TÓM TẮT
Trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông đã đạt một số
kết quả bước đầu, nhưng sự xuống cấp đạo đức của học sinh ở các trường phổ thông rất
đáng lo ngại. Để góp phần phát huy kết quả đạt được, tránh sự mơ hồ trong nhận thức,
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, cần phải đổi mới cách
đánh giá. Xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa
tuổi học sinh ở từng bậc khác nhau. Các chuẩn mực đó phải được quy thành thang điểm
cho học sinh tự đánh giá, sau đó đưa ra lớp xếp loại. Đánh giá từng học sinh đảm bảo
khách quan, công bằng, minh bạch, làm cho học sinh ý thức được chuẩn mực đạo đức và
tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình theo tiêu chí đã đề ra.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh phổ thông - Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH PHỔ THÔNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
NGUYỄN LƯƠNG BẰNG (*)
TÓM TẮT
Trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông đã đạt một số
kết quả bước đầu, nhưng sự xuống cấp đạo đức của học sinh ở các trường phổ thông rất
đáng lo ngại. Để góp phần phát huy kết quả đạt được, tránh sự mơ hồ trong nhận thức,
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, cần phải đổi mới cách
đánh giá. Xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa
tuổi học sinh ở từng bậc khác nhau. Các chuẩn mực đó phải được quy thành thang điểm
cho học sinh tự đánh giá, sau đó đưa ra lớp xếp loại. Đánh giá từng học sinh đảm bảo
khách quan, công bằng, minh bạch, làm cho học sinh ý thức được chuẩn mực đạo đức và
tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình theo tiêu chí đã đề ra.
ABSTRACT
In the present context, Moral education for pupils in secondary and high schools has
achieved some initial results, but moral decadence of pupils in schools is alarming. To
contribute a part in development of the achieved results, to avoid ambiguousness in their
awareness and to improve quality of moral education for pupils step by step, method of
assessment should be innovated. Detailed and clear criteria on Morality standards which
are suitable with their ages at different education levels should also be constructed. These
standards should be converted into score for pupil’s self-assessment, and then they will be
graded in classrooms. Assessment for each pupil should be guaranteed its objectiveness,
justice, evidence with the amine of making pupil to aware Morality standard and adjust
their moral actions according to the proposed criteria.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA “TIÊU CHÍ ĐẠO
ĐỨC HỌC SINH PHỔ THÔNG” (*)
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong
quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội.
Chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá
nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dƣ
luận xã hội.
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan
(*)
PGS. TS, Trƣờng Đại học Vinh
niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lƣơng tâm, trách
nhiệm, hạnh phúc, công bằng, danh dự, lòng
tự trọng, ƣớc mơ, ý chí, lí tƣởng... và về
những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi
ứng xử giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân
với cá nhân trong xã hội. Đạo đức mang tính
lịch sử. Nó đƣợc điều chỉnh cùng với sự phát
triển của xã hội theo những tiêu chuẩn,
nguyên tắc, đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận.
Đạo đức khác với pháp luật. Pháp luật là
những quy phạm hành vi do Nhà nƣớc ban
hành mà mọi ngƣời dân buộc phải tuân theo,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỔ THÔNG...
vệ trật tự xã hội. Đạo đức cùng với pháp
luật là công cụ giữ vững kỉ cƣơng xã hội.
Đạo đức thƣờng không thiên về quy định
các hành vi cụ thể, còn pháp luật chú trọng
việc quy định các hành vi cụ thể. Đạo đức
thƣờng đƣợc thể hiện dƣới hình thức niềm
tin, lí tƣởng, các nguyên tắc, quy tắc chung
nhằm định hƣớng tinh thần giúp các thành
viên xã hội tự điều chỉnh hành vi. Đạo đức
và pháp luật thống nhất ở mục đích, ở định
hƣớng nhƣng khác nhau về hình thức biểu
hiện. Đạo đức thƣờng biểu hiện những tiêu
chuẩn cao của xã hội, gắn liền với những lí
tƣởng để hoàn thiện con ngƣời và xã hội
loài ngƣời. Nó còn chứa đựng những yếu
tố truyền thống, phong tục, tập quán địa
phƣơng đã nâng lên thành những yêu cầu.
Cho nên, đạo đức còn mang tính địa
phƣơng cục bộ.
Pháp luật đƣợc thực hiện bằng các biện
pháp cƣỡng chế, còn đạo đức đƣợc thực
hiện chủ yếu bằng biện pháp giáo dục,
thuyết phục, lƣơng tâm con ngƣời và dƣ
luận xã hội. Có thể nói, pháp luật là yêu
cầu đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là yêu
cầu đạo đức tối đa.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CỦA “TIÊU
CHÍ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỔ
THÔNG”
Qua các giai đoạn lịch sử dù có điều
chỉnh, bổ sung nhƣ thế nào, nhƣng cốt lõi
những giá trị đạo đức của con ngƣời Việt
Nam trong lịch sử đƣợc đa số các nhà khoa
học thừa nhận là “lòng yêu nước nồng nàn,
ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết,
ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình
– làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái, khoan
dung, trọng nghĩa tình, đạo lí; đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động; tinh tế trong
ứng xử, giản dị trong lối sống”(1), đều
đƣợc các thế hệ Việt Nam kế thừa và phát
huy, bổ sung thêm những nội dung mới.
Trong bối cảnh hiện nay để đáp ứng
những yêu cầu của giai đoạn cách mạng
mới, tiêu chí đạo đức con ngƣời Việt Nam
phải đạt đƣợc là: “Có tinh thần yêu nƣớc,
tự cƣờng dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vƣơn lên
để đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn lạc
hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong
sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu
vì lợi ích chung.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn
minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa,
tôn trọng kỉ cƣơng phép nƣớc, quy ƣớc của
cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện
môi trƣờng sinh thái.
Lao động chăm chỉ với lƣơng tâm nghề
nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao
vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và
xã hội.
Thƣờng xuyên học tập, nâng cao hiểu
biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm
mĩ và thể lực”(2).
Trên cơ sở những tiêu chí về đạo đức
của con ngƣời mới mà Đảng cộng sản Việt
Nam đã định hƣớng, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã cụ thể hoá những nội dung đó bằng
các thông tƣ, quy định, quy chế chỉ đạo các
trƣờng Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông xếp loại hạnh kiểm học sinh
theo những chuẩn mực khác nhau. Đối với
học sinh tiểu học, giáo viên đánh giá đạo
đức học sinh dựa vào kết quả rèn luyện đạo
đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện 5
nhiệm vụ:
- Thực hiện đầy đủ và có kết quả học tập;
chấp hành nội quy nhà trƣờng; đi học
đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ
dùng học tập.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính
NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo,
nhân viên và ngƣời lớn tuổi; đoàn kết,
thƣơng yêu, giúp đỡ bạn bè và ngƣời có
hoàn cảnh khó khăn.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá
nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể trong và
ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản
nơi công cộng; tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trƣờng; thực hiện trật tự an
toàn giao thông.
- Góp phần bảo vệ và phát huy truyền
thống của nhà trƣờng và địa phƣơng”(3)
Dựa trên những tiêu chí đó, giáo viên
xếp hạnh kiểm học sinh vào cuối kì I và
cuối năm học theo 2 loại: Thực hiện đầy đủ
và thực hiện chưa đầy đủ. Từ đó, giáo viên
có kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh
để có giải pháp giáo dục học sinh. Cách
xếp loại học sinh nhƣ vậy là chung chung,
chƣa sát với thực tiễn của hoàn cảnh từng
em và ít có tác dụng định hƣớng cho các
em hành động đúng chuẩn mực, sửa chữa
khuyết điểm, rèn luyện và phấn đấu vƣơn
lên. Học sinh Trung học cơ sở và học sinh
Trung học phổ thông đƣợc xếp cùng một
tiêu chí, căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái
độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối
quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè
và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vƣơn
lên trong học tập; kết quả tham gia lao
động, hoạt động tập thể của lớp, của trƣờng
và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng. Từ đó,
hạnh kiểm của học sinh đƣợc xếp thành 4
loại: tốt, khá, trung bình, yếu sau khi kết
thúc học kì, năm học. Việc xếp loại hạnh
kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả
xếp loại hạnh kiểm học kì 2.
Trong đó loại “tốt” có 6 tiêu chí:
a) Luôn kính trọng ngƣời trên, thầy
giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà
trƣờng; thƣơng yêu và giúp đỡ các em nhỏ
tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết
với các bạn, đƣợc các bạn tin yêu.
b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo
đức, có lối sống lành mạnh, trung thực,
giản dị, khiêm tốn.
c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học
tập, cố gắng vƣơn lên trong học tập.
d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà
trƣờng; chấp hành tốt luật pháp, quy định
về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao
thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực
trong học tập, kiểm tra, thi cử.
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn
vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng.
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo
dục quy định trong kế hoạch giáo dục, các
hoạt động chính trị, xã hội do nhà trƣờng tổ
chức; tích cực tham gia các hoạt động của
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
chăm lo giúp đỡ gia đình.(4)
Trong 5 tiêu chí xếp loại yếu cho học
sinh THCS và THPT, thì tiêu chí đ (Đánh
bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý,
vũ khí, chất nổ, chất độc hại; lƣu hành văn
hoá phẩm độc hại, đồi truỵ hoặc tham gia
tệ nạn xã hội), thuộc ngoại diện của phạm
trù pháp luật. Theo chúng tôi, cần loại bỏ
tiêu chí này ra khỏi tiêu chí đánh giá đạo
đức cho học sinh THCS và THPT.
Tiêu chí xếp loại đạo đức của học sinh
phổ thông nhƣ trên đã có sự đồng tâm,
thống nhất, liên thông với nhau. Các tiêu
chí của học sinh THCS và THPT đã kế
thừa đƣợc những yếu tố tích cực của 5 tiêu
chí đánh giá đạo đức học sinh tiểu học và
nâng lên một trình độ mới để vƣơn tới
những tiêu chí của con ngƣời mới mà Đảng
cộng sản Việt Nam đã xác định. Tuỳ tình
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỔ THÔNG...
hình cụ thể của các trƣờng, phong tục, tập
quán, truyền thống của từng địa phƣơng
mà các trƣờng vận dụng sáng tạo, bổ sung
nội dung mới thích hợp với bối cảnh thực
tại. Làm đƣợc nhƣ vậy là từng bƣớc vƣơn
tới những nấc thang mà Đảng cộng sản
Việt Nam đã đề ra trong tiêu chuẩn của con
ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, thực tiễn diễn ra vô cùng
phức tạp. Thời gian qua, đối với thanh
thiếu niên, học sinh phổ thông, “lối sống
thực dụng, vụ lợi, vị kỉ, thích hƣởng lạc, sa
đoạ; cái xấu, cái ác, phi nhân tính có dấu
hiệu tăng lên rõ rệt. Môi trƣờng đạo đức và
văn hoá lành mạnh bị đe doạ nghiêm trọng,
có nguy cơ khủng hoảng tinh thần, mất
phƣơng hƣớng lựa chọn các giá trị, lối
sống và niềm tin của một bộ phận công
chúng. Tình trạng đó đã và đang ảnh
hƣởng trực tiếp đến trật tự, an toàn, an ninh
xã hội, dẫn tới khuynh hƣớng tự diễn biến
về chính trị, tƣ tƣởng, tác hại lâu dài đến
các thế hệ mai sau”(5). Thực trạng đó,
ngoài những nguyên nhân khách quan làm
cho đạo đức của học sinh phổ thông xuống
cấp nhƣ “Môi trƣờng văn hoá bị xâm hại,
lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần
phong mĩ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm
và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch
vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là
trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo
ngại”(6) còn có nguyên nhân cực kì quan
trọng là sự thiếu quan tâm giáo dục của gia
đình, phƣơng pháp đánh giá đạo đức của
học sinh mà các trƣờng phổ thông đã và
đang sử dụng là lạc hậu, ít hiệu quả. Nền
giáo dục cách mạng ra đời đã hơn 50 năm,
xã hội Việt Nam đã có những bƣớc tiến
vƣợt bậc, nhiều giá trị của con ngƣời đã đổi
mới, tuy phƣơng pháp đánh giá đạo đức
học sinh trong trƣờng phổ thông hơn nửa
thế kỉ nay có thay đổi chút ít nhƣng chƣa
đem lại hiệu quả cao. Điều đó làm cho học
sinh lúng túng, không định hƣớng đƣợc
những tiêu chí cụ thể về đạo đức, không ý
thức đƣợc hành động nhƣ thế nào là xấu,
nhƣ thế nào là tốt.
Quá trình chỉ đạo thực hiện ở các
trƣờng phổ thông hơn 50 năm qua theo
những cách thức, phƣơng pháp khác nhau,
nên kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
cũng rất khác nhau. Tập thể giáo viên có
trình độ, kinh nghiệm không đồng đều.
Trong các trƣờng phổ thông xảy ra 2 tình
trạng đánh giá học sinh mâu thuẫn nhau:
thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm thƣờng "nới
tay", thông cảm với học sinh, phần lớn các
em đều đƣợc xếp loại hạnh kiểm: tốt và
khá, em nào quá đáng lắm mới bị trung
bình. Có những em xếp loại học lực yếu
nhƣng hạnh kiểm đƣợc xếp loại tốt? Thứ
hai, có những lớp giáo viên chủ nhiệm
nhìn nhận, đánh giá học sinh quá khắt khe,
không toàn diện, siêu hình, theo kiểu chụp
mũ, thầy bói xem voi, nhìn một cành khô lá
úa mà đánh giá cả cánh rừng không xanh,
làm cho học sinh thiệt thòi, bi quan, triệt
tiêu động lực học tập.
3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐẠO ĐỨC
CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
HIỆN NAY
Để khắc phục những nhƣợc điểm trên,
phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh về rèn luyện đạo đức,
trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chƣa
thay đổi nội dung đánh giá đạo đức của học
sinh, theo chúng tôi các trƣờng cần thay
đổi cách đánh giá đạo đức của học sinh phổ
thông theo phƣơng pháp sau:
NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
Đối với học sinh tiểu học
TT Nội dung đánh giá
Điểm
tối đa
HS tự
đánh
giá
Lớp
đánh
giá
1 Thực hiện đầy đủ và có kết quả học tập; chấp hành nội quy
nhà trƣờng; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ
dùng học tập.
25
2 Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, kính trọng, lễ phép với thầy
giáo, cô giáo, nhân viên và ngƣời lớn tuổi; đoàn kết, thƣơng
yêu, giúp đỡ bạn bè và ngƣời có hoàn cảnh khó khăn
20
3 Có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân 15
4 Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp;
giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trƣờng; thực hiện trật tự an toàn giao thông
20
5 Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trƣờng
và địa phƣơng
20
Tổng 100
Trong năm tiêu chí đánh giá đạo đức
học sinh tiểu học thì tiêu chí thứ nhất
phải đạt điểm cao nhất, vì đạt đƣợc tiêu
chí này sẽ góp phần hoàn thành tốt các
tiêu chí khác.
Đối với học sinh THCS và học sinh THPT
TT Nội dung đánh giá
Điểm
tối đa
HS tự
đánh
giá
Lớp
đánh
giá
1 Luôn kính trọng ngƣời trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và
nhân viên nhà trƣờng; thƣơng yêu và giúp đỡ các em nhỏ
tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn,
đƣợc các bạn tin yêu;
25
2 Tích cực rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh, trung
thực, giản dị, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi
trƣờng.
15
3 Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vƣơn lên
trong học tập.
25
4 Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trƣờng; chấp hành tốt
luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao
thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm,
tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
20
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỔ THÔNG...
TT Nội dung đánh giá
Điểm
tối đa
HS tự
đánh
giá
Lớp
đánh
giá
5 Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong
Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà
trƣờng tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình
15
Tổng 100
Trong 5 tiêu chí trên, nội dung nào
cũng quan trọng. Tuy nhiên, đối với học
sinh THCS và học sinh THPT thì vấn đề
học tập và tiếp thu giá trị truyền thống
đƣợc đặt lên hàng đầu. Vì vậy, tiêu chí 1 và
3 phải đƣợc xếp vào điểm cao nhất. Đánh
giá đạo đức học sinh nên giãn ra thành 5
bậc nhƣ trƣớc đây: tốt, khá, trung bình,
yếu và kém.
4. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẠO
ĐỨC HỌC SINH PHỔ THÔNG
Phƣơng pháp đánh giá bằng cách chấm
điểm.
Từ 80 điểm trở lên xếp loại tốt, nếu
thực hiện đƣợc các nội dung 1,2,3,4,5.
Từ 70 đến 79 điểm loại khá, thực hiện
đƣợc các nội dung 1,2,3,4,5 đôi khi có
thiếu sót nhỏ nhƣng sửa chữa ngay khi thầy
giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
Từ 60 đến 69 điểm loại trung bình, có
một số khuyết điểm trong việc thực hiện
các nội dung 1,2,3,4,5.
Từ 50 đến 59 điểm loại yếu, có một số
khuyết điểm trong việc thực hiện các nội
dung 1,2,3,4,5 nhƣng mức độ chƣa nghiêm
trọng; sau khi đƣợc nhắc nhở, giáo dục đã
tiếp thu sửa chữa nhƣng tiến bộ còn chậm.
Dƣới 50 điểm loại kém.
- Có sai phạm hoặc lặp lại nhiều lần
trong việc thực hiện các nội dung
1,2,3,4,5 đƣợc giáo dục nhƣng chƣa sửa
chữa.
- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự,
xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân
viên nhà trƣờng.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn
hoặc của ngƣời khác; đánh nhau, gây rối
trật tự, trị an trong nhà trƣờng hoặc
ngoài xã hội.
Trong mỗi nội dung, giáo viên có thể
chia nhỏ ra từng vấn đề và bổ sung thêm
một số nội dung chi tiết về truyền thống,
bản sắc đạo đức từng vùng, miền để cho
điểm sát hơn. Sau mỗi học kì, cha mẹ học
sinh phải nhận đƣợc 01 bản nhận xét khổ
A4 với những nội dung trên do nhà trƣờng
gửi tới. Cách đánh giá nhƣ vậy mới có tác
dụng nhắc nhở, răn đe học sinh, đảm bảo
chính xác, công bằng, khách quan, dân chủ
và minh bạch. Việc đánh giá, xếp loại đạo
đức học sinh phổ thông góp phần thực hiện
mục tiêu xây dựng nhân cách, đạo đức, lối
sống của con ngƣời Việt Nam thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế,
bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp
của dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1).(2). Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ V – BCH TW Đảng
khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.56. tr58-59.
(3). Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành theo thông tƣ số 32/2009/TT-
BGDDT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
(4). Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (Ban hành
theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
(5). Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), chỉ thị của Ban bí thƣ về chống xâm nhập của các
sản phẩm văn hoá độc hại gây huỷ hoại đạo đức xã hội, Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm
2010, tr.1.
(6). Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.169.