Tiểu luận Góp phần tìm hiểu quan điểm cơ bản về vấn đề con người trong triết học Mác - Xít

Lịch sử quá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng: Con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất của triết học Mác. Ngay từ khi còn là một học sinh trung học Năm 1835 trong bài thi thanh niên với nghề nghiệp, C.Mác đã ý thức được rằng: " Một người chỉ lao động vì mình thôi thì người đó có thể trở nên một nhà bác học nổi tiếng , nhưng người đó không bao giờ có thể trở thành một con người thật sự hoàn thiện và vĩ đại ". Còn " nếu một người chọn nghề trong đó người ấy có thể làm được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm ấy không phải một sự vui sướng ích kỷ, hạn chế và đáng thương mà hạnh phúc của người đó sẽ thuộc về hàng triệu người"

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Góp phần tìm hiểu quan điểm cơ bản về vấn đề con người trong triết học Mác - Xít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÓP PHẦN TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - XÍT Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau như sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, y học, triết học… Song, giải đáp những vấn đề chung nhất về con người như bản chất con người, ý nghĩa cuộc sống của con người, trước hết phải là nhiệm vụ của triết học, bởi vì, đặc trưng của tư duy triết học là sự phản tư của tư duy con người đối với chính bản thân mình. Các hệ thống triết học trong lịch sử đã đề cập đến con người, nhưng chỉ đến triết học Mác mới xem xét con người một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc, trên cơ sở lập trường duy vật triệt để. I. VỊ TRÍ CON NGƯỜi TRONG TRIẾT HỌC MÁC - XÍT Lịch sử quá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng: Con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất của triết học Mác. Ngay từ khi còn là một học sinh trung học Năm 1835 trong bài thi thanh niên với nghề nghiệp, C.Mác đã ý thức được rằng: " Một người chỉ lao động vì mình thôi thì người đó có thể trở nên một nhà bác học nổi tiếng…, nhưng người đó không bao giờ có thể trở thành một con người thật sự hoàn thiện và vĩ đại ". Còn " nếu một người chọn nghề trong đó người ấy có thể làm được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm ấy không phải một sự vui sướng ích kỷ, hạn chế và đáng thương mà hạnh phúc của người đó sẽ thuộc về hàng triệu người" Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa ấy không ngừng được bồi dưỡng và nâng cao trong suốt cuộc đời với tư cách là một nhà khoa học và một nhà cách mạng của Mác. Điều đó càng thấy rõ nét hơn trong giai đoạn Mác chuyển từ người dân chủ - cách mạng đến người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học. Chủ nghĩa nhân đạo đó được phát triển ở Mác đồng thời trở thành nhân tố định hướng cho sự phát triển tư tưởng triết học của ông. Nhiệm vụ chân chính của triết học, theo tiến sĩ Mác, là góp phần thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. Ở ông, việc nghiên cứu triết học trở thành niềm say mê của nhận thức nhằm cắt nghĩa tình trạng tha hoá ở con người và vạch ra con đường khắc phục tình trạng tha hoá ấy. Sự gắn bó triết học với cuộc sống, với thực tiễn cách mạng đã dẫn đến sự ra đời một thế giới quan mới, một lý luận triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới. Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, với phạm trù " lao động bị tha hoá", Mác thực hiện ý định xây dựng một hệ thống lý luận triết học có khả năng soi sáng con đường giải phóng nhân loại, khắc phục triệt để tình trạng tha hoá bản chất con người. Trong khi không thể phủ nhận đuợc tthực tế đó, một số người "phê phán" triết học Mác đã giải thích một cách xuyên tạc quan điểm nhân văn của Mác thời trẻ, rồi đem đối lập với những quan điểm duy vật triệt để sau này của triết học Mác và cho rằng, từ sau bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Mác đã " lãng quên ", đã " bỏ rơi " con người. Theo họ, triết học Mác đã không còn mang tính nhân văn vì đã cắt nghĩa lịch sử không phải từ con người mà là từ nguyên nhân kinh tế (?!). Vậy, phải chăng Mác đã xa rời mục tiêu nhân đạo chủ nghĩa trong quá trình xây dựng lý luận triết học của mình? Thực tế lịch sử đã bác bỏ sự phê phán mang tính chất xuyên tạc trên đây, thể hiện ở chỗ: - Không hề có sự đối lập giữa " Mác trưởng thành" xa rời tính nhân văn với Mác nhân đạo thời trẻ - tác giả Bản thảo kinh tế- triết học năm học 1844. Đương nhiên, có thể kể ra những sự thay đổi nhất định quan điểm triết học của Mác qua các tác phẩm của ông; song, đó chính là quá trình phát triển tư tưởng triết học, trong đó chủ nghĩa nhân đạo luôn thể hiện một cách nhất quán và xuyên suốt; đồng thời, tính nhân văn của triết học Mác ngày càng trở nên sâu sắc vì đã vượt qua những hạn chế do ảnh hưởng từ chủ nghĩa nhân bản của triết học Phơ-bách. Chẳng hạn, tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, được C.Mác và Ph. Ăng-ghen viết cuối năm 1845 đầu năm 1846, là một cái mốc quan trọng trong sự hình thành triết học Mác; trong đó các ông đã trình bày quan niệm duy vật lịch sử của mình mà không dừng lại ở chỗ lấy " lao động bị tha hoá" làm phạm trù xuất phát cho hệ thống lý luận triết học. Song, điều đó không có nghĩa là quan niệm duy vật lịch sử của các ông không xuất phát từ con người. Các ông khẳng định: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống". Cách xem xét theo quan niệm duy vật lịch sử không phải không có tiền đề." Nó xuất phát từ những tiền đề hiện thực".Nhưng đó" không phải là những con người ở trong một tinh trạng biệt lập và cố định, tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy đựoc bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kịên nhất định" . Có thể dẫn ra nhiều hơn nữa những điều tương tự ở nhiều tác phẩm khác của Mác và Ăng- ghen, song điều quan trọng hơn là vạch ra lô-gic nội tại của lý luận triết học Mác. Lý luận đó chỉ ra rằng, những nguyên lý triết học Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng có mối liên hệ hữu cơ với tiền đề xuất phát của nó là con người. Nói cách khác, tính nhân văn của triết học Mác đã được thể hiện rõ ràng trong các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là trong chủ nghĩa duy vật lịch sử như lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, lý luận về cách mạng xã hội… Đó là điều mà những người phê phán triết học Mác đã không thấy và thường chưa được chú ý đầy đủ của cả những người trình bày triết học Mác. Triết học Mác xuất phát từ con người, nhưng Mác đã vượt qua quan niệm trừu tượng về con người, để nhận thức con người hiện thực. Theo Mác, con người có đời sống hiện thực và biến đổi cùng với sự biến đổi đời sống hiện thực của nó; trong đó, phương thức sản xuất vật chất không chỉ đơn thuần là sự tái sản xuất ra tồn tại thể xác của các cá nhân, mà hơn thế" nó là một hình thức hoạt động nhất định của hững cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ" . Vì vậy, để hiểu được nguyên nhân sâu xa của tình trạng tha hoá bản chất con người, nhờ đó mà nhận thức được đúng con đường giải phóng con người, giải phóng nhân loại, Mác đã đi vào nghiên cứu sự vận động và biến đổi của quá trình sản xuất vật chất của xã hội, vạch ra quy luật khách quan của nó. Từ đó, triết học Mác có được quan niệm khoa học về giai cấp và đấu tranh giai cấp (một thực tế lịch sử mà các nhà tư tưỏng trước Mác đã phát hiện ra) và đi tới lý luận khoa học về nhà nước, về cách mạng xã hội… Như vậy, lý luận triết học của Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng cần được hiểu như sự phát triển quan điểm nhân văn ở Mác và nhờ đó mà làm cho chủ nghĩa nhân đạo được phát triển, đáp ứng yêu cầu giải phóng con người trong thời đại mới. Sẽ là xuyên tạc triết học Mác, nếu đem đối lập các quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội và bạo lực cách mạng… với quan điểm nhân văn. Phải nhận thức rằng, triết học Mác xuất phát từ con người và nhằm mục đích cao nhất là giải phóng con người, song triết học Mác lại không thể lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của mình. Vì: - Con người là một khách thể có nội dung hết sức phong phú, sự tồn tại của con người bao hàm nhiều mặt với vô vàn các quan hệ phức tạp, nên con người được nghiên cứu bởi nhiều khoa học khác nhau, với đối tượng khác nhau như sinh vật hoc, tâm lý học, y học, sử học, văn hoá …. Chỉ với những vấn đề chung nhất về con người như bản chất của con người, thế giới quan, tư duy, đạo đức, tín ngưỡng, thẩm mỹ của con người, các quan hệ cá nhân và xã hội, quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại… mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu của khoa học triết học. Song tríết học không giới hạn đối tượng nghiên cứu của mình ở từng mặt của con ngưòi hay bản chất người trong trạng thái trừu tượng, cô lập với thế giới bên ngoài. - Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học nghĩa là của triết học nói chung, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Đây cũng chính là vấn đề cơ bản đầu tiên và nói chung nhất về con người. Hệ thống các quan niệm về thế giới được triết học đưa lại không phải để thay thế cho việc nhận thức thế giới bằng các khoa học cụ thể, mà để xác định vị trí, vai trò của con người trong thế giói ấy nhằm giải đáp câu hỏi: con người là gì? Nó có thể biết được những gì và làm được gì? - Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của triết học là rất rộng, bao quát cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Cho nên, mỗi học thuyết triết học chỉ góp phần nhất định vào việc nghiên cứu đó. Triết học Mác đưa lại thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó đi tới giải quyết đúng đắn vấn đề bản chất con người và đời sống xã hội loài người, nhưng không thể giải quyết mọi vấn đề triết học về con người. Việc tiếp thu một cách có phê phán đối với những lý thuyết triết học về con người là con nguời là cần thiết để làm giàu chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngược lại, nếu không dựa trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì không thể giải quyết đúng đắn vấn đề con người hoặc biến lý thuyết triết học về con người thành công cụ lý luận cho thần học. Các trào lưu triết học phương Tây hiện đại lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, nhưng con người trong các triết học này chỉ được xem xét một cách phiến diện. Tâm phân học chỉ chú trọng vào "vô thức" mà về thực chất là cơ chế Libido. Triết học hiện sinh lại xem con người là con người nhân vị tức bản chất cụ thể. Việc giảng dạy và nghiên cứu triết học Mác - xít hiện nay cần phải quán triệt nguyên tắc nhân văn không những khi nghiên cứu trực tiếp vấn đề triết học về con người mà còn cả khi nghiên cứu các phạm trù, các quy luật cuả chủ nghĩa duy vật biện chứng và củ nghĩa duy vật lịch sử. Chẳng hạn, cần nhấn mạnh ý nghĩa tự nhận thức của con người trong việc xây dựng một hệ thống quan niệm về thế giới; tư duy con người tự xét đoán mình trong khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Các phạm trù, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng cần được trình bày theo tinh thần thống nhất phép biện chứng với nhận thức luận và lô-gíc học; nhờ đó chúng ta thấy được vị trí, vai trò của con người với tính cách là chủ thể nhận thức trong khi tìm hiểu biện chứng khách quan của thế giới. - Với triết học Mác, vai trò con người càng cần được chú ý đặc biệt khi nghiên cứu các quy luật xã hội. Chúng ta điều biết rằng, tính khách quan của quy luật xã hội không thể hiểu theo nghĩa là nó tác động tách rời hoạt động của con người. Lâu nay khi trình bày các quy luật xã hội, vai trò của con người thường lại không được chúng ta quan tâm thích đáng. Chẳng hạn, nếu chúng ta tách hoạt động của con người ra khỏi quá trình nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nhận thức về vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất cũng như tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất sẽ trở nên trừu tượng và đơn giản. Nguyên tắc nhân văn của triết học Mác còn phải được quán triệt ngay trong quan điểm về cách mạng bạo lực, một quan điểm từng bị những người phê phán chủ nghĩa Mác coi là tính phản nhân văn của triết học Mác. Cần phải thấy rằng, C.Mác quan niệm bạo lực chỉ là phương tiện của cách mạng xã hội. Còn cách mạng xã hội theo quan điểm triết học Mác phải nhằm mục tiêu nhân đạo dù đó là cuộc cách mạng bạo lực hoặc không phải là cách mạng bạo lực II. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất con người. Trước C.Mác, vấn đề bản chất con người vẫn chưa được giải đáp một cách thực sự khoa học. Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người. Đã từng có những ý kiến cho rằng triết học Mác - Lênin coi nhẹ vấn đề con người. Ngược lại chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng xem vấn đề con người là trung tâm của mọi khoa học xã hội và nhân văn. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng của nó là soi sáng cho sự nghiệp giải phóng cho mỗi con người và cho cả loài người. Từ buổi sơ khai của mình, do hạn chế về nhận thức, con người đã không hiểu được những sức mạnh của thiên nhiên. Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng con người, vừa thường xuyên gây ra những tai họa như : bão, lụt, sấm sét. v.v... Sợ hãi trước sức mạnh đó, con người đã thờ trời, thờ đất, thờ núi sông, thờ muông thú, nhiều lúc đã coi những thứ ấy là nguồn gốc, là tổ tiên của mình. Rất nhiều dân tộc và tộc người đã nhận một con vật nào đó như vật tổ của mình và thờ cúng con vật đó. Thời kỳ cuối xã hội nguyên thủy, đầu xã hội cổ đại, con người bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của mình và có những ý thức ban đầu về sức mạnh của bản thân mình. Nói chung, các tôn giáo đều quan niệm con người do thần thánh, Thượng đế sinh ra, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Giáo lý Kitô quan niệm con người về bản chất là kẻ có tội. Con người không chỉ có thể xác mà có linh hồn. Thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn thì tiếp tục tồn tại. Con người phải cứu lấy linh hồn của mình. Linh hồn hay tinh thần là phần cao quý của con người, thể xác là phần thấp hèn, phần gần gũi với súc vật và đáng khinh trong cuộc sống con người, vì vậy người ta phải chăm lo phần linh hồn. Có những trào lưu triết học duy tâm không trực tiếp giải thích nguồn gốc con người từ trời, từ thần thánh, hay từ vật linh thiêng nào, nhưng đã giải thích một cách không kém phần bí hiểm. Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối tự tha hóa thành tự nhiên, thành con người. Cái bí hiểm của ý niệm tuyệt đối cũng phần nào giống như những từ thái cực, đạo, khí ở phương Đông, được coi như nguồn gốc sinh ra vũ trụ và con người. Ở những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo và Lão giáo, triết học cũng giải thích nguồn gốc con người hoặc từ một đấng thần linh tối cao, hoặc từ một lực lượng thần bí đã nói ở trên. Theo Mạnh Tử, con người sinh ra vốn là tốt ( thiện ), do không biết tu dưỡng, chịu ảnh hưởng của tập quán xấu mà xa dần cái tốt, thông qua tu dưỡng mà con người có thể hiểu được lẽ phải và giữ được cái tốt của mình. Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng, con người sinh ra vốn ác, nhưng có thể cải biến được; phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Hai quan điểm khác nhau đó có điểm tương đồng là yêu cầu con người phải tu dưỡng làm những điều lễ nghĩa. Điểm khác nhau là : theo quan điểm tính thiện của Mạnh Tử thì con người phải được dẫn dắt bằng đạo đức. Còn theo quan điểm tính ác của Tuân Tử, thì phải lấy pháp luật mà ngăn chặn cái ác. Trong triết học duy tâm của phương Đông còn có thuyết coi trời và người cùng hòa hợp với nhau ( thiên nhân hợp nhất ), tư tưởng này khá phổ biến. Thuyết này cho rằng trời và người tác động lẫn nhau theo cùng một tính chất. Tuy nhiên cũng có tư tưởng ngược lại, đó là quan niệm thiên nhân bất tương quan của Tuân Tử. Ông chủ trương về phương diện sinh dưỡng thì người mang ơn của trời, nhưng về phương diện trị loạn, thịnh suy thì đạo trời không quan hệ gì đến đạo người, trời không thể làm hại được người, mà cả trời cũng không thể giúp được người. Tư tưởng triết học có mầm mống duy vật ấy của Tuân Tử có tác dụng khắc phục thái độ bị động của con người, khuyến khích con người có tinh thần tích cực, dám tự mình giải quyết những vấn đề của mình. Trong lịch sử triết học ở cả phương Tây và phương Đông, thời nào cũng có tư tưởng duy vật, gắn liền với thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, bàn về nguồn gốc, bản chất con người, tư tưởng thống trị trong thời cổ đại và trung đại, vẫn là quan điểm duy tâm. Thời cận đại, nhận thức về nguồn gốc và bản chất con người có một bước tiến đáng kể. Triết học duy vật và duy tâm đều phản ánh những vấn đề mới mẻ do thời đại đặt ra. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và Phoiơbắc, nhà duy vật lớn trong triết học cổ điển Đức, đều phê phán mạnh mẽ quan điểm duy tâm, thần bí và tìm cách giải thích nguồn gốc bản chất con người theo quan điểm duy vật. Với sự ra đời thuyết tiến hóa các loài của Đácuyn, các nhà triết học duy vật nói trên đã có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánh của con người. " Không phải chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chúa mà chính con người đã tạo ra chúa theo hình ảnh của con người ". Lời nói sắc sảo này của Phoiơbắc đã được C.Mác và Ăngghen đánh giá cao khi hai ông nói về vai trò của các nhà duy vật trong việc phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc và bản chất của con người. Phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc đã đạt tới chủ nghĩa duy vật khi khẳng định rằng ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là sản phẩm của khí quan vật chất nhục thể, tức là bộ óc, rằng vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất. Song Phoiơbắc đã không còn giữ được quan điểm duy vật của mình khi đi vào phân tích những vấn đề về bản chất con người, về lịch sử xã hội loài người. Phoiơbắc xem triết học của ông là triết học nhân bản. Ông chống lại sự tha hóa và thần thánh của con người. Song con người của Phoiơbắc là con người trừu tượng. Phoiơbắc không xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt nhất định của họ, những điều kiện làm cho họ trở thành những con người đúng như đang tồn tại. Phoiơbắc xem xét con người tách rời với hoạt động thực tiễn trong điều kiện lịch sử nhất định. Ông chỉ coi con người là " đối tượng cảm tính " mà không phải là " hoạt động cảm tính ", tức những thực thể đang hoạt động. Phoiơbắc không biết đến những quan hệ giữa người với người nào khác ngoài tình yêu, tình bạn, hơn nữa lại là tình yêu, tình bạn lý tưởng hóa. Khi phê phán quan điểm của Phoiơbắc, Mác đã khái quát bản chất con người qua câu nói nổi tiếng sau đây : " Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội ". Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người, cũng như về bản chất của con người. Chủ nghĩa Mác phân biệt rõ hai mặt trong khái niệm con người : mặt sinh vật và mặt xã hội. C.Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, mặt sinh học khi xem xét con người với tư cách là những cá nhân sống. Mác viết :" Vì vậy, điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên ". Theo Mác, " mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy ". Trước hết Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật như tiến hóa luận của Đácuyn đã khẳng định. Như mọi động vật khác, con người là một bộ phận của thiên nhiên, tìm thức ăn, nước uống ... từ trong tự nhiên. Như mọi động vật khác, con người phải " đấu tranh " để tồn tại, ăn uống, sinh con đẻ cái ... Tuy nhiên, C.Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng : cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại có nhiều điểm phân biệt với các sinh vật khác. Vậy con người khác động vật ở chỗ nào ? Trước C.Mác và cùng thời với Mác đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đã đưa ra những tiêu chí phân biệt người và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn như Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động, Arixtốt đã gọi con người là " một động vật có tính xã hội ", Pascal nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con người là ở chỗ con người biết suy nghĩ ( con người là " một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ "). Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất của con người, nhưng những nhận định đó đều phiến diện không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy v
Tài liệu liên quan