Nếu một ngày nọ bạn trúng xổ số một số tiền khổng lồ nằm mơ cũng không thấy bạn sẽ làm gì? Bạn có tiếp tục làm việc cật lực như trước hay ngay lập tức đổi đời, mặc sức hưởng thụ tiêu xài để rồi khi khỏan tiền trời cho ấy đã cạn,bạn thấy mình bị sa thải, không có sự nghiệp, không có tương lai .
Bao giờ cũng vậy,việc chọn lựa giữa hai con đường: chông gai mà bền vững; dễ dàng mà cũng dễ vỡ cũng là một quyết định khó khăn.Và một khi con đường trải hoa hồng bất ngờ trải ra trước mặt, không phải ai cũng biết ứng xử khôn ngoan với nó.Do đó, không phải vô lý khi các nhà họach định chính sách luôn phải gắn liền tăng trưởng kinh tế với bền vững. “Căn bệnh Hà Lan” là một trong những trở ngại mà các nước hay vấp phải trong quá trình phát triển do không biết sử dụng đúng cách nguồn tiền trời cho đột ngột bơm vào nền kinh tế này.Nếu ở Việt Nam chúng ta có thành ngữ “Của thiên trả địa” thì các nhà kinh tế trên thế giới lại có thuật ngữ “Lời nguyền của tài nguyên” (The resource curse) để chỉ những cái giá quá đắt các nước sở tại phải trả so với những gì vô tình được hưởng.
34 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6221 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Căn bệnh Hà Lan, thực trạng ở Việt Nam và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A.LỜI MỞ ĐẦU
2
B.NỘI DUNG
3
bChương 1: Lý luận chung về Căn bệnh Hà Lan
3
I.Khái niệm
3
II. Nguồn gốc Căn bệnh Hà Lan
3
III.Quá trình hình thành Căn bệnh Hà Lan
4
IV.Giải thích Căn bệnh Hà Lan
6
1.Theo lý thuyết của Max Corden và Peter Neary
6
2.Theo mô hình Úc
6
bChương 2: Thực trạng Căn bệnh Hà Lan ở một số nước
9
I.Vấn đề tài nguyên
9
1.Nền kinh tế Nigeria và “Lời nguyền của dầu mỏ”
11
2.Indonesia: Ứng xử kịp thời
13
II.Vấn đề về vốn
14
1.Các nước Châu Phi
15
2.Trung Quốc
16
bChương 3: Thực trạng và giải pháp cho Căn bệnh Hà Lan ở VN
18
I.Căn bệnh Hà Lan và nguồn vốn nước ngòai ODA, FDI
18
1.Nguồn vốn đầu tư nước ngòai có thể dẫn đến Căn bệnh Hà Lan
18
ODA
18
1.1 Tác động đến kinh tế
19
1.2 Tác động đến xã hội
19
FDI
20
2.Triệu chứng thể hiện Căn bệnh Hà Lan ở VN từ ODA, FDI
20
1.1 Thâm hụt cán cân thương mại
20
1.2 Lạm phát
21
1.3 Chuyển giao công nghệ
21
1.4 Mất cân đối giữa các ngành và các vùng lãnh thổ
22
1.5 Khánh kiệt nguồn tài nguyên
22
3.Giải pháp và khuyến nghị
23
3.1 Giải pháp
23
3.2 Khuyến nghị
24
II. Bất động sản- “Làm gì để trở thành Công tử Bạc Liêu?”
24
1.Thực trạng
24
2.Hậu quả
26
3.Giải pháp
26
III. Dầu thô- “Chiến lược nào cho chúng ta?”
27
1.Thực trạng
27
2.Giải pháp
31
B.LỜI KẾT
33
C.DANH MỤC THAM KHẢO
34
A. LỜI MỞ ĐẦU
Nếu một ngày nọ bạn trúng xổ số một số tiền khổng lồ nằm mơ cũng không thấy bạn sẽ làm gì? Bạn có tiếp tục làm việc cật lực như trước hay ngay lập tức đổi đời, mặc sức hưởng thụ tiêu xài để rồi khi khỏan tiền trời cho ấy đã cạn,bạn thấy mình bị sa thải, không có sự nghiệp, không có tương lai….
Bao giờ cũng vậy,việc chọn lựa giữa hai con đường: chông gai mà bền vững; dễ dàng mà cũng dễ vỡ cũng là một quyết định khó khăn.Và một khi con đường trải hoa hồng bất ngờ trải ra trước mặt, không phải ai cũng biết ứng xử khôn ngoan với nó.Do đó, không phải vô lý khi các nhà họach định chính sách luôn phải gắn liền tăng trưởng kinh tế với bền vững. “Căn bệnh Hà Lan” là một trong những trở ngại mà các nước hay vấp phải trong quá trình phát triển do không biết sử dụng đúng cách nguồn tiền trời cho đột ngột bơm vào nền kinh tế này.Nếu ở Việt Nam chúng ta có thành ngữ “Của thiên trả địa” thì các nhà kinh tế trên thế giới lại có thuật ngữ “Lời nguyền của tài nguyên” (The resource curse) để chỉ những cái giá quá đắt các nước sở tại phải trả so với những gì vô tình được hưởng.
Việt Nam, hiện được đánh giá là trong giai đọan phát triển khá nóng,đã xuất hiện một vài biểu hiện của Căn bệnh Hà Lan.Liệu ta có thể khéo léo tránh được căn bệnh này trong khi đã có quá nhiều nước lăn vào vết xe đổ của Hà Lan, hòan toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo và ứng xử khôn ngoan của chúng ta.Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài tiểu luận này.Bài viết chia làm ba phần.Phần đầu lý luận chung sẽ điểm qua khái niệm,nguồn gốc cũng như các mô hình của Căn bệnh Hà Lan.Phần hai đi vào thực trạng ở một số nước, theo đó sẽ mổ xẻ theo từng vấn đề của căn bệnh.Và cuối cùng phần ba sẽ tập trung vào những biểu hiện nhức nhối của căn bệnh này tại Việt Nam và đưa ra những giải pháp,khuyến nghị chi tiết cho từng trường hợp.
B. NỘI DUNG
bChương I. Lý luận chung về Căn bệnh Hà Lan
---oOo---
I. Khái niệm
Căn bệnh Hà Lan là một hiện tượng thường xảy ra ở các nước đang phát triển mà ở đó việc khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu thường hủy hoại sự phát triển của khu vực sản xuất. Nguyên nhân chính là do các nguồn lực từ tài nguyên đã làm giảm tỷ giá hối đoái thực (tăng giá ngoại tệ) và từ đó làm cho khu vực sản xuất trở nên kém cạnh tranh hơn. Ban đầu căn bệnh Hà Lan chỉ đề cập tới việc khai thác tài nguyên nhưng sau này nó đề cập tới mọi nguồn thu ngoại tệ khổng lồ, bao gồm cả việc tăng giá hàng xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài. Căn bệnh Hà Lan được hai nhà kinh tế học người Úc là Max Corden và Peter Neary phân tích lần đầu tiên vào năm 1982.
II. Nguồn gốc Căn bệnh Hà Lan
Trong suốt thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 1960, Hà Lan đã đạt được sự thành công đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, nạn lạm phát ít khi vượt quá 3% một năm. Tốc độ tăng GNP thường trên 5% và nạn thất nghiệp dao động xung quanh tỉ lệ 1%. Bí quyết của những thành công này là ở chỗ khu vực xuất khẩu truyền thống của nước nay có sức cạnh tranh mạnh so với những đối thủ của mình trên toàn thế giới, như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử.
Vào những năm 1960, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn ở vùng biển Bắc. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này, từ năm 1973 đến năm 1978 Hà Lan xuất khẩu một lượng khí đốt lớn làm tăng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng 4% GNP. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (Winfall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục tập trung đầu tư cho nông nghiệp và điện tử… Nhưng khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền không đủ để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, đồng thời nền kinh tế Hà Lan gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng, xuất khẩu các ngành sản xuất truyền thống như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử giảm sút, chi phí sản xuất trong nước tăng lên, đồng đôla trên thị trường trong nước bị sụt giá, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng… Những điều này làm cho tỉ lệ lạm phát tăng từ 2% năm 1970 lên 10% năm 1975 và tốc độ tăng GNP giảm từ 5% xuống còn 1%. Điều này làm cho nền kinh tế Hà Lan trì trệ và để lại những hậu quả nặng nề. Bằng những chính sách hợp lý, chính phủ Hà Lan đã vực dậy và đưa nền kinh tế đi lên.
Thuật ngữ “ căn bệnh Hà Lan”được The Economist đặt ra vào năm 1977 để miêu tả sự suy giảm của khu vực chế tạo của Hà Lan khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí thiên nhiên. Sau đó, đến năm 1982, hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary đã mô hình hóa hiện tượng nói trên.
III. Quá trình hình thành Căn bệnh Hà Lan
Như chúng ta đã biết căn bệnh Hà Lan ko chỉ xảy ra đối với riêng nước này mà nó còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mầm mống gây bệnh chủ yếu là các nước này là phát hiện ra một nguồn tài nguyên lớn hay giá một số mặt hàng xuất khẩu tăng lên đột ngột hoặc nguồn vốn đầu tư quá lớn được đổ vào nền kinh tế. Tuy nhiên vì không có chính sách sử dụng hữu hiệu nên những nguồn lợi to lớn đó lại trở thành con dao hai lưỡi làm thương tổn nền kinh tế.
Sự phát hiện ra trữ lượng tài nguyên lớn (khí đốt) của người Hà Lan, ví như người nhặt được “của từ trên trời rơi xuống” làm cho giá trị ngành xuất khẩu khí đốt tăng vọt lên, ngành khai thác phát triển mạnh, tỷ trọng xuất khẩu được nâng cao đáng kể, đóng góp cho GDP tăng lên rất nhiều. Đây là mở đầu tốt đẹp cho ngành xuất khẩu nhưng liệu đối với các ngành khác thì sao? Xuất khẩu tài nguyên tăng kéo theo giá mặt hàng xuất khẩu tăng đồng thời nội tệ tăng giá. Điều này làm tăng tỷ giá hối đoái và tăng mức lương chung, từ đó tạo ra áp lực đối với năng lực cạnh tranh của các ngành thương mại khác trong nền kinh tế.
Khi mức lương chung tăng lên thì thu nhập người dân tăng lên cùng lúc tỷ giá tăng nên giá hàng ngoại nhập hạ xuống. Với tâm lý của người tiêu dùng thì lựa chọn hàng ngoại nhập lúc bấy giờ là tối ưu. Tiêu dùng trong nước tăng lên nhưng không phải cho hàng hóa trong nước mà là hàng hóa nhập khẩu ( giá rẻ hơn trước). Các nhà sản xuất đứng trước nguy phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Điều này đòi hỏi họ phải giảm chi phí đầu vào, nâng cao kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Muốn như vậy cần có sự đầu tư thích đáng nhưng doanh thu của họ không những không tăng lên mà còn giảm xuống thì lấy đâu ra để đầu tư.
Tỷ giá hối đoái tăng mang đến nguy cơ rủi ro cao cho các ngành công nghệ sử dụng vốn nhiều, từ đó gây ra nguy cơ thất nghiệp cao cho xã hội. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách phát triển khu vực dịch vụ có thể giúp bù đắp số việc làm đã mất của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều cơ hội việc làm tiềm năng trong ngành dịch vụ lại có năng suất tương đối thấp, đồng nghĩa với mức lương thấp, dẫn tới làm tăng những căng thẳng xã hội.
Sự gia tăng khu vực xuất khẩu tài nguyên ngày càng gây ra nhiều tác động xấu cho nền kinh tế. Đến khi nguồn tài nguyên cạn kiệt, lợi thế so sánh không còn thì giá hàng hóa xuất khẩu rớt giá, nguồn thu ngoại tệ sụt giảm đột ngột, trong khi các ngành khác bị bỏ bê, chưa kịp thay đổi để thích nghi. Nền kinh tế đi đến chỗ khủng hoảng, từ từ tê liệt như một cơ thể mà hệ miễn dịch bị tiêu diệt, không còn sức đề kháng.
Từ trường hợp của Hà Lan, chúng ta có thể khái quát toàn bộ triệu chứng của “căn bệnh Hà Lan” như sau:
NGUỒN THU LỚN
TÁC ĐỘNG LÔI KÉO NGUỒN LỰC
CƠ CẤU KINH TẾ
CƠ CẤU LAO ĐỘNG
CĂN BỆNH HÀ LAN
VIỆC LÀM
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TÁC ĐỘNG CHI TIÊU
HOẠT ĐỘNG XNK
Có thể nói một quốc gia khi thu được nguồn ngoại tệ lớn sẽ có thể dẫn đến 2 tác động lớn: tác động về chi tiêu và tác động về lôi kéo nguồn lực.
*Tác động chi tiêu (Resource Spending Effect)
Khi nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước một cách nhanh chóng ồ ạt sẽ làm cho lượng cung ngoại tệ trở nên dồi dào trong khi cầu vẫn không đổi, tất yếu làm cho tỷ giá thay đổi. Kết quả: đồng nội tệ lên giá, đồng ngoại tệ giảm giá, hàng hóa trong nước tăng giá tương đối so với thế giới. Ngành công nghiệp xuất khẩu bị giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; hàng hóa nhập khẩu trở lên rẻ hơn bao giờ hết, xuất hiện tràn ngập ở thị trường trong nước và người dân đổ xô đi mua hàng nhập khẩu, nền sản xuất trong nước bị thất bại do không cạnh tranh được ngay trên chính thị trường của mình.
Kết quả là lượng nhập khẩu tăng mạnh; ngành hàng xuất khẩu phi tài nguyên giảm xuống rõ rệt. Đây là triệu chứng thứ nhất của “căn bệnh Hà Lan”.
*Tác động lôi kéo nguồn lực (Resource Movement Effect)
Do thu nhập từ nguồn ngoại tệ lớn, nền kinh tế tập trung nguồn lực vào ngành khai thác tài nguyên đó, không chú trọng đến các ngành công nghiệp – nông nghiệp vốn là thế mạnh trước đây của mình nữa.
Nông nghiệp ít được chú trọng làm cho chất lượng và năng suất giảm. Công nghiệp khai khoáng tài nguyên phát triển, thu nhập từ các ngành này tăng lên thu hút một bộ phận lớn lao động từ các khu vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác chuyển sang. Mặc dù cung lao động trong một số ngành công nghiệp khai thác tài nguyên tăng lên nhưng do những lao động này không có trình độ tay nghề cao, chưa có tác phong làm việc (do một phần lớn là lao động từ nông thôn chuyển sang), chính vì vậy ngành công nghiệp khai khoáng chưa phải là hoạt động một cách hiệu quả.
Kết quả là làm cho một số ngành thì cung lao động quá nhiều, một số ngành thì thiếu hụt lao động trầm trọng. Nền kinh tế bị mất ổn định, sản xuất trì trệ. Đây chính là triệu chứng thứ hai của “căn bệnh Hà Lan”.
Như vậy, một quốc gia khi mắc vào “căn bệnh Hà Lan” thì nền kinh tế sẽ bị rơi vào tình trạng lạm phát gia tăng (cung lương thực không đủ, cầu về lương thực gia tăng do thu nhập tăng lên làm cho giá nông sản tăng, tất yếu làm cho các hàng hóa khác tăng giá); thu nhập quốc dân (GDP) giảm xuống (do thu nhập chủ yếu chỉ là các ngành khai thác khoáng sản, các ngành sản xuất khác không tạo ra được thu nhập hoặc thu nhập không đáng kể); tỷ trọng xuất khẩu giảm xuống - nhập khẩu tăng lên; áp lực việc làm gia tăng, nền kinh tế đình đốn, tiêu điều… Một khi tài nguyên cạn kiệt, nguồn thu ngoại tệ không còn, nhà nước sẽ không có đủ ngoại tệ để duy trì nền kinh tế như lúc trước nữa, quả thật đây chính là thảm họa với những nước đó.
IV.Giải thích “Căn bệnh Hà Lan”
1.Theo lý thuyết của Max Corden và Peter Neary
Mô hình cân bằng cục bộ của Corden và Neary dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân có 2 khu vực xuất khẩu, trong đó 1 khu vực đang bùng nổ là khu vực khai thác tài nguyên và 1 khu vực đang trì trệ (so với khu vực kia) là khu vực chế tạo. Ngoài ra, nền kinh tế còn có 1 khu vực không xuất khẩu. Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định.
Khi các ngành khai thác bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao động từ khu vực chế tạo sẽ chuyển sang khu vực khai thác tài nguyên làm khu vực chế tạo bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái. Khi thu nhập của người lao động trong khu vực khai thác tài nguyên tăng lên, họ tiêu dùng nhiều hơn khiến cho khu vực không xuất khẩu được kích thích và mở rộng. Khu vực không xuất khẩu sẽ hút lao động từ khu vực chế tạo sang, càng làm cho khu vực chế tạo bị bất lợi. Tiêu dùng các hàng hóa không xuất khẩu tăng còn làm giá cả của các mặt hàng này tăng, khiến cho tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không đổi, gây bất lợi cho xuất khẩu của khu vực chế tạo. Khu vực khai thác tài nguyên đẩy mạnh xuất khẩu cũng làm tương quan lượng cung nội tệ và ngoại tệ trong nền kinh tế thay đổi theo hướng làm tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa, càng cản trở xuất khẩu của khu vực chế tạo.
Sau này De Silva (1991) và Nnadozie (1991) đã mở rộng mô hình lên thành gồm 4 khu vực. Một số nghiên cứu khác đã tìm cách nới lỏng các giả thiết trong mô hình của Corden và Neary, chẳng hạn như giả thiết về toàn dụng lao động.
2.Theo mô hình Úc
Giả sử nền kinh tế đang cân bằng “hạnh phúc” ở điểm 1 là giao điểm của đường IB và EB1. Khi có các khoản thu bất ngờ, nguồn cung hàng có thể ngoại thương có thể tăng lên ở tại bất kỳ giá nào trên đường EB sẽ dịch chuyển sang phải. Trong hình, đường EB mới sẽ là EB2. Để hiểu rõ cơ chế điều chỉnh cân bằng khi có “của từ trên trời rơi xuống”, chúng ta sẽ phân tích các tác động có thể xảy ra cho nền kinh tế trong trường hợp này.
Cơ chế điều chỉnh cho căn bệnh Hà Lan
EB2
F>0
Dự trữ tăng
EB1
A
IB
A2
A1
P
3
P1
P2
1
2
Tác động chi tiêu: Nền kinh tế sẽ gia tăng tổng cầu vị hai nguyên nhân. Đầu tiên là do cung tiền gia tăng (kéo theo lãi suất giảm) khi dòng vốn vào gia tăng và dự trự ngoại hối chính thức tăng. Mặt khác khi có hiện tượng “của từ trên trời rơi xuống” thì doanh thu của chính phủ và thu nhập của khu vực xuất khẩu bùng nổ tăng. Việc tăng cầu sẽ xảy ra, đẩy mức giá Pn tăng và nền kinh tế đi vào lạm phát. Nền kinh tế sẽ di chuyển từ điểm 1 sang điểm 2, và điểm 2 là điểm nằm bên phải IB mô tả nền kinh tế có chênh lệch lạm phát.
Tác động tỷ giá: Sự tăng Pn sau đó sẽ gây ra hai tác động. Một phần sẽ làm giảm chi tiêu thực A và đồng thời làm P giảm do Pn tăng ở cơ chế tỷ giá cố định. Tỷ giá thực P cũng giảm nếu ở cơ chế tỷ giá danh nghĩa thả nổi bởi vì cung ngoại tệ lớn hơn sẽ đẩy giá ngoại tệ xuống. Nền kinh tế lúc này sẽ di chuyển sang điểm 3 và tạm duy trì ở đó.
Cho đến lúc này, trục trặc của nền kinh tế vẫn chưa lộ rõ. Thậm chí nền kinh tế còn đang tiêu dùng nhiều hơn mà không phải làm việc nhiều hơn, người dân trong nước có khả năng kiểm soát nguồn lực nước ngoài nhiều hơn, nội tệ thì tăng giá. Tuy nhiên các nguồn lực từ trên trời không thể duy trì mãi mãi. Hàng xuất khẩu giảm giá còn các nguồn vốn đi vào cạn dần. Đường EB sẽ trở về đường EB1 ban đầu và nền kinh tế rơi vào trạng thái mất cân bằng. Đó là vì:
Tác động lôi kéo nguồn lực: Khi chuyển từ điểm cân bằng 1 sang điểm cân bằng 3, nền kinh tế đã có sự điều chỉnh do P giảm. Một số ngành xuất khẩu không nằm trong diện hưởng thụ giá xuất khẩu tăng sẽ phải giảm quy mô sản xuất hoặc phá sản do trở nên kếm cạnh tranh vì tỷ giá hối đoái thực giảm. Thất nghiệp tạm thời từ các ngành này sẽ xảy ra mặc dù họ có thể chuyển sang các ngành sản xuất hàng N. Điều này càng tệ hại khi các ngành xuất khẩu mất đi này có thể đang nằm trong giai đoạn đầu tư dài hạn và có thể tác động đến tăng trưởng xuất khẩu sau này. Khi các nguồn thu bất ngờ mất đi, việc khôi phục những ngành xuất khẩu này sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian dài.
Tác động chi tiêu: Các khoản thu “từ trên trời” đã làm cho thị hiếu tiêu dùng thay đổi theo hướng tiêu dùng quá mức. Khi các khoản tài trợ cho chi tiêu trước đây bất ngờ không còn nữa, việc điều chỉnh tiêu dùng trong ngắn hạn cũng gặp khó khăn. Và chính điều này sẽ làm cho cán cân ngoại thương thâm hụt.
*Ứng dụng các công cụ chính sách:
Để chữa trị căn bệnh này, chính phủ có thể cố gắng chuyển nền kinh tế quay lại điểm cân bằng cũ tại điểm 1. Các công cụ chính sách được sử dụng phối hợp trong trường hợp này là: Thứ nhất, phá giá nội tệ để đảm bảo tính cạnh tranh trong xuất khẩu nhằm khôi phục trở lại các ngành xuất khẩu truyền thống đã đình đốn trước đây. Thứ hai, cắt giảm chi tiêu thông qua các chính sách thắt chặt tiền tệ và thu chi ngân sách để giảm lạm phát (hạ thấp Pn hay ít nhất là hạn chế sự gia tăng của nó).
Nghiên cứu căn bệnh Hà Lan cho thấy các nguồn thu ngoại tệ khổng lồ có khả năng gây bất ổn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển rõ ràng là không thể từ chối chúng. Vấn đề ở đây là cách sử dụng nguồn lực này thông qua các biện pháp vĩ mô của chính phủ. Thứ nhất là kiểm soát chi tiêu để tránh lạm phát. Chính phủ nên hạn chế việc dùng các khoản thu này để tăng tiền lương hay các khoản phúc lợi mà sớm muộn gì cũng làm lạm phát tăng mạnh.Chính phủ cũng nên hạn chế đầu tư vào các công trình khai thác không bền vững mà thay vào đó là đầu tư cho các ngành sản xuất có tiềm năng để cải thiện năng lực cạnh tranh xuất khẩu, hoặc chí ít cũng nên đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động để có thể hấp thu phần thất ngiệp cơ cấu do khu vực không hưởng lợi từ thị trường thế giới. Thứ hai là kiểm soát tỷ giá hối đoái. Một chính sách phá giá nội tệ dần dần sẽ là giải pháp hợp lý tránh những thay đổi trong cơ cấu sản xuất gây bất lợi cho nền kinh tế khi các nguồn thu bất ngờ không còn nữa. Căn bệnh Hà Lan đã xảy ra ở Hà Lan do quốc gia này khám phá ra các mỏ khí đốt, sau đó căn bệnh này lập lại tại hai nước có dầu như Indonesia và Nigeria. Indonesia là một thuộc địa của Hà Lan nhưng đã khắc phục được các tác động bất lợi của căn bệnh Hà Lan do thực hiện các chính sách khá phù hợp trong khuôn khổ EB-IB, trong khi đó Nigeria lại thực hiện ngược lại và nền kinh tế của Nigeria trở nên tồi tệ hơn so với lúc trước khi hưởng lợi do tăng giá dầu trên thế giới.
bChương II. Thực trạng Căn bệnh Hà Lan ở một số nước
---oOo---
Căn bệnh Hà Lan có thể xuất phát từ các mầm mống khác nhau nhưng chung quy lại là vấn đề một lượng lớn ngoại tệ đổ vào trong nước gây nên các biến động của tỷ giá hối đoái, các cân thương mại xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành nghề, thất nghiệp, tham nhũng…
I. Vấn đề tài nguyên
Các nước sở hữu một nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào có rất nhiều lợi thế (Nigeria, Indonexia, các tiểu vương quốc Ả rập, Canada...). Trước hết, những quốc gia này có thể khai thác và thương mại hóa tài nguyên thiên nhiên, và từ đó tạo ra nguồn thu từ xuất khẩu. Đối với những nước nghèo và kém phát triển, nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên còn cho phép quốc gia nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà nước đó không thể tự sản xuất được, từ đó giúp nâng cao đáng kể phúc lợi xã hội. Kim ngạch xuất khẩu tài nguyên tăng cũng sẽ cho phép một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn. Tiềm năng nhập khẩu cao hơn không chỉ góp phần nâng cao mức sống vì người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, mà đặc biệt còn cho phép mua sắm nhiều tư liệu sản xuất hơn.
Tuy nhiên, viễn cảnh không đơn giản chỉ dừng ở sự tươi đẹp đó.Một quốc gia bỗng nhiên phát hiện ra một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên sẽ bắt đầu xuất khẩu ồ ạt tài nguyên vừa tìm được; tỷ trọng ngành khai thác tài nguyên trong tổng giá trị xuất khẩu của nước đó tăng tương đối nhanh.Và xuất khẩu tài nguyên tăng sẽ có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái và/hoặc tăng mức lương chung, từ đó tạo ra áp lực đối với năng lực cạnh tranh của các ngành thương mại khác trong nền kinh tế. Việc đồng nội tệ tăng giá có thể làm tăng sức mua của người dân (vì hàng hoá nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn) và do đó nâng cao mức sống của người dân. Tiêu dùng