Như chúng ta đă biết trong năm 2010 Ireland đă bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng nợ công với mức thâm hụt ngân sách nặng nề. Hệ quả của nó là chính phủ Ireland không những phải chịu sức ép với nhà đầu tư nước ngoài mà còn phải gánh chịu hậu quả mà nó gây ra đối với đời sống kinh tế, chính trị, xă hội của đất nước này. Không những thế cuộc khủng hoảng nợ công ở Ireland đă làm rung chuyển thị trường tài chính Châu Âu và của toàn cầu.
Chính vì bản thân cá nhân là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế với nhiệm vụ tìm hiểu những vấn đề, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và tài chính quốc tế. Nên em đă chọn đề tài “ Đánh giá tình trạng khủng hoảng nợ của Ireland” để nghiên cứu, đánh giá về cuộc khủng hoảng nợ Ireland từ đó có cái nhìn thận trọng hơn, rút ra được những lý luận quan trọng về khủng hoảng nợ, nguyên nhân, sự can thiệp của chính phủ cũng như tác động của nó đến các quốc gia khác.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận đánh giá tình trạng khủng hoảng nợ của ireland, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA QUẢN LÝ
BÀI TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHỦNG HOẢNG NỢ CỦA IRELAND
Học phần: Tài chính Quốc Tế.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân Nga.
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Như chúng ta đă biết trong năm 2010 Ireland đă bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng nợ công với mức thâm hụt ngân sách nặng nề. Hệ quả của nó là chính phủ Ireland không những phải chịu sức ép với nhà đầu tư nước ngoài mà còn phải gánh chịu hậu quả mà nó gây ra đối với đời sống kinh tế, chính trị, xă hội của đất nước này. Không những thế cuộc khủng hoảng nợ công ở Ireland đă làm rung chuyển thị trường tài chính Châu Âu và của toàn cầu.
Chính vì bản thân cá nhân là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế với nhiệm vụ tìm hiểu những vấn đề, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và tài chính quốc tế. Nên em đă chọn đề tài “ Đánh giá tình trạng khủng hoảng nợ của Ireland” để nghiên cứu, đánh giá về cuộc khủng hoảng nợ Ireland từ đó có cái nhìn thận trọng hơn, rút ra được những lý luận quan trọng về khủng hoảng nợ, nguyên nhân, sự can thiệp của chính phủ cũng như tác động của nó đến các quốc gia khác.
Nội dung bài tiểu luận:
I. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ ở Ireland.
II. Chính sách can thiệp của chính phủ Ireland.
III. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ ỏ Ireland tới nền kinh tế trong nước và các nước trên thế giới.
I. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ ở Ireland.
Sau Hy Lạp, cơn địa chấn từ Ireland - đất nước thường được vinh danh là “phép lạ kinh tế” đã âm ỉ từ lâu nay, khi thị trường trái phiếu Ireland gần đây phải chịu nhiều ảnh hưởng rất xấu, và mức thâm hụt đang ngày càng tăng mạnh. Như chúng ta đã biết trong những tuần lễ đầu tháng 7, thị trường tài chính quốc tế gặp nhiều cú sốc liên quan đến vấn đề nợ nần của các nước châu Âu và Mỹ. Đâu đó, người ta đang nhắc lại quan điểm rằng kinh tế thế giới bắt đầu đi vào khủng hoảng nợ công toàn cầu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, nợ công ở các nền kinh tế phát triển đã tăng lên đáng kể.
Năm 2010, nợ công bắt đầu bùng lên ở Hy Lạp khi chi phí cho các khoản nợ của chính phủ liên tục tăng lên cụ thể lãi suất chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp tăng cao từ 3.47%/năm vào tháng 01/2010, lên 9.73%/năm vào tháng 07/2010 và nhảy vọt lên 26.65%/năm ở tháng 07/2011.
Ngay sau khi khủng hoảng nợ bùng phát tại Hy Lạp, nước tiếp theo bị khủng hoảng nợ tấn công là Ireland và hiện nay, nhiều quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ tai Ireland hay “Khủng hoảng từ những khoản cho vay tạo “bong bóng” là do: Mức thâm hụt ngân sách của Ireland tăng mạnh do chính phủ nước này phải bỏ tiền ra cứu trợ ngành ngân hàng, bao gồm quốc hữu hóa ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước. Vì sao Chính phủ Ireland phải quốc hữu hóa ngành ngân hàng nội địa và phải tái cấp vốn cho các ngân hàng này? Câu trả lời là do các ngân hàng nước này ngày càng phải gánh nhiều nợ xấu sau khi đã tăng cho vay quá mạnh trong thời kỳ kinh tế nước này tăng trưởng mạnh và "bong bóng" bất động sản phình to. Khi thị trường bất động sản nước này sụp đổ, nhiều phần trong các khoản cho vay bất động sản này trở thành nợ xấu và các ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Tương tự như trường hợp của Mỹ, Chính phủ Ireland buộc phải nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn. Như vậy, Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này, những khoản nợ tư nhân, thành “tài sản tệ hại” (toxic assets) mà chính phủ phải quản lý, nghĩa là trở thành tài sản công (nhưng đang liên tục mất giá) và lấy tiền của ngân sách để bù đắp cho các tổn thất của nó.
Vì vậy, khủng hoảng nợ của Ireland thực tế là do chính phủ phải đi cứu trợ cho hệ thống ngân hàng nước này, khiến nợ xấu từ khu vực tư nhân tạo thành gánh nặng nợ nần của chính phủ và cuối cùng chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã nghĩ tới việc phải tìm ra nguồn gốc của vấn đề để có thể trị tận gốc căn bệnh này.
Có lẽ là không khó để nhận ra những lý do đẩy các nước châu Âu tới bờ vực vỡ nợ, đó là sự vung tay quá trán, sự thiếu minh bạch và cơ chế quản lý thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, các nước châu Âu biết bệnh mà không trị được bệnh và hậu quả của tình trạng nợ nần chồng chất không chỉ tác động tiêu cực tới châu Âu mà còn ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.
Trên thực tế, quá trình diễn ra nợ công không phải trong thời gian ngắn mà là cả một quá trình dài. Nhiều năm trước đây, châu Âu đã duy trì chế độ phúc lợi xã hội rất hào phóng, chăm sóc tốt cho người dân. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, nguồn ngân sách dồi dào thì các chính sách này được thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng phát vào năm 2008 đã dẫn tới những biến động không mong muốn, nhiều nền kinh tế châu Âu tăng trưởng âm và mặc dù cơn bão tài chính đã đi qua nhưng sự phục hồi của các nền kinh tế vẫn hết sức chậm chạp và mong manh.
Trong khi đó, các nước châu Âu với thói quen hưởng thụ của mình thì tiếp tục “bóc ngắn cắn dài”. Ngân sách của chính phủ giờ đây không còn có thể đáp ứng được nhu cầu chi cho những chương trình phúc lợi như trước nữa, nhưng thay vì phải thay đổi chính sách để phù hợp với tình hình, thì các chính phủ ra sức đi vay để bù đắp cho các khoản thiếu hụt. Điều này cũng là dễ hiểu khi mọi chính phủ đều lo ngại những bước điều chỉnh chính sách theo hướng hà khắc hơn sẽ nhận được phản ứng của người dân và dẫn tới những rủi ro về chính trị.
Thông thường thì ít chính phủ sẵn lòng gánh rủi ro chính trị khi điều chỉnh chính sách không hợp lòng dân. Tình hình đó khiến nhiều chính phủ EU cố gắng trì hoãn thay đổi chính sách, cố gắng tạo ra các báo cáo về tình hình kinh tế và thu chi ngân sách theo một chiều hướng tương đối phổ biến để đạt được 1 bức tranh đẹp, bức tranh có nhiều gam sáng hơn là gam xám để tạo thuận lợi cho hoạt động của chính phủ, tạo thuận lợi cho kết quả bầu cử mà họ mong muốn. Tình hình đó lại chịu tác động tiêu cực của kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho đến 1 thời điểm, 1 số nước thành viên như Hy Lạp không thể nào che đậy được, không có tiền để thực hiện cam kết về phúc lợi xã hội với người dân và đặt nền kinh tế của mình trên bờ vực phá sản và khi đến tình trạng đó rồi thì không có cách nào khác là phải nói thật, phải kêu cứu.
Có thể thấy, sự quản lý nguồn vốn của các ngân hàng nhà nước của các chính phủ châu Âu, mà điển hình là Ireland đã đi kèm với sự thiếu minh bạch về ngân sách. Chính phủ Ireland đã không quản lý tốt việc cho vay của các ngân hàng nhà nước làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao
Nếu như Hy Lạp suy sụp vì những lý do lạm chi, tham nhũng, đầu tư kém hiệu quả thì Ireland lại được đặt trong một hoàn cảnh khác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng Ireland là hệ thống ngân hàng yếu kém, nhà nước phải cứu trợ quá nhiều cho khu vực ngân hàng. Vấn đề là phải làm sao không được buông lỏng quản lý để hệ thống kinh tế phải hoạt động hiệu quả.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Irelan không đơn thuần là những yếu kém về mặt tài chính mà còn là tình trạng bất ổn nghiêm trọng trên thị trường nhà đất. Đây là hậu quả của một thời gian dài kiểm soát tín dụng quá lỏng lẻo khiến bong bóng bất động sản phình to. Chỉ trong 10 năm, giá nhà nhảy vọt lên gần gấp 4 lần. Sau khi thị trường nhà đất sụp đổ do khủng hoảng tài chính thì tổng mức thua lỗ của các ngân hàng Ireland đã lên tới 50% GDP.
II. Chính sách can thiệp của chính phủ Ireland.
Về sự can thiệp của chính phủ Ireland. Chúng ta biết rằng Ireland nằm ở trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu họ sử dụng một đồng tiền chung ơrô, chính vì vậy mà khi họ có một khoản nợ họ không thể gây ra những tác động như giảm giá hay phát hành thêm tiền, hoặc những biện pháp can thiệp tương tự. Bởi vì họ không tự kiểm soát được đồng tiền của mình.
Đầu tháng 11/2010, theo tuyên bố mới nhất của Bộ Tài chính Ireland, nước này vẫn có khả năng trả các khoản nợ cho đến hết năm 2010. Tuy là khủng hoảng nợ công, tương tự như trường hợp của Hy Lạp nhưng vấn đề của Ireland ở thời điểm hiện tại có nhiều điểm tương đồng so với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008, khi những bất ổn của thị trường nhà đất lan dần sang hệ thống ngân hàng.
Suốt 3 năm qua, người ta khó tìm thấy một ngày tươi sáng trên thị trường nhà đất tại Ireland. Giá nhà giảm 50-60% trong suốt giai đoạn này khiến cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đến mức báo động. Hệ thống ngân hàng, theo đó bị đặt trước nguy cơ đổ vỡ khiến Chính phủ phải ra tay can thiệp, cho dù cái giá phải trả là nợ công tăng cao.
Theo cam kết của Ireland với EU, nước này sẽ phải giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách từ mức 12% GDP hiện tại (nếu tính cả nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, con số này là 32%) xuống mức 4% vào năm 2014. Để thực hiện lời hứa này, Chính phủ Ireland dự định sẽ tăng thu, giảm chi nhằm tiết kiệm khoảng 8 tỷ USD, qua đó cắt giảm thâm hụt xuống còn 9,5-,9,75% trong năm sau. Tuy nhiên, chính phủ Ireland tăng thu ngân sách chủ yếu đến từ việc đánh thuế người dân và doanh nghiệp.
Trên thực tế, ngày 28/11/2010 Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chính thức ký vào thỏa thuận cung cấp gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 85 tỉ euro (113 tỉ USD) nhằm phục hồi nền kinh tế Ireland, sau nhiều tuần lễ từ chối không cho rằng Ireland cần được cứu nguy để đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng và ngân sách. Hệ thống ngân hàng của Ireland lên tiếng cầu cứu hỗ trợ để có thể "sống sót" khi thâm hụt ngân sách của nước này cao gấp 10 lần mức cho phép của EU trong năm nay. Các nhà ngoại giao châu Âu khi đó dự kiến Ireland được EU và IMF chấp thuận cho vay khoảng 90 tỷ euro (123 tỷ USD). Và hôm 21/11, các bộ trưởng Tài chính châu Âu đã bật đèn xanh cho một kế hoạch tài chính này. Trước đó, chính phủ Ireland đã tài trợ cho các ngân hàng 50 tỷ euro. Hậu quả là mức thiếu hụt các khoản tài chính công lại tăng lên, tương đương 32% tổng sản phẩm nội địa.
Tuy nhiên, liều thuốc quốc tế mang vị đắng. Ireland cam kết phải giảm chi để tiết kiệm 15 tỷ euro trong vòng 4 năm tới hòng kéo tỷ lệ thâm thủng ngân sách từ 32% hiện nay xuống 3% so với GDP.
III. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ ỏ Ireland tới nền kinh tế trong nước và các nước trên thế giới.
Tác động trong nước:
Ngày 11/11/2010, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng lên 8,929% - mức cao nhất kể từ khi châu Âu đưa vào lưu hành đồng euro vào năm 1999, đặt các thị trường trái phiếu châu Âu vào tình trạng căng thẳng cực độ.
Tăng trưởng GDP thực giai đoạn 2008-2010 của quốc gia này giảm 16%.
Tỷ lệ thất nghiệp từ 4% tăng lên 14%, thâm hụt tài chính nặng nề tới mức 12% GDP, và tổn thất hệ thống ngân hàng lên đến 70 tỷ Euro, tương đương trên 50% GDP.
- Các khoản chi tiêu công cắt giảm ảnh hưởng đến an sinh xã hội của người dân, người dân biểu tình phản đối.
- Khủng hoảng nợ công làm chính phủ Ireland phải gánh chịu hậu quả mà nó gây ra đối với đời sống kinh tế, chính trị, xă hội của đất nước này.
Tác động các nước trên thế giới:
- Cuộc khủng hoảng nợ ở Ireland làm rung chuyển toàn bộ khu vực đồng euro và khiến người ta phải lo ngại về một mắt xích yếu khác của EU là Bồ Đào Nha. Thậm chí, người ta còn lo ngại cả nguy cơ khủng hoảng nợ lan sang Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ năm trong EU.
- Cuộc khủng hoảng nợ của Ireland đã khiến cho chính phủ nước này phải chi một khoản tiền lớn để cứu những ngân hàng, khi đó họ càng chi tiền cứu các ngân hàng thì càng phải chấp nhận bội chi ngân sách sẽ càng lớn và khi đó niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào trái phiếu chính phủ và đồng nội tệ sẽ càng thấp. Hạng mức tín nhiệm của trái phiếu của Ireland đã bị hạ, chi phí lãi vay tăng lên cho các khoản vay mới và chi phí bảo hiểm các khoản tiền vay của những nước này tăng mạnh. Điều này tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước, khiến cho kỳ vọng về sự hồi phục kinh tế sẽ tiếp tục thấp. Vì vậy nền kinh tế sẽ tiếp tục vật lộn với suy thoái kéo dài.