Tiểu luận Giao thông đường bộ ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp

Trong rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, an toàn giao thông được giới báo chí và truyền thông quan tâm đặc biệt. Bởi đó là vấn đề mà hàng ngày hàng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Hàng ngày trong chương trình chào buổi sáng lúc 6h, sau trang tin tức là đến bản tin an toàn giao thông. Chúng ta phải giật mình vì những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra trong cả nước.

doc11 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 4438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giao thông đường bộ ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao thông đường bộ ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp Lời nói đầu Trong rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, an toàn giao thông được giới báo chí và truyền thông quan tâm đặc biệt. Bởi đó là vấn đề mà hàng ngày hàng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Hàng ngày trong chương trình chào buổi sáng lúc 6h, sau trang tin tức là đến bản tin an toàn giao thông. Chúng ta phải giật mình vì những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra trong cả nước. Và ngay trong lòng thủ đô, giám chắc rằng có ít nhất một lần bạn chứng kiến một vụ va chạm nào đó hoặc nếu không thì chí ít đó cũng là tắc đường trong giờ cao điểm. Thật là bực mình mỗi khi tắc đường thay vì đi thẳng về nhà bạn phải ngồi lại hàng giờ trên xe buýt, đi đủ một vòng để có thể về nhà. Hay có khi phải đứng giữa nắng trang trang của tháng 5 để chờ cho dòng xe lưu thông. Những cảnh tượng ấy đã trở nên quá quen thuộc với người dân Hà Nội. Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng trên? Dưới cái nhìn của triết học duy vật biện chứng thì thực trạng mất an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội được phân tích thành mâu thuẫn cơ bản bên trong giữa một mặt là bản chất với một mặt là hiện tượng thực trạng đó. Chính mâu thuẫn này thúc đẩy nhà nước đưa ra những luật lệ, những quy định, những biện pháp mới nhằm làm hạn chế thực trạng trên. Bài viết này được viết ra nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn của riêng cá nhân em về thực trạng trên cũng như góp một tiếng nói nhỏ bé nhằm ủng hộ những người đi trước đã có những ý kiến đóng góp xác đáng.Vì vậy rất mong được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Chương I Thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội. ở chương này xin được đề cập đến hai vấn đề, thứ nhất là về thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở Hà nội hiện nay và thứ hai là các nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó. Trước hết xin điểm qua tình hình an toan giao thông trên địa bàn thủ đô thời gian gần đây. I. Thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội. Trên thực tế các tuyến đường nội thành hiện nay việc xảy ra các vụ tai nạn giao thông có giảm song còn không phải là ít, nạn tắc đường thì xảy ra như cơm bữa. Có khi huy động lực lượng cảnh sát giao thông tại các ngã tư trong giờ cao điểm mà cũng phải mất không ít thời gian để có thể lưu thông một lượng xe quá lớn như vậy. Có thể nói an toàn giao thông được xem là vấn đề nhức nhối của xã hội. Giữa thủ đô- bộ mặt của đất nước mà tình hình an toàn giao thông lại là vấn đề mà bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Các nghành các cấp có liên quan xác định vấn đề này không thể giải quyết một sớm một chiều được. Chỉ điều đó thôi cũng đủ thấy được tính chất khó khăn và nan giải của nó. ở Hà Nội các “điểm đen” về ách tắc giao thông là ngã tư Sở, ngã tư Vọng, ngã tư Đại Cồ Việt- Lê Duẩn và các trục đường nhỏ khác như ngã tư chợ Mơ, đường Trường Chinh, đường Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch... Theo số liệu thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2004 đã xảy ra 19.852 vụ tai nạn giao thôn đường bộ, làm chết 11.319 người và bị thương hơn 20.000 người khác. Số vụ tai nạn giao thông được xác định chủ yếu trên các “điểm đen”. Cả nước tính đến cuối năm 2003 mới chỉ có 675.000 ô tô, 11.400.000 xe máy; lượng xe cơ giới chỉ bằng 5% so với châu Âu, nhưng tỉ lệ số vụ tai nạn giao thông đường bộ hàng năm bằng 26% so với cả châu Âu. Hằng năm trên các tuyến đường bộ của châu Âu xảy ra khoảng 40.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 42.000 người và làm bị thương bị thương tật khoảng 17.000 người khác. Tại châu Phi, tổng hợp từ 42 nước, với khoảng 10 triệu xe ô tô, hàng năm số người bị tử vong do tai nạn giao thông đường bộ lên tới 35.000 người và làm bị thương 300.000 người khác. Có thể thấy rõ một điều là tình hình giao thông đường bộ của ta còn nhiều bất cập. Năm 2002 nhà nước đã ban hành luật cấm nhập khẩu xe máy ô tô, điều này qua thời gian đã chứng minh mặt tiêu cực của nó, chính nó làm hạn chế sự phát triển của xã hội. Như trên đã thống kê số lượng xe cộ của ta chỉ chiếm 5% so với châu Âu mà số vụ tai nạn lại bằng 26% so với cả châu Âu. Điều này chứng tỏ được việc nhận định tình hình sai lầm của ta. Như đã biết muốn nhận thức được tình hình phải đi từ hiện tượng đến bản chất. Tính chất của hiện tượng là phong phú và biến đổi không, ngừng chính vì vậy bản chất sâu sắc bên trong phải được tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể nắm bắt được một cách chính xác tránh những sai lầm đáng tiếc. Việc đề ra những điều luật tương tự như trên đã chứng minh rằng: nhìn thấy được hiện tượng nhưng chưa chắc là đã thấy được bản chất. Có một thực tế mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận đó là về hệ thống giao thông đường bộ của ta. Dưới tác động của quy luật phát triển những tòa nhà mọc lên như nấm san sát hai bên những con đường mà bề rộng không hề tương xứng với nó, đầy những cửa hàng cửa hiệu kinh doanh dịch vụ, khách ra vào đông đúc, người sang đường nhiều hơn, ấy vậy mà đường lại quá hẹp. Điển hình như ở đường Phạm Ngọc Thạch. Nhìn tổng thể, cơ sở hạ tầng của ta còn kém. ở Hà Nội, diện tích dành cho giao thông chỉ chiếm 4%, để đạt được diện tích bằng 20% như ở các nước phát triển chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Có một hiện thực là nhà nước đang mở rộng cơ sở hạ tầng, ví dụ như ở ngã tư Sở, liệu hiện thực này có dẫn đến một khả năng tất yếu trong tương lai là không còn ách tắc giao thông. Chúng ta có quyền hy vọng, nhưng phải thừa nhận rằng muốn làm được như vậy phải có sự đầu tư lớn về vốn. Có thể nói đây là điều kiện cần và đủ để khả năng không còn ách tắc giao thông, hạn chế tai nạn trở thành hiện thực trong tương lai. Như vậy. ở đây đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của nhà nước có nhiều chính sách đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Trên đây là tình hình giao thông đường bộ ở Hà Nội. Một câu hỏi lớn đặt ra là nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu? II. Nguyên nhân của tình trạng an toàn giao thông ở Hà Nội hiện nay Phân tích tình hình an toàn giao thông hiện nay trong thành phố, thấy rõ được những nguyên nhân cơ bản sau: Lượng phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm lớn. Chưa đầu tư đúng vào cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển. Tình trạng lạc hậu và non kém trong quản lý giao thông và đô thị. ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông còn kém Chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè. Chất lượng phương tiện giao thông không đạt chuẩn. Trong điều kiện hiện tại khi mà chưa đủ vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn giao thông là do ý thức của người tham gia giao thông.Không đâu như ở nước ta đèn đỏ vẫn đi. Lạng lách, vi phạm tốc độ ở những nơi không có cảnh sát giao thông, đi lấn tuyến . Và dường như đội mũ bảo hiểm chỉ là chống đối. Người tham gia giao thông vẫn chưa ý thức được ấy là vì bảo vệ tính mạng của chính mình. Hệ thống giao thông đường bộ chưa đủ tốt để phục vụ nhu cầu đi lại rất lớn của người dân. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến một thực tế là lượng xe hai bánh cá nhân ngày càng lớn. Những nguyên nhân trên dẫn tới một hậu quả tất yếu là ách tắc, là tai nạn giao thông. Đứng trước tình hình trên nhà nước đã có những phản ứng như thế nào để khắc phục? Mặc dầu đã có rất nhiều các biện pháp được đưa ra nhưng cần phải có thời gian cho những giải pháp có tính định hướng, lâu dài. Chương II Một số biện pháp khắc phục tình trạng an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội Để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng trên cần phải nhận thức rõ bản chất của vấn đề. Mà nhận thức điều đó không thể bằng cách trực tiếp mà chỉ có thể gián tiếp thông qua hiện tượng. ở chương I chúng ta đã phân tích được tình trạng cũng như nguyên nhân của hiện tượng mất an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội hiện nay. Vậy để giải quyết triệt để vấn đề, trước tiên cần phải thấy rõ mâu thuẫn biện chứng giữa hiện tượng và bản chất thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội. I. Mâu thuẫn biện chứng giữa hiện tượng và bản chất thực trạng an toàn giao thông dường bộ ở Hà Nội. Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú đa dạng. Tính phong phú đa dạng ấy được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng. Phân tích tình trạng an toàn giao thông có thể thấy bản chất và hiện tượng an toàn giao thông tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Rõ ràng rằng luật giao thông đường bộ của ta khá hoàn chỉnh. Dưới đây là một số hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật Giao thông vừa được Quốc hội thông qua. 1- Phỏ hoại cụng trỡnh đường bộ. 2- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường, mở đường trái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trỡnh bỏo hiệu đường bộ. 3- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định. 4- Cho thuờ vỉa hố, lũng đường để kinh doanh dưới mọi hỡnh thức. 5- Thuê, thay đổi linh kiện, phụ kiện xe để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. 6- Đua xe, tổ chức đua xe cơ giới trái phép. 7- Người lái xe sử dụng chất ma tuý. 8- Uống rượu, bia quá nồng độ cồn vượt quá quy định khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dựng. 9- Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ. 11- Bấm cũi và rỳ ga liờn tục, bấm cũi trong thời gian từ 22h đến 5h; bấm cũi hơi và sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ. 12- Vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. 13- Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quỏ khổ. 14- Người lái xe gây ra tai nạn rồi bỏ trốn. 15- Người có điều kiện mà không cứu giúp người bị tai nạn giao thông 16- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để xúi giục, gây sức ép làm cản trở việc xử lý. 17- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật Giao thông đường bộ. 18- Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Với những điều luật rất cụ thể như trên nếu như nghiêm túc chấp hành có lẽ số vụ tai nạn giao thông sẽ giảm đáng kể và tất nhiên không trở thành một mối lo thường xuyên như bây giờ. Qua điều tra cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn giao thông mà do lỗi của ngươi tham gia giao thông .Cho nên thấy rằng ý thức người dân còn kém. Chính điều đó có thể quy về bản chất của thực trạng an toàn giao thông đương bộ ở Hà Nội hiện nay.Tuy nhiên cung cần nhìn vào một thực tế là những yếu tố ngẫu nhiên tác động vào khiến hiện tượng mất an toàn giao thông không thể hiện đúng bản chất của nó. Nghĩa là đôi khi người tham gia giao thông mặc dầu nghiêm túc chấp hành luật giao thông nhưng vẫn gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện rất nhiều và đột ngột. Có thể kể đến ở đây một vài yếu tố điển hình như thời tiết xấu, khuất tầm nhìn do các phương tiện cùng tham gia giao thông khác mâu thuẫn biện chứng của thực trạng an toàn giao thông ở Hà Nội bao hàm trong nó hai mặt đối lập là bản chất và hiện tượng-giữa ý thức thực hiện đúng luật của người dân còn kém với một bên là đi đúng luật mà vẫn không tránh khỏi nhưng rủi do đáng tiếc. Sách Giáo trình Triết học Mác –Lê nin của nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã viết : “ Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chưng tồn tại trong sự thống nhất với nhau ...Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau đó gọi là sự đồng nhất của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả sự đồng nhất giữa các mặt đó”. Sự thống nhất giữa hai mặt đối lập này là ở chỗ chúng đều đưa đến một kết quả là tai nạn giao thông. V.I Lênin đã việt: “ Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện ,tạm thời, thoáng qua, tương đối”. Soi sáng câu nói này vào vấn đề đang bàn đến ta thấy điều kiện của sự thống nhất giữa các mặt đối lập ở đây chính là ý thức thực hiện pháp luật rất kém của người tham gia giao thông. Khi điều kiện ấy mất đi cũng đồng nghĩa với việc hạn chế được tai nạn giao thông. Vậy thì vấn đề là ở chỗ làm thế nào để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông? cùng với nhiều biện pháp đồng bộ khác nhằm hạn chế tối đa điều kiện khách quan, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào hiện tượng mất an toàn giao thông, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần sau. II. Cách giải quyết mâu thuẫn bản chất và hiện tượng tình trạng mất an toàn giao thông. Như ta đã biết mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận dộng và phát triển. V.I Lênin đã viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. ở đây chúng ta tìm ra mâu thuẫn bản chất và hiện tượng thực trạng an toàn giao thông nhằm làm cho vấn đề phát triển theo chiều hướng tích cực nhất. Vậy trên thực tế các biện pháp ấy là những gì? Giải pháp trước mắt cho tình hình tai nạn giao thông hiện nay là làm thế nào để người dân có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Cùng với việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần phải phạt nghiêm những người vi phạm luật. Không nên coi nhẹ việc mà các thiếu niên 14-15 tuổi cưỡi xe máy chạy quá tốc độ ngoài đường, rồi lỗi vượt đèn đỏ, lách qua hàng rào chắn để sang đường cho “tiện”, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, tất cả tưởng như là nhỏ nhưng thể hiện ý thức không nghiêm túc của người tham gia giao thông. Trên thực tế giải pháp lâu dài là phát triển mạng lưới giao thông đường bộ- , phát triển hệ thống giao thông công cộng. Sự phát triển của phương tiện giao thông không phù hợp với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là sự thiếu sót của chúng ta đó để xe gắn máy bùng nổ vượt quá khả năng “chịu đựng” của cơ sở hạ tầng, lại không phát triển giao thông công cộng kịp thời. Hiện nay, chính phủ đó mở cơ chế cho cả TP HCM và Hà Nội lập các doanh nghiệp trong nước phát triển các dự án vận tải công cộng. Trên cơ sở đó ngành tài chính sẽ hỗ trợ vốn. Chúng ta cần tiến hành song song nhiều giải pháp một mặt phát triển mạng lưới giao thông công cộng ( xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao... ) với giá cả hợp lý; một mặt hạn chế xe gắn máy. Nờn học tập Sydney trong quản lý giao thụng. Giao thụng cụng cộng được chớnh phủ trợ giỏ gần 50%, vỡ vậy, người dõn thớch đi phương tiện cụng cộng hơn dựng xe riờng. Cầm bằng lỏi xe, bạn cú trong tay 12 điểm, tựy mức độ vi phạm, số điểm này sẽ mất dần hoặc bạn bị thu văn bằng, khụng được lỏi xe trong vũng 1 đến 2 năm; bị phạt tiền hoặc cú thể ra tũa. Khi bạn vi phạm, tỡnh trạng bằng của bạn sẽ được kiểm tra xem cũn lại bao nhiờu điểm. Văn bằng này được làm với kỹ thuật tiờn tiến, khụng làm giả được. Về phần cỏn bộ giao thụng, nếu khụng làm đúng và đầy đủ trỏch nhiệm, họ sẽ bị đuổi việc và phạt một số tiền. Cú ban thanh tra thường xuyờn kiểm tra lực lượng này, chẳng hạn họ giả đưa hối lộ, cỏn bộ nào nhận sẽ bị đuổi việc ngay. Một giải pháp có lẽ cũng hữu hiệu là mở rộng thành phố để tránh kẹt xe. Điều đó co nghĩa là thành phố nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, xưởng, nhà kho di dời ra ngoại thành. Đồng thời với quy định này cần tiến hành các giải pháp đồng bộ như ngừng cấp giấy phép hoạt động cho những doanh nghiệp sản xuất trong phạm vi nội thành nhằm quy hoạch lại các khu sản xuất. áp dụng những chính sách ưu đãi về thuế cho những doang nghiệp tuân thủ đúng quy định. Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giao thông, đặc biệt là không lấn chiếm hành lang an toàn, không để các vật gây cản trở giao thông, cản trở tầm nhỡn, hoặc làm ảnh hưởng tới độ bền vững của công trỡnh giao thụng. Trên đây là những biện pháp đã và đang được thực thi. Theo như ý kiến của em thì nên coi trọng hơn nữa công tác giảng dạy luật giao thông trong nhà trường các cấp dưới đại học. Và đồng thời tổ chức thi cấp giấy phép lái xe mô tô cho học sinh năm cuối ở các trường PTTH. Nếu những biện pháp đưa ra không thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội của ta. III. ảnh hưởng của tình trạng mất an toàn giao đến đời sống kinh tế xã hội ở thủ đô. Điều đầu tiên phải nói đến do ảnh hưởng của tắc nghẽn giao thông là làm mất thời gian của những người tham gia giao thông và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế đến thăm quan nước ta. Giao lưu buôn bán chậm phát triển. Nhu cầu vui chơi giải trí của người dân bị hạn chế do đi lại mất thời gian. Trong nhịp sống hiện đại cơ chế thị trường thì thời gian là vàng. Như vậy ách tắc giao thông đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế chính trị xã hội của người dân thành phố.Thứ nữa tai nạn giao thông ở nội thị xảy ra thường xuyên khiến con mất cha, mẹ mất con, ông bà mất cháu, nhiều nhà mất cả bố lẫn mẹ khiến “ xảy đàn tan nghé”, những đứa trẻ trở thành bơ vơ mồ côi và xã hội lại tiếp nhận nó trong trại trẻ. Những cảnh đời éo le ấy thật không hiếm. Mất người, thiệt hại về của là rất lớn, hơn nữa xã hội lại phải bỏ ra không ít tiền của để nuôi nấng trẻ mồ côi. Khi mà lợi ích của gia đình bị ảnh hưởng thì cũng gây lên những thiệt hại nhất định cho nhà nước. Vì vậy chúng ta cần xác định phải trấn chỉnh tình hình giao thông hiện nay. Kết luận Dưới tác động của quy luật phát triển, xã hội nảy sinh những quy định mới về chất. Nhà xưởng, công ty, khu vui chơi giải trí...xuất hiện nhiều hơn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tất yếu của người dân. Rất hiếm những con đường ở Hà Nội hiện nay còn nhiều cây xanh, tốc độ đô thị hóa chóng mặt đã khiến các cửa hàng cửa hiệu, hàng quán mọc lên san sát hai bên đường ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông đô thị. Thêm vào đó còn có các yếu tố khách quan như gia tăng dân số nhanh, cơ sở hạ tầng không phù hợp với lượng phương tiện giao thông lưu chuyển trong thành phố dẫn đến một hậu quả tất yếu là tắc nghẽn giao thông. Nhà nước đã đưa ra không ít những biện pháp nhằm thay đổi cục diện như dự án xây dựng giao thông công cộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đạt tới con số 20% diện tích dành cho giao thông như ở các nước phát triển khác. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo chưa đủ vốn để mở rộng giao thông thì có lẽ biện pháp trước mắt là tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông được xem là tích cực và hiệu quả hơn hẳn. Trong tương lai nếu giải quyết được thực trạng an toàn giao thông là chung ta đã giải quyết được mâu thuẫn bản chất và hiện tượng thực trạng an toàn giao thông, từ đó làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
Tài liệu liên quan