Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, thì dứt khoát phải phát triển mạnh các công ty cổ phần, phát triển thị trường chứng khoán. Hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.
NHTM nhà nước đang đứng trước thực trạng nợ tồn đọng lớn, vốn tự có quá thấp so với nhu cầu thực tiễn và so với các ngân hàng trên thế giới, tình trạng này đang làm hạn chế khả năng huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng là xu hướng tất yếu và đang diễn ra phổ biến trên thế giới. Nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khi một số doanh nghiệp Nhà nước trong một số lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, đường sắt,. hoạt động kém hiệu quả họ cũng bán bớt một phần cổ phiếu cho tư nhân. Cách làm như vậy một mặt giúp thu hút thêm vốn đầu tư, tái cơ cấu lại tình hình tài chính, giảm gánh nặng bao cấp thua lỗ cho doanh nghiệp Nhà nước.
Vấn đề cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đặt ra trong giai đoạn này là phù hợp với tiến trình đổi mới hoạt động ngân hàng để hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá (CPH) một NHTM nhà nước không đơn thuần như việc CPH một doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng không phải là vấn đề quá khó khăn không thể không thực hiện được. Do đó, quan trọng hiện nay là xác định được mục tiêu CPH, xác định những điều kiện cần và đủ để giải quyết những vấn đề trong quá trình CPH và phải đảm bảo được một ngân hàng sau khi CPH phải đáp ứng được các chuẩn mực Hội nhập kinh tế quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh được với các ngân hàng trong nước và trên thế giới.
46 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
@&?
ĐỀ TÀI:
CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LỜI MỞ ĐẦU:
Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, thì dứt khoát phải phát triển mạnh các công ty cổ phần, phát triển thị trường chứng khoán. Hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.
NHTM nhà nước đang đứng trước thực trạng nợ tồn đọng lớn, vốn tự có quá thấp so với nhu cầu thực tiễn và so với các ngân hàng trên thế giới, tình trạng này đang làm hạn chế khả năng huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng là xu hướng tất yếu và đang diễn ra phổ biến trên thế giới. Nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khi một số doanh nghiệp Nhà nước trong một số lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, đường sắt,... hoạt động kém hiệu quả họ cũng bán bớt một phần cổ phiếu cho tư nhân. Cách làm như vậy một mặt giúp thu hút thêm vốn đầu tư, tái cơ cấu lại tình hình tài chính, giảm gánh nặng bao cấp thua lỗ cho doanh nghiệp Nhà nước.
Vấn đề cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đặt ra trong giai đoạn này là phù hợp với tiến trình đổi mới hoạt động ngân hàng để hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá (CPH) một NHTM nhà nước không đơn thuần như việc CPH một doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng không phải là vấn đề quá khó khăn không thể không thực hiện được. Do đó, quan trọng hiện nay là xác định được mục tiêu CPH, xác định những điều kiện cần và đủ để giải quyết những vấn đề trong quá trình CPH và phải đảm bảo được một ngân hàng sau khi CPH phải đáp ứng được các chuẩn mực Hội nhập kinh tế quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh được với các ngân hàng trong nước và trên thế giới.
Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề cổ phần hóa NHTM nhà nước và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái quát NHTM Nhà Nước
Khái niệm.
Ngân Hàng Thương Mại: là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi và cho các công ty, cá nhân vay lại. Tiền huy động được của người gửi gọi là "tài sản nợ" của ngân hàng. Tiền cho công ty và cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là "tài sản có" của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền cho vay, gửi ngân hàng khác và mua trái phiếu gọi là "vốn tự có" của ngân hàng thương mại. Phần tài sản có tính thanh khoản được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là "tỷ lệ dự trữ" của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia thành 2 loại: vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, các quĩ dự trữ được lấp trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng. Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá tài sản của tổ chức tín dụng, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài và dự phòng chung cho rủi ro tín dụng.
Ngân hàng thương mại nhà nước Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước.
1.1.2 Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam gồm:
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank for Agriculture and Rural Development), hiện nay 100% vốn của Nhà nước và đến 2008 sẽ cổ phần hóa.
– Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank of viet nam – ICBV) gọi tắt là VietIncombank, hiện nay 100% vốn của Nhà nước và đến 2007 cổ phần hóa.
– Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement and Development of Viet nam – BIDV), hiện nay 100% vốn của Nhà nước và đến 2007 cổ phần hóa.
– Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam – Vietcombank), trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với thế giới Ngân hàng ngoại thương Việt nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn và chuẩn bị cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay.
1.2. Một số vấn đề chung về cổ phần hóa Ngân Hàng Nhà Nước
Chủ trương cổ phần hoá DNNN được đặt ra khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới theo Quyết định số 143/HĐBT ngày 15/10/1990 và thực hiện thí điểm từ năm 1992 theo Quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Đây là một quá trình khó khăn phức tạp với nhiều thử nghiệm, tìm tòi và ứng dụng từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới để lựa chọn phương thức phù hợp với những đặc thù riêng của DNNN ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc cổ phần hoá DNNN được mở rộng và thực hiện mạnh mẽ ngay sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Khoá IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Trong khoảng từ tháng 7 năm 1998 đến nay, là giai đoạn đẩy mạnh (hay giai đoạn chủ động) CPH theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ. Việc CPH ở nước ta được Đảng và Nhà nước chỉ đạo thường xuyên, sát sao, chặt chẽ. Trong giai đoạn từ 1999 – 2002, mỗi năm CPH cũng chỉ được trên 175 doanh nghiệp, riêng năm 2003 CPH được 537 doanh nghiệp và 6 tháng đầu năm 2004, tiến trình CPH chậm lại (chỉ CPH được 70 DNNN). Số DNNN còn lại khoảng 4.300, trong đó phải tiến hành đa dạng hoá hoặc CPH khoảng 2.400 doanh nghiệp. Như vậy, vấn đề phải hoàn thành cơ bản việc cổ phần hóa các DNNN đến cuối năm 2005 là rất khó khăn. Số DNNN còn lại thường là những đơn vị có vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến cả kinh tế – chính trị – xã hội và có thể làm vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế trong điều kiện nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Theo các nhà kinh tế và các cơ quan hữu trách, CPH tiến triển chậm chủ yếu là do vấn đề định giá doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp là vấn đề không đơn giản, trong đó khâu quan trọng nhất là phải xác định chính xác giá trị doanh nghiệp.
1.3. Sự cần thiết phải cổ phần hóa NHTMNN Việt Nam hiện nay
Hoạt động ngân hàng, trong đó NHTM nhà nước với vai trò chủ đạo trong những năm qua đã có sự đóng góp rất lớn vào sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đã triển khai thực hiện chính sách tiền tệ một cách tích cực, cơ bản ổn định được giá trị và sức mua của đồng tiền, kìm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế, chưa phát huy hết chức năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả để làm cho kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo.
Việc CPH ngân hàng là một khâu trong quá trình đổi mới hoạt động NH, củng cố và cơ cấu lại các NHTM theo hướng tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, năng lực tổ chức kinh doanh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới trong những năm tới
NHTM nhà nước đang đứng trước thực trạng nợ tồn đọng lớn, vốn tự có quá thấp so với nhu cầu thực tiễn và so với các ngân hàng trên thế giới, tình trạng này đang làm hạn chế khả năng huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng.
Do yêu cầu của CNH-HĐH đất nước cần phải có một khối lượng vốn, vì vậy cần phải có NHTM đủ tiềm lực tài chính để thực hiện phân phối và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Chính vì vậy, đặt ra vấn đề CPH NHTM nhà nước là rất cần thiết.
Quá trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và chuẩn bị hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế với việc tự do hóa tài chính đã làm cho môi trường cạnh tranh gay gắt hơn, đầy rủi ro hơn. Bối cảnh này đã đặt ra cho ngành ngân hàng cần thiết phải CPH NHTM nhà nước.
Với những yêu cầu hết sức cần thiết và bức xúc như đã nêu trên, đòi hỏi trong hoạt động của ngân hàng VN phải có một ngân hàng với quy mô lớn, năng lực tài chính mạnh trong khi các NHTM nhà nước cũng như các NHTM cổ phần không thể đáp ứng được thì vấn đề CPH NHTM nhà nước là một yêu cầu cần thiết khách quan.
1.3.1: Điều kiện hiện nay của các NHTMNN Việt Nam
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay thì ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính vì vậy, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải “tăng tốc” nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”.
Bên cạnh những cơ hội được mở ra cho các NHTMVN như (*) cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh doanh với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững.. có xu hướng tăng lên, các NHTMVN có thể tiếp thu các kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ quản lý của các tập đaòn tài chính hàng đầu trên thế giới; (**) việc minh bạch về thông tin và công khai tài chính khi hội nhập sẽ giúp các NHTMVN bắt kịp được các tiêu thức và kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại và (***) có điều kiện mở rộng mạnh lưới kinh doanh ra thị trường quốc tế… các NHTMVN hiện nay đang phải đối diện với những thách thức lớn như:
(*) Thách thức cạnh tranh từ sự gia nhập của nhiều định chế tài chính lớn có uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm về lĩnh vực tài chính ngân hàng;
(**) Cơ chế quản lý điều hành còn cứng nhắc, thiếu năng động, chưa bắt kịp được thực tế kinh doanh sẽ là thách thức lớn trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài;
(***) Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng;
(****) Thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng là xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu, nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Như vậy, trong điều kiện hiện nay, khi thời gian VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO ngày càng gần thì việc nâng cao năng lực tài chính cho các NHTMVN, đặc biệt là các NHTMNN chủ lực để có thể cạnh tranh được với các NHTM nước ngoài là vấn đề hết sức thực tế và đang được quan tâm. Và các NHTNVN cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế.
1.3.2: Lợi ích của cổ phần hóa NHTMNN
Trong thời gian qua, việc CPH các DNNN đã đem lại khá nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của đất nước.
Chính phủ VN đã thông qua một chiến lược cải cách hệ thống NHTM nhằm khôi phục sự lành mạnh của cả hệ thống ngân hàng, cải thiện tính an toàn, hiệu quả của chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế.
Chương trình cải cách này đã và đang được thực hiện với mục tiêu duy trì sự phát triển và ổn định hệ thống, phù hợp với khuôn khổ kinh tế vĩ mô của VN.
Theo đánh giá, tiềm lực tài chính của các NHTMNN yếu (tổng tài sản của ngân hàng lớn nhất xấp xỉ trên dưới 10 tỷ USD, vốn tự có chưa đến 500 triệu USD), trình độ quản lý công nghệ lạc hậu sẽ phải cạnh tranh với những “đối thủ khổng lồ” như các tập đoàn tài chính HSBC, CitiBank… có tổng tài sản hàng nghìn tỷ USD và có cách thức quản lý, công nghệ ngân hàng hết sức hiện đại. Do đó, để cạnh tranh và tồn tại, các NHTMNN cần phải tập trung vào việc tăng vốn tự có mà cổ phần hóa là một trong những giải pháp thiết yếu.
Một khi các NHTMNN cổ phần hóa, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này sẽ tăng lên rất nhiều và khả năng huy động vốn từ các nguồn lực trong xã hội sẽ không ngừng gia tăng, và do đó, đây là cách tốt nhất để tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, cổ phần hóa NHTMNN góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo hàng hóa chất lượng cung cấp trên thị trường chứng khoán.
1.4. Nội dung của cổ phần hóa NHTMNN Việt Nam
1.4.1. Một số quan điểm về tiến hành CPH NHTMNN
Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Cổ phần hóa đem lại nhiều lợi ích
Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) khi chuyển sang ngân hàng thương mại cổ phần sẽ loại bỏ được sự thiếu minh bạch trong các mục tiêu và chiến lược mà ngân hàng theo đuổi, buộc lãnh đạo ngân hàng phải làm việc vì lợi ích của cổ đông và vì vậy buộc họ phải nỗ lực hết sức mình nếu không muốn bị các cổ đông phế truất địa vị lãnh đạo.
Bên cạnh đó, cổ phần hóa giúp các ngân hàng huy động nguồn vốn từ công chúng để phát triển và đảm bảo an toàn kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính. Ngoài ra, cổ phần hóa còn giảm bớt áp lực đè nặng lên ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Tài - Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương: Điều kiện tiên quyết của cổ phần hóa là ý chí chính trị mạnh mẽ
Tâm lý trao tiền cho quốc doanh an toàn hơn tư nhân đã ăn khá sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, vì họ hiểu rằng sau các NHTMNN là Chính phủ. Lùi ra xa, cho dù chưa ra khỏi "cái ô" đó, trong thời gian đầu, NHTMNN được cổ phần hóa sẽ mất đi một lượng khách hàng mà chủ yếu là những người gửi tiền tư nhân.
Trong tiến trình cổ phần hóa các NHTMNN, điều kiện đầu tiên là ý chí chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước. Điều kiện thứ hai là sửa đổi, bổ sung Nghị định 64 về cổ phần hóa hoặc ban hành một văn bản riêng về cổ phần hóa NHTMNN. Vấn đề thứ ba là xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các lợi ích: Nhà nước, ban lãnh đạo ngân hàng và lợi ích của các cổ đông và người lao động đang làm việc tại ngân hàng.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Hồng - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Cổ phần hóa làm tăng trách nhiệm
Khi còn là NHTMNN, giám đốc là viên chức nhà nước, làm việc theo chỉ đạo của ông chủ Nhà nước. Nhưng thực tế, Nhà nước cũng không làm chủ mà để giám đốc trở thành ông chủ, tuy danh nghĩa nhưng quyền hành rất lớn. Khi cổ phần hóa, người giám đốc chỉ là người làm thuê, phải chịu sự giám sát chặt chẽ trong việc điều hành hoạt động ngân hàng. Điều này buộc giám đốc phải trở nên năng động, cầu tiến, có trách nhiệm thực sự đối với công việc.
Đối với người lao động, khi quyền lợi riêng đã được gắn kết với quyền lợi chung, người lao động sẽ luôn quan tâm đến kết quả kinh doanh, không ngừng tiết kiệm chi phí, từ đó thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, xóa bỏ tư tưởng “cha chung không ai khóc”, “được chăng hay chớ” trước đây.
Bà Phạm Minh Hương - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn: Cần có một cơ cấu lành mạnh trước cổ phần hóa
Các NHTMNN nên cẩn trọng lên kế hoạch và hoàn thành việc tái cơ cấu trước khi cổ phần hóa. Một cơ cấu lành mạnh trước cổ phần hóa sẽ giúp ngân hàng hấp dẫn hơn trong con mắt nhà đầu tư, tối đa hóa giá trị phát hành đồng thời nâng cao khả năng hoạt động thành công sau cổ phần hóa. Mặc dù có thể làm chậm tiến độ cổ phần hóa vài năm nhưng có lẽ về mặt thời điểm hiện tại chưa hẳn là lúc phù hợp để tiến hành cổ phần hóa. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần thêm một vài năm chuẩn bị trước khi đủ tầm cỡ tiếp nhận những trường hợp cổ phần hóa quan trọng như vậy.
1.4.2. Mục tiêu cổ phần hóa NHTMNN
Thực chất cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển hình thức sở hữu nhà nước thành hình thức đa sở hữu thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho nhiều chủ thể khác. Việc cổ phần hoá các NHTM nhà nước nhằm các mục tiêu sau:
- CPH ngân hàng thương mại nhà nước với mục đích sẽ tăng quy mô năng lực vốn trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu vốn (nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân trong ngoài nước) để tăng năng lực cạnh tranh, vì vậy ngân hàng được CPH không phải như là một dạng của NHTM cổ phần và cũng không phải là một dạng của ngân hàng liên doanh (góp vốn của hai phía VN và nước ngoài). Vì vậy, đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý từ phía nhà nước ở tầm vĩ mô làm cơ sở cho Hội đồng quản trị điều hành ngân hàng một cách hiệu quả, linh hoạt.
- Tạo ra những NHTM lớn có khả năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và truyền tải các chính sách của nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Chương 2: THỰC TRẠNG CPH NHTMNN VIỆT NAM
2.1. Thực trạng NHTMNN Việt Nam
2.1.1 Sự thiếu minh bạch trong quá trình phát hành trái phiếu
tăng vốn gây rủi ro cho các nhà đầu tư và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong tiến trình cổ phần hóa.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước khi tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước phải tăng vốn để đạt tới chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định là 8%. Để làm được điều đó, các ngân hàng thương mại nhà nước phải phát hành trái phiếu để tăng vốn. Theo hình thức này, ngân hàng thương mại nhà nước sẽ cam kết với nhà đầu tư mua trái phiếu về quyền được mua cổ phiếu khi ngân hàng cổ phần hóa.
Tuy nhiên, vấn đề tăng vốn bằng phát hành trái phiếu của ngân hàng là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ và hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Và không chỉ có giới lãnh đạo mà ngay cả những người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn có cách đặt vấn đề chưa rõ ràng. Điều đó khiến cho công chúng cũng như các nhà đầu tư trở nên hoang mang, cho rằng có một số vấn đề không minh bạch đang diễn ra. Hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước không đưa ra tỉ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là bao nhiêu hay thời gian để thực hiện quyền ưu đãi mua cổ phiếu của các trái chủ cũng chưa được xác định cụ thể. Sự thiếu minh bạch như vậy khiến cho các nhà đầu tư phải chịu nhiều rủi ro và ngay chính bản thân ngân hàng cũng bị giảm sút uy tín.
Các nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ tiền ra cho quá trình tăng vốn của ngân hàng thương mại nhà nước vì họ kì vọng rằng giá trị của ngân hàng sau khi cổ phần hóa sẽ tăng lên và họ chính là những người được hưởng thành quả đó. Nếu trong quá trình phát hành trái phiếu chuyển đổi mà có gì đó không bảo đảm thì rõ ràng việc đầu tư như vậy phải chịu nhiều rủi ro và hệ quả tất yếu là sự suy giảm tinh thần cũng như lòng tin của các nhà đầu tư. Điều đó gây ảnh hưởng xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước tiến hành cổ phần hóa( đặc biệt là những ngân hàng tiến hành cổ phần hóa sau).
Trong thực tế, việc phát hành trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2005 đã chứng minh cho những rủi ro mà các nhà đầu tư gặp phải khi mua trái phiếu. Trái phiếu tăng vốn năm 2005 của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thực chất không phải là trái phiếu chuyển đổi mà là trái phiếu tăng vốn có kèm theo quyền mua cổ phiếu phổ thông của ngân hàng theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa. Nói cách khác, các trái chủ chỉ được tham gia đấu thầu không cạnh tranh khi ngân hàng thực hiện cổ phần hóa và dùng tiền gốc lẫn tiền lãi trái phiếu để mua cổ phiếu theo giá đấu giá. Có thể thấy các rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải khi mua những trái phiếu đó là như sau:
Rủi ro về thời gian thực hiện quyền ưu đãi mua cổ phiếu: Theo Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/9/2005 về việc cổ phần hóa ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thì ngân hàng Ngoại thương sẽ thực hiện bán cổ phần trong năm 2006. Tuy nhiên, thời điểm tiến hành bán đấu giá lần đầu ra công chúng chỉ được xác định khi có quyết định của Chính phủ về thời điểm cổ phần hóa ngân hàng Ngoại thương và trên thực tế, cho đến 2008 ngân hàng Ngoại thương mới tiến hành bán cổ phần.
Rủi ro về mức giá chuyển đổi: mức giá chuyển đổi được xác định dựa trên kết quả bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng và phụ thuộc hoàn toàn vào quan hệ cung câu vào thời điểm bán đấu giá. Mặt khác, phương thức lựa chọn mức giá trúng thầu khi đấu giá cũng ảnh hưởng tới mức giá chuyển đổi. Giá chuyển đổi càng cao thì hệ số chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu càng thấp.
Rủi ro về số lượng cổ phiếu chuyển đổi: Ngân hàng Ngoại thương cho rằng sẽ có đủ số lượng cổ phiếu để các trái chủ thực hiện quyền chuyển đổi tại lần đầu phát hành cổ phiếu vì “ hình thức cổ phần hóa là giữ nguyên vốn nhà nước tại ngân hàng, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn và việc bán cổ phiếu theo nhiều đợt, mỗi đợt không quá 10% vốn điều lệ để tăng vốn”. Thế nhưng đó mới chỉ là dự kiến của ngân hàng. Và Chính phủ mới là người có thẩm quyền quyết định ngân hàng cổ