Công ty CổPhần The Sun được thành lập và cấp phép hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số4902000302 do sởKếhoạch và Đầu tưtỉnh
Bình Phước, Việt Nam cấp ngày 19 tháng 3 năm 2002.
Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh
vực chếbiến và xuất khẩu dầu điều; đồng thời là đơn vị đầu tiên đầu tưdây
chuyền thiết bịvà công nghệchưng cất dầu cardanol từdầu vỏhạt điều.
Trong thời gian 10 năm hình thành và phát triển ởViệt Nam, công ty luôn
duy trì tốc độtăng trưởng cao, từgiá trịkim ngạch 3 triệu USD ban đầu đến cuối
năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 80 triệu USD.
Hiện nay, sản xuất chếbiến dầu vỏhạt điều còn là một lĩnh vực khá mới
mẻ, trên thếgiới hiện chỉcó 3 nước Ấn Độ, Brazil và Việt Nam đầu tư. Thấy
được nhu cầu vềloại sản phẩm này ngày càng gia tăng mà nguồn cung khá hạn
hẹp nên công ty đã mạnh dạn đầu tưsang Ấn Độ-nơi mà nguồn nguyên liệu vỏ
hạt điều dồi dào, giá rẻvà sốdoanh nghiệp đầu tưvào lĩnh vực này còn khá ít.
19 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp chế biến sản xuất dầu vỏ hạt điều tại Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề Tài:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CHẾ BIẾN
SẢN XUẤT DẦU VỎ HẠT ĐIỀU
TẠI ẤN ĐỘ
I. Giới thiệu công ty:
1. Tổng quan:
Công ty Cổ Phần The Sun được thành lập và cấp phép hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4902000302 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bình Phước, Việt Nam cấp ngày 19 tháng 3 năm 2002.
Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh
vực chế biến và xuất khẩu dầu điều; đồng thời là đơn vị đầu tiên đầu tư dây
chuyền thiết bị và công nghệ chưng cất dầu cardanol từ dầu vỏ hạt điều.
Trong thời gian 10 năm hình thành và phát triển ở Việt Nam, công ty luôn
duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từ giá trị kim ngạch 3 triệu USD ban đầu đến cuối
năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 80 triệu USD.
Hiện nay, sản xuất chế biến dầu vỏ hạt điều còn là một lĩnh vực khá mới
mẻ, trên thế giới hiện chỉ có 3 nước Ấn Độ, Brazil và Việt Nam đầu tư. Thấy
được nhu cầu về loại sản phẩm này ngày càng gia tăng mà nguồn cung khá hạn
hẹp nên công ty đã mạnh dạn đầu tư sang Ấn Độ-nơi mà nguồn nguyên liệu vỏ
hạt điều dồi dào, giá rẻ và số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này còn khá ít.
2. Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty:
Cơ sở sản xuất kinh doanh chính của công ty có diện tích hơn 03 ha đặt tại
ấp Thị Vải, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Cơ sở Việt
Trung tại Bảo Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai. Trong năm 2009 Công ty The Sun đã
quyết định thực hiện dự án đầu tư công ty Nguyên Bình thị xã Đồng Xoài, tỉnh
Bình Phước với chức năng họat động : thu mua , sản xuất chế biến và kinh doanh
xuất khẩu dầu điều . Giá trị đầu tư đến cuối năm 2011 là gần 30 tỷ đồng.
Năng lực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH The Sun là thu
mua vỏ hạt điều tại Bình Phước, chế biến dầu điều, Cardanol tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Mỹ, Anh. Sản lượng: 45.000
tấn/năm
3.Mô hình tổ chức:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Nhà máy sản xuất dầu điều đáp ứng, phục vụ nhu cầu của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Gồm:
¾ Nhà xưởng, dây chuyền thiết bị sản xuất dầu điều, công nghệ chưng
cất dầu Cardanol, hệ thống bồn chứa.
¾ Đội xe chuyên dùng
¾ Văn phòng đại diện tại Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
4. Định hướng phát triển
Công ty cổ phần The Sun đang tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những
Công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu dầu vỏ hạt điều.
Tiêu chí hoạt động của Công ty là: Phát triển - Ổn định - Bền vững.
Định hướng phát triển tập trung các chiến lược:
• Tiếp tục đầu tư và hợp tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
cũng như uy tín thương hiệu và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Phát triển đồng
bộ trên cơ sở xây dựng chiến lược phù hợp cho từng loại thị trường: Thị trường
đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường lao
động…
• Thực hiện tốt chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty - bao gồm:
¾ Không ngừng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với những sản
phẩm và dịch vụ của Công ty về cả số lượng và chất lượng;
¾ Không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để có sản
phẩm tốt nhất;
¾ Cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả và đúng pháp luật;
¾ Định hướng phát triển để mang lại giá trị cho Doanh nghiệp cho
người lao động và cho cộng đồng;
GĐ
KỸ
THUẬT
GĐ
NHÂN
SỰ
GĐ
TÀI
CHÍNH
GĐ
TIẾP
THỊ
CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GĐ
• Thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu : Công ty sẽ tiêu thụ sản phẩm tại
Ấn Độ theo đơn đặt hàng đã có như hiện nay đồng thời cũng sẽ tìm kiếm thêm
khách hàng; sản lượng còn lại sẽ đem xuất khẩu. Thị trường Xuất khẩu chủ yếu
gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Hồng Kông, Anh.
• Thị trường xuất khẩu, các đối tác chiến lược, thương hiệu của công ty được
xem như tài sản của doanh nghiệp và là một trong những nhân tố quyết định sự
thành công của công ty.
5. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh:
a. Thuận lợi:
Công ty có nguồn tài chính khá mạnh khi thâm nhập thị trường.
Chế biến sản xuất dầu vỏ hạt điều là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, tạm thời
ít có sự cạnh tranh nên cơ hội có nhiều đối tác hợp tác, thị trường tiêu thụ dầu vỏ
hạt điều lớn và có triển vọng.
Công nghệ sản xuất hiện đại cho chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng.
Đội ngũ nhân viên công tác quản lý nhiệt huyết, năng động, thích ứng nhanh
với môi trường kinh doanh.
Do tính chất công việc nên công ty chỉ cần lao động phổ thông, dễ dàng
tuyển nhân công giá thấp.
b. Khó khăn:
Có thể nói đây là dự án đầu tiên mà công ty đầu tư ra nước ngoài, kinh
nghiệm thực tế chưa tích lũy được nhiều. Cơ hội thành công nhiều nhưng rủi ro
vẫn có. Đầu tư trực tiếp đòi hỏi công ty tìm hiểu rất kỹ về kinh tế, văn hóa, chính
sách, pháp lý cũng như con người nước bạn nhưng sẽ khó tránh khỏi sơ sót, mâu
thuẫn xảy ra trong quá trình làm việc. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ chính
phủ, nhưng việc đầu tư trực tiếp ở nước ngoài vẫn còn gặp khó khăn ở mặt luật
pháp khác nhau.
II. Nghiên cứu đầu tư trực tiếp sản xuất dầu vỏ hạt điều tại Ấn Độ:
1.Quy mô và tiềm năng thị trường đối với sản phẩm
Thông thường từ việc gia công chế biến nhân hạt điều xuất khẩu đã phát
sinh ra một lượng lớn rác thải từ vỏ hạt điều sau chế biến. Đây là một thứ phế thải
mà hầu hết các nhà sản xuất đều phải đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng bởi lượng khói thải chứa nhiều chất độc hại. Trên thực tế, cứ mỗi kilogam
hạt điều sau khi bóc tách nhân thì lượng vỏ chiếm khoảng 60%. Với sản lượng
hạt điều lớn nhất thế giới của Ấn Độ như hiện nay thì khối lượng vỏ hạt điều thải
ra sau chế biến là rất lớn.
Trước thực trạng này, sau khi tìm hiểu cách xử lý vỏ hạt điều, đầu tư chế
biến và sản xuất đạt lợi nhuận cao ở Việt Nam, công ty đã quyết định đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm tinh chế từ vỏ hạt điều ở Ấn Độ đóng tại
bang Maharastra.
Hiện nay quy mô thị trường đối với dầu vỏ hạt điều đang rất lớn và không
ngừng được mở rộng, phục vụ trong trong nhiều lĩnh vực như:
Làm sơn chống hà cho vỏ tàu thuyền và một phần trong sơn các dàn khoan
khai thác dầu (lượng tiêu thụ này không lớn). Làm sơn chống rỉ.
Làm vecni trong dung môi rượu đa chức butanol…, Ngâm tẩm xử lý gỗ xây
dựng, đồ trang trí nội thất,… và sơn mài.
Một ít được tinh lọc hoặc lưới thêm phenol kết hợp với phormalin tạo thành
keo phenol-phormalin làm chất kết dính tạo thành nhựa tổng hợp bakelit trong
môi trường tự nhiên phân kỳ hoặc ép nóng ở nhiệt độ 1500C.
Nhờ tính Acid hữu cơ nhẹ có nhóm COOH trong thành phần dầu vỏ hạt điều
nên nó có tác dụng chữa một số bệnh ngoài da như: vảy nến, hắc lào, nấm da,
lang ben…có thể dùng để chế tạo các loại thuốc có tác dụng phòng ngừa, diệt
nấm và bảo vệ da, giữ ẩm cho lớp da tại vết thương.
Dầu vỏ hạt điều còn lại được trộn lẫn trong dầu cặn FO để đốt, với tỷ lệ pha
trộn tăng dần theo hàng năm vì khả năng cung cấp nhiệt cao hơn so với khi đốt
toàn phần dầu FO (Tỷ lệ pha trộn tăng dần từ: 10%, 20% đến 50% từ năm 2004,
2005, 2006,…,2008). Tiềm năng trong tương lai cho dầu vỏ hạt điều rất triển
vọng có thể thay thế dầu DO(diesel) hoặc pha với tỷ lệ 20-40% vào dầu DO làm
giảm giá thành DO khi dùng dầu DO trong máy phun đốt lò trực tiếp. Tại Việt
Nam, dầu vỏ hạt điều cũng được rất nhiều đơn vị đã trực tiếp hoặc gián tiếp sử
dụng làm nhiên liệu đốt trong suốt 15 năm qua dưới dạng pha trộn có chủ đích
của các đối tượng giao nhận dầu FO vì giá dầu điều luôn rẻ hơn dầu FO từ 20%
đến 50%.
Ngoài ra, dầu vỏ hạt điều đã được nhiều công ty xuất khẩu sang Trung Quốc
để làm bột ma sát bố thắng xe hơi... Công ty DONAFOODS hiện cũng đã nghiên
cứu thành công bột ma sát từ dầu vỏ hạt điều và đang hợp tác với công ty để lấy
nguyên liệu sản xuất.
Tại công ty ở Việt Nam, chúng tôi đã nhập công nghệ, thiết bị nâng cấp, tinh
lọc dầu vỏ hạt điều làm chất liệu cho gỗ phíp…làm đế liên kết linh kiện điện tử,
kết khối bo mạch (nhựa bakêlit (gỗ phíp)).
Hiện nay một số nhà sinh học nước ngoài (Đài Loan) đang nghiên cứu đưa
con men vào bã (vỏ điều đã ép dầu) thành phân sinh học …các thử nghiệm đã
vào hồi kết ..làm cho giá trị của vỏ hạt điều được nâng lên.
2.Mức độ cạnh tranh:
Có thể thấy được chế biến sản xuất dầu vỏ hạt điều là một lĩnh vực mới
chưa được khai thác triệt để và mức độ cạnh tranh còn ít. Khi thị trường điều
nhân vô cùng phát triển và rất sôi động thì chế biến tinh dầu vỏ hạt điều còn là
việc bỏ ngỏ, vì vậy đây một lĩnh vực với tiềm năng về lợi ích và công dụng vô
cùng lớn.
Các yếu tố cạnh tranh mà chúng tôi xét đến:
Khả năng mặc cả của nhà cung ứng: có thể công ty phải cạnh tranh với các
nhà thu mua vỏ hạt điều tại Ấn Độ khi tìm nhà cung ứng vỏ hạt điều giá rẻ. Nắm
bắt được tình hình này, các nhà cung ứng có thể sẽ đẩy giá lên. Tuy nhiên, lượng
vỏ hạt điều thải ra mỗi ngày rất lớn cộng với các doanh nghiệp đang kinh doanh
mảng hạt điều nhân chưa quan tâm tới lĩnh vực mảng dầu vỏ hạt điều nên lượng
cung rất dồi dào. Trong tương lai, ở Ấn Độ có thể có nhiều nhà đầu tư lĩnh vực
này hơn và cạnh trạnh thu mua vỏ nhưng với một thời gian hợp tác với công ty,
chúng tôi có thể tạo niềm tin cho đối tác và có được nhà cung ứng uy tín.
Đối thủ cạnh trạnh: những nhà sản xuất ở Ấn Độ đã chế biến tinh dầu vỏ
hạt điều với cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại, các nhà cung ứng và khách
hàng sẵn có. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề quá khó khăn với doanh
nghiệp, bởi khi sang Ấn Độ đầu tư, chúng tôi cũng trang bị được công nghệ hiện
đại không kém và khách hàng đã được hình thành từ công ty mẹ. Tại cơ sở sản
xuất ở Việt Nam, sản phẩm chưa cung ứng đủ cho khách hàng ở Mỹ và các nước
châu Âu. Với tiềm năng thị trường như hiện nay, khả năng khách hàng chủ động
đến tìm doanh nghiệp để hợp tác là rất có thể xảy ra. Cộng với kinh nghiệm cũng
như năng lực kinh doanh của mình, có cơ hội để tìm được khách hàng mà không
e ngại các đối thủ cạnh tranh tại Ấn Độ.
Sản phẩm thay thế: trước mắt vẫn chưa có sản phẩm nào làm từ phế thải
chi phí rẻ mà lại có nhiều công dụng như dầu vỏ điều nên không lo lắng vấn đề
này.
Khả năng mặc cả của khách hàng: hiện nay thị trường tinh dầu vỏ điều
đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung nên khả năng mặc cả thời điểm này là
chưa có. Trong tương lai, với sự phát triển của ngành nghề, nhiều doanh nghiệp
mới mọc lên, tăng tính cạnh tranh về giá cả để giành lấy thị phần. Tuy nhiên, với
phương châm hợp tác, phát triển, ổn định, bền vững công ty có được khách hàng
uy tín hợp tác lâu dài. Đồng thời luôn cải tiến công nghệ cũng như quy trình làm
việc, sản xuất nhằm tạo được sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý để cạnh
tranh trên thị trường.
3. Môi trường quốc ngoại: Ấn Độ cũng như bang Maharastra-nơi công ty
đặt cơ sở kinh doanh.
a. Môi trường tự nhiên:
Trước hết xét về vị trí địa lý của Ấn Độ. Ấn Độ là đất nước ở Nam Á, diện
tích rộng lớn, giáp với Pakistan, Afganistan, Trung Quốc, Nepal, Butan,
Bangladesh và Myanmar. Thuộc Ấn Độ còn có quần đảo Laccadiv ở biển Ả Rập,
các quần đảo Andaman và Nicobar ở vịnh Bengal. Với một đất nước rộng lớn
cộng điều kiện tự nhiên thích hợp trồng điều nên nguồn cung dồi dào. Việc tiếp
giáp với nhiều nước đặc biệt là Trung Quốc và tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho
công ty có thể xuất khẩu sang nhiều nước nếu có đối tác.
Maharashtra là một trong những bang trồng điều nhiều nhất và sản xuất điều
nhân lớn nhất ở Ấn Độ.
Vị trí địa lý: giáp các bang Gujarat, Andhra Pradesh, Karnataka, Goa… Phía
Tây giáp với biển Ả Rập. Goa, Karnataka cũng là một bang có nhiều điều, nên
ngoài việc thu mua điều tại Maharashtra, chúng tôi có thể thu mua điều ở cả hai
nơi trên.
Giáp với Mumbai cũng tạo những điều kiện thuận lợi nhất định.Mumbai là
thành phố lớn nhất của Ấn Độ, bên cạnh sự phát triển của dịch vụ thì công nghiệp
ở thành phố cũng rất phát triển, cần nhiều nguyên nhiên liệu. Tại Mumbai, có sân
bay quốc tế Chhatrapati, sân bay bận rộn nhất ở Ấn Độ, phục vụ vận tải hành
khách và hàng hóa. Với địa hình duy nhất của mình, Mumbai có một trong những
bến cảng tự nhiên tốt nhất thế giới, giống như đầu mối giao thông, rất thuận lợi
cho vận chuyển nên xuất khẩu dầu vỏ hạt điều sang các quốc gia trong khu vực
châu Mỹ, châu Âu khá là thuận tiện.
Ngoài ra, Maharashtra là bang đứng thứ 3 Ấn Độ về diện tích và thứ 2 về
dân số.
Ö Một thị trường có nguồn lao động dồi dào, tuy không có tay nghề nhưng
việc đào tạo không khó, bên cạnh đó tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ.
b. Môi trường chính trị:
Từ khi giành lại độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc
gia. Điều đáng nói là các thách thức hiện nay của Ấn Độ chủ yếu liên quan tới
chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân và quản lý. Ấn Độ luôn từ chối ký
kết CTBT và NPT (các hiệp ước cấm sản xuất vũ khí hạt nhân) để giữ chủ quyền
đối với chương trình vũ khí hạt nhân của họ dù có những chỉ trích và trừng phạt
quân sự từ phía các cường quốc. Nhưng với sức mạnh của mình, Ấn Độ có thể tự
bảo vệ họ trước những đe dọa đó.
Những cuộc thương lượng gần đây của chính phủ Ấn Độ đã tăng cường
các quan hệ của họ với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Pakistan. Trong những năm gần
đây, Ấn Độ đã đóng vai trò có tầm ảnh hưởng lớn tại ASEAN, SAARC và WTO.
Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Ấn Độ có rất nhiều Đảng phái chính
trị. Các Đảng chủ yếu là Đảng Quốc Đại, cầm quyền nhiều nhiệm kỳ; Đảng Nhân
dân Ấn Độ (BJP); Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI). Mặt dù có nhiều Đảng cầm
quyền thay thế nhau lãnh đạo nhưng chính sách ít thay đổi tạo tính ổn định trong
môi trường kinh doanh.
Năm 2003, Việt Nam và Ấn Độ ký một thỏa thuận, theo đó hai bên dự kiến
tạo nên một "Vòng cung Lợi ích và Thịnh vượng" ở Đông Nam Á.
Tháng 7/2007, hai bên nhất trí chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt
Nam và Ấn Độ lên một tầm cao mới.Đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại,
đánh dấu bước đột phá mới trong quan hệ hai nước ở tầm vĩ mô, mở đường cho
sự phát triển sâu rộng của quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực
hai bên cùng quan tâm, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai nước
Việt Nam và Ấn Độ, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn
vinh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.
Ö Việc đầu tư trực tiếp xây dựng công ty con bên Ấn Độ sẽ thuận lợi hơn
nhờ những chính sách hai bên đã ký kết cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữ hai
nước.
c. Môi trường kinh tế:
Kinh tế Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới nếu tính theo sức mua ngang
giá. Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới. Tuy nhiên, dân số
khổng lồ của Ấn Độ khiến thu nhập trên đầu người đứng ở mức $3.400 và được
xếp vào hạng nước đang phát triển. Là nước công nghiệp mới (NICs) nên cơ hội
kinh doanh rộng mở. Bởi là nước công nghiệp mới nên nguồn nguyên nhiên liệu
là rất cần thiết, công ty sản xuất chế biến dầu vỏ hạt điều có thể cung ứng ngay
cho khu vực mà ít tốn kém chi phí vận chuyển.
Hai nước ký các Hiệp định Thương mại, Tránh đánh thuế hai lần… Việc
tránh đánh thuế hai lần có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp, lợi nhuận cao hơn.
Trong tháng 2 vừa rồi, hai nước đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 5 thiết lập mối
quan hệ đối tác chiến lược (2007-2012), 40 năm hợp tác và quan hệ đối tác tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã phát triển
trên mọi lĩnh vực: chính trị, an ninh và quốc phòng, thương mại và đầu tư, văn
hóa, du lịch và phát triển nguồn nhân lực.
Những yếu trên góp phần tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khi đầu tư
tại Ấn Độ nói chung cũng như cho công ty nói riêng.
d. Môi trường pháp lý, các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư:
Ấn Độ sử dụng hệ thống thông luật và luật tôn giáo. Hai hệ thống luật trên,
vê hệ thống luật thông giáo không gay cản trở gì nhiều về đầu tư của doanh
nghiệp, còn hệ thống luật Hồi giáo có luật Sharia của Hồi giáo dựa trên tiền lệ
pháp và lập luận theo phép loại suy (tương tự luật) (Qiyas) và nó được xem là
tiền thân của thông luật.
Một số nội dung cơ bản Luật Sharia
Với công dân
• Tất cả công dân phải cầu nguyện năm lần một ngày. Nếu trong thời gian
cầu nguyện bị phát hiện đang làm một việc gì khác thì sẽ bị đánh.
• Tất cả đàn ông phải để râu. Độ dài chuẩn phải ít nhất bằng một nắm tay
tính từ phía dưới cằm. Ai chống đối sẽ bị đánh.
• Tất cả nam học sinh phải đội khăn xếp. Những học sinh từ lớp một đến lớp
sáu phải đội khăn màu đen, lớp lớn hơn thì đội khăn màu trắng. Tất cả đều
phải mặc quần áo đạo Hồi. Cổ sơ mi phải cài cúc.
• Nghiêm cấm hát.
• Nghiêm cấm nhảy.
• Nghiêm cấm chơi bài, chơi cờ, đánh bạc và thả diều.
• Nghiêm cấm viết sách, xem phim và vẽ tranh.
• Ai nuôi vẹt sẽ bị đánh đòn. Nuôi chim sẽ bị giết.
• Nếu ai ăn cắp sẽ bị chặt bàn tay. Nếu ăn cắp lần nữa sẽ bị chặt chân.
• Nếu không phải là người đạo Hồi, không được thờ cúng ở những nơi mà
người đạo Hồi có thể trông thấy. Nếu bị trông thấy sẽ bị đánh và tống
giam. Nếu ai cố tình dụ dỗ một người đạo Hồi đi theo tín ngưỡng của mình
thì sẽ bị hành hình.
Với phụ nữ
• Luôn ở trong nhà. Không được đi lang thang không có mục đích ở trên
đường. Nếu đi ra ngoài, phải đi cùng một mahram - một nam giới có quan
hệ họ hàng. Nếu bị bắt gặp đi một mình trên phố sẽ bị đánh và bắt đưa về
nhà.
• Trong bất kì trường hợp nào phụ nữ đều không được để lộ khuôn mặt của
mình. Phải mặc burqa khi đi ra ngoài. Nếu không sẽ bị đánh thật nặng.
• Không được trang điểm.
• Không được đeo nữ trang.
• Không được mặc quần áo diêm dúa.
• Không được nói nếu người khác chưa nói với mình.
• Không được nhìn vào mắt đàn ông.
• Không được cười ở nơi công cộng. Nếu không sẽ bị đánh.
• Không được sơn móng tay. Nếu không sẽ bị chặt ngón tay.
• Nghiêm cấm trẻ em gái đến trường. Tất cả trường học dành cho con gái sẽ
bị đóng cửa ngay lập tức.
• Nghiêm cấm phụ nữ đi làm.
• Nếu bị bắt gặp ngoại tình sẽ bị ném đá cho đến chết.
Nắm được những điều cấm kỵ của con người Ấn Độ, đặc biêt đối với các
đối tác là người theo đạo Hồi, chúng tôi sẽ cẩn thận không để vi phạm, phòng các
trường hợp xảy ra mâu thuẫn do luật quy định. Có thể nói tín ngưỡng ở Việt
Nam là tự do nhưng khi qua đây kinh doanh chúng tôi sẽ hết sức cẩn trọng. Để
phòng tránh những trường hợp vô tình vi phạm, chúng tôi không những tìm hiểu
kỹ về luật mà sẽ training cho đội ngũ nhân viên những điều cơ bản nhất khi họ
sang đây công tác.
Ấn Độ là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh
bạch và tự do nhất trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. 100% vốn FDI
được cấp phép theo chương trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh vực hoạt
động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đầu
tư. Theo cách cấp phép tự động này, công ty trình báo với Ngân hàng Dự trữ Ấn
Độ trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được chuyển vào trong
nước. Đây là một diều kiện hết sức thuân lợi cho những nhà đầu tư trực tiếp như
công ty.
Ấn Độ cũng đã tự do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị trường ngoại hối.
Đồng rupee có thể được tự do chuyển đổi với bất cứ tài khoản tiền gửi thanh toán
nào. Nó gần như có thể chuyển đổi đầy đủ được trong tài khoản vốn của người
không thường trú. Đối với lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, cổ tức và tiền
thu được phát sinh ngoài bán hàng của các dự án đầu tư có thể được kết chuyển
đầy đủ về nước. Phần lớn các rào cản liên quan đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ
thường trú đối với các nguồn thu nhập từ Ấn Độ cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn
dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã tăng vọt lên.
e. Môi trường văn hóa:
Các yếu tố văn hóa : ngôn ngữ, giáo dục, tôn giáo và cấu trúc xã hội.
Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1.652. Đa số
những ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm