Tiểu luận Dự án xuất khẩu sản phẩm phở ăn liền của công ty Acecook sang thị trường Australia

Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993. Kết quả của quá trình đầu tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam - vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008. Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, với những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn. Acecook Việt Nam luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.

doc22 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dự án xuất khẩu sản phẩm phở ăn liền của công ty Acecook sang thị trường Australia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM KHOA KINH TẾ - LUẬT BỘ MÔN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ – & — DỰ ÁN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM PHỞ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY ACECOOK SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA G/V hướng dẫn: ThS Phạm Tố Mai Nhóm thực hiện: NHÓM 7 Lê Thị Cẩm Hường K074020302 Hồ Thị Phương Liên K074020318 Trần Minh Thiện Tâm K074020358 Ngô Dương Lý Thanh K074020363 Võ Thị Kim Yến K074020391 TPHCM, tháng 12 năm 2009 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM I. Doanh nghiệp ACECOOK Việt Nam Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm  tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993. Kết quả của quá trình đầu tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam - vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008. Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, … với những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey … Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn. Acecook Việt Nam luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.  Acecook Việt Nam được biết đến tại Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất thực phẩm chế biến ăn liền hàng đầu mà còn là một trong những điển hình của sự đầu tư phát triển của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam. Doanh thu hàng năm của công ty liên tục gia tăng ở mức phát triển hai chỉ số. Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý, thị phần công ty chiếm hơn 60%. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, … "Biểu tượng của chất lượng"  là tôn chỉ mà công ty đã đặt ra ngay từ ban đầu và kiên định trong suốt quá trình phát triển. Các sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn được thẩm định kỹ về chất lượng ngon, vệ sinh, dinh dưỡng cao…, nghiên cứu tìm hiểu phục vụ những nhu cầu của người tiêu dùng, thỏa mãn mọi nhu cầu khắt khe về ẩm thực. các nhà máy sản xuất của Acecook Việt Nam đều được trang bị hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS). Hướng đến tương lai, nền công nghệ tự động phát triển của Nhật Bản sẽ được chuyển giao, ứng dụng sang Acecook Việt Nam góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam. Những sản phẩm mới sẽ liên tiếp ra đời với chất lượng cao hơn, ngon hơn, bổ dưỡng, đa dạng hơn tạo nét văn hóa ẩm thực mới cho nhịp sống tương lai. Acecook Việt Nam sẽ phát triển trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng hợp, mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới và là một Vina-Acecook mang tính toàn cầu, tích cực tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành nhữnng hoạt động quảng cáo để người tiêu dùng trên thế giới tin dùng. VINA-ACECOOK với mong muốn và nỗ lực được làm cầu nối quảng bá ẩm thực Việt Nam ra toàn thế giới, các sản phẩm của Acecook Việt Nam, vốn luôn có chất lượng cao cấp do được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản cùng sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu tiện dụng, khẩu vị và giá cả thực sự phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đã được người tiêu dùng tại hơn 30 quốc gia trên khắp năm châu biết đến và ưa chuộng. Sản phẩm Vina-Acecook được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới: Châu Á: Singapore, Malaysia, Indonesia, Cambodia Châu Âu: Anh, Đức, Pháp, Nga, Hà Lan, Thụy Điển, Hugrary Châu Mỹ : Hoa kì, Canada, Suriname Châu Úc: Úc, New Zealand Châu Phi : Kenya Và các nước thuộc khu vực Trung Đông II. Phở Việt Nam và sản phẩm phở ăn liền Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm ... Sự xuất ngoại để tị nạn chính trị của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam không thuộc diện tị nạn chính trị cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết, bao gồm Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc Phở không những là một món ăn truyền thống hấp dẫn, quen thuộc của Việt Nam mà nó đã trở thành một trong những biểu tượng về văn hóa ẩm thực của Việt Nam được cả thế giới biết đến. “Phở là món ăn Việt Nam tinh tế, truyền thống, quảng đại và giàu Vitamin mà lại không gây béo”, ông Didier Corlou, bếp trưởng khách sạn Sofitel Metropole khẳng định như vậy tại cuộc hội thảo "Phở -Di sản của Việt Nam" do Cộng đồng châu Âu và Câu lạc bộ văn hóa ẩm thực UNESCO Việt Nam đã phối hợp tổ chức Phở Việt Nam đã trở thành món ăn nổi tiếng cả ở ngoài nước, được ưa thích và quen thuộc tại nhiều quốc gia, kể cả những nước vốn có bề dày truyền thống về văn hóa ẩm thực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.v.v. Phở Việt Nam đang có chỗ đứng trên thị trường ẩm thực Mỹ. Theo các chuyên gia ẩm thực, sau một thời gian dài món Tago của Mexico được xếp hàng thượng hạng, món phở quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã giành lại ngôi đầu bảng. Phở Việt Nam được xem là món ăn rất ngon, luôn thu hút khách sành ăn mặc dù giá cao chóng mặt: từ 5,5 đến 7 USD/tô. Tính ưu việt của món phở là khả năng thích nghi vì bất kể thời gian nào trong ngày đều có thể ung dung thưởng thức. Trước nay, việc chế biến phở luôn đòi hỏi sự đầu tư công phu vào khâu chuẩn bị nồi súp, công việc có khi mất cả nửa ngày. Tuy nhiên, giờ đây, vấn đề tưởng chừng tất yếu ấy đã được giải quyết bởi sự xuất hiện của dòng sản phẩm phở đóng gói. Trong đó, Phở ăn liền Oh!Ricey ra đời như một sự tôn vinh hương vị Việt, đưa sản phẩm phở trở nên gần gũi và tiện dụng hơn nữa với đời sống hiện đại. Đặc biệt, sản phẩm phở Oh!Ricey không chứa cholesterol và không dùng mỡ động vật, tốt cho tiêu hóa, nên thích hợp với mọi lứa tuổi: trẻ em, người già, thanh niên, người ăn kiêng... Thông tin thị trường Australia I. Quy mô & đặc điểm thị trường Australia Vị trí địa lý: Australia là thuộc Châu Đại Dương, là lục địa nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Dân số: 20.090.437 người (ước tính đến tháng 7/2005) Phân bố dân cư: Australia là một trong số những nước có mức đô thị hoá cao nhất thế giới, với 70% dân số tập trung phần lớn ở 10 thành phố lớn. Hầu hết cư dân Australia sống ở các thành phố dọc theo bờ biển của đất nước. Hai thành phố lớn nhất của Australia là Sydney và Melborne. * Các khu dân cư chính: Mặc dù là đất nước rộng lớn và có dân số ít nhưng hầu hết người dân Australia sống ở những tỉnh và thành phố lớn. Lượng mưa trong lục địa thấp đồng nghĩa với việc người dân tập trung sinh sống tại các vùng đất dọc theo bờ biển, đặc biệt ở phía Đông Nam. Thực tế có khoảng ¾ dân số Australia sống ở hai thành phố lớn là Sydney và Melborne và các tỉnh, thành phố lân cận. Sydney Với dân số hơn 4,3 triệu người, Sydney  là thành phố lớn nhất của Australia. Trong vòng15 năm qua ,  Sydney đã trở thành trung tâm kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đây là thành phố thủ phủ của bang New South Wales, một bang có dân số đông nhất Australia. Do vậy, lượng hàng hóa nhập khẩu qua các cảng biển của Sydney rất lớn. Sydney là thành phố năng động, có những đặc điểm tương đồng với cá thành phố khác như San Fransisco,vv… Sydney thu hút các cộng đồng dân di cư lớn đến từ Châu Á tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh và sinh sống bởi nơi đây có mùa hè ấm áp và mùa đông dễ chịu. Các nhà cung cấp nước ngoài luôn coi Sydney là một trong những điểm dừng chân trong các chuyến thăm tới Australia vì có rất nhiều nhà nhập khẩu đóng trụ sở ở đây. Melborne Melborne là thủ phủ của bang Victoria và là thành phố lớn thứ hai của Australia sau sydney với số dân khoảng 3,2 triệu người. Đây là thành phố sôi động, giao thoa với thế giới và đa dạng về chủng tộc nhưng vẫn gìn giữ được nét tĩnh lặng và nếp sống nhẹ nhàng. Melborne là trung tâm tài chính và ngân hàng với 8 trong số 10 công ty lớn nhất của Australia có trụ sở tại đây. Ở Melborne có rất nhiều nhà nhập khẩu lớn có các mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Nhìn chung, các nhà nhập khẩu ở đây cũng có những yêu cầu tương tự như các nhà nhập khẩu tại Sydney nhưng  có đôi nét khác biệt. Ví dụ, thị trường hàng dệt len ở Melborne rất có tiềm năng do ở đây khí hậu lạnh hơn; trong khi đó thị trường đồ trang trí nội thất có thị hiếu gần giống như của Châu Âu nhưng thị trường đồ trang trí ngoài trời lại không dành được sự quan tâm tương tự. F Có thể nói, hai thành phố quan trọng nhất đối với các nhà cung cấp nước ngoài là Sydney và Melbourne. Mặc dù có diện tích rộng như nước Mỹ nhưng Australia không có những phân đoạn thị trường theo địa lý phong phú như Mỹ. Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng chỉ cơn một chuyến thăm Sydney và Melbourne là đã có thể biết được các thị trường. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng Australia Khách hàng Australia nhìn chung đều rất hiểu biết về vấn đề "giá cả tương xứng với giá trị" và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua, có một xu hướng đáng chú ý là đánh gía hàng tiêu dùng theo tiêu chí "giá cả tương xứng với giá trị" hơn là chỉ dựa trên tiêu chí giá cả. Ở một số phân đoạn thị trường, thị phần giá rẻ đang suy giảm, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, ở đây không có nghĩa là người tiêu dùng Australia lúc nào cũng sẵn sàng trả giá cao. Trên thực tế, phần lớn người tiêu dùng luôn so sánh giá cả của rất nhiều người bán lẻ khác nhau trước khi quyết định mua hàng. Điều này được thể hiện qua việc nhà nhập khẩu Australia là những người luôn mong đợi được chào mức giá hàng nhập khẩu cạnh tranh với khối lượng yêu cầu tương đối ít, chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ khá cời mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, khi hàng hóa sản xuất trong nước được đánh giá là có giá cả tương xứng với giá trị" thì sẽ được người tiêu dùng chọn mua. Dù sao họ cũng đã quen với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng theo các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ. Một điểm nữa cần lưu ý là người tiêu dùng Australia rất quan tâm đến vấn đề chất lượng. Khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Australia kinh doanh theo chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng hoặc thậm chí chỉ đơn giản do người mua thay đổi ý định mua hàng. Tóm lại, người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Nhà nhập khẩu và bán lẻ cũng có quan điểm này và sẽ không chấp nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ. Quan điểm của nhà nhập khẩu Nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng mối quan tâm chủ yếu của nhà nhập khẩu Australia là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng và khối lượng giao hàng tối thiểu. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp nước ngoài có kinh nghiệm tại thị trường này cho rằng có 3 tiêu chuẩn vàng khi bán hàng vào thị trường Australia là "giá cả, giá cả và giá cả". Điều này không hẳn đã hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên mà nhà nhập khẩu cho nhà cung cấp mới thường liên quan tới giá FOB/FCA của sản phẩm. Nhà nhập khẩu Australia thường mong muốn trả giá thấp hơn so với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và Châu âu nhưng đòi hỏi hàng hóa nhất định phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Họ cũng thường đặt hàng với số lượng ít hơn các nhà nhập khẩu ở rất nhiều thị trường khác. Lý do mà nhà nhập khẩu Australia có quan điểm khắt khe này là: Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực nhập khẩu và bán lẻ, những lĩnh vực có lợi  nhuận ròng khá thấp; Sự mở cửa của chính sách nhập khẩu của Astralia; Số lượng lớn các nhà cung cấp từ các nước lân cận cố gắng bán hàng vào thị trường Australia; Thời điểm mua hàng của Astralia không trùng với thời điểm mua hàng của các nước ở Bắc Bán Cầu khiến rất nhiều nhà cung cấp nước ngoài sẵn sang đưa ra mức giá "hàng trái mùa" cho những lô hàng bán tại Australia. Nhà nhập khẩu Australia sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ cam kết không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác. Việc lén qua mặt các nhà nhập khẩu Australia sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi kinh doanh trên thị trương nhỏ bé này do họ sẽ sớm phát hiện được điềugì đang xảy ra. Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Australia không thích mặc cả. Họ sẵn sàng thương thảo một mức giá hợp lý nhưng không mặc cả để có mức giá giảm từ 20% trở lên. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Australia thường sẽ không xem xét đến dơn chào hàng. Vì vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu Australia, điều quan trọng nhất là đưa ra mức giá "hợp lý nhất". Mức giá này thường phải thấp hơn mức giá chào cho người mua tại Mỹ và Châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%. Điều lưu ý cuối cùng về nhà nhập khẩu Australia là quan điểm của họ với nhà cung cấp mới. Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia thường chậm thay đổi nhà cung cấp mới. Họ thường tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo việc kinh doanh được liên tục và rất ít khi thay đổi nhà cung cấp một cách đột ngột; một lí do nữa là vì lo ngại những khó khăn mà họ phải đối mặt khi tìm cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp mới Khi làm ăn kinh doanh với một khách hàng mới, nhà nhập khẩu Australia thường đặt hai hoặc ba đơn hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Khi đạt yêu cầu, những đơn hàng sau sẽ được đặt thông qua email hoặc fax và số lượng đặt hàng có thể tăng lên. Mặt khác, điều đầu tiên hẫp dẫn các nhà nhập khẩu Australia là mức giá canh tranh. Họ sẽ do dự khi làm ăn với nhà cung cấp không chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên. Chính sách nhập khẩu của Australia Hiện nay, môi trường kinh doanh thương mại ở Australia đã được cải thiện đáng kể. Chính phủ Australia đã rất năng đông trong việc giảm thiểu các quy định pháp lý và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh, bao gồm cắt giảm các mức thuế suất xuống mức chung là 5% vào ngày 01/7/1996, ngoại trừ các mặt hàng là ô tô, hàng dệt may và giày dép. 6.1 . Thuế hải quan Thuế nhập khẩu ở Australia được tính trên cơ sở giá FOB có nghĩa là giá của hàng hoá đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng (là cảng biển hoặc cảng hàng không). Cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới địa điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế. Để xác định giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la Australia, hải quan Australia sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng. Australia sử dụng Biểu thuế nhập khẩu chung đối vớicác mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển (Nhật, Mỹ, Anh…). Bên cạnh biểu thuế này, Australia cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước (ví dụ như đối với các nước đang phát triển và các quốc đảo – Forum Island Coutries – có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi) hay dưới hình thức hiệp định thương mại song phương như Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan. Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan và quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương được miễn thuế khi xuất khẩu hầu hết  các sản phẩm vào khu vực Australia với điều kiện hàng hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan. Kể từ Ngày 1/7/2003, tất cả các mặt hàng xuất xứ từ những nước kém phát triển (LDCs) và Đông Timor cũng được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Australia. Từ năm 1980, chính phủ Australia đã thực hiện một chương trình cải cách thuế trên diện rộng, dẫn tới việc cắt giảm đáng kể về bảo hộ công nghiệp c ủa Australia. Từ Ngày 1/7/1996, Biểu thuế nhập khẩu chung đã ở mức 5% giá trị FOB. Tiêu chuấn sản phẩm Các tiêu chuẩn sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trên thị trường Australia. Cơ quan Tiêu chuẩn Australia (Standards Australia) và nhiều chính quyền bang đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn bắt buộc và không bắt buộc cho nhiều loại hàng hoá. Đối với những tiêu chuẩn bắt buộc, sản phẩm không được phép bán nếu không có chứng nhận của cơ quan liên quan; đối với những tiêu chuẩn không bắt buộc, nên đáp ứng các tiêu chuẩn này trước khi tiếp thị sản phẩm. Tầm quan trọng của các tiêu chuẩn đối với các nhà cung cấp nước ngoài rất đa dạng, phụ thuộc từng lĩnh vực sản phẩm. Trong những lĩnh vực như vật liệu xây dựng, thiết bị chống cháy, đồ chơi, xe đạp, các loại mũ bảo hộ, các mặt hàng điện tử… các tiêu chuẩn thường bắt buộc và các cơ quan liên quan phải chứng nhận những sản phẩm mới trước khi chúng được bán trên thị trường. Quy tắc chung là nếu một sản phẩm lỗi có thể gây chấn thương hoặc tử vong cho con người, tiêu chuẩn sẽ là bắt buộc. Trong hơn 20 năm qua, ngày càng có nhiều quy định pháp lý bảo vệ người tiêu dùng được ban hành bởi chính quyền bang và liên bang. Hầu hết các nhà nhập khẩu đều biết đến các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm họ kinh doanh nhưng các nhà cung cấp cũng cần biết về sự tồn tại những quy định này. Hàng năm các cơ quan chức năng của Australia vẫn thường nhắc nhở đối với nhiều sản phẩm"không an toàn". Trong lĩnh vực thực phẩm cũng có những quy định nghiêm ngặt về y tế bên cạnh các quy định kiểm dịch. Mỗi bang ở Australia đều có những quy định pháp lý riêng về độ nguyên chất của sản phẩm được bán cho người tiêu dùng, quy định thành phần và loại bao bì được sử dụng cho một số danh mục hàng thực phẩm nhất định. Giữa các bang ngày càng có sự thống nhất về các quy định, tuy nhiên các nhà cung cấp nước ngoài có thể thấy rằng họ phải được các cơ quan chức năng của bang chứng nhận trước khi sản phẩm của họ được bán trên thị trường. II. Đặc điểm thị trường Australia trong lĩnh vực thực phẩm đóng gói Australia là nước sản xuất chủ yếu thực phẩm các loại và có thể tự cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước ở mức độ cao; tuy nhiên, Australia cũng là nước nhập khẩu chủ yếu các loại thực phẩm đã qua chế biến, các nhà sản xuất đưa ra một khối lượng lớn các yêu cầu của thị trường đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến. Những thay đổi trong cấu trúc gia đình, cùng với dân số già đi, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cách sản phẩm được đóng gói. Những khẩu phần đơn hoặc nhỏ hơn của mặt hàng thức ăn nhanh đang ngày càng được ưa chuộng. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Australia đạt trên 5,1 tỷ A$. Các nước cung cấp chủ yếu cho thị trường Australia mặt hàng thực phẩm chế biến là Ireland, Anh, New Zealand, Hoa Kỳ, Brazil, Pháp, Italia và hàng loạt các quốc gia Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia và Singapore. Trong hơn 20 năm qua, khẩu vị người Australia đối với thực phẩm đã có những thay đổi quan trọng. Thực tế hơn 20% người Australia được sinh ra ở nước
Tài liệu liên quan