Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn.
Bảo hiểm giữ một vai trò trung tâm trong chức năng của nền kinh tế hiện đại. Bảo hiểm đời sống có một nhiệm vụ bảo vệ cho người dân chống lại các tác động của nền kinh tế. Bảo hiểm có các chi phí đôi khi rất lớn. Một số tiền bảo hiểm nhỏ được người bảo hiểm trả hang kì, là để nhận lại các lợi ích không hề nghĩ đến, số tiền lớn khi một biến cố bất kì nào đó xảy ra với một chi phí rất cao.
Trong sản xuất kinh doanh, con người và tài sản luôn bị đe doạ bởi những thiên tai đich hoạ, các rủi ro phát sinh ngay trong hoat động. Một biện pháp cơ bản để giúp con người, nhà sản xuất kinh doanh khăc phuc khó khăn về tài chính, giúp mau chóng ổn định cuộc sống, sản xuất kinh doanh bình thường đó là phương thức bảo hiểm. Bảo hiểm là cần thiết cho cuộc sống.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
II. Phần nội dung
2.1 Tình hình hoạt động của thị trường bảo hiêm nước ta.
2.2 Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
2.2.1 Về cơ chế chính sách
2.2.3 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
2.2.2 Về tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp
III. Kết luận
IV. Tài liệu tham khảo
Hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam – chính sách phát triển
thị trường bảo hiểm
I. Phần mở đầu
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn.
Bảo hiểm giữ một vai trò trung tâm trong chức năng của nền kinh tế hiện đại. Bảo hiểm đời sống có một nhiệm vụ bảo vệ cho người dân chống lại các tác động của nền kinh tế. Bảo hiểm có các chi phí đôi khi rất lớn. Một số tiền bảo hiểm nhỏ được người bảo hiểm trả hang kì, là để nhận lại các lợi ích không hề nghĩ đến, số tiền lớn khi một biến cố bất kì nào đó xảy ra với một chi phí rất cao.
Trong sản xuất kinh doanh, con người và tài sản luôn bị đe doạ bởi những thiên tai đich hoạ, các rủi ro phát sinh ngay trong hoat động. Một biện pháp cơ bản để giúp con người, nhà sản xuất kinh doanh khăc phuc khó khăn về tài chính, giúp mau chóng ổn định cuộc sống, sản xuất kinh doanh bình thường đó là phương thức bảo hiểm. Bảo hiểm là cần thiết cho cuộc sống.
Về bản chất của bảo hiểm có, có hai ý kiến khác nhau, ý kiến thứ nhất cho rằng bảo hiểm đơn thuần chỉ là chính sách xã hội, ý kiến thứ hai cho rằng bảo hiểm là dịch vụ kinh doanh thương mại.
Theo em, bảo hiểm là ngành thu dược lợi nhuận, thậm chí bảo hiểm xã hội bắt buộc không thể coi như chính sách xã hội được vì người lao động trong quá trình làm việc đóng góp một phần tiền lương của mình vào quỹ bảo hiểm cũng như đem số tiền đó gửi vào quỹ tiết kiệm. vì vậy về bản chất dù là bảo hiểm tự nguyện hay bắt buộc, tư nhân hay nhà nươc quản lý bảo hiểm tồn tại được là nhờ quy luật số đông và rủi ro. Bảo hiểm tuân theo quy luật cung cầu, phụ thuộc vào đặc tính của người mua, vào số người tham gia và vào mức độ rủi ro. Thực tế tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động đã tham gia vào thị trường tiền tệ. Do đó việc định hướng thị trường bảo hiểm ở nước ta trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là điều mới mẻ. Vì vậy việc nắm vững được “Hoạt động bảo hiểm tại Viêt Nam – chính sách phát triển thị trường bảo hiểm” của nhà nươc ta giúp các tác nhân trong nền kinh tế cũng như mỗi người dân chúng ta hiểu rõ hơn về tác dụng của viêc tham gia bảo hiểm cũng như đầu tư vào thị trường bảo hiểm sao cho có lợi nhất.
II. Phần nội dung
2.1 Tình hình hoạt động của thị trường bảo hiêm nước ta.
Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với khách hàng, sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có, trừu tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên thị trường một khi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm được thực thi kịp thời, hiệu quả.
Đối với khách hàng, đóng phí bảo hiểm là để mua lấy sự yên tâm trong công việc, chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Đối với cộng đồng, bảo hiểm góp phần to lớn trong việc điều hòa cán cân thu nhập, điều tiết lợi ích và ổn định xã hội….
Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng.
Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm – đầu tư bảo vệ, được công luận đánh giá cao như sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của người chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo… Tốc độ tăng doanh thu phí của bảo hiểm Việt Nam ở mức khá cao so với thế giới và khu vực. Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO… Vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảo hiểm trong nước cũng được nâng lên tương ứng. Qui định của nhà nước về tái bảo hiểm bắt buộc qua VINARE đã giúp mức phí giữ lại của toàn thị trường tăng đều qua các năm. Tổng mức phí giữ lại chiếm khoảng 70% tổng phí bảo hiểm gốc, giảm được một lượng không nhỏ phí bảo hiểm chảy ra nước ngoài. Theo đánh giá của HHBHVN, hiện nay doanh thu phí bảo hiểm của thị trường mới đạt mức trên 2% GDP trong khi các nước phát triển trong khu vực thường đạt mức 8-10% GDP (bình quân thế giới khoảng 8%) do đó, tiềm năng phát triển của các DN bảo hiểm vẫn còn rất lớn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã có đủ khả năng phục vụ các ngành kinh tế, các tầng lớp nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn tới hàng tỷ USD như bảo hiểm trong các lĩnh vực hàng không; dầu khí; Nhà máy xi măng Chinfon, Nhà máy điện Phú Mỹ, các toà nhà, khách sạn lớn cùng với hàng nghìn nhà xưởng, văn phòng… Hoạt động đầu tư của các công ty đang tạo ra một nguồn vốn lớn cho xã hội.
Các công ty bảo hiểm Việt Nam đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng có lợi. Các công ty bảo hiểm đã có được bản đồng thoả thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp cũng thể hiện những bước tiến tích cực của bảo hiểm ViệtNam.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.
Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ rất nhiều phía: các cơ quan Nhà nước, các công ty bảo hiểm trên thị trường, cũng như những cá nhân, tổ chức khác có lên quan.
2.2 Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
2.2.1 Về cơ chế chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, ưu tiên phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tính chất đầu tư dài hạn; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp; chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các kênh phân phối khác. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Nhà nước không trực tiếp đầu tư thêm vốn vào lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo qui định của pháp luật. Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu được để đầu tư tại Việt Nam được áp dụng các cơ chế, chính sách về đầu tư như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Nhà nước có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
2.2.2 Về tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp
Sắp xếp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiện có, bảo đảm nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng thị phần, thị trường. Các thành phần kinh tế không thuộc kinh tế nhà nước có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, được thành lập công ty cổ phần bảo hiểm.
Các doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới và góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm mang tính chuyên ngành.
Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động, tăng vốn điều lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Việc cấp phép thành lập cho các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế. Chú trọng đến các công ty bảo hiểm thuộc các nước có quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam, các công ty có năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kinh nghiệm hoạt động bảo hiểm và có đóng góp vào sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài và thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nước ngoài.
2.2.3 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế. Nhà nước giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp.
Kiện toàn bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để Hiệp hội thực hiện được vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước.
III. Kết luận
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Có thể nói thị trường bảo hiểm ở nước ta hiện nay diễn ra rất sôi đông,nhất là từ khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) khi mà chúng ta phải mở của thị trường để các công ty bảo hiểm nươc ngoài vao đầu tư. Chính vì vậy cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong nước thời gian tới sẽ sôi động hơn và sẽ có tác dụng thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên điêu này cung đặt ra cho chính phủ những thách thức lớn là phải đưa ra những chính sách, đương lối phù hợp để vừa mở cửa thị trường bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm nước ngoài vào đầu tư vừa phải lam sao để các công ty bảo hiểm trong nước có thể đứng vững và cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
IV. Tài liệu tham khảo
Quyết định của thủ tướng chính phủ về viêc phê duyệt chiến lươc phát triển thị trương bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010.
Trang wed của bộ ytế và một số thôngs tin trên mang Internet.