Tiểu luận môn kinh tế học Mac Lê Nin

Giá trị của HH là LĐTrừu tượng của người SX kết tinh trong HH. Lượng GT của HH được tính bằng lượng TG LĐXH cần thiết để SX ra HH trong điều kiện bình thường của XH: Thiết bị trung bình, trình độ thành thạo và cường độ LĐ trung bình. Vậy, Lương GT HH được tính bằng lượng thời gian LĐXH trung bình để SX ra HH. b)Tăng NSLĐ và tăng cường độ LĐ ảnh hưởng thế nào đến GT 1 đ/v HH + NSLĐ: là số sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị TG hoặc số lượng TG hao phí để SX ra một đơn vị SP. GTHH tỷ lệ nghịch với NSLĐ.

docx12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận môn kinh tế học Mac Lê Nin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC MAC LÊ NIN Chủ đề I: a) Lượng giá trị HH được tính bằng gì ? *Giá trị của HH là LĐTrừu tượng của người SX kết tinh trong HH. Lượng GT của HH được tính bằng lượng TG LĐXH cần thiết để SX ra HH trong điều kiện bình thường của XH: Thiết bị trung bình, trình độ thành thạo và cường độ LĐ trung bình. Vậy, Lương GT HH được tính bằng lượng thời gian LĐXH trung bình để SX ra HH. b)Tăng NSLĐ và tăng cường độ LĐ ảnh hưởng thế nào đến GT 1 đ/v HH + NSLĐ: là số sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị TG hoặc số lượng TG hao phí để SX ra một đơn vị SP. GTHH tỷ lệ nghịch với NSLĐ. +CĐộ LĐ: là mức độ Hao phí LĐ trong 1 đơn vị TG. CĐLĐ tăng lên thì số lượng HH sản xuất ra tăng lên và SLĐ hao phí cũng tăng tương ứng à giá trị của 1 đơn vị HH là không đổi.. c)Quy luật kinh tế cơ bản của SX và lưu thông HH là QL gì ? Phân tích ND& tác dụng của QL đó: +Đó là quy luật giá trị + Nội dung của QLGT : là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Thể hiện ở : + Trong SX, QLGT buộc người sản xuất phải làm sao cho mức LĐ cá biệt phù hợp với mức hao phí LĐXH cần thiết, để có thể tồn tại được. + Trong trao đổi (lưu thông), phải theo nguyên tắc ngang giá: Khi giá cả lên xuống à GT như cái trục của giá cả. Các tác dụng của QLGT như sau: Thứ nhất, QLGT điều tiết SXHH, có các trường hợp sau: Nếu một mặt hàng có giá cả cao hơn giá trị, bán chạy và lãi cao, à mở rộng.; Nếu một mặt hàng có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn à phải thu hẹp, Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người SX có thể tiếp tục. QLGT tự động điều tiết tỷ lệ phân chia TLSX và SLĐ vào các ngành khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thứ hai, QLGT kích thích cải tiến KT, hợp lý hoá , tăng NSLĐ, hạ giá thành Thứ ba, quy luật giá trị phân hóa người sản xuất à ra đời của CNTB. d) Liên hệ tình hình thực hiện quy luật giá trị hiện nay của Việt Nam Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn. QLGT được nhận thức và áp dụng theo nhiều cách rất phong phú và đa dạng. *Cơ chế KH tập trung quan liêu bao cấp giá cả do nhà nước quy định: Thời kỳ này QLGT không được tạo điều kiện và chú ý vận dụng nên thực hiện một cách cứng nhắc, giá cả không theo cung cầu. Hệ thống giá chỉ đạo của nhà nước thấp xa so với giá thị trường tự do: Giá mua nông sản thấp, kìm hãm sự phát triển sản xuất, làm rối loạn phân phối lưu thông . Đời sống của nông dân, công nhân lực lượng vũ trang giảm sút nghiêm trọng. * ĐH Đảng VI (1986): Chuyển căn bản về nhận thức và tư duy mới đối với cải cách kinh tế ở nước ta. Vận dụng QLGT để mở đầu cho quá trình đổi mới đất nước. QLGT được coi trọng, giá cả dược xác định dựa trên chi phí hợp lý về sản xuất và lưu thông, đảm bảo cho người sản suất có lợi nhuận thoả đáng. Giá cả có tính đến giá cả trên thị trường thế giới, chấm dứt tình trạng xí nghiệp kinh doanh bị lỗ vốn do quy định giá không chính xác. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và đổi mới quản lý: Nỗ lực phát huy các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh vừa hợp tác bổ xung cho nhau. QLGT cùng với các QLKT khác đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. Chủ đề 2 : a) Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động * Khái niệm sức lao động: SLĐ hay năng lực LĐ là toàn bộ những năng lực thể chất và Tinh thần trong một con người và được đem ra vận dụng khi sản xuất SP. * Các đặc điểm của HH SLĐ Thứ nhất, HH SLĐ thể hiện tính đặc biệt ở chỗ được gắn liền với chủ thể của nó là Người LĐ. SLĐ tồn tại trong cơ thể Người LĐ. Về lượng, SLĐ là số lượng người LĐ và thời gian LĐ của mỗi người. Chất lượng SLĐ không chỉ là tay nghề, mà cả ý thức trách nhiệm, thái độ sức khỏe. Thứ hai, HH SLĐ khi bán không mất quyền sở hữu, tức là họ chỉ bán trong điều kiện th/g và không gian nhất định. . Thứ ba, tính đặc biệt của HH SLĐ còn được thể hiện ở sự khác biệt trong hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị. Lưu ý là SLĐ khác với LĐ và cũng khác với Người LĐ.Người LĐ chỉ bán quyền sử dụng SLĐ, không bán quyền sở hữu SLĐ, có nghĩa là bán SLĐ trong 1 thời gian, với 1 điều kiện nhất định *Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động +Giá trị sử dụng của của HH SLĐ là công dụng của nó, mà trước hết là khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là nguồn gốc của m và chìa khoá để giải đáp mâu thuẫn công thức chung của TB. (Do SLĐ có tính sáng tạo, có khả năng sinh ra Giá trị mới). +Giá trị HH SLĐ là thời gian LĐXH cần thiết để duy trì và phát triển nó. Nó được tính bằng giá trị tư liệu sinh hoạt duy trì đời sống của bản thân người LĐvà gia đình cộng với chi tiêu cần thiết cho tái sản xuất mở rộng SLĐ của họ (nói chung k tính được chi phí để tạo ra nó, có chăng chỉ 1 phần chi phí đào tạo ). b) Giả dụ chủ tư bản thuê công nhân, trả đủ giá trị sức lao động thì công nhân có bị bóc lột không? Giải thích vì sao? + Cái mà công nhân bán cho TB chính là SLĐ. Tiền công trong CNTB là giá giá cả SLĐ nhưng lại được biểu hiện bên ngoài thành giá cả của lao động. +Chủ TB đã tìm thấy HH này trên thị trường. Giá trị thực của SLĐ không được trả đúng theo số tiền lương mà nhà TB đã trả cho CN. +Về hình thức thì giá trị SLĐ được bán ngang giá , nhưng thực chất thì vẫn còn 1 bộ phận giá trị mới do CN tạo ra bị nhà TB chiếm giữ . Có thể nói là chủ TB trả tiền để mua “gốc” (giá trị SLĐ) nhưng lại hưởng “ngọn:” (thành quả do SLĐ sáng tạo ra). c) Nguồn gốc giá trị thặng dư (m) * Quá trình sản xuất ra m: CN lao động dưới sự kiểm soát của TB . SP làm ra thuộc sở hữu của nhà TB. Ngày lao động của công nhân được chia làm 2 phần: - Thời gian lao động cần thiết - Thời gian lao động thặng dư Nguồn gốc : Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị SLĐ do CN làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không d) Sự phân chia m trong CNTB. (i) TB Công nghiệp hưởng Lợi nhuận CN: nó dễ thấy nhất, là hình thức chung của các loại lợi nhuận. Đẻ có LN thì ngày lao động của CN được chia làm 2 phần: Một phần làm ra GT tương ứng với TL (LĐ cần thiết), phần còn lại tạo ra m (LĐ thặng dư). Vì muốn có LN nên nhà TB luôn tìm mọi cách tăng phần LĐ thặng dư Vì vậy LN công nghiệp được xem là động lực mạnh mẽ nhất để phát triển SX. Tuy vậy, do sự cạnh tranh nên LN công nghiệp thu được là LN bình quân. (ii) TB Thương nghiệp hưởng Lợi nhuận TN: Bề ngoài dường như LN thương nghiệp là do lưu thông mà có, nhưng xét về bản chất thì lại là một phần m mà nhà TB công nghiệp nhường cho nhà tư bản TN, vì nó đảm đương khâu lưu thông. Nhà tư bản CN bán với giá thấp hơn giá trị (giá bán buôn) còn TB TN bán lại trên thị trường bằng đúng giá trị (giá bán lẻ), LN Thương nghiệp thu được cũng là LN bình quân . (iii) TB Ngân hàng hưởng LN ngân hàng : NH môi giới giữa người đi vay và người cho vay và cũng tham gia vào quá trình SX. Lợi nhuận NH là LN thu được do hoạt động, là 1 phần của m và nó chính là LN bình quân. Lưu ý : LN bình quân của NH là so với Tổng số vôn tự có chứ k phải theo vốn cho vay. (iv) TB kinh doanh NN hưởng LN bình quân :Là một loại TB hoạt động, TB kinh doanh NN cũng phải thu được LN bình quân sau khi họ đã nộp địa tô cho địa chủ. Nếu không họ sẽ chuyển sang ngành khác, khi ấy giá nông sản sẽ tăng lên (v)-Tư bản cho vay hưởng lợi tức. Lợi tức chỉ là một phần của LN bình quân, mà nhà TB đi vay phải trả cho nhà TB cho vay căn cứ vào món tiền sử dụng và sự thoả thuận của hai bên. Vì vậy, TB cho vay được gọi là TB “lười “. (vi) Địa chủ hưởng địa tô : Địa tô là 1 phần của m do CôngNhân nông nghiệp sáng tạo ra mà nhà TB NN phải nộp cho địa chủ để được quyền KD ruộng đất. +ĐTô tuyệt đối thì Nhà TB thuê và KinhDoanh bất cứ mảnh đất nào cũng phải nộp cho ĐChủ; +ĐTô chênh lệch thì khi Nhà TB thuê và KinhDoanh mảnh đất tốt và gần thị trường sẽ phải nộp cho ĐChủ; Chủ đề 3 a) Thực chất tích luỹ tư bản - Muốn tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản phải tích luỹ. Thực chất của tích lũy TB là biến một phần m thành TB hay TB hoá GT thặng dư. + Tư bản được tích luỹ chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tư bản - Tư bản ứng trước chỉ là "một giọt nước trong dòng sông tích luỹ”. b) Những nhân tố quyết định quy mô tích luỹ tư bản: + Một là, với một khối lượng m nhất định thì quy mô của tích luỹ TB phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng m đó thành quỹ TL và quỹ TD. + Hai là, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư . + Ba là, Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m') ảnh hưởng đến quy mô m. + Trình độ năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến quy mô m c) Thực hiện sản phẩm là gì: Thực hiện sản phẩm là quá trình các SP được bù đắp, trao đổi, mua bán cả về mặt hiện vật và giá trị. SP theo nghĩa rộng bao gồm cả “sản phẩm vật chất” và sản phẩm “phi vật chất” (VD: SP du lịch, SP bảo hiểm...): + Đối với SP vật chất chính là quá trình SX và tiêu thụ SP đó (thực hiện giá trị); + Nếu là SP phi vật chất là cung cấp sản phẩm đó đến được khách hàng. *Nền SX XH được chia thành hai khu vực: KV I - SX TLSX và KV II – SX VPTD. * Về mặt giá trị: Tổng SPXH cũng được cấu thành bởi 3 bộ phận: (c+v+m) + c là giá trị những TLSX đã bị tiêu dùng trong sản xuất, giá trị này được bảo toàn nguyên vẹn chuyển sang sản phẩm mới nhờ lao động cụ thể. + (V+m) là toàn bộ giá trị mới sáng tạo trong năm, gồm tổng số tiền trả công LĐ (V) và giá trị thặng dư. V + m chính là Thu nhập QD, gồm quỹ TD và quỹ TL. Toàn bộ sản phẩm khu vực I dùng để bù đắp (C) của cả hai khu vực; còn toàn bộ sản phẩm khu vực II dùng để tiêu dùng, tức là bằng (V + m). Ngày nay, nhiều nước thông qua ngoại thương, vay vốn, tiếp nhận vốn đầu tư ... có thể bảo đảm điều kiện tái sản xuất mở rộng nói trên bằng XK và NK. d) Vì sao khủng hoảng trong CNTB là khủng hoảng thừa HH - KH kinh tế TBCN là khủng hoảng sản xuất "thừa". "Thừa" ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, tức là thừa so với sức mua của nhân dân chứ không phải so với nhu cầu thực tế của XH : HH bị ứ đọng, SX bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, - Mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn của TBCN với sức mua có hạn của quần chúng lao động, dẫn đến cung lớn hơn cầu trong toàn xã hội, đến một mức độ nào đó sẽ gây ra khủng hoảng sản xuất thừa. e) Mối quan hệ giữa vấn đề thực hiện sản phẩm với vấn đề khủng hoảng kinh tế trong TBCN: Một chu kỳ khủng hoảng bao gồm 4 giai đoạn: Khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh. - Giai đoạn khủng hoảng nổ ra khi HH không bán được, giá cả giảm mạnh, CN thất nghiệp, SX đình đốn, nhà TB bị nợ nầnvà nhiều hệ quả kinh tế xấu khác. - Tiêu điều là giai đoạn kế tiếp, sản xuất bị đình trệ, không còn đi xuống nhưng cũng chưa tăng lên được. Sau đó, nền kinh tế phục hồi trở lại trạng thái trước giai đoạn khủng hoảng, công nhân có việc làm, giá cả HH tăng . Hưng thịnh là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế. SX mở rộng và phát triển cao hơn chu kỳ trước Như vậy thực chất của KH KT băt nguồn từ việc SP XH không thực hiện được./.