Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bịnày luôn cần thay đổi đểphù hợp
với nhu cầu cụthểvềsản xuất của xí nghiệp, nhà máy. Với động cơsơcấp là các
động cơxoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bịnày là khó khăn
vì nhưta đã biết, lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bịlà phụthuộc vào tốc
độqua của động cơsơcấp. Với cấu tạo của các động cơxoay chiều ba pha truyền
thống thì tốc độquay của động cơcoi nhưkhông đổi với hệthống lưới điện xoay
chiều có tần ssốcông nghiệp f= 50Hz thông qua quan hệf=p.n/60 - trong đó p là số
đôi cực của động cơ, và n là tốc độquay. Với quan hệnày, tốc độquay của động cơ
chỉcòn phụthuộc vào tần sốcủa lưới điện. Vì vậy đểthực hiện thay đổi được lưu
lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơsơcấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số
của lưới điện .
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiết kiệm điện năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 1 -
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
Biến tần, một biện pháp tiết kiệm điện
Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió,
khói, hơi nước...có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại
các xí nghiệp khác, thường là các thiết bị làm mát ( điều hoà trung tâm ), máy
bơm nước...
Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp
với nhu cầu cụ thể về sản xuất của xí nghiệp, nhà máy.... Với động cơ sơ cấp là các
động cơ xoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn
vì như ta đã biết, lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc
độ qua của động cơ sơ cấp. Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền
thống thì tốc độ quay của động cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay
chiều có tần ssố công nghiệp f= 50Hz thông qua quan hệ f=p.n/60 - trong đó p là số
đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay. Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ
chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu
lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số
của lưới điện .Thêm nữa, như ta đã biêt, đối với các hệ truyền động loại bơm và quạt,
mômen tải phụ thuộc vào tốc độ quay của trục theo hàm bình phương. Lưu lượng ra
của hệ tỉ lệ thuận với tốc độ quay:
Do đó, công suất đòi hỏi của hệ thống tỉ lệ với lập phương của tốc độ quay và cũng là
tỉ lệ với lập phương của lưu lượng:
Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay
tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng
biện pháp điều chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại (
như hình vẽ 1,3). Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở
đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh
quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các
lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua.
Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều
chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như
không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu. Hình vẽ đường đặc
tính nêu dưới đây sẽ cho thấy điều đó.
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 2 -
Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống
lớn hơn nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết
kế. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao
trên các thiết bị khống chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh
lá chắn khác nhau cho thấy tổn hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc
làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn.
Như đã biết ở trên, lưu lượng của các thiết bị này phụ thuộc vào tốc độ của động cơ
sơ cấp, mà tốc độ này lại phụ thuộc vào tần số của nguồn điện. Vì vậy với một động
cơ sơ cấp đã có, việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng thực hiện được nhất là thay đổi tần số
của nguồn điện. Giải pháp cho vấn đề trên chính là sử dụng biến tần để thay thế cho
các van .
Theo các công nghệ truyền thống trước đây mới chỉ thực hiện được việc biến tần ở
các tần số cao, với công suất nhỏ trong kỹ nghệ truyền thanh và truyền hình. Còn với
tần số công nghiệp và với công suất lớn hàng trăm kilô wat thì chưa thực hiện được.
Cho đến nay, rào cản về trình độ công nghệ này đã bị tháo bỏ, các nước có nền kỹ
nghệ tiền tiến đã chế tạo được các máy biến tần công suất lớn, và ngay lập tức đã
được áp dụng vào sản xuất, giải quyết được vấn đề điều chỉnh tốc độ của các động cơ
ba pha xoay chiều và đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.
Việc điều chỉnh đầu ra (v.d lưu lượng) của bơm/quạt được thực hiện ngay tại đầu vào
là nguồn sinh ra lưu lượng, cũng chính là thông qua điều chỉnh tốc độ của động cơ
truyền động bơm/quạt ấy. Khi không phải dùng van (hoặc để các van sẵn có mở tối
đa) đương nhiên sẽ không còn tổn thất trên van. Động cơ cũng không phải sinh công
suất cơ trên trục lớn hơn nhu cầu thực để thắng sức cản trên các van.
Trong hình vẽ 2 là đường đặc tính năng lượng - lưu lượng của bộ biến tần so sánh với
bộ điều khiển lá chắn đầu vào. Theo hai đường đặc tính trên, chúng ta luôn thấy
đường biểu diễn năng lượng cho hệ thống khi dùng biến tần (Micromaster) để điều
khiển nằm thấp hơn rất nhiều so với đặc tính van, nhất là khi lưu lượng ra điều chỉnh
xuống giá trị phần trăm thấp. Như trên hình vẽ, nếu giảm lưu lượng đi 20% thì năng
lượng tiêu thụ sẽ giảm gần 50% so với giá trị thiết kế với phương án điều khiển lá
chắn đầu vào. Còn khi sử dụng bộ biến tần thì năng lượng tiêu thụ giảm chỉ còn 2-
3%. Khi lưu lượng tiêu thụ giảm xuống còn 50% thì năng lượng tiêu thụ với bộ biến
tần chỉ còn 15% so với 56% khi sử dụng lá chắn đầu vào.
Cũng so sánh như vậy với bộ điều khiển lá chắn đầu ra ( Hình vẽ 4) thì năng lượng
tiêu thụ còn tiết kiệm được nhiều hơn.
Ngoài ra, vớiviệc sử dụng các lá chắn, chẳng những năng lượng tổn hao đã gây ra
lãng phí lớn mà bản thân nó còn gây ra những tác hại không nhỏ cho hệ thống. Các lá
chắn bị mòn đi rất nhanh. Các chi tiết cơ khí trên hệ thống bị chịu áp lực nhiều hơn
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 3 -
cần thiết, chóng mỏi hơn và mau hỏng. Như vậy, chúng ta lại còn mất thêm những chi
phí cho bảo trì hệ thống.
Vậy bộ biến tần làm việc như thế nào ?
Nguyên lý làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản ( Hình 5). Đầu tiên, nguồn
điện xoay chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng
phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện (tụ DC
link). Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc
vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.
Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối
xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng
cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ
của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung
có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên
lõi sắt động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô
cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật
nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp -
tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện
áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ
phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai
của điện áp.
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện
bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ
cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ
cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3
tháng đến 6 tháng
Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết
quả rõ rệt. Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều
khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho
các hệ truyền động cho bơm và quạt.
Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu
về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước,
trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn: Theo Công nghệ mới
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 4 -
Tăng cường các biện pháp giảm tổn thất điện năng
8 tháng đầu năm 2006, tổn thất điện năng của toàn Tổng
công ty là 11,94%, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2005, tuy
nhiên vẫn cao hơn 0,94% so với chỉ tiêu Chính phủ giao.
Chương trình giảm tổn thất điện năng cho thời gian tới mới
đây đã được EVN đặt ra với những biện pháp triển khai
quyết liệt tới từng đơn vị.
Theo Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ yêu
cầu EVN đưa tổn thất xuống còn 11% vào năm 2006 và 9% vào năm 2010 (giảm
1% so với quyết định số 3259/QĐ-NLDK ngày 8/12/2003 do Bộ Công nghiệp
giao). Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn
ngành Điện. Mặc dù nhiều năm qua, EVN đã có không ít kinh nghiệm trong việc
thực hiện các biện pháp giảm tổn thất, đặc biệt từ đầu năm đến nay các đơn vị
trong toàn ngành cũng đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, kỹ
thuật, kinh doanh… nhằm đưa mức tổn thất xuống thấp nhất; song theo Phó Tổng
Giám đốc EVN Nguyễn Mạnh Hùng thì: Trong quá trình triển khai vẫn còn một
số tồn tại ở tất cả các khâu từ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn
lưới điện, công tác quản lý vận hành hệ thống lưới điện, công tác kinh doanh dịch
vụ khách hàng… Chính vì vậy, chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban công tác giảm tổn
thất điện năng 8 tháng đầu năm 2006 và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện
năng cho thời gian tiếp theo, Phó TGĐ Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu: Các đơn vị
cần khắc phục ngay những tồn tại và quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tổn
thất điện năng để toàn Tổng công ty đạt được chỉ tiêu của Chính phủ giao.
Theo đó, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các trung tâm điều độ Hệ
thống điện miền phải thường xuyên tính toán, bố trí phương thức vận hành hợp
lý, đảm bảo tính kinh tế chung của hệ thống; đồng thời đảm bảo điện áp tại thanh
cái các trạm biến áp theo tiêu chuẩn nhằm giảm tổn thất điện ngay từ trên lưới.
Các công ty truyền tải điện cùng với việc luôn phải đảm bảo điện áp trên lưới, tại
các trạm biến áp và trên đường dây thì cần: Tăng cường quản lý kỹ thuật, theo
dõi tình trạng mang tải của đường dây và trạm để chủ động lập phương án khắc
phục nếu đường dây và trạm đầy hoặc quá tải; tăng cường kiểm tra thiết bị trên
lưới, phát quang hành lang tuyến để tránh rò rỉ điện và kịp thời xử lý các mối nối
phát nhiệt nếu có; khẩn trương hoàn tất sửa chữa lớn để ngăn ngừa giảm sự cố
trên lưới; dự phòng vật tư, thiết bị, xây dựng phương án xử lý nhanh sự cố để
giảm tối thiểu thời gian cắt điện... Đặc biệt, các công ty truyền tải cũng cần quản
lý tốt hệ thống công tơ đo đếm ranh giới giao nhận điện với các công ty bán điện
và các công ty điện lực; tăng cường kiểm ta đảm bảo sử dụng điện tự dùng đúng
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 5 -
mục đích và tiết kiệm tại các trạm biến áp từ 110 – 500 kV.
Đối với các công ty điện lực, Tổng công ty yêu cầu thực hiện triệt để cả hai biện
pháp kỹ thuật và kinh doanh. Ngoài một số các biện pháp kỹ thuật tương tự như
đối với các công ty truyền tải, các công ty điện lực cần triển khai áp dụng phần
mềm PSS/ADEPT đã được trang bị để tính toán tổn thất kỹ thuật, tính toán các
chế độ vận hành, lập phương thức kết dây tối ưu và tính toán bù cho lưới điện
phân phối. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ lắp tụ bù trung thế, hạ thế ở những khu
vực điện áp không đảm bảo. Riêng công tác đầu tư xây dựng và đại tu củng cố
lưới điện, các công ty cần có biện pháp chỉ đạo kiên quyết đối với các công trình
cấp bách để đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành đúng kế hoạch năm 2006; tiếp tục
đưa trạm biến áp 1 pha hoặc 3 pha công suất nhỏ vào từng cụm dân cư để giảm
tổn thất hạ thế; đồng thời nâng cao chất lượng của thiết bị đưa vào lưới điện, lựa
chọn hợp lý các thiết bị có hiệu suất cao, tổn thất thấp…
Đặc biệt, các biện pháp kinh doanh được Tổng công ty rất chú trọng do liên quan
đến các đối tượng khách hàng sử dụng điện. Vì vậy, EVN yêu cầu các công ty
điện lực, các điện lực cần: Tăng cường các biện pháp quản lý hệ số phụ tải khách
hàng, thực hiện nghiêm túc công tác mua bán công suất phản kháng theo qui
định. Riêng với các khách hàng công nghiệp lớn (xi măng, luyện thép...) đấu nối
trực tiếp trên lưới truyền tải thì phải có thiết bị bù công suất phản kháng thích
hợp trước khi cho phép đấu nối; hoàn thiện hệ thống đo đếm, kiểm định thay thế
thiết bị đo đếm đúng định kỳ, khắc phục tình trạng ghi chỉ số công tơ sai, áp dụng
các giải pháp công nghệ mới ghi chỉ số công tơ khách hàng (HHU hoặc ARM);
củng cố, hoàn thiện lắp đặt công tơ đo đếm các xuất tuyến, công tơ đo đếm tổng
tại các trạm công cộng để phân tích chính xác tổn thất của từng khu vực và có
biện pháp kịp thời; chú trọng điều hoà công suất cao thấp điểm, tăng cường kiểm
tra các hộ sử dụng điện giờ cao điểm và theo biểu đồ phụ tải đã đăng ký; tuyên
truyền sử dụng điện tiết kiệm; đẩy mạnh triển khai lắp đặt công tơ điện tử 3 giá
theo quy định...
Chương trình CMIS (Hệ thống thông tin quản lý khách hàng) được Tổng công ty
yêu cầu đẩy mạnh triển khai áp dụng, nhất là đối với các phân hệ Quản lý thiết bị
đo đếm và Quản lý tổn thất điện năng để các đơn vị có công cụ quản lý chất
lượng thiết bị đo đếm và theo dõi, phân tích tổn thất một cách hữu hiệu nhất. Bên
cạnh đó, nhằm hạn chế các hiện tượng ghi sai, câu móc công tơ để lấy cắp điện,
các công ty điện lực cần vận động chính quyền, khách hàng để lắp đặt công tơ ra
vị trí bên ngoài nhà. Đối với các khu vực tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để
bán điện đến tận hộ dân thì các công ty cần tập trung thay thế dứt điểm các công
tơ kém chất lượng, củng cố lưới điện đảm bảo an toàn và giảm thiệt hại tài chính
cho ngành Điện tại khu vực này.
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 6 -
Cùng với những biện pháp cụ thể trên, việc phối hơp chặt chẽ với chính quyền và
Sở công nghiệp các địa phương nhằm tăng cường các biện pháp quản lý và xử lý
kiên quyết, triệt để đối với các đối tượng vi phạm sử dụng điện, kết hợp với tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để ngăn chặn câu móc điện bất
hợp pháp, cũng là những biện pháp gián tiếp Tổng công ty yêu cầu đẩy mạnh
nhằm tránh thiệt hại tài chính, giảm tổn thất điện năng, nhất là trong tình trạng lấy
cắp điện ngày càng tinh vi và trắng trợn đang diễn ra tại các thành phố lớn như
hiện nay.
(Nguồn: ICON)
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 7 -
Bộ Công nghiệp khởi động chương trình tiết kiệm năng lượng
thương mại thí điểm.
Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đặc biệt, khi
tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp,
năm 2006, dân số đô thị chiếm trên 25% cả nước, nhưng sử dụng trên 80%
tổng năng lượng điện quốc gia,trong đó, lượng điện năng dùng cho chiếu sáng
chiếm tới 25 - 27%, giờ cao điểm từ 16 – 22h hàng ngày điện dùng chiếu sáng
chiếm 75% phụ tải đỉnh. Do đó, để ổn định nguồn điện phục vụ sản xuất và
sinh hoạt hằng ngày, việc sử dụng điện một cách hợp lý, khoa học là điều hết
sức cần thiết.
Tiết kiệm điện? – Câu trả lời từ Chương trình CEEP
Để nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tránh đầu tư vào hạ
tầng cơ sở năng lượng một cách bất hợp lý, Bộ Công nghiệp thực hiện chương trình
Tiết kiệm Năng lượng Thương mại thí điểm(CEEP). Quỹ Môi trường Toàn cầu
(GEF) thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (Ngân hàng Thế giới-WB) tài trợ
cho Chính phủ Việt Nam thực hiện dự án Quản lý nhu cầu điện và Tiết kiệm Năng
lượng (DSM/EE) và Chương trình CEEP là phần thứ hai của dự án DSM/EE do Bộ
Công nghiệp quản lý thực hiện. Mục tiêu của CEEP là xây dựng và thử nghiệm các
cơ chế và mô hình kinh doanh tiết kiệm năng lượng trong nước, qua đó xác định mô
hình và cơ chế thực hiện thích hợp mang tính bền vững để nhân rộng với quy mô
lớn trên phạm vi toàn quốc. Chương trình Tiết kiệm Năng lượng Thương mại thí
điểm chính thức được công bố tại Khách sạn Majestic – TP.HCM vào ngày
12/5/2006 và ngày 17/5/2006 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế – Hà Nội dưới sự chủ
trì của Cục điều tiết điện lực thuộc Bộ Công nghiệp.
Chương trình CEEP được thí điểm tại bốn thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà
Nẵng, Hải Phòng và được mở rộng ra một số tỉnh lân cận trong quá trình thực hiện.
Chương trình tập trung vào các đối tượng là khách sạn, tòa nhà văn phòng, các đơn
vị dịch vụ, thương mại và công nghiệp, được áp dụng vào các lĩnh vực chiếu sáng,
động cơ, máy bơm, các hệ thống điều hòa không khí, thông gió, đun nước bằng
năng lượng mặt trời, hệ thống cung cấp điện.
Chương trình sẽ hỗ trợ khoảng 200 dự án tiết kiệm năng lượng với tổng số tiền đầu
tư 7,32 triệu USD nhằm tiết kiệm 13,171 kWh/năm. Chương trình này sẽ thúc đẩy
thị trường dịch vụ tiết kiệm năng lượng, chứng minh tính khả thi của các giải pháp
và tiết kiệm được GWh trong vòng 10 năm. Đồng thời, mang lại sự gia tăng đáng kể
về lợi nhuận cho các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp khi đầu tư vào tiết
kiệm năng lượng thông qua nhiều chính sách khuyến khích nhằm tạo cơ hội kinh
doanh mới và thúc đẩy các cơ hội tiếp xúc giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ tài
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 8 -
chính (FPS), các chủ đầu tư (PP) và các đại diện dự án (PA).
Cục Điều tiết điện lực cho biết sẽ hỗ trợ: cơ chế thu xếp vốn, những rủi ro tài chính
khi đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng, cung cấp các cơ hội tham khảo cho
những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính đầu tiên hiện cho vay hoặc cho thuê tài
chính đối với các dự án tiết kiệm năng lượng. Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Cục
trưởng Cục điều tiết điện lực nhận định: “Nhiều đơn vị doanh nghiệp, tài chính
trong thành phố đã quan tâm và đăng ký tham chương trình CEEP, đó là một tín
hiệu đáng mừng, giúp tiết kiệm nguồn năng lượng, ngân sách quốc gia một cách
đáng kể”.
Khách sạn New World và Majestic là hai đơn vị tiên phong thực hiện chương trình
thí điểm này tại TP.HCM. Ông Nguyễn Đức Thanh - Trợ lý Phòng kỹ thuật Khách
sạn New World nhận định: “Tiết kiệm điện không đồng nghĩa với việc tắt thiết bị
tiêu thụ điện. Điều cốt yếu là phải sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện tiết kiệm, hiệu
suất cao”. Hiện nay, Khách sạn New World đang tiến hành thực hiện một số biện
pháp tiết kiệm năng lượng, thay thế 4.700 bóng đèn sợi đốt 40W bằng bóng đèn
compact 15W Rạng Đông. Theo tính toán sơ bộ, nếu sử dụng trung bình một ngày 8
giờ thì một năm New World tiết kiệm được 338.400 kWh, tương đương 333 triệu
đồng.
Tại khách sạn Majestic, mặc dù vốn đầu tư dự kiến áp dụng các biện pháp tiết kiệm
điện lên tới 950 triệu đồng, nhưng Ban giám đốc khách sạn vẫn mạnh dạn đầu tư vì
theo họ hiệu quả của chương trình mang lại có giá trị khá lớn (mỗi năm tiết kiệm
được 900 triệu đồng tiền điện).
Các mô hình kinh doanh dịch vụ Tiết kiệm năng lượng thích hợp mang tính bền
vững như các khách sạn nêu trên sẽ được CEEP nhân rộng trong giai đoạn tiếp theo
của chương trình.
Thêm nhiều giải pháp tiết kiệm điện
Để sử dụng năng lượng điện một cách hợp lý và khoa học, CEEP đưa ra một số giải
pháp tiết kiệm như sau:
* Tiết kiệm điện trong hệ thống làm mát và đông lạnh
* Lắp đặt hệ thống thiết bị tiết kiệm năng lượng
* Xác định rõ nhu cầu làm mát hay đông lạnh để chọn chế độ và công suất phù hợp
*Không nên lưu kho khi sản phẩm còn nóng
*Giảm thiểu sự xâm nhập của khí nóng từ các nguồn khác như: đèn chiếu sáng, ánh
mặt trời…
*Lưu trữ sản phẩm hợp lý để nhân viên hay khách hàng dễ dàng lấy sản phẩm ra,
giảm tối đa thời gian đóng mở cửa máy đông lạnh
*Thường xuyên bảo trì và vệ sinh máy
* Tiết kiệm điện trong hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK)
*Nâng cao độ cách nhiệt của các đường ống dẫn hơi nước và khí nóng lạnh
*Tối ưu hóa sự tham gia của khí tự nhiên để duy trì chất lượng không khí và môi
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 9 -
trường, nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống ĐHKK
*Sử dụng bộ lọc hơi