- Calci chiếm khoảng 52% tổng lượng khoáng, tương ứng khoảng 1500g trong cơ thể người, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ thể người.
- 99% calci phân bố trong thành phần cấu trúc xương và răng. Calci tồn tại chủ yếu ở dạng không tan hydroxyapatite 3Ca3(PO4)2.Ca(OH)2.
- Khoảng 1% calci kết hợp với protein và ion hóa các dung dịch nội bào, ngoại bào và giữ những chức năng khác nhau.
36 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các thực phẩm giàu calci, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC BAÙCH KHOA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
KHOA KYÕ THUAÄT HOÙA HOÏC
BOÄ MOÂN COÂNG NGHEÄ THÖÏC PHAÅM
TIEÅU LUAÄN MOÂN DINH DÖÔÕNG
GVHD : Coâ TRAÀN THÒ THU TRAØ
SVTH : Chu Thò Höôøng 60901133
Ñaëng Thò Thu Höôøng 60901134 Nguyeãn Thanh Ngaân 60901676
Leâ Haø My 60901593
MUÏC LUÏC
1. GIÔÙI THIEÄU CHUNG VEÀ CALCI 3
1.1. Phaân bố calci trong cơ thể 3
1.2. Chức năng của calci trong cơ thể 3
1.2.1. Chöùc naêng của calci ñối với xương 3
1.2.2. Caùc chức năng sinh học khaùc của calci 3
2. SÖÏ HAÁP THU CALCI 4
2.1. Cơ chế hấp thu calci 4
2.2. Điều hoøa haáp thu vaø chuyeån hoùa calci 5
2.3. Caùc chất ảnh hưởng sự hấp thu calci 9
3. NHU CAÀU CALCI CUÛA CÔ THEÅ 13
3.1. Nhu cầu calci haèng ngaøy 13
3.2. Khẩu phần calci vaø tình trạng xương 13
3.2.1. Thời kỳ phaùt triển 13
3.2.2. Tuổi trưởng thaønh 14
3.2.3. Thời kỳ maõn kinh 14
3.2.4. Người cao tuổi 14
4. BOÅ SUNG CALCI CHO CÔ THEÅ 15
4.1. Thực phẩm giàu calci 15
4.2. Một số lưu ý 33
5. ÑOÄC TÍNH CUÛA CALCI 34
5.1.Khi thừa calci..............................................................................34
5.2. Nguyên nhân...............................................................................34
5.3. Các triệu chứng của tăng calci huyết..........................................35
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO .......................................................................36
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CALCI
1.1 PHÂN BỐ CALCI TRONG CƠ THỂ
- Calci chiếm khoảng 52% tổng lượng khoáng, tương ứng khoảng 1500g trong cơ thể người, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ thể người.
- 99% calci phân bố trong thành phần cấu trúc xương và răng. Calci tồn tại chủ yếu ở dạng không tan hydroxyapatite [3Ca3(PO4)2.Ca(OH)2].
- Khoảng 1% calci kết hợp với protein và ion hóa các dung dịch nội bào, ngoại bào và giữ những chức năng khác nhau.
1.2. CHỨC NĂNG CỦA CALCI TRONG CƠ THỂ
1.2.1. VAI TRÒ CỦA CALCI ĐỐI VỚI XƯƠNG
- Calci có thành phần rất trong xương, là nguyên liệu taọ thành xương nên calci vô cùng quan trong đối với xương.
- Trẻ em khi thiếu calci thì xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng bị dị hình, chất lượng răng kém và bị sâu răng. Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung calci mỗi ngày 1000mg.
- Hàng ngày nếu chúng ta ăn uống thiếu calci thì sẽ gây ra tình trạng cơ thể phải vay calci từ trong xương đưa vào máu, dần dần con người sẽ bị bệnh loãng xương.
1.2.2. CÁC CHỨC NĂNG SINH HỌC KHÁC
1.2.2.1. ĐỐI VỚI HỆ MIỄN DỊCH
- Calci là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Calci giữ vai trò kích hoạt khả năng di chuyển, bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, và độc tố gây bệnh của bạch cầu.
- Đối với những bệnh do chức năng hệ miễn dịch giảm sút, cần bổ sung calci để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể, đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.
1.2.2.2. ĐỐI VỚI HỆ THẦN KINH
- Ion calci có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu calci thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, chức năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
- Trẻ em thiếu calci thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
- Người già thiếu calci thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Người thần kinh suy nhược khi bổ sung calci sẽ có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.
1.2.2.3. ĐỐI VỚI HỆ CƠ BẮP
- Chức năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ, ion calci đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
- Thiếu calci kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém.
- Thiếu calci biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên cao sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, đổ mồ hôi.
- Thiếu calci biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc phân lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
- Thiếu calci biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ calci cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng.
1.2.2.4. TÁC DỤNG KHÁC
- Calci tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch.
- Calci có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng.
- Calci có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzyme phân giải protit.
- Calci còn làm cho tế bào kết dính với nhau, hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận. Nếu trong dịch thể thiếu ion calci thì tế bào kém khả năng kết dính là nguyên nhân gây lão hóa. bổ sung calci đầy đủ mang lại sức khỏe dồi dào, da dẻ mịn màng, hồng hào, tư duy nhanh nhậy hơn, trẻ trung hơn so với những người cùng độ tuổi.
- Ion calci có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc mắc bệnh phổi nếu thường xuyên dùng calci sẽ đẩy lùi được bệnh (ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, lớp tế bào lông đó chuyển động một chiều từ dưới lên (đẩy lên) để làm sạch đường hô hấp, ion calci có tác dụng làm cho chuyển động đó trở nên khỏe khoắn hơn, nên ion calci có tác dụng bảo vệ đường hô hấp). Người mắc bệnh phế quản mãn tính và bệnh phổi bổ sung đầy đủ calci sẽ sớm bình phục.
2. SỰ HẤP THU CALCI
Sự hấp thụ calci tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể, loại thực phẩm và số lượng calci ăn vào.
2.1. CƠ CHẾ HẤP THU CALCI
-Calci trong thức ăn sau khi được chuyển vào cơ thể, dưới tác dụng của acid trong dạ dày sẽ được phân giải thành các ion calci để hấp thu. Calci dễ hòa tan trong dung dịch acid nên được hấp thụ nhiều ở tá tràng, phần đầu của ruột non. Đây là nơi thực phẩm vừa mới được tiêu hóa ở bao tử chuyển xuống, cho nên có độ acid cao.
- Phần còn lại được thải ra ngoài qua phân. Sau khi hấp thu vào ruột chúng sẽ đi vào huyết tương và chuyển đến các cơ quan chủ yếu chúng sẽ được chuyển đến và dự trữ ở xương. Tại đây ion calci sẽ kết hợp với các ion khác tạo nên các tinh thể hydroxyapatite. Một phần ion calci trong máu sẽ được thải ra ngoài qua đường nước tiểu, đó chính là hiệu số của lượng ion calci được lọc ở cầu thận và lượng ion calci được tái hấp thu ở ống thận (Khoảng 98% lượng ion calci được tái hấp thu ở ống thận).
- Thường thường, chỉ từ 20 tới 30% calci trong thực phẩm được hấp thụ ở ruột rồi chuyển sang máu. Calci không hấp thụ sẽ đào thải ra khỏi cơ thể theo phân, nước tiểu và mồ hôi.
2.2. ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA CALCI
2.2.1. Hormone tuyến cận giáp
-Hormone tuyến cận giáp (PTH) được tiết ra bởi tuyến cận giáp là một polypeptide gồm 84 acid amin
- PTH hoạt động để tăng nồng độ calci (Ca2+) trong máu.
-Ảnh hưởng sinh lý của hormone tuyến cận giáp :
Nếu nồng độ ion calci trong dịch ngoại bào dưới mức bình thường, hormone tuyến cận giáp sẽ làm cho nồng độ này trở lại trong giới hạn bình thường. Cùng với sự gia tăng nồng độ calci, nồng độ của ion phosphate trong máu giảm. Hormone tuyến cận giáp hoàn thành công việc của mình bằng cách kích thích ít nhất ba quá trình:
Huy động canxi từ xương: Mặc dù các cơ chế vẫn còn chưa xác định rõ nhưng ảnh hưởng của hormone tuyến cận giáp là kích thích hủy cốt bào để tái hấp thu khoáng của xương, giải phóng calci vào máu.
Tăng cường hấp thu calci từ ruột non: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu calci từ ruột non để nâng cao nồng độ calci trong máu. Hormone tuyến cận giáp kích thích quá trình này, nhưng gián tiếp bằng cách kích thích sản xuất các dạng hoạt động của vitamin D trong thận. Vitamin D thực hiện bằng cách tổng hợp calci liên kết với protein trong các tế bào biểu mô đường ruột , tạo điều kiện cho sự hấp thu hiệu quả calci vào máu.
Sự ngăn chặn mất calci trong nước tiểu: Ngoài kích thích luồng calci từ xương vào máu và ruột, hormone tuyến cận giáp ngăn chặn bài tiết calci trong nước tiểu, do đó bảo tồn calci trong máu. Chức năng này được thực hiện gián tiếp bằng cách kích thích tái hấp thu calci. Một chức năng khác của hormone tuyến cận giáp ở thận là kích thích sự mất mát của các ion phosphate trong nước tiểu.
Kiểm soát tiết hormone tuyến cận giáp
-Hormone tuyến cận giáp được phóng thích để đáp ứng với nồng độ thấp của calci tự do trong dịch ngoại bào. Thay đổi nồng độ phosphate trong máu có thể liên quan tới những thay đổi trong sự tiết hormone tuyến cận giáp, nhưng điều này là một hiệu ứng gián tiếp và phosphate không phải là một yếu tố tác động quan trọng của hormone này.
-Khi nồng độ calci giảm xuống dưới mức bình thường, sự tiết hormone tuyến cận giáp gia tăng nhanh chóng .Khi nồng độ calci cao, hormone tuyến cận giáp được tiết ra ở mức độ thấp. Các con số bên phải mô tả hormone tuyến cận giáp được giải phóng từ các tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm ở nồng độ khác nhau của calci.
2.2.2. Hormone tuyến giáp (calcitonin)
-Calcitonin là một chuỗi gồm 32 amino acid tách ra từ một prohormone lớn hơn
-Calcitonin là một loại hormone tham gia vào sự chuyển hóa calci và phospho. Trong những loài động vật có vú, nguồn cung cấp calcitonin là từ tế bào cận giáp hoặc từ tế bào C trong tuyến giáp, nhưng calcitonin cũng được tổng hợp trong nhiều loại mô khác, bao gồm phổi và đường ruột.
Tác dụng sinh lý của Calcitonin.
Calcitonin được cho là có nhiều tác dụng khác nhau. Calcitonin có vai trò trong sự chuyển hóa calci và phospho. Đặc biệt, calcitonin có khả năng làm giảm calci trong máu đến mức tối thiểu bằng cách ảnh hưởng lên :
Xương : calcitonin ngăn chặn sự tiêu xương bằng cách ức chế hoạt động của tế bào hủy xương.
Thận : Calcitonin hạn chế sự tái hấp thu qua ống thận của hai ion này, dẫn đến tăng tốc độ mất đi của chúng trong nước tiểu.
Kiểm soát sự tiết Cacitonin.
Yếu tố nổi bật nhất kiểm soát sự tiết Calcitonin là nồng độ ion calci ngoại bào. Mức độ tăng calci trong máu kích thích mạnh sự tiết calcitonin, và sự tiết bị chặn khi nồng độ calci giảm xuống dưới mức bình thường
2.2.3. Vitamin D
Nguồn cung cấp vitamin D: cơ thể nhận vitamin D từ 2 nguồn:
- Thức ăn: có vitamin D như gan, lòng đỏ trứng gà, sữa. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ và sữa bò đều rất thấp (0-10 đv/100ml). Nguồn vitamin D từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật.
- Tổng hợp vitamin D ở da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời: đây là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Mỗi ngày cơ thể có thể tổng hợp được từ 50-100 đv vitamin D, nghĩa là đủ thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ thể. Vì vậy trẻ em bị còi xương là do không được tắm nắng hoặc do ăn uống không đầy đủ.
Chuyển hoá và vai trò sinh lý của vitamin D trong cơ thể:
- Sau khi được hấp thụ ở ruột hoặc đựơc tổng hợp ở da, vitamin D được đưa tới gan nhờ protein vận chuyển vitamin D (vitamin D binding protein-DBP).
-Vitamin D không có ý nghĩa hoạt động sinh học. Đúng hơn, nó phải được chuyển hóa trong cơ thể thành dạng hoạt động là 1,2,5-dihydroxycholecalciferol. Chuyển đổi này xảy ra theo hai bước, như mô tả trong sơ đồ bên phải:
Trong gan: cholecalciferal được hydroxy hóa tạo thành 25-hydroxycholecalciferol bởi enzyme 25- hydroxylase
Trong thận: 25-hydroxycholecalciferol được dùng như một chất nền cho 1-hydroxylase-alpha tạo thành 1,25-dihydroxycholecalciferol, dạng hoạt động sinh học của vitamin D.
Đây là chất chuyển hoá cuối cùng của vitamin D và có tác dụng sinh học làm:
- Tăng hấp thu Ca ở ruột qua cơ chế tăng tổng hợp protein gắn Ca (Calcium binding protein- CaBP).
- Huy động canxi ở xương vào máu.
- Đồng thời tăng tái hấp thụ CaPO4 ở ống thận (dưới tác động của hormone tuyến cận giáp: parathormone). Sự điều hoà sinh tổng hợp 1,25-(OH)2-D phụ thuộc vào nồng độ Calci-Phospho và hormon tuyến cận giáp trong máu và theo cơ chế điều hoà ngược (feedback) như là 1 nội tiết tố. Khi Ca máu giảm, sẽ kích thích tuyến cận giáp bài tiết nhiều hormon cận giáp (PTH-Parathyroid hormone). Hormon này lại kích thích hoạt tính của 1, α-hydroxylase ở ống thận để tăng tổng hợp 1,25-(OH)2-D. Chất này làm tăng hấp thu Ca ở ruột và huy động Ca ở xương vào máu, làm cho nồng độ Ca trong máu trở lại bình thường. Khi cho vitamin D liều cao, nồng độ 25-OH-D sẽ tăng lên, nhưng nồng độ 1,25-(OH)2-D lại chỉ tăng lên trong một thời gian ngắn, rồi ngừng lại. Sự điều hoà này giúp cho cơ thể ngăn ngừa được sự tăng Ca máu do tăng nồng độ vitamin D nhất thời. Những chủng tộc da màu sống ở vùng nhiệt đới có da sẫm màu là cơ chế bảo vệ tự nhiên để chống lại sự tổng hợp quá nhiều vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
-Gan tổng hợp các hydroxycholecalciferol-25 chỉ quy định lỏng lẻo, và nồng độ trong máu của phân tử này phản ánh phần lớn lượng vitamin D được sản xuất trong da hoặc do ăn được. Ngược lại, hoạt động của 1-alpha -hydroxylase trong thận được quy định chặt chẽ và dùng như các nhân tố kiểm soát quan trọng trong sản xuất các hormone hoạt động. Các cảm ứng chính của 1-alpha -hydroxylase là hormone tuyến cận giáp, nó cũng được gây ra bởi nồng độ phosphate trong máu thấp.
- Vitamin D được biết đến như là một kích thích tố tham gia vào sự trao đổi chất khoáng và phát triển xương. Vitamin D tăng cường hấp thu calci trong ruột và duy trì calci trong máu và nồng độ phosphate đủ để thực hiện sự khoáng hoá bình thường của xương và ngăn ngừa tetany hypocalcemic. Nó cũng cần thiết cho sự phát triển xương và tái tạo xương bằng nguyên bào xương và huỷ cốt bào. Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn, hoặc biến dạng. Vitamin D ngăn ngừa còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HẤP THU CALCI
2.3.1. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG HẤP THU CALCI
2.3.1.1.Vitamin K
-Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo, có trong các loài thực vật như phylloquinone (vitamin K1) hay được sản xuất bởi vi khuẩn như là Menaquinone (vitamin K2). Vitamin K là một đồng yếu tố của gamma -glutamyl cacboxylase
- Vitamin K tham gia vào carboxyl hóa glutamate trong protein để hình thành gamma-carboxyglutamate (viết tắt là GLA). GLA là một phần của protein điều khiển calci. GLA-dư là rất cần thiết cho tất cả các hoạt động sinh học được biết đến của GLA-protein. Mười lăm loại GLA-protein đã được tìm thấy cho đến nay, và các nhà nghiên cứu tin rằng có ít nhất một trăm GLA-protein phân tán khắp cơ thể.
Vitamin K giúp hấp thụ calci dễ dàng, đồng thời nó còn có chức năng liên kết calci với các khoáng chất khác giúp cho hệ thống xương chắc khỏe và dẻo dai. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin K có thể ức chế quá trình phát triển của xương và răng.
- Sự thiếu hụt Vitamin K có thể xảy ra bởi sự hấp thu đường ruột bị xáo trộn (như xảy ra tắc nghẽn ống mật), do điều trị bệnh hoặc ngẫu nhiên lượng thuốc đã sử dụng đối kháng với vitamin K , rất hiếm khi do dinh dưỡng thiếu hụt vitamin K. Do sự thiếu vitamin K , Gla- dư sẽ không hình thành hoặc hình thành không đầy đủ dẫn đến Gla-protein không hoạt động.
- Có một số loại Gla-protein khác nhau bao gồm osteocalcin , là Gla- protein phổ biến nhất ở người và được tổng hợp trong xương. Osteocalcin có ảnh hưởng đến mật độ xương và đòi hỏi vitamin K để làm việc. Nếu các osteocalcin không carboxyl hóa được (osteocalcin không có vitamin K) thì không thể điều chỉnh calci. Khi đó, xương và răng sẽ bị mất calci. Phụ nữ có osteocalcin không carboxyl hóa được sẽ bài tiết calci, dẫn đến xương rỗng, xốp hơn
- Thiếu vitamin K có liên quan đến mật độ khoáng trong xương thấp và tăng nguy cơ gãy xương.
-Vào tháng năm 2002, một số chuyên gia châu Âu trong các lĩnh vực nghiên cứu vitamin K, quá trình chuyển hóa xương và bệnh tim mạch đã gặp để xem xét tất cả các dữ liệu khoa học để xây dựng khuyến nghị về số lượng vitamin K trong khẩu phần ăn và sử dụng thuốc bổ sung vitamin K, cho xương và sức khỏe tim mạch tối ưu. Một số kết luận từ cuộc họp này được tóm tắt dưới đây: Ăn từ 200 đến 500 mcg vitamin K/ngày thông qua các nguồn thực phẩm cho sức khỏe tối ưu.
2.3.1.2. Protein
-Các ảnh hưởng rõ ràng của protein, đặc biệt là protein động vật đối với sự bài tiết calci cũng đã được biết đến ít nhất là từ những năm 1960.
-Làm thế nào protein động vật tác động ảnh hưởng đến sự bài tiết calci vẫn chưa được biết rõ. Sự tăng tốc độ lọc cầu thận để đáp ứng với protein đã được đề xuất như là một yếu tố nhưng điều này không quan trọng trong trạng thái ổn định. Các cơ chế chính được cho là tác động của chất kìm hãm acid trong protein động vật và các phức của calci ở ống thận (sulphate và các ion phosphate được tạo thành bởi sự chuyển hóa protein). Sự bài tiết calci có liên quan đến sự bài tiết phosphate (cũng như sự bài tiết natri ), đặc biệt đối với người lượng calci hấp thu được bị hạn chế hoặc trong tình trạng ăn kiên. Hầu hết phospho trong nước tiểu của người dân theo chế độ ăn phương Tây là từ protein động vật. Tương tự ,đối với sự bài tiết sunphate nhưng nó ít quan trọng hơn so với các ion phosphate bởi vì sự liên kết cố định của calci sulphate thấp hơn so với calci phosphate . Các quan sát thực nghiệm chỉ ra rằng cứ 1g protein thì có 1 mg calci trong nước tiểu là đúng với hàm lượng phospho trong protein động vật (khoảng 1 phần trăm theo trọng lượng) và mối quan hệ giữa calci và phosphate trong nước tiểu .
-Một nghiên cứu cho thấy rằng 0,85 mg calci đã bị mất cho mỗi gram protein trong chế độ ăn uống . Sự phân tích sau của 16 nghiên cứu ở 154 người trưởng thành thì protein thu được lên đến 200g, có thể thấy rằng tăng 1g protein trong chế độ ăn uống thì mất 1,2 mg calci qua nước tiểu . Một nghiên cứu cho thấy khi protein động vật trong chế độ ăn uống được nâng lên 40-80g thì tăng 40 mg calci qua bài tiết nước tiểu . Tỷ lệ này của sự bài tiết calci trên tỷ lệ protein (1mg trên 1g) là một giá trị đã được kiểm định.
Hình 18. Tác động của lượng protein khác nhau trên nhu cầu calci theo lý thuyết.
2.3.1.3. Vitamin D
-Khi có đầy đủ vitamin D do thực phẩm cung cấp hoặc dưới tác dụng của tia nắng mặt trời lên da sẽ làm tăng hấp thu calci
2.3.1.4. Lactose
Lactose sẽ cùng với calci hình thành nên phức chất hòa tan với lượng phân tử thấp, do đó nâng cao được tỷ lệ sử dụng calci
2.3.1. 5. Tình trạng cơ thể
Tuổi tác và giai đoạn sống: hấp thu calci cao tới 60% ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng cần một số lượng lớn chất khoáng để xây dựng xương. Hấp thụ giảm đến 15% -20% ở tuổi trưởng thành (mặc dù nó được tăng lên trong khi mang thai) và tiếp tục giảm theo tuổi ,do đó khẩu phần calci sẽ cao hơn cho phụ nữ lớn hơn 50 tuổi và cho cả nam và nữ lớn hơn 70 tuổi so với những người trẻ hơn.
2.3.2. CÁC CHẤT NGĂN CẢN HẤP THU CALCI
-Caffeine: chất kích thích này trong cà phê và trà có thể tăng bài tiết và giảm sự hấp thụ calci. Ví dụ, một tách cà phê chỉ mất 2-3 mg calci . Tiêu thụ caffeine vừa phải (1 tách c à ph ê hoặc 2 tách trà mỗi ngày) ở phụ nữ không có tác dụng tiêu cực đến xương .
-Rượu : rượu có thể ảnh hưởng đến tình trạng calci bằng cách giảm sự hấp thu của calci và ức chế enzyme trong gan, giúp chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động của nó. Tuy nhiên, lượng rượu có thể ảnh hưởng đến tình trạng calci và uống rượu vừa phải là có ích hay có hại cho xương vẫn chưa được biết.
- Phospho: ảnh hưởng của chất khoáng này đến sự bài tiết calci là rất nhỏ. Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đồ uống có ga với mức phosphate cao có liên quan đến giảm khối lượng xương và nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên. Tuy nhiên, hiệu ứng này có thể là do thay thế sữa bằng soda hơn là do phospho.
-Trái cây và rau: những thực phẩm này, khi chuyển hóa, thay đổi sự cân bằng acid/base của cơ thể về phía kiềm bằng cách sản xuất acid carbonate, làm giảm calci. Những acid chuyển hóa được sản sinh bởi chế độ ăn giàu protein và hạt ngũ cốc, ví dụ, xương giải phóng các khoáng chất như calci và phospho và muối kiềm để trung hòa acid dư thừa. Trong một thí nghiệm, phụ nữ từ 50 tuổi trở lên- những người đã bổ sung acid carbonate , giảm đáng