: tiếp xúc ngôn ngữ, tiếp biến văn hóa, câu đố, biểu tượng, môi trường sống Abstract Contact Linguistics is as part of the process of acculturation. This article focuses on introducing the Contact Linguistics shown on the puzzles, especially the symbolic images of the puzzles. These images by themselves demonstrate the interference and Contact Linguistics. Derived from the environment that makes human's thoughts associated with objective reality and through the practical Contact Linguistics, people can discover the similarities and differences between Vietnam's culture and Khmer's Keywords: contact Linguistics, acculturation, puzzles, images, environment 1. Đặt vấn đề Thực tế, chúng ta lại bắt gặp sự trùng hợp ngẫu nhiên rất thú vị giữa hai ngôn ngữ, đặc biệt là sự diễn đạt ví von ở cách so sánh, ẩn dụ... Điều đó ảnh hưởng từ môi trường xã hội do tâm lý, thói quen, sự tư duy của một dân tộc, cộng đồng người cùng có sự tiếp xúc gắn bó với môi trường tự nhiên. Những điều này chúng ta có thể tìm thấy qua những hình ảnh biểu tượng trên câu đố. Qua câu đố nhìn thấy dấu ấn của địa hình, kinh tế sản xuất và văn hóa được thể hiện qua các sự vật, sự việc, hiện tượng, hành động...có tên gọi như nhau, hoặc gần giống nhau, bắt chước nhau hoặc điều chỉnh trong giao thoa. Bài viết này chúng tôi tập trung giới thiệu về sự Tiếp xúc (TX) thể hiện trên câu đố qua các bình diện: ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng, vần nhịp, cấu trúc. Đề cập đến những vấn đề này, tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN) sẽ cho chúng ta cái nhìn mới mẻ. 2. Nội dung Theo giáo trình Văn học dân gian Khmer Nam bộ អក្សរសិល្ប៍ប្រជប្រិយខ្មែរណាមរូ xuất bản năm 2011. “Câu đố”: tiếng Khmer gọi là “péc bòn đău” ពាក្យរណ្តៅ , cũng như tục ngữ, nó ẩn chứa giá trị kiến thức dân gian một cách sâu sắc. Đối tượng của câu đố, nó thể hiện 62 đặc điểm bên ngoài của các hiện tượng cũng như các vật dụng mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, song, nó gần gũi với chúng ta theo chiều dài lịch sử như: cái cày, cuốc, cối xay, con ếch, con trâu, con bò, cây cối, mưa gió, mặt trăng, mặt trời... quạt, bánh xe... Trong tất cả những sự vật hiện tượng tạo nên thế giới vật đố và lời giải đố đó có sự giao thoa, tiếp xúc trên nhiều bình diện. 2.1. Tiếp xúc trên bình diện ngữ âm Đa số tiếng Khmer là những từ đơn tiết hoặc cận âm tiết tính (sesquisyllyllable). Vì vậy có một lượng vốn từ như nhau, có cách phát âm gần giống nhau Ví dụ1: សត្វមួយមក្ពីទិសត្បូង រន្លា ណ្ពញមាួនយួនណ្ៅថាមិត្? កាំប្រមា Phiên âm: Sát muôi môk pi tưs t’bông bon-la pênh kh’luôn duôn hau tha mit? Kam p’ro ma. Dịch nghĩa: Một con vật đến từ hướng Nam, mình đầy gai? Là con gì? (Đó là con gì? Con Nhím) Trong câu đố, vật đố đôi khi được khoác lên mình lớp vỏ của một sự vật hiện tượng khác. Thế giới vật đố là thế giới trừu tượng, bay bổng, nhưng dù có lắt léo đến đâu vân sát sạt với hiện thực của môi trường sống và tư duy của con người. Khi đố về con nhím... câu đố đã mô tả thành một con vật có đặc điểm (người đầy gai) đến từ hướng Nam. Nhưng do người Việt- Khmer cùng sống cộng cư trên một địa bàn và cùng đới khí hậu nên làm cho người ta; khi đọc câu đố có 1 từ phát âm là “mit”- nên con người đã tư duy về những sự vật gần gũi có đặc điểm “người đầy gai đến từ hướng Nam” đó có thể là trái mít, nhưng cũng có thể là con nhím. Dựa vào cách phát âm, đa số người đọc sẽ nghĩ vật đố là trái mít nhiều hơn là đố con nhím. Nên người ta nhầm tưởng vật đố đó là trái mít (vì trái mít có nhiều ở ĐBSCL, do thổ nhưỡng và thời tiết thuận lợi cho việc trồng mít). Đó là sự giao thoa, một trường hợp trong TXNN. Chúng ta cùng xem tiếp ví dụ sau đây có sự giao thoa trên cách phát âm, điều chỉnh phát âm trong quá trình sống cộng cư. Ví dụ 2: សត្វមួយមានណ្ៅប្សកុ្យួន រន្លា ជ ាំមាួនយួនណ្ៅថាមិច? មនុរ Phiên âm: Sát muôi mean nâu s’rok duôn ? Kh’nôl Bon-la chum kh’luônduôn hau tha mich? Trực dịch Một con chim đến từ xứ Duôn Gai đầy mình Duôn gọi là mích? Dịch nghĩa văn chương Con chim đến từ xứ Việt gai góc đầy mình, người Việt gọi mích?” (Trái Mít) Phân tích: Với cách phát âm địa phương Nam bộ và Khmer Nam bộ, phụ âm cuối để khu biệt nghĩa /t/ và /ch/ rất khó phân biệt giữa “mít” và “mích”. Vì vậy mặc dù vật đố là “trái mít” nhưng trong giao thoa tiếp xúc từ môi trường sống, cách đọc bị phát âm trại đi dẫn đấn từ đồng âm, đồng nghĩa, sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hai ngôn ngữ Khmer-Việt. Ví dụ 3: ពាក្យអវីន័យដូចនឹងពាក្យដ ត្ ណ្េណ្ប្រើត្មបុត្ដាក្់ណ្្អើរណ្្ាើង វាមានសូរដូចណ្ ៀត្ថាអាំង ប្រសិនណ្យើងភាំងរក្មិនណ្ ើញ? អាំងប្ត្,ីសត្វ,... Phiên âm: Peank a-vây ni đuôch nưng đut Kê p’rơ tom but đắc ch’hơ lơ ph’lơng Ve mean sô đuôch viet tha ăng P’ro sin dơng pheng rok min khơnh. Ăng trây, sắt Trực dịch: “Từ gì nghĩa như với từ đút (đốt) Họ dùng cây nẹp để hơ lửa Có âm như tiếng việt là “ăn” Nếu ta không để ý thì tìm không ra? Dịch nghĩa văn chương Cái gì có từ đồng nghĩa với từ /đốt/ Mà khi dùng với nẹp đem hơ với lửa Cái đó nó có từ đồng âm với tiếng Việt là /ăn/ Nhưng không phải ăn. Nếu không để ý thì tìm không ra? (Chữ nướng của tiếng Khmer và từ ăn trong tiếng Việt...) Phân tích: trong câu đố này có sử dụng từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ khác nghĩa. 63 Từ trung tâm cần bàn đến trong câu này là từ ដ ត្ /Đút/ và /ăng/. Nhưng từ /ăng/ trong tiếng Khmer là từ đồng âm với động từ “ăn” trong tiếng Việt. Từ អាំង /Ăng/ trong tiếng Khmer khi dịch sang tiếng việt thì có nghĩa là “nướng” và so sánh với âm tiếng Việt thì đây từ đồng âm. Đó chính là nghệ thuật sử sụng từ trong câu đố pha lẫn từ đồng âm, nhằm đánh đố người nghe. Ngoài ra vần và nhịp cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tư duy của người đọc, người nghe.Thông qua câu đố, tác giả dân gian cũng rất điêu luyện để chọn từ ngữ làm nên một câu đố theo thể thơ bảy chữ rất sinh động dễ nhớ, dễ thuộc và mang đậm nét văn hóa Khmer. Nếu người Việt Nam có thể thơ dân tộc lục bát, thì thể thơ dân tộc của người Khmer là thể thơ bảy chữ. Hình 1: TXNN trên bình diện từ vựng và ngữ nghĩa Chúng ta sẽ làm rõ qui luật gieo vần ở ví dụ trên như sau: Âm /đút/ ở vị trí thứ bảy của câu thứ nhất gieo vần với âm /tom-bút/ ở vị trí thứ tư của câu thứ hai. Âm tiết ở vị trí thứ bảy của câu hai gieo vần với âm thứ bảy của câu ba, âm thứ bảy của ba lại gieo vần với âm tiết ở vị trí thứ tư của câu bốn. Và chính vì nghệ thuật gieo vần này làm cho người ta chú ý đến vật đố, là cơ sở để tìm ra lời giải đố là từ ដ ត្ /Đút/ và từ អាំង/ăng/. Nhưng nếu không tinh ý thì sẽ dễ nhầm lẫn từ /ăng/trong phát âm tiếng Khmer là gợi ý, liên tưởng đến động từ “ăn” trong tiếng Việt, nên sẽ nghĩ đến lời giải. Nhưng thực tế lời giải của câu đố ấy là (từ nướng và từ ăn). Một ví dụ tiếp theo cho ta thêm cái nhìn về sự tiếp xúc. Những để xác định rõ đâu là ngôn ngữ nguồn, đâu là ngôn ngữ đích, sự ảnh hưởng ra sao, cần phải có quá trình nghiên cứu sâu và rộng. Chúng tôi hy vọng sẽ có điều kiện nghiên cứu một cách sâu hơn, hoàn chỉnh hơn về loại hình hoạt động ngôn ngữ trí tuệ độc đáo này. 2.2. Tiếp xúc trên bình diện ngữ nghĩa. Ví dụ 4: អ ៈយ ៈសប្មារ់ណ្្ែើរខ្មែរណ្ៅថាណ្ដើរណ្ ៀត្ណ្ៅឌី ណ្រើណ្យើងពិនិត្យពិត្រួមន័យណ្ ៀត្ខ្មែរប្រសុប្សរីួមណ្ៅខ្ត្មួយ។ ណ្ន្លោះេឺអវីខ្មែរ?ណ្ៅណ្ជើង, ណ្ ៀត្ណ្ៅចឹន។ Phiên âm: À ves des ves som rap kh’mơ Khmer hau tha đơ viêt hau đi Bơ dơng pi nit pit rum ni Khmer viêt p’rôs s’rây rum hau tea muôi? (Hau chơn, hau chân.) Trực dịch: “Cái gì để đi mà người Khmer gọi /đơ/ người Việt gọi là “đi” Nếu ta quan sát có cùng nghĩa, cùng âm Việt Khmer nam nữ gọi cùng tên? Khmer gọi chơng Việt gọi chân” Dịch nghĩa văn chương “Cái tứ chi nào của con người dùng để bước, mà người Khmer gọi là /đơ/, người Việt gọi là đi. Nếu ta quan sát từ đồng nghĩa Khmer Việt nam nữ gọi cùng một từ? (đó là cái gì?) Lời giải: Khmer gọi /Chơng/, người Việt gọi là “cái chân” Phân tích: Bằng cách dùng từ đồng nghĩa, đồng âm, khác nghĩa. Từ cần bàn đến trong câu này là từ ណ្្ែើរ “th’mơ” có nghĩa là danh từ chung để chỉ người đi bộ. Từ ណ្្ែើរ “th’mơ” này nó có nghĩa tương đương với động từ ណ្ដើរ/đơ/, với Tiếng Việt có nghĩa là “đi”. Vì vậy, cách phát âm của hai dân tộc gần giống nhau làm cho người ta nghĩ đến đó là từ đồng nghĩa, “cái gì để đi, cái gì để bước” và đây cũng là gợi ý cho câu trả lời. Nghệ thuật dùng từ trong câu đố khá bất 64 ngờ và lý thú; bởi dân gian đã vận dụng những yếu tố tư duy trực quan từ môi trường sống thực tế trong quá trình cộng cư Việt-Khmer để tìm ra nét vay mượn, giao thoa giữa từ đồng âm, đồng nghĩa nhằm đánh đố người nghe, người đọc. Tác giả dân gian đã khá điêu luyện trong sử dụng ngôn từ làm nên một câu thơ bảy chữ rất sinh động dễ nhớ và mang đậm phong cách thể thơ dân tộc Khmer, cho dù ở cách gieo vần của nó chưa chính xác, chưa đầy đủ đi chăng nữa. Âm (th’mơ) thứ bảy của câu thứ nhất gieo vần với âm “đơ” thứ tư của câu thứ hai, âm “đi” thứ bảy của câu ba gieo vần với âm “ni” thứ bảy của câu ba, âm. Câu đố này lại nổi bật địa bàn cư trú. Người dân miền sông nước Cửu Long vừa khoe vùng đất Địa linh nhân kiệt lại vừa tự hào về sự trù phú của thiên nhiên. Ví dụ 5: មច្ឆា មក្ពីទណ្នាបរ ខ្មែរណ្យើងរ៉ា យរ៉ា រណ្ៅថាល្ិញ ជនជាតិ្រងរអូនណ្ន្លោះមានេិញណ្ៅយ៉ា ងណា ញិណ្មត្តៅ ប្ារ់? កល្ិន។ Phiên âm: Mach ch’ha môk pi ton-lê sap Khmer dơng rai rap hau tha linh chon cheat bong po-ôn nus mean kinh hau dang na vinh mêt ta p’rap? Trực nghĩa: Loài cá đến từ biển Hồ Người Khmer ta cho tên gọi là linh Dân tộc anh em trong đó có người Kinh Gọi là gì xin vui lòng cho biết? Dịch nghĩa văn chương: Loài cá đến từ biển Hồ Người Khmer gọi nó là /trây linh/ Bạn ơi hãy chỉ cho mình biết Anh em người kinh ( Việt) còn gọi là gì?” (Cá Linh) Câu đố đã sử dụng từ đồng nghĩa, đồng âm, khác nghĩa. Từ cần bàn đến trong câu này là từបរ/sap/. Đây là tên một con sông chảy từ Campuchia ( biển Hồ) sang Việt Nam (Thuộc hệ thống sống Me Kong) tương đương về âm với từ រ៉ា រ/rap/ trong tiếng Khmer. Nếu so với tiếng Việt là “liệt kê”, là kể, nhưng khi so sánh với âm tiết tiếng Việt thì đó là từ đồng nghĩa. Cách dùng từ này đi vào tư duy đời sống nhằm đánh lừa người nghe, sự lắt léo của vật đố. Thông qua câu đố, tác giả dân gian xưa đã sử dụng cách gieo vần trong các thể thơ và nghệ thuật phối âm trong dùng từ, ngữ để làm nên một câu thơ bảy chữ rất độc đáo. Câu đố được viết theo thể thơ dân tộc bảy chữ của người Khmer. Âm (sap) chữ ở vị trí thứ bảy của câu thứ nhất gieo vần với âm “rap” ở vị trí thứ tư của câu thứ hai, âm “linh” ở vị trí thứ bảy của câu hai gieo vần với âm “kinh” ở vị trí thứ bảy của câu ba, âm “kinh” cũng ở vị trí thứ bảy của ba lại gieo vần với âm “vinh” ở vị trí thứ tư của câu bốn. Sự gieo vần này ngoài việc tạo âm tạo nhịp còn có tác dụng gợi ý. Chúng ta nhận ra đặc sản của vùng sông nước Cửu Long, đó là loài cá sinh sản tự nhiên-cá Linh- đặc sản được ban tặng từ thiên nhiên và địa bàn cư trú. Nếu ở những địa bàn cư trú khác, với thực tế khách quan khác sẽ làm cho con người tư duy tiếp xúc khác thì khó có thể giải được câu đố này. Trong cái đồng nghĩa, đồng âm dẫn đến cái chung nhất ấy, mỗi dân tộc có bản văn hóa của riêng mình, mỗi phần bản sắc đó như một nốt nhạc trong bản hòa âm văn hóa phong phú; Việt Nam trở thành môi trường của tiếp xúc đa văn hóa, là điểm hội tụ của tiếp xúc ngôn ngữ giữa các dân tộc. Và Tiếp xúc ngôn ngữ là một trạng thái được hình thành giữa các ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam. Trong tiếp xúc ngôn ngữ, tất cả sẽ diễn ra giao thoa văn hóa tương đồng và khác biệt. Trên một bình diện khác, tiếp xúc văn hóa cũng là tiền đề tiếp xúc ngôn ngữ. Tuy nhiên mỗi dân tộc vẫn giữ được nét riêng, độc đáo của dân tộc mình. Họ cùng cộng cư trên mảnh đất phía Nam của tổ quốc và vẫn sẽ tuân theo 65 qui luật phổ biến đó. Qua đó, chúng ta có thể phát hiện sự tiếp xúc của hai hay nhiều nền văn hóa nhờ tính phổ quát của tư duy, ngôn ngữ, tính phổ quát vũ trụ, tâm sinh lý con người nên giữa các ngôn ngữ nói chung, so sánh nói riêng, mới có sự giao thoa kỳ diệu như vậy, mặc dù cách dùng ngôn ngữ thể hiện có thể khác nhau, do đặc điểm từng ngôn ngữ. Và đó cũng là một nét đặc thù của nền văn hóa các tộc người ở Việt Nam. 2.3. Tiếp xúc trên bình diện từ vựng Xét ở góc độ từ vựng, đặc biệt là từ ghép trong tiếng Khmer. Nếu không có từ ghép thì không đủ yếu tố để diễn đạt cái hay, cái đẹp và chính xác, hay nói khác đi; phải có sự thành lập từ để diễn đạt hết mọi góc cạnh của cuộc sống và cũng để làm phong phú, làm giàu vốn từ vựng dân tộc. Cũng như hệ thống từ trong tiếng Việt cần phải có từ ghép để tạo thành từ mới, đủ để diễn đạt mới mẻ và chính xác. Từ trong tiếng Khmer cũng có những điểm giống với từ tiếng Việt. Ngoài những từ đồng âm và đồng nghĩa nó còn có điểm cấu tạo từ giống nhau như C/V nên trong câu đố Khmer, tộc người này đã khéo léo vận dụng từ ngữ. Qua nghiên cứu và phân tích, lại một khía cạnh nữa chúng tôi phát hiện tính giao thoa trong ngôn từ của hai tộc người này. Ở đây, chúng tôi xét từ ghép thuộc từ loại danh từ trong câu đố để tìm ra điểm giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Khmer như: Ví dụ 6: ត្ថុអវីណាប្សីប្ពល្ឹង ណ្េដាក្់ទឹក្ហ្នឹងសប្មារ់ផឹក្ វាសូរដូចពាក្យកមនងសាំរ ប្ត្ ណាប្សស់ រមិត្ៅេឺជាអវី? កទឹក្ Phiên âm: Vát thôs ca-vây s’rây p’rô lưng kê đắc tưk h’nưng som ráp phâk Ve sô đuoch pek ka kh’non som but na s’ro vô mit kư chea a-vây? Trực dịch: Cái gì na em gái ơi họ đem chứa nước dùng để uống Nó có giọng giống viết bao thư này em chỉ nó là cái gì? Dịch nghĩa văn chương: Cái gì kể cả người Khmer – Việt gọi chung một tên vật dụng để chứa nước uống. Nếu không có nó thì khó đựng nước được, đó là cái gì hỡi em? (Cái ca nước) Câu đố trên có vật đố là cái ca từ “ca” cho chúng thấy điểm giao thoa giữa cách dùng từ của người Khmer và người Việt. Xét về âm tiết, từ “ca” trong tiếng Việt ở phương ngữ Nam Bộ và Khmer Nam Bộ có cùng một âm tiết, đọc giống nhau và có cùng một nghĩa, âm tiết đó khu biệt nghĩa chỉ một loại vật dụng trong cuộc sống hàng ngày của hai dân tộc. Nhưng trong mục này chúng tôi chỉ xem xét phân tích sự giống nhau trong phạm vi cấu trúc từ của từ ក“ca” có cùng một công thức cấu tạo từ: C + V (phụ âm + nguyên âm) trong tiếng Khmer ក្ ( ko) + ា = ក đọc là ca, ở đây chỉ khác với tiếng Việt là ở chổ đánh vần nếu trong tiếng Khmer thì đánh vần ko + s’ră a – ka hoặc ko-a=ka, thay vì trong tiếng Việt a-c=ca. Ví dụ 7: ដាំរូក្មួយរនធ៧ នរណាមជិល្ រក្មិនណ្ ើញ។េឺអវី? ក្ាល្មន សស។ Phiên âm: Đòm bôk muôi run p’răm pi nô na kh’chil rôk min khơnh. Kư a-vây? Trực dịch: Một mô có bảy lỗ người nào lười tìm không ra. Là gì? Dịch nghĩa văn chương: Một mô có đến bảy hang người nào lười kiếm thì tìm chẳng ra? (Đầu người) Ví dụ 8: ណ្ៅណ្ ោះមក្ខ្ហ្ល្ មន សសមិនខ្ដល្ រក្មិនណ្ ើញ។សនទូចប្ររក់្ Phiên âm: Tâu hos môk hel m’nu min đel rôk min khơnh. (Son-tuoch p’robok) 66 Trực dịch: Đi bay về lội người không từng kiếm tìm không ra. (Động tác quăng cần câu) Dịch nghĩa văn chương: Quăng đi và kéo cần câu về người chưa từng thấy khó tìm ra. Ví dụ 9: ខ្ផាអវីមានណ្ៅប្សុក្យួន ខ្្នក្វាជ ាំមាួន យួនណ្ៅថាណ្ ើម។េឺអវី? មាន ស់។ Phiên âm: Ph’le a-vây mean nâu s’rok duôn ph’nek ve chum kh’luôn duôn hau tha thơm. Kư a-vây? Dịch nghĩa văn chương: Trái gì trăm mắt ở xứ Việt gai mọc đầy mình người Việt gọi là thơm. Là cái gì? Trái thơm hay khóm. Trong câu đố này chúng tôi chỉ phân tích vế đầu của câu đố để làm rõ kết cấu về cấu trúc câu. Trong câu សត្វមួយ/មានណ្ៅប្សុក្យនួ (Ph’le a-vây/mean nâu s’rok duôn) Trái gì có ở xứ Việt thì ở đây ta thấy “Ph’le a-vây” là chủ ngữ, còn vế “mean nâu s’rok duôn” là vị ngữ. Đây là điểm giống nhau hai cấu trúc trong câu của hai ngôn ngữ này. Những nếu ta phân tích về trật tự câu thì ta thấy có một điểm khác nhau về trật tự, vị từ trong câu như trong tiếng Khmer ta thấy “Ph’le a-vây” danh từ “Ph’le” đứng trước từ “a-vây”, dịch ra tiếng Việt là một trái gì như vậy trong tiếng Việt thì ta thấy tính từ và số đếm đứng trước danh từ. Cách sắp xếp vị trí của các từ loại trong câu Khmer khi dịch sang tiếng Việt cần chú ý và được hiểu sâu văn hóa và ngôn ngữ. Trong phạm vi giải đố, chúng ta thấy cách thành lập từ trong tiếng Khmer có điểm giống nhau với cách thành lập từ mới trong việc vận dụng sử dụng từ trong tiếng Việt. Mục này, bài viết giới thiệu phạm vi thành lập danh từ ghép trong tiếng Khmer để đối chiếu với từ được trả lời trong câu đố.  ន្លម Neam (danh từ ) +ន្លម neam (danh từ) = ន្លម neam (danh từ ) Ví dụ a: មាន ់+ ណ្ម = មាន់ណ្ម nghĩa tiếng Việt là gà mái.  ន្លម Neam (danh từ ) +េ ណន្លម kun nes neam (tính từ ) = ន្លម neam (danh từ ) Ví dụ b: ត្ ក្ + មូល្ = ត្ ក្មូល្ nghĩa tiếng Việt là bàn tròn.  ន្លម Neam (danh từ ) +ក្ិរិយ ki ri da (động từ) = ន្លម neam (danh từ ) Ví dụ c: ត្ាល្់ + ក្ិន = ត្ាល្់ក្ិន nghĩa tiếng Việt là cối xay  សពវន្លម Sap pa neam (đại từ ) អនក្ (neak) + ន្លម neam (danh từ ) = ន្លម neam (danh từ ) Ví dụ d: អនក្ + ខ្ប្ស = អនក្ខ្ប្ស tiếng Việt là nhà nông, nông dân.  សពវន្លម Sap pa neam (đại từ ) អនក្ (neak) + ក្ិរិយ ki ri da (động từ ) = ន្លម neam (danh từ ) Ví dụ e: អនក្ + អន = អនក្អន nghĩa tiếng Việt là người đọc, độc giả  សពវន្លម Sap pa neam (đại từ ) អនក្ (neak) +េ ណន្លម kun nes neam (tính từ) = ន្លម neam (danh từ ) Ví dụ g: អនក្ + ាំ= អនក្ ាំ nghĩa tiếng Việt là người lớn  េ ណន្លម Kun nes neam (tính từ ) + ន្លម neam (danh từ ) = ន្លម neam (danh từ ) Ví dụ h: ណ្សត្ + ិមាន = ណ្សត្ ិមាន dịch sang tiếng Việt là nhà trắng. Công thức này phần lớn là từ vay mượn từ Pali-Sankrit. Từ ghép được thành lập bởi nhiều từ liền kề nhau.. Ví dụ l: អនក្ + ជាំនួយ + ករ = អនក្ជាំនួយករតិ្ dịch sang tiếng Việt là người trợ lý Bài viết lấy một ví dụ nhỏ trong câu đố tiếng Khmer để minh chứng, đối chiếu với từ được trả lời trong câu đố; để minh họa làm rõ thêm công thức trên. 67 Tuy tiếng Khmer vay mượn tiếng Pali- Sankrit, về tiếng Việt thì vay mượn tiếng Hán. Đặc điểm “Âm tiết tính” trong tiếng Khmer được thể hiện trên cách thành lập từ và chữ viết. Trong một khía cạnh nào đó, có thể nói rằng, chữ viết đã thể hiện một phần đặc trưng tính cách của người Khmer “trung thực, biết tiếp thu”. Từ ngữ nào vay mượn thì người Khmer vẫn giữ nguyên và có thêm dấu để Khmer hóa, đơn giản hóa trong việc phát âm, đó cũng là cơ sở để nhận dạng từ vay mượn. Vì vậy trong quá trình dịch câu đố, chúng tôi gặp không ít có khăn trong việc gieo vần. Với vật đố được tìm ra ở câu đố trên nó thuộc công thức danh từ + danh từ = danh từ chỉ đầu là phần phía trên cơ thể người từ cằm trở lên trên. 3. Kết luận: Câu đố - một thể loại văn học dân gian và những vấn đề xung quanh câu đố mang l