Thành phần chất thải :
Tải lượng ô nhiễm trong nước thải bia là 6 –18 kg BOD5, 9-30 kgCOD.
2-4 kg cặn lơ lửng. cho 1000 lít bia.
Các nghiên cứu về thành phần, tính chất nước thải sản xuất bia cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải các cơ sở sản xuất bia địa phương lớn hơn tiêu chuẩn cho phép r ất nhiều lần
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công nghệ xử lý nước thải công ty bia rượu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
1
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY BIA RƯỢU
Tháng ....., năm 2012.
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
2
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY BIA RƯỢU.
I. Bản chất dòng thải.
Thành phần chất thải :
Tải lượng ô nhiễm trong nước thải bia là 6 – 18 kg BOD5, 9-30 kg COD.
2-4 kg cặn lơ lửng... cho 1000 lít bia. Các nghiên cứu về thành phần, tính
chất nước thải sản xuất bia cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải các cơ sở sản xuất bia địa phương lớn hơn tiêu chuẩn cho phép
rất nhiều lần (bảng 1).
Bảng 1. Thành phần tiêu chuẩn xả thải sản xuất bia ra nguồn nước mặt.
QCVN 40:2011 BTNMT
STT Chỉ tiêu Nước thảitrước xử lý* A B
1 pH 6 - 8 6 – 9 5,5 - 9
2 Chất rắn lơ lửng, mg/l (SS) 500 – 600 50 100
3 BOD5, mg/l (20ºC) 900 – 1.400 30 50
4 COD, mg/l 1.700 – 2.200 75 150
5 Tổng Nitơ (TN) 15 – 45 20 40
6 Tổng Photpho (TP) 22 - 25 4 6
7 Coliform, MPN/100 ml >10.000 3.000 5.000
Ghi chú : (*) Theo các số liệu nghiên cứu tại các công ty bia ong Thái Bình, Công ty Bia
Nghệ An, Nhà máy Bia NADA, nhà máy Bia Hạ Long...
Theo QCVN40:2011/BTNMT, nước thải công nghiệp.
A – Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt.
B – Nguồn tiếp nhận khác, ngoài loại A.
Đặc trưng nước thải bia là có hàm lượng các chất hữu cơ protein và
cacbonateous cao.
Chất thải chính.
- Nước từ cộng đoạn rửa từ bộ phận nấu – đường hóa, chủ yếu là nước vệ
sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà,bồn lên men…có chứa nhiều cặn malt, tinh
bột, bã hoa và các hợp chất hữu cơ carbonateous do vậy có hàm lượng ô nhiễm
hữu cơ rất cao.
- Công đoạn chiết chai – dịch bia rơi rớt trong quá trình chiết.
- Nước rửa chai là một trong những dòng thải có hàm lượng ô nhiễm lớn
trong sản xuất bia.Ngoài ra, nước thải từ quá trình rửa chai có độ pH cao do
nguyên lý rửa chai được tiến hành qua các bước: r ửa với nước nóng, rửa bằng
dung dịch kiềm loãng nóng (1% - 3% NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn
bên ngoài chai và cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai,
sau đó rửa sạch bằng nước nóng.
- Nước làm nguội của các thiết bị giải nhiệt loại nước này được xem là
tương đối sạch.
- Nước rửa ngược hệ thống xử lý nước.
- Nước vệ sinh của công nhân.
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
3
Sơ Đồ Dòng Thải Nhà Máy Bia:
Chất thải chính cần sử lý.
- Nước thải lọc bã hèm trong công nghệ:
- Đây là loại nước thải ô nhiễm khá mạnh.Nước thải phát sinh từ công nghệ
lọc phèn, nên chúng bị nhiễm bẩn chủ yếu bởi các chất hữu cơ, cặn bã hèm các
vi sinh vật.
Chuẩn bị NL
Nước mềmNước cấp để rửa
sàn thiết bị
Nấu đường hoá
Lọc dịch đường
Bã malt
Nấu hoa
Tách bã Bã malt
Làm lạnh
Lên men chính
phụ Bã men
Lọc bia Bã lọc
Bão hoà CO2
Chiết chai, lon
Đóng nắp
Thanh trùng
Kiểm tra, dán
nhãn, nhập kho
Sản phẩm
Rửa chai
Nước
thải
Hơi
nước Nước
thải
Hơi nước,
Phụ gia
Hoa
houblon
Hơi nước
Glycol hay
nước đá
Men giống
Hơi Xút
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
4
Chỉ tiêu ô nhiễm như sau:
COD = 1.700 – 2.200 mg/l
SS = 500 – 600 mg/l
Nước thải lọc dịch đường:
- Loại nước thải này thường bị nhiễm bẩn hữu cơ lượng Glucô trong nước
này cũng ở mức cao, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi
sinh vật. Ngoài ra, nước thải lọc đường có độ đục và độ màu khá cao.
- Nước thải của các thiết bị giải nhiệt được coi là sạch nhưng có nhiệt độ
cao 40- 450C có thể có một lượng dầu mỡ nhưng không đáng kể.
Trong sản xuất bia công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này san nhà máy
khác, sự khác nhau có thể chỉ là sử dụng phương pháp lên men nổi hay chìm.
Sự khác nhau cơ bản là lượng nước sử dụng cho mục đích rửa chai, máy móc
thiết bị, sàn nhà, số lượng công nhân sử dụng nước cho sinh hoạt,…Điều này
dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm của các nhà máy
bia khác nhau.
II. Thông Số Nhiễm Đầu Vào Và Các Chỉ Tiêu Đầu Ra:
- Lưu lượng và đặc tính dòng nước thải trong công nghệ sản xuất bia còn biến
đổi theo quy mô, sản lượng và mùa sản xuất. Tại Việt Nam, để sản xuất 1.000
lít bia, sẽ thải ra khoảng 2 kg chất rắn lơ lửng, 10 kg BOD5, pH dao động trong
khoảng 5,8 - 8. Cá biệt, tại một số địa phương, hàm lượng chất ô nhiễm ở mức
cao: BOD5 1700- 2700mg/l; COD 3500-4000mg/l, SS 250-350mg/l, PO4
3- 20-40mg/l, N-NH3 12-15mg/l. Ngoài ra, trong bã bia còn chứa một lượng
lớn chất hữu cơ, khi lẫn vào nước thải sẽ gây ra ô nhiễm ở mức độ cao.
Các chỉ tiêu đo được của nước thải đầu vào:
-pH: >=8.
-COD: >=2000 mg/l.
-BOD5: >=1500 mg/l.
-SS: >=300 mg/l.
Các chỉ tiêu sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT xả thải loại B.
-pH: 5,5 –9
-SS<=100 mg/l.
-BOD5<=50 mg/l.
-COD<=150 mg/l.
III. Các Chỉ Tiêu ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Quy Trình Công Nghệ Xử
Lý Nước Thải:
Nhu cầu oxy sinh hoá BOD (Biochemical Oxygen Demand): là lượng oxy
cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt động để oxyhoá các chất hữu cơ có trong
nước thải.Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu rất quan trọng và tiện dùng để chỉ
mức độ nhiễm bẩn của nước thải bởi các chất hữu cơ .
- Trị số BOD đo được dùng rộng rãi để:
1. Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất
hữu cơ có trong nước thải.
2. Xác định kích thướt thiết bị xử lý.
3. Xác định hiệu suất xử lý của một số quá trình.
4. Xác định sự chấp thuận tuân theo những quy định cho phép thải chất
thải.
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
5
Nhu cầu oxy hoá học COD (Chemical Oxygen Demand): là lượng oxy cần
thiết để oxy hoá các chất hữu cơ và một phần các chất vô cơ có trong nước
thải. Chỉ tiêu BOD không phản ảnh hết khả năng oxy hoá các chất hữu cơ
khó bị oxy hoá và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa trong nước thải, nhất là
nước thải công nghiệp. Do vậy, chỉ tiêu COD có giá trị cao hơn giá trị BOD.
- Tỷ số COD/BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học càng dễ nói cách khác tỷ số
BOD/COD càng gần 1 thì nước bị ô nhiễm hữu cơ càng lớn nên biện pháp sử
lý sinh học có hiệu quả cao.
Chất rắn lơ lửng SS(Suspended Solids): là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất
lượng nước thải gồm cặn lắng được và cặn lơ lửng dạng keo không lắng
được, có thể loại bỏ khỏi nước thải nhờ quá trình keo tụ, lắng, lọc. Hàm
lượng chất rắn lơ lửng là chỉ tiêu để tính to án các bể lắng và xác định số
lượng cặn lắng. Sự tồn tại của cặn lắng lơ lửng trong công trình sử lý sinh
học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu xuất của quá trình xử lý, do đó nước thải
cần phải được loại bỏ cặn trước khi đi vào bể xử lý sinh học ( đối với bể
Aeroten thì lượng cặn lơ lửng trước khi vào bể này không vượt quá 150
mg/l;với bể UASB thì lượng cặn có thể lên tới 3000mg/l).
Trị số pH: cho biết nước thải có tính trung hoà pH=7 hay tính acid pH<7
hoặc tính kiềm pH>7. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
rất nhạy cảm với sự dao động của trị số pH. Quá trình xử lý hiếu khí đòi hỏi
giá trị pH trong khoảng 6,5 đến 8,5 khoảng tối ưu 6,8 đến 7,4; quá trình xử lý
kị khí giá trị pH trong khoảng 6,6 đến 7,6.
Ngoài các chỉ tiêu nêu trên các chỉ tiêu về oxy hoà tan DO; các kim loại
nặng; các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, sunfat;… ảnh hưởng rất nhiều
đến việc lựa chọn quy trình công nghệ xử lý nước thải để đảm bảo hiệu quả
xử lý.
IV. Lựa Chọn Công Nghệ Xử Lý Nước Thải:
- Khi chọn một công nghệ xử lý nước phải căn cứ vào các yêu cầu sau:
Lưu lượng, thành phần và tính chất của nước thải.
Diện tích mặt bằng hiện có, cũng như các điều kiện mà nhà máy có thể
chấp nhận.
Tiêu chuẩn đầu ra của dòng thải.
Đặc tính của nguồn tiếp nhận.
Kinh phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.
Đảm bảo khả năng xử lý khi nhàmáy mở rộng sản xuất.
- Tại Việt Nam các nhà máy bia hầu như không được đưa vào các khu công
nghiệp mà thường có nhà máy sản xuất ở gần với khu dân cư do vậy nhà máy
thường có diện tích đặt nhà máy nhỏ. Trong quy trình xử lý nước thải cần có
các công trình chiếm diện tích vừa phải phù hợp với mặt bằng hiện có của
nhà máy.
Do có hàm lượng chất hữu cao, cặn lơ lửng lớn, nước thải sản xuất bia gây mùi
hôi thối, lặng cắn, giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước nguồn khi tiếp nhận
chúng. Mặt khác các muối nitơ, phoypho .... trong nước thải bia dễ gây hiện
tượng phú dưỡng cho các thủy vực. Nước thải nhà máy bia cần được xử lý sinh
học, đảm bảo yêu cầu xả ra nguồn nước mặt theo quy định của QCVN:24/2011
BTNMT.
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
6
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia.
Thuyết trình công nghệ.
1.Song chắn rác: thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ
lại các tạp vật thô như giẻ, rác, bao nilon, và các vật thải khác được giữ lại, để
bảo vệ các thiết bị xử lý như bơm, đường ống, mươ ng dẫn…Dựa vào khoảng
cách giữa các thanh, người ta chia song chắn rác thành hai loại:
- Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 đến 100mm.
- Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 đến 25mm.
Nước thải
đầu vào
Song chắn rác
Bể gom
Bể điều hòa
Bể sinh học đa
năng
Lọc đa tầng
Nguồn tiếp nhận
Bể lắng
Bể khử trùng
Bể chứa bùn
Khí
Máy ép bùn
Bùn thải
Xả sự cố Xả rác
Điều chỉnh
ph
Clo
Bùn
hoàn
lưu.
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
7
- Chọn song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh là 25mm được đặt
cố định, nghiêng một góc 60º - 70º đặt ở cửa vào bể gom và được lấy rác vào
cuối ngày.
2.Bể gom: là nơi tiếp nhận nguồn nước thải trước khi đi vào các công trình xử lý
tiếp theo. Bể gom thường được là m bằng bể tông, xây bằng gạch. Trong quy trình
này bể gom còn có tác dụng điều hoà lưu lượng nước thải.
3.Lưới lọc: để giữ lại các chất lơ lửng có kích thước nhỏ. Lưới có kích thước lỗ
từ 0,5 đến 1mm. Khi tang trống quay với vận tốc 0,1 đến 0,5 m/s, nước thải được
lọc qua bề mặt trong hay ngoài, tuỳ thuộc vào sự bố trí đường dẫn nước vào.
Trong nhà máy bia là các mẫu trấu, huyền phù… bị trôi ra trong quá trình rửa
thùng lên men, thùng nấu, nước lọc bã hèm, sẽ được giữ lại nhờ hệ thống lưới lọc
có kích thước lỗ 1mm.Các vật thải được lấy ra khoải bề mặt lưới bằng hệ thống
cào.
4.Bể điều hoà: được dùng để duy trì lưu lượng dòng thải vào gần như không đổi,
quan trọng là điều chỉnh độ pH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh
học.Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hoà tan và san đều nồng
độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể, pha loãng
nồng độ các chất độc hại nếu có. Ngoài ra còn có thiết bị thu gom và xả bọt, váng
nổi. Tại bể điều hoà có máy định lượng lượ ng acid cần cho vào để đảm bảo pH từ
6,6 - 7,6 trước khi đưa vào bể xử lý sinh học đa năng.
5.Bể sinh học đa năng: Nước thải sau khi ra khỏi bể điều hào được bơm sang bể
sinh học đa năng. Bể này được kết hợp xử lý sinh học lỵ khí, hiều khí, lọc sinh
học dòng ngược.
Cấu tạo bể sinh học đa năng:
Mô hình gồm 3 mudule chính: Ngăn thiếu khí, ngăn hiếu khí và ngăn lọc bùn
sinh học dòng ngược (USBF) hoặc ngăn lọc dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ
khí (UASB) ( bằng bể xử lý hiếu khí xử dụng bể thông khí sinh học – bể Aroten,
bằng công nghệ màng vi sinh tầng chuyển động – MBBS ). Mương chảy tràn thu
nước đầu vào nhằng hạn chế tác động của dòng chảy vào đối ngăn thiếu khí và
tăng hiệu quả xáo trộng giữa dòng nước thải đầu vào và bùn tuần hoàn. Mương
chảy tràn và thu nước đầu ra, ống thu bùn, bộ phận sục khí, các thiết bị cần thiết
bao gồm: 1 máy bơm định lượng bơm nước thải đầu vào, 1 mấy bơm bung và
mấy thổi khí.
Bể sinh học đa năng được cải tiến từ qui trình bùn hoạt tính cổ điển kết hợp với
quá trình anoxic và vùng lắng bùn lơ lửng trong một công trình xử lý sinh học.
Là một hệ thống kết hợp nên chiếm ít không gian và các thiết bị đi kèm. Bể sinh
học đa năng được thiết kế để khử BOD. nitrate hóa khử nitrate và khử photpho.
Để khử carbonate, vùng anoxic được xem như vùng lựa chọn mà ở đó sự pha trộn
dòng thải sẽ làm tăng khả năng lắng và khống chế quá trình tăng trưởng vi sinh
vật.
Để nitrate hóa, khử nitrate và khử phospho, vùng anoxic có thể đảm đương được
vai trò này. Trong qui trình này, NH3-N bị oxy hóa thành nitrite và sau đó thành
Anoxic Lọc bùn sinh học dòng ngược Aerobic
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
8
nitrate bởi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter trong từng vùng sục khí riêng
biệt. Nitrate được tuần hoàn trở lại vùng anoxic và được khử liên tục tối đa.
Trong phản ứng này BOD đầu vào đư ợc xem như nguồn carbon hay nguồn năng
lượng để khử nitrate thành những phân tử nitơ.
Sự khử phospho cơ học trong qui trình này tương tự trong chu trình phospho và
cải tiến từ qui trình Bardenpho. Trong qui trình bể sinh học đa năng, sự lên men
của BOD hòa tan xảy ra trong vùng kỵ khí hay vùng anoxic. Sản phẩm của quá
trình lên men cấu thành thành phần đặc biệt của vi sinh vật có khả năng lưu giữ
phospho. Trong giai đoạn xử lý hiếu khí, phospho hòa tan được hấp thu bởi
phospho lưu trữ trong vi sinh khuẩn (Acinetabacter) mà chúng đã sinh trưởng
trong vùng anoxic. Phospho sau đồng hóa sẽ được loại bỏ khỏi hệ thống như xác
vi sinh hay bùn dư. Khối lượng và hàm lượng phospho loại bỏ phụ thuộc chủ yếu
vào tỉ lệ BOD/P trong nước thải đầu vào.
Bể sinh học đa năng được thiết lập trên nguyên lý bể lắng dòng chảy lên có lớp
bùn lơ lửng. Ngăn này có dạng hình thang, nước thải sau khi được xáo trộn đi từ
dưới đáy bể lắng qua hệ thống vách ngăn thiết kế đặc biệt mà ở đó xảy ra quá trình
tạo bông thủy lực. Bể lắng hình thang tạo ra tốc độ dâng dòng chảy ổn định trên toàn
bề mặt từ đáy đến mặt trên bể lắng, điều này cho phép sự giảm gradient vận tốc dần
dần trong suốt bể lắng. Nước thải sau khi ra khỏi bể sinh học đa năng sẽ quá lọc đa
tầng. Lọc đa tầng giữ lại những cặn còn lại với đường kính lọc nhỏ nhất là 20μ.
6. Lọc đa tầng:
Bao gồm nhiều lọc đĩa JY có hai loại đĩa lọc như sau :
+ JY 2 – 3 ~ 5 có 3~5 đầu lọc đĩa cỡ 2’’ (4,8cm).
+ JY 3-3~10 có 3~10 đầu lọc đĩa cỡ 3” (7,2cm).
Nước thải sau khi qua bể lọc đa tầng sẽ được các đầu lọc lọc trên cùng một hệ
thống lọc. Trong khi một đầu lọc rửa ngược, những đầu lọc khác vẫn làm việc
bình thường và cấp nước đến bể lắng.
7. Bể lắng: Nước thải sau khi qua bể lọc đa tầng cũng đã lọc đi tối đa bùn và các
chất rắn, nhưng còn lại các ch ất lơ lửng và các chất rắn kính thước nhỏ được đưa
vào bể lắng để tách các chất lơ lửng, bùn sinh học khỏi khối nước và chất rắn còn
lại. Lượng bùn này được rút khỏi bể lắng bằng hệ thống bơm bùn (tuần hoàn về bể
lọc sinh học đa năng). Phần bùn đặc sau khi phân huỷ định kỳ được bơm sang bể
nén bùn. Bùn dư từ bể sinh học đa năng và bùn dư từ bể lắng đợt 2 của quá trình
bùn hoạt tính cũng được bơm sang bể nén bùn.Bùn từ các quá trình trên sau khi
nén được bơm sang máy ép bùn ép thành bánh bùn. Bánh bùn có thể đem làm
phân bón, chôn lấp hợp vệ sinh.
8. Bể khử trùng: Nước thải được lắng tiếp tục chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu
diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh, ta có thể khử trùng bằng các phương pháp
khác nhau như: Clo hoá, Ozon hóa, tia cực tím UV…Thông thường, phương pháp
Clo hoá được được sử dụng rông rãi hơn. . Sau khi ra khỏi bể khử trùng nước thải
sẽ đạt QCVN 40:2011/BTNMT loại A,B rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
V. Các công nghệ có thể áp dụng.
Công nghệ UASB (Upflow Anearobic Sludge Blanket):
- UASB là quá trình xử lý sinh học kị khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối
từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
9
thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống
tách pha.
Hình : Mô tả quá trình xử lý của bể UASB.
- Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kị khí, tại đây sẽ diễn ra
quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hieuj quả xử lý của bể
được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ thống cách tách pha phái trên bê làm
nhiệm vụ tách các pha rắn lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và
được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng
chảy qua công trình xử lý tiếp theo. Công nghệ đạt QCVN:40/2011 BTNMT
lại B.
- Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các
chất độc hại trong nước thải...
Ưu điểm nổi bật.
- Xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao,COD =15.000
mg/l.
- Hiệu suất xử lý COD có thể đến 80%.
- Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra hệ thống.
Công nghệ MBBS (Moving Bed Biofilm Reactor).
Công nghệ màng vi sinh tầng chuyển động (MBBS) là công nghệ bùn hoạt
tính áp dụng kĩ thuật vi sinh dính bám trên lớp vật liệu mang di chuyển. Do
dùng vật liệu mang vi sinh nên mật độ vi sinh (MLVSS) trng bể xử lý cao hơn
so với kĩ thuật hoạt tính phân tán. Và lá sự kết hợp giữa các Aeroatnk truyền
thống và lớp màng sinh học hiếu khí. Hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy
liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trìn h oxy
hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong
nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất
Vùng
lắng
Vùng
lắng
Vùng
phân
hủy
Vùng
phân
hủy
Vùng
phân
hủy
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
10
hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO 2, H2O, NO3- , SO42- ,...Bể MBBS hoạt
động như quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể. Đây là
quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá thể mà
những giá thể này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên trong
bể phản ứng. Bể MBBS không cần quá trình tuần hoàn bùn giống như các
phương pháp xử lý bằng màng biofilm khác, vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình xử lý bằng phương phát bùn hoạt tính trong bể, bởi vì sinh khối
ngày càng được tạo ra trong quá trình xử lý. Bể MBBS gồm 2 loại: bể hiếu khí
(Aerobic reactor) và bể kị khí (Anoxic reactor).
Hình : Mô tả quá trình xử lý của bể MBSS.
Công nghệ MBBS là công nghệ tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao.
Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng
được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ
các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng,
hiệu quả xử lý ngày càng cao. Công nghệ đạt QCVN 40/2011 BTNMT loại B.
Hình : Giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt.
SV.Đặng Ngọc Cường
Lớp: K42-KHMT-N02
11
Ưu điểm của công nghệ.
- Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý
trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn
hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải tr ọng hữu cơ của bể MBBS cao hơn.
- Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc
vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý, loại bỏ được Nito
trong nước.
- Hiệu quả cao xử lý BOD lên đến 90%. Tiết kiệm diện tích xây dựng, diện
thích xây dựng của bể MBBS nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu
khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
- Dễ dàng vận hành. Điều kiện tải trọng cao, mật độ vi sinh vật trong lớp màng
biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBS rất cao.
2000 – 10000 g BOD/m³ngày, 2000 – 15000g COD/m³ngày.
Công nghệ xử lý hiếu khí xử dụng bể thông khí sinh học (bể Aeroten).
Bể Aeroten là công trình làm bằng bê tông, bê tông cốt thép với mặt bằng
thông dụng là hình chứ nhật. Hỗn hợp bùn với nước thải cho chảy quá suốt
chiều dài của bể. Bùn hoạt tính là loại bùn xếp chứa nhiều vi sinh vật có
khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Bùn
thường có mầu vàng nâu, kích thước bông bùn lắng tốt thường từ 50 ~ 200
µm.
Hình: Bể Aeroten.
Công nghệ xử lý nươc thải MBR (Membrane Bio – Reactor).
MBR là cồn nghệ xử lý mới sự kết hợp giữa công nghệ màng với công
nghệ xử lý nước thải theo phương thức sinh học.
Với công nghệ này có tác dụng:
- Giảm hamg lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng nhanh
chóng đặc biệt là Nito.
- Cặn lơ lửng được khử hoàn toàn ở dòng ra.
Nén khí
Bộ lộc váng
Đầu ra
Khuếch tán
không khí
Bể sục khí
Bể lắng Bùn trả lại
đầu vào
SV.Đặng