Tiểu luận Điểm nóng Đông Á

Khu vực Đông Á bao gồm các nước Đông - Bắc Á và Đông - Nam Á, vừa có những điểm tương đồng về văn hoá, vừa có nhiều khác biệt về thể chế chính trị -xã hội và trình độ phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật. Tình hình chính trị - an ninh của khu vực Đông Á những năm đầu thế kỉ XXI đã trở nên rất nóng bỏng, đặc biệt là sau sự kiện khủng bố 11-9. Mặc dù quan hệ giữa các nước trong khu vực hoặc đã được cải thiện đáng kể, hoặc đã được nâng lên tầm cao mới về chất, tạo ra một tình thế rằng buộc lợi ích lẫn nhau rõ rệt, từ đó tạo điều kiện và cơ sở thuận lợi cho các nước phối hợp trí tuệ, nguồn lực và hành động để duy trì an ninh chung, tuy nhiên Đông Á vẫn đang đứng trước nhiều thách thức an ninh lớn.

pdf24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điểm nóng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận ĐIỂM NÓNG ĐÔNG Á 2 NỘI DUNG 1. Đông Á – vì sao lại “nóng”? Khu vực Đông Á bao gồm các nước Đông - Bắc Á và Đông - Nam Á, vừa có những điểm tương đồng về văn hoá, vừa có nhiều khác biệt về thể chế chính trị - xã hội và trình độ phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật. Tình hình chính trị - an ninh của khu vực Đông Á những năm đầu thế kỉ XXI đã trở nên rất nóng bỏng, đặc biệt là sau sự kiện khủng bố 11-9. Mặc dù quan hệ giữa các nước trong khu vực hoặc đã được cải thiện đáng kể, hoặc đã được nâng lên tầm cao mới về chất, tạo ra một tình thế rằng buộc lợi ích lẫn nhau rõ rệt, từ đó tạo điều kiện và cơ sở thuận lợi cho các nước phối hợp trí tuệ, nguồn lực và hành động để duy trì an ninh chung, tuy nhiên Đông Á vẫn đang đứng trước nhiều thách thức an ninh lớn. Đông Á là khu vực tập trung những nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau nên vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát xung đột ý thức hệ và xung đột trong vấn đề dân chủ nhân quyền. Sự thiếu hụt năng lượng, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là vấn đề an ninh môi trường cùng một loạt các vấn đề an ninh kinh tế - xã hội càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Ở Đông Nam Á, các phong trào ly khai, bạo loạn, lật đổ, cướp biển đặc biệt là hoạt động khủng bố tại Philippines, Indonesia, Thái Lan vẫn ngày càng gia tăng. 3 Có hay không một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực này? Dưới đáy của Đại dương mang tên “Thái Bình” đang dậy sóng ngầm bằng một cuộc chạy đua vũ khí dưới đáy biển do Trung Quốc kích động. Mục tiêu của Trung Quốc là cản trở hải quân Mỹ tiếp cần vùng biển kế cận, kiềm chế Nhật Bản ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, kiểm soát các tuyến hàng hải gần và yểm trợ các đòi hỏi chủ quyền trên biển, răn đe và kiềm chế đối với Đài Loan. Trung Quốc tăng cường hiện đại hoá quân sự, các nước Đông Nam Á cũng tăng tốc, Singapour, Indonesia, Malaysia dẫn đầu cuộc hiện đại hoá hải quân khu vực Đông Nam Á. Nhu cầu mua sắm vũ khí từ máy bay chiến đấu cho tới tầu ngầm đang gia tăng ở khu vực Đông Á. Đặc biệt là những điểm nóng tạo nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn định khu vực như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa nhiều nước trong khu vực. Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, vũ khí sinh hoá học và sự khác biệt trong ý thức hệ của từng thời kỳ cùng với những thất bại kinh tế sẽ làm tăng nguy cơ leo thang quân sự. Bán đảo Triều Tiên cũng là nơi duy nhất tại Đông Á mà Mỹ còn duy trì sự hiện diện quân sự trên đất liền, Mỹ càng dựa vào vũ khí hạt nhân để nhằm răn đe các cuộc tấn công thì Triều Tiên càng mong muốn có được vũ khí hạt nhân. Giữa năm nay hàng loạt vụ thử tên lửa, bom hạt nhân của CHDCND Triều Tiên khiến tình hình an ninh trong khu vực thêm thêm phức tạp và chảo lửa ở Đông Bắc Á đã nóng hơn khi những chiếc máy bay F-22 tối tân của không quân Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, miền Nam Nhật Bản. Quan hệ Trung - Mỹ trong vấn đề Đài Loan vẫn căng thẳng, Trung Quốc sẽ sử dụng quân sự nếu Đài Loan tuyên bố độc lập trong khi đó Mỹ tiếp tục 4 cam kết bảo hộ Đài Loan tránh bất kì cuộc xâm lược nào từ bên ngoài và tăng cường quân sự với Đài Loan thông qua việc bán vũ khí cho Đài Loan. Vấn đề Biển Đông cũng là đe dọa không nhỏ tới an ninh ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, tàu không vũ trang Impeccable của Mỹ chạm trán với hải quân Trung Quốc trên biển Đông và nay Mỹ phải điều động hạm đội đến vùng biển này; Tổng thống Philippinnes vừa ban hành luật lãnh hải tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Scarborough và Trung Quốc tổ chức các chuyến du lịch trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt từ Việt Nam năm 1974. Việc tranh chấp tại vùng biển Đông đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn đã “nóng” lại càng “nóng” hơn. 2. Các điểm “nóng” ở Đông Á 2.1 Điểm nóng Triều Tiên 2.1.1 Vì sao Triều Tiên là một điểm nóng? Bán đảo Triều Tiên là dải đất nằm nhô ra biển ở Đông Á, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc. Bán đảo này bắt đầu từ lục địa Châu Á chạy dài về phía nam 1.100km. Cho đến cuối Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Triều Tiên vẫn là một thực thể chính trị thống nhất nằm trên bán đảo Triều Tiên. Sau khi chiến tranh Triều Tiên ngừng bắn năm 1953, bán đảo này bị chia cắt lâu dài thành hai quốc gia là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều Tiên). Sau 8 năm kể từ khi Mỹ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCNDTT) ký Hiệp định khung năm 1994, tháng 10/2002, bán đảo Triều Tiên lại sôi động khi mà CHDCNDTT công khai thừa nhận đang theo đuổi 5 chương trình phát triển hạt nhân của mình bất chấp việc Mỹ nhân danh chống khủng bố, liệt họ vào “trục ma quỷ” và có khả năng trở thành đối tượng bị Mỹ “đánh đòn phủ đầu” sau Iraq. Cuộc thương lượng 6 bên bao gồm : Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Nga đã tiền hành nhiều lần song không đạt được kết quả cụ thể nào, tất cả đều tỏ ra bế tắc. Sau các lần đàm phán 6 bên để tìm cách chấm dứt chương trình hạt nhân của CHDCNDTT không thành công, các nhà quan sát cho rằng hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Bắc Á lại một lần nữa đứng trước một thách thức nghiêm trọng khi bị mang ra đặt cược trong tính toán chiến lược của những người chơi đầy quyết tâm chấp nhận mạo hiểm để đạt được mục đích của mình. 2.1.2 Triều Tiên nóng như thế nào? Nhìn lại lịch sử của bán đảo Triều Tiên ta thấy do vị trí địa lý đặc biệt là nằm ở trung tâm khu vực Đông Bắc Á, nơi tập trung lợi ích của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, cho nên từ lâu vận mệnh của dân tộc Triều Tiên thường bị rơi vào tầm ngắm của các nước lớn xa gần khi các nước lớn tranh giành quyền kiểm soát lợi ích ở khu vực. Ngày nay Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng Triều Tiên là dân tộc có lẽ là duy nhất vẫn còn bị chia cắt làm hai miền bởi di sản của Chiến tranh lạnh trong khi đó hầu hết các nước trên thế giới đều tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia và hội nhập khu vực, ra sức giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới. Tình hình trên đem lại thuận lợi cho an ninh khu vực nhưng dường như không thuận lợi cho CHCDND Triều Tiên. 6 Một trong những vẫn đề nổi bật của tình hình thế giới năm nay là giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Bắc Triều Tiên – một vấn đề được coi là khó có thể giải quyết triệt để. Thực tế có thấy, từ việc ký kết thỏa thuận được coi là “lịch sử” ở vòng đàm phán 6 bên kể từ tháng 9 năm 2005 đến việc thực thi các thỏa thuận đã ký vẫn còn khoảng cách lớn. Chính sách hạt nhân của CHDCND Triều Tiên được gọi là “Chính sách bên miệng hố chiến tranh”, tức là khả năng tồn tại bên miệng hố chiến tranh mà không để bị lôi cuốn vào chiến tranh, buộc các quốc gia khác phải có những nhượng bộ đơn phương có lợi cho mình. Do đó, có thể thấy rõ, vũ khí hạt nhân chỉ là một lá chắn của nước này. Trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận về kinh tế, an ninh quốc gia bị đe doạ từ nhiều phía thì việc họ dùng con bài hạt nhân để đổi lấy sự viện trợ về kinh tế cũng như với mục đích phòng vệ, đảm bảo an ninh quốc gia được coi là hành động khôn ngoan. Ban đầu, nhiều người còn cho rằng đó chỉ là lời bịa đặt, rằng thực chất thì “Không có một chương trình hạt nhân nào ở Triều Tiên”. Tuy nhiên, sự nghi ngờ nào cũng có lí do của nó, và Triều Tiên đã đưa cả thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, qua những bức ảnh chụp từ vệ tinh, nghi ngờ CHDCND Triều Tiên có các cơ sở nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân. bí mật, và muốn các thanh sát cơ sở này. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ muốn thông qua Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) thanh tra các cơ sở hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Đòi hỏi đó gặp phải sự phản đối quyết liệt của CHDCND Triều Tiên. Tháng 3/1993, chính quyền CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà họ gia nhập năm 1985. Tháng 4/1994, Hợp chủng quốc Hoa 7 Kỳ gửi đề nghị trừng phạt CHDCND Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Sau một thời gian đàm phán, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên đi đến ký kết đến Hiệp định khung vào ngày 20/ 10/1994. Tuy nhiên, Hiệp định khung này không được các bên tuân thủ nghiêm ngặt. Sau khi ký hiệp định khung về hạt nhân, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vẫn không từ bỏ cấm vận đối với CHDCND Triều Tiên, quan hệ hai nước không trở lại quỹ đạo bình thường. Năm 2001, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Bush với hình thái ý thức rõ rệt, đã áp dụng thái độ cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên, quan hệ hai nước ngày càng xấu đi sau sự kiện 11/9. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đe dọa sử dụng đòn phủ đầu đối CHDCND Triều Tiên khiến Hiệp định khung về hạt nhân giữa hai nước hoàn toàn bị phá vỡ. Năm 2002, CHDCND Triều Tiên tuyên bố họ có quyền phát triển vũ khí hạt nhân nhằm bảo vệ an ninh lãnh thổ, đòi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chính thức ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. Tháng 1/2003, Bắc Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, tháng 2 tuyên bố nếu Mỹ phong tỏa bằng biện pháp quân sự thì Bắc Triều Tiên sẽ rút khỏi Hiệp định đình chiến Triều Tiên. Ngày 24/2, Bắc Triều Tiên phóng tên lửa có tầm bắn 100 km, tháng 3, phóng thử tên lửa tầm trung có điểm rơi chỉ cách bờ biển Nhật bản 110 km khiến dư luận Nhật Bản lo ngại. Tháng 4/2003, Bắc Triều Tiên tuyên bố tái chế 8000 thanh nhiên liệu hạt nhân. Với sự trung gian của Trung Quốc, cuộc đàm phán ba bên gồm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh tháng 4/2003. Cuộc đàm phán này đã không hề tính đến vai trò, lợi ích của Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga. Đàm phán kết thúc mà không đạt được thoả thuận cụ thể nào. 8 Cuộc đàm phán sáu bên lần thứ nhất diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 27 - 29/8/2003 gồm các nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, CHDCND Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga. Vòng đàm phán sáu bên lần thứ hai diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 25 - 28/2/2004. Vòng đàm phán sáu bên lần thứ ba cũng diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 24 - 26/6/2004. Đàm phán 6 bên vòng 4 ( giai đoạn 1 : 26/7-7/8/2005; giai đoạn 2 : 13-19/09/2005 ) đã đạt kết quả quan trọng. Triều Tiên cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và các kế hoạch hạt nhân hiện thời; Mỹ khẳng định tôn trọng chủ quyền của Triều Tiên. Kết quả đàm phán vòng 5 ( từ tháng 11/2005 – tháng 12/2006 ) là một bước thụt lùi hay chí ít cũng là một sự giậm chân tại chỗ so với vòng 4. Các bên chỉ thông qua được Bản tuyên bố của nước Chủ tọa với một số nội dung chung chung như : Các bên đã tái khẳng định sẽ thực hiện Tuyên bố chung theo nguyên tắc “cam kết đối cam kết”, “hành động đối hành động”, qua đó sớm thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên một cách có thể kiểm chứng. Những tuyên bố của CHDCND Triều Tiên về việc sở hữu vũ khí hạt nhân, các động thái của họ có lúc gây bùng nổ căng thẳng, lúc lại làm loé lên hy vọng, nhưng cuối cùng dường như tất cả lại trở về điểm khởi phát. Những điều đó khiến cho các nhà phân tích đặt ra câu hỏi, liệu có phải chính CHDCND Triều Tiên, chứ không phải là Mỹ, quốc gia ở phía đối địch, là người đặt ra luật lệ trong cuộc đối đầu hạt nhân này? 2.1.3 Đánh giá nguy cơ bùng phát xung đột ở Triều Tiên? Có thể nói cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có lối thoát. Cho dù Mỹ có yêu cầu cộng đồng quốc tế phải mạnh mẽ lên tiếng phản đối Bình Nhưỡng ( Bắc Triều Tiên ) để buộc nước này ngừng các vụ thử hạt nhân, tiến tới đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, thì 9 đó cũng không phải là chìa khóa để giải quyết vấn đề này. Thực tế đó cho thấy, cuộc khủng hoảng hạt nhân ở khu vực này vẫn chưa thể có lối thoát. Cho nên, cho dù Mỹ có yêu cầu cộng đồng quốc tế phải mạnh mẽ lên tiếng phản đối Bình Nhưỡng để buộc nước này ngừng các vụ thử hạt nhân, tiến tới đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, thì đó cũng không phải là chìa khóa để giải quyết vấn đề này. Cả thế giới lên tiếng chỉ trích Triều Tiên. Nhưng có chắc chắn không ai ủng hộ Triều Tiên? Rõ ràng, với những hành động của mình, Triều Tiên đang mang đến cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Cái tiêu cực thì chắc hẳn ai cũng hiểu rõ, đơn giản vì câu khẩu hiệu “vũ khí hạt nhân là loại vũ khí giết người hàng loạt”, nhưng nó cần có bàn tay con người sử dụng, vì mục đích của con người. Từ trước đến nay, cũng chỉ có Mỹ là sử dụng vũ khí hạt nhân theo đúng cái định nghĩa của nó “giết người hàng loạt”. Việc lên án, chỉ trích hiểu sâu xa cũng chỉ là phong trào. Không ai dám nói “Tôi ủng hộ vũ khí hạt nhân” nhưng rất nhiều người lại đang tốn rất nhiều thời gian và tiền của vì nó. Ai cũng thanh minh “Chúng tôi sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ và vì mục đích hoà bình” nhưng không ai dám khẳng định “Tôi không phải là người tấn công trước”. Và nếu vậy thì tại sao những nước sở hữu vũ khí hạt nhân lại không cho phép các nước còn lại có quyền theo đuổi chính sách hạt nhân? Theo ý kiến cá nhân, hơn ai hết, Triều Tiên đang cổ vũ cho sự bình đẳng trên toàn thế giới. Họ sẽ vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân của mình, không chỉ vì mục đích của chính họ mà cho cả thế giới. Họ sẽ không thể là một Iraq thứ hai. Bởi họ có vũ khí hạt nhân, trong khi Iraq không có. Mỹ đánh Iraq như lấy đó làm gương đê đe doạ các nước khác. Quan điểm trong chính quyền Bush là cần phải hành động ngăn chặn một nước ngay khi thấy họ manh nha khả năng hạt nhân. Trong trường hợp CHDCND Triều Tiên, 10 chính sách đó dường như đã quá muộn, nên Washington cần phải tìm cách để hạn chế tối đa những hậu hoạ. Vậy có thể hiểu một cách đơn giản rằng chừng nào Triều Tiên còn có vũ khí hạt nhân thì Mỹ chưa thể nổ súng ở đây. Tình hình thế giới đang vận động hết sức nhanh chóng, phức tạp, đầy mâu thuẫn và bất trắc. Mặc dù trên bán đảo Triều Tiên hội tụ hầu hết các mâu thuẫn lớn của thời đại, nhưng do các bên liên quan đều cần có môi trường hoà bình, ổn định để phát triển và luôn lấy lợi ích an ninh quốc gia làm mục tiêu tối thượng, nên trong những năm tới, rất khó xảy ra chiến tranh. Dù sao đây cũng chỉ là khả năng lớn nhất chứ không phải duy nhất. Đối với bán đảo Triều Tiên mọi thứ đều có thế xảy ra. Và chúng ta sẽ cùng chờ đợi, thời gian mới là câu trả lời tốt nhất. 2.2. Điểm nóng Đài Loan 2.2.1 Tại sao Đài Loan là điểm nóng? Vấn đề Đài Loan là một trường hợp trong mâu thuẫn giữa cường quốc hải quân Hoa Kỳ và lục quân Trung Quốc. Do Đài Loan là một hòn đảo nên Mỹ có thể sử dụng ưu thế về hải quân vượt trội của mình bao gồm cả các loại tàu chiến và máy bay để tự vệ khỏi lực lượng lục quân của Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc lại có ưu thế về quân sự để ngăn ngừa việc Đài Loan tấn công vào lục địa hay tuyên bố quyền độc lập tự trị do khoảng cách của Đài Loan và đại lục là quá gần. 2.2.2 Đài Loan nóng như thế nào? Năm 1949, cuộc nội chiến “Quốc - Cộng” ở Trung Quốc kết thúc với thắng lợi của quân đội cách mạng được Liên Xô giúp đỡ, phe Quốc dân Đảng thất bại, được Mỹ giúp sức chạy ra đảo Đài Loan lánh nạn hòng xây dựng đảo này thành “vương quốc” độc lập, thành “hàng không mẫu hạm không thể 11 đánh chìm”, chờ thời cơ. Trong 10 năm qua, nhất là dưới hai thời Tổng thống gần đây, Đài Loan thường xuyên tự nhận mình là một thực thể có chủ quyền và độc lập. Trong khi đó, Trung Quốc đại lục không ngừng lớn mạnh, đang “trỗi dậy” thành cường quốc khu vực và thế giới. Khẳng định chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất trên thế giới và Đài Loan là một tỉnh của mình, Trung Quốc luôn tỏ rõ thái độ thu hồi Đài Loan kể cả bằng biện pháp quân sự nếu cần thiết hoặc theo công thức “một nước hai chế độ” như kiểu Hồng Công. Căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan đã từng khiến hai bên đã có cuộc đấu pháo dài ngày qua eo biển Đài Loan vào năm 1958, suýt lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc làm chấn động cả thế giới. Tình thế tại eo biển Đài Loan rơi vào bế tắc và nguyên nhân của tình thế này chính là do những chính sách răn đe truyền thống từ cả phía: Trung Quốc răn đe Đài Loan bằng lực lượng bộ binh hùng mạnh của mình trong khi đó Mỹ răn đe Trung Quốc với ưu thế hải quân của mình. Từ cuộc xung đột vũ trang năm 1958 đến nay, tuy không xảy ra xung đột vũ trang lớn, nhưng thỉnh thoảng lại dấy lên cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan mỗi khi thế lực “Đài Loan độc lập” tăng cường hoạt động, và Trung Quốc phản ứng gay gắt. Năm 1994 Trung Quốc công bố sách trắng gồm 8 điểm, trong đó có các điểm quan trọng như: “Chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc mà không chấp nhận bất kỳ ngoại lệ nào. Đài Loan không được gia nhập bất kỳ một tổ chức quốc tế nào dành cho các quốc gia, không được quan hệ chính thức với các nước đã công nhận Trung Quốc lục địa. Nguyên tắc không từ bỏ việc sử 12 dụng sức mạnh quân sự chỉ nhắm vào các lực lượng nước ngoài mà không nhắm vào Đài Loan” Tháng 7 và tháng 8/1995, Trung Quốc đã cho bắn thực tập hai loạt hỏa tiễn, đạt mục tiêu cách bờ biển Đài Loan 150km. Hành vi này chắc chắn không nhắm vào “lực lượng nước ngoài” mà rõ ràng đe dọa Đài Loan. Mùa xuân năm 1996, quân đội Trung quốc PLA đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn dọc theo đường bờ biển phía đông, trên thực tế, cuộc tập trận này chính là một đợt tập dượt nhằm chuẩn bị cho việc xâm lược Đài loan. Phản ứng của Mỹ trước vụ phóng hoả tiễn của Trung Quốc bằng cách gửi hạm đội chiến đấu đến vùng biển Đài Loan đã làm cho Bắc Kinh phải kinh ngạc và cho họ thấy một nguy cơ mà cuộc khủng hoảng Đài Loan có thể là điển hình. Từ đó, quy mô và phạm vi của những cuộc thao diễn quân sự của cả Trung Quốc và Đài Loan, cũng như mức độ của chúng, không ngừng gia tăng. Trung Quốc vẫn tự tin rằng họ có thể hợp nhất Đài Loan với đại lục chỉ bằng sự đe dọa quân sự kèm với những khuyến khích và thuyết phục về chính trị và kinh tế, tuy nhiên vấn đề hai bờ eo biển Đài Loan lại rơi vào bế tắc do việc Đài Loan nhờ cậy vào Mỹ và Trung Quốc nhờ cậy vào các nhà cung cấp nước ngoài của mình. Tình hình hai bên trở nên căng thẳng, Bắc Kinh liên tục mở các cuộc thao dượt quân sự trong eo biển Đài Loan, chiến đấu cơ Trung Quốc vi phạm nhiều lần không phận Đài Loan. E ngại Đài Loan có thể bị tấn công, mùa hè năm 1999 Hoa Kỳ cho hai hàng không mẫu hạm thuộc hạm đội 7 vào khu vực để chuẩn bị can thiệp. 13 Mùa xuân năm 2000, các chiến hạm của Mỹ đã được gửi tới eo biển Đài Loan để bảo vệ cho đảo này trước sự đe dọa xâm lược của Trung quốc. Lập trường của Trung Quốc là rõ ràng, trong “Luật chống ly khai” năm 2005 cho thấy, nếu thế lực “Đài Loan độc lập” cố tình thực hiện ý đồ của mình, dứt khoát tuyên bố Đài Loan độc lập và Mỹ ủng hộ việc đó thì việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc là điều không tránh khỏi, thậm chí Trung Quốc có thể dùng cả vũ khí hạt nhân đe dọa, nếu Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan Hàng ngày, một lực lượng hải quân hùng hậu của Trung quốc rầm rập giương oai như muốn nuốt sống Đài loan, trong khi đó nhóm tàu chiến Mỹ thì đứng kề bên, sẵn sàng can thiệp khi cần. Khó có thể đánh giá chính xác được rằng tình hình căng thẳng như thế sẽ có thể dẫn đến việc bùng nổ một cuộc chiến như thế nào. Và nếu xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh ở eo biển Đài Loan, an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và thế giới sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. 2.2.3 Đánh giá nguy cơ bùng phát xung đột Đài Loan? Tình hình bán đảo Đài Loan có thể coi là bế tắc do chính sách răn đe truyền thống cả từ phía Trung Quốc và Mỹ: Trung Quốc răn đe Đài Loan với lực lượng bộ binh của mình; Mỹ răn đe Trung Quốc với ưu thế về hải quân. Vì cả hai bên đều có xu thế nghiêng về phòn
Tài liệu liên quan