Theo quy định của pháp luật (tại Điều 51 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003) thì tại kỳ họp thứ nhất của HĐND mỗi khoá sẽ tiến hành bầu ra các các cơ cấu của HĐND, UBND các cấp, các chức danh của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và của UBND. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các quy định về tổ chức HĐND các cấp.
20 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4275 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận môn Luật hiến pháp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Theo quy định của pháp luật (tại Điều 51 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003) thì tại kỳ họp thứ nhất của HĐND mỗi khoá sẽ tiến hành bầu ra các các cơ cấu của HĐND, UBND các cấp, các chức danh của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và của UBND. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các quy định về tổ chức HĐND các cấp.
I. TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (GỌI CHUNG LÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH) Xem thêm phụ lục hình minh hoạ (phụ lục 1)
:
Tại Điều 5 của Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003 (gọi tắt là Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003) quy định “HĐND các cấp có Thường trực HĐND. HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có các Ban của HĐND” và tại các Điều 52, Điều 54 quy định “Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra”, “HĐND cấp tỉnh lập ra 3 Ban; Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban Dân tộc”.
Như vậy, theo quy định trên thì HĐND cấp tỉnh có Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.
Khi so sánh quy định tại Điều 5 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 với quy định tại Điều 5 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 thì chúng ta thấy rằng tổ chức của HĐND cấp tỉnh không có sự thay đổi.
1. Cơ cấu, tổ chức của Thường trực HĐND cấp tỉnh:
Theo quy định hiện hành thì Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực (Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003). Các chức danh này do HĐND cùng cấp bầu ra trong số đại biểu HĐND theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND khoá trước.
Các thành viên của Thường trực HĐND cấp tỉnh không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Chủ tịch HĐND có thể làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên Thường trực phải làm việc chuyên trách (điểm 5 Điều 18 Quy chế Hoạt động của HĐND năm 2005).
Khi nghiên cứu các quy định trước khi Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ra đời, chúng ta thấy rằng khái niệm Thường trực HĐND chỉ ra đời từ năm 1989 (ghi nhận lần đầu tiện tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989). Đây là một sự thay đổi rất cơ bản về tổ chức của HĐND so với trước đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND.
Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng, trước khi Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 có hiệu lực, Thường trực HĐND cấp tỉnh cũng chỉ có 02 chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND nhưng Chủ tịch thường là kiêm chức danh Bí thư hoặc Phó Bí thư trực của Cấp ủy. Do vậy, hoạt động của Thường trực HĐND không đảm bảo tính tập thể trong hoạt động. Từ chính thực tế này, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định thêm chức danh Ủy viên thường trực HĐND để đảm bảo có 02 người hoạt động chuyên trách (Xem bảng tóm lược các điểm mới của Thường trực HĐND tỉnh theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 so với các quy định trước đó).
Tiêu chí so sánh
Các luật trước Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 (luật 1962, 1983)
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Về tổ chức
Không tổ chức ra Thường trực HĐND cấp tỉnh
Tổ chức ra Thường trực HĐND cấp tỉnh
Tổ chức Thường trực HĐND cấp tỉnh
Tổ chức Thường trực HĐND cấp tỉnh
Về cơ cấu
Không có các chức danh:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
(kỳ họp do UBND cùng cấp triệu tập)
Thường trực HĐND gồm:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
- Thư ký HĐND
Các chức danh trên làm việc kiêm nhiệm
- Cơ cấu gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm
- Cơ cấu gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên thường trực
- Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực làm việc chuyên trách
Quy định
Xem thêm Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1962, 1983
Tại 24 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Tại Điều 35 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Tại Điều 5, Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
2. Cơ cấu, tổ chức của các Ban của HĐND cấp tỉnh:
Theo quy định hiện nay thì HĐND cấp tỉnh có các Ban sau: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội. Ngoài ra, tuỳ theo đặc thù của từng địa phương mà thành lập thêm Ban Dân tộc (đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiều dân tộc).
Ví dụ: Căn cứ vào đặc thù của tỉnh Gia Lai có nhiều dân tộc, HĐND tỉnh Gia Lai lập 4 Ban gồm: Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc (theo quy định tại Điều 54).
Về cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND cấp tỉnh:
Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì số lượng thành viên của các Ban của HĐND cấp tỉnh sẽ do HĐND cùng cấp quyết định. Tuy nhiên, quy nghiên cứu các quy định của Quy chế Hoạt động của HĐND năm 2005 thì chúng ta có thể thấy rằng mỗi Ban sẽ gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các thành viên khác và bộ phận giúp việc cho Ban. Trong đó Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban phải làm việc chuyên trách, người còn lại có thể làm việc kiêm nhiệm. HĐND cùng cấp sẽ quy định thời gian mà Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban làm việc kiêm nhiệm phải dành cho hoạt động của Ban (Điều 26 của Quy chế Hoạt động của HĐND năm 2005).
Các thành viên của các ban của HĐND cấp tỉnh không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp; Trưởng các Ban không thể đồng thời là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp (Điều 54).
Khi nghiên cứu các quy định về tổ chức các Ban của HĐND, chúng ta biết rằng việc tổ chức ra các Ban của HĐ ND đã được quy định từ rất sớm (xem Điều 28 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1962; Điều 27 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983; Điều 27 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989). Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định mang tính tuy nghi, việc thành lập tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế của từng cấp, từng địa phương và không mang tính bắt buộc, không quy định cụ thể số Ban. Đồng thời các Luật Tổ chức HĐND và UBND trước Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 không quy định cụ thể về việc thành lập các Ban (số Ban, tên gọi, số lượng thành viên các Ban) nên mỗi nơi thành lập mỗi kiểu và gây khó khăn cho công tác hướng dẫn hoạt động của các Ban dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Ngoài ra, các Ban cũng không có người hoạt động chuyên trách mà đều là kiêm nhiệm (các Ban gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên khác). Đến Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 thì nhà làm luật đã quy định cụ thể về số ban của HĐND từng cấp (cấp tỉnh: 03 Ban; cấp huyện: 02 Ban) và Trưởng ban của HĐND tỉnh có thể làm việc chuyên trách. Chính vì vậy, việc Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định mang tính bắt buộc Trưởng Ban hoặc Phó trưởng Ban phải hoạt động chuyên trách nhằm từng bước chuyển một bộ phận hoạt động kiêm nhiệm sang chế độ chuyên trách để tập trung thời gian chuyên môn cho Ban. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban (Xem Điều 26 của Quy chế Hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005).
Bên cạnh các Ban chuyên môn, HĐND cấp tỉnh còn thành lập các Ban lâm thời để thực hiện 1 công việc nhất định và tự giải tán khi công việc đã hoàn thành. Ví dụ: Ban Kiểm tra tư cách đại biểu HĐND được bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá để kiểm tra kết quả bầu cử đại biểu HĐND và các vấn đề khác có liên quan.
3. Các Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh:
Các tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh được thành lập ở các địa phương để phối hợp công tác giữa 2 kỳ họp HĐND. Thường trực HĐND giữ vai trò điều hoà, phối hợp hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND (xem thêm phần hoạt động của đại biểu HĐND và Thường trực HĐND). Ví du: Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Đak Pơ, thị xã An Khê …
II. TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH (GỌI CHUNG LÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN) Xem thêm phần phụ lục hình minh hoạ (phụ lục 2)
:
Theo quy định tại Điều 5, Điều 54 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND cấp huyện có Thường trực HĐND và 02 Ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế.
Khi so sánh đối chiếu quy định tại Điều 5 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và quy định tại Điều 5 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 thì chúng ta thấy rằng tổ chức của HĐND cấp huyện không thay đổi.
Cũng giống như quy định đối với các thành viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, Trưởng các ban của HĐND cấp tỉnh, các thành viên của Thường trực HĐND cấp huyện không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp; Trưởng các Ban không thể đồng thời là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp (Điều 52, 54).
Cũng cần nói thêm về tổ chức HĐND cấp huyện, như chúng ta đã biết, thì Hiến pháp năm 1959 không quy định về tổ chức HĐND cấp huyện nhưng kể từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992 đã quy định về việc tổ chức HĐND ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã).
1. Cơ cấu, tổ chức của Thường trực HĐND cấp huyện:
Căn cứ vào các quy định hiện hành, có thể thấy rằng, Thường trực HĐND cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực. Trong đó, Chủ tịch có thể làm việc kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực làm nhiệm vụ chuyên trách (điểm 5 Điều 18 của Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005).
Cũng giống như ở cấp tỉnh, các chức danh trên được HĐND cấp huyện bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá trong số đại biểu HĐND cấp huyện theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND khoá trước.
Khái niệm Thường trực HĐND chỉ tồn tại từ năm 1989 đến nay. Trước đó, (Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1962, 1983), HĐND huyện không có Thường trực HĐND nên trong thời gian giữa 2 kỳ họp Uỷ ban nhân dân cùng cấp sẽ làm thay vai trò của cơ quan Thường trực của HĐND. Do vậy, vị trí của HĐND ở địa phương bị lu mờ. Mặc dù vậy, từ năm 1989 đến trước khi có Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Thường trực HĐND cấp huyện cũng chỉ có 2 chức danh là Chủ tịch và Phó Chủ tịch nhưng Chủ tịch thường kiêm chức danh Bí thư hoặc Phó Bí thư trực của cấp ủy nên hoạt động của Thường trực HĐND không đảm bảo việc lãnh đạo của tập thể. Để khắc phục hạn chế này, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định bổ sung chức danh Ủy viên Thường trực HĐND cấp huyện (Xem bảng tóm lược các điểm mới của Thường trực HĐND huyện theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 so với các quy định trước đó).
Tiêu chí so sánh
Các luật trước Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 (luật 1962, 1983)
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Về tổ chức
Không tổ chức ra Thường trực HĐND cấp huyện
Tổ chức ra Thường trực HĐND cấp huyện
Tổ chức Thường trực HĐND cấp huyện
Tổ chức Thường trực HĐND cấp huyện
Về cơ cấu
Không có các chức danh:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
(kỳ họp do UBND cùng cấp triệu tập)
Thường trực HĐND gồm:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
- Thư ký HĐND
Các chức danh trên làm việc kiêm nhiệm
- Cơ cấu gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm
- Cơ cấu gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên thường trực
- Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực làm việc chuyên trách
Quy định
Xem thêm Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1962, 1983
Tại 24 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Tại Điều 35 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Tại Điều 5, Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
2. Cơ cấu, tổ chức của các Ban của HĐND cấp huyện:
Theo quy định tại đoạn 2 Điều 54 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND huyện có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế. Mỗi ban gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên khác.
Thực tế khảo sát cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND một số huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy số thành viên của mỗi Ban là từ 5 thành viên trở lên. Ví dụ: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế của HĐND huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai có 05 thành viên (Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và 3 thành viên khác).
Cũng giống như thành viên của các Ban của HĐND cấp tỉnh, thành viên của các Ban của HĐND cấp huyện cũng không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp; Trưởng Ban không thể đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn của UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp (Điều 54 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003). Quy định này nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ban, hoạt động của các thành viên của các Ban được độc lập, khách quan, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Việc tổ chức các Ban như quy định hiện nay đã có sự đổi mới so với các quy định trước đây. Vì trước năm 1994, việc thành lập các Ban không thống nhất nên hoạt động của các Ban chưa thực sự hiệu quả. Cho đến khi ban hành Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 thì các nhà làm luật đã quy định cụ thể HĐND cấp huyện được thành lập 2 Ban (Gồm Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội). Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 tiếp tục kế thừa quy định trên nhưng đã có sự đổi mới đáng chú ý là việc quy định Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban có thể hoạt động chuyên trách (Xem Điều 26 Quy chế Hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005).
Ngoài các Ban chuyên môn vừa nêu ở trên ra, tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá, HĐND cấp huyện còn thành lập các Ban lâm thời (Ví du:Ban thẩm tra tư cách đại biểu nhân dân) và các Ban này sẽ tự giải tán khi xong nhiệm vụ.
3. Các Tổ đại biểu HĐND cấp huyện:
Các tổ đại biểu HĐND cấp huyện được thành lập ở các địa phương để phối hợp công tác giữa 2 kỳ họp HĐND. Thường trực HĐND cấp huyện sẽ giữ vai trò điều hoà, phối hợp hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND (Xem thêm phần hoạt động của đại biểu HĐND và Thường trực HĐND).
Ví dụ: HĐND huyện Đak Pơ được tổ chức thành 7 tổ theo đơn vị xã.
III. TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (GỌI CHUNG LÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ) Xem thêm phụ lục hình minh hoạ (phụ lục 3)
:
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND cấp xã chỉ tổ chức Thường trực HĐND, không có các Ban chuyên môn như HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Thường trực HĐND cấp xã cũng chỉ có 02 thành viên là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, không có ủy viên thường trực, trong đó Chủ tịch HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm nên chỉ có 01 chức danh trong thường trực HĐND hoạt động chuyên trách mà thôi. Cũng như quy định đối với cấp tỉnh và cấp huyện, các chức danh này do HĐND cấp xã bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá trong số các đại biểu HĐND cấp mình theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND khoá trước.
Khi nghiên cứu những quy định về tổ chức và hoạt động của HĐND trước đây (trước khi có Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003), chúng ta thấy rằng trước năm 1989 thì HĐND cấp xã không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND nên giữa 2 kỳ họp HĐND, UBND sẽ làm thay nhiệm vụ của cơ quan Thường trực của HĐND.
Từ năm 1989 đến 2003 thì mặc dù HĐND cấp xã đã có Chủ tịch và Phó Chủ tịch nhưng đều hoạt động kiêm nhiệm và vẫn chưa được gọi là Thường trực HĐND cấp xã. Đến Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì chúng ta thấy có sự thay đổi, cụ thể theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND cấp xã có Thường trực HĐND. Việc ban hành những quy định này nhằm nâng cao vai trò của Thường trực HĐND cấp xã, giúp HĐND cấp xã hoạt động thường xuyên, hiệu quả hơn, cũng như duy trì mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị (chúng ta sẽ nghiên cứu phần quan hệ phối hợp công tác trong phần sau).
Chúng ta có thể tóm lược điểm mới về cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 so Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983.
Tiêu chí so sánh
Các luật trước Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 (luật 1962, 1983)
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Về tổ chức
Không tổ chức ra Thường trực HĐND cấp xã
Không tổ chức ra Thường trực HĐND cấp xã
Không tổ chức Thường trực HĐND cấp xã
Có tổ chức Thường trực HĐND cấp xã
Về cơ cấu
Không có các chức danh:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
(kỳ họp do UBND cấp xã triệu tập)
Không có các chức danh:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
(kỳ họp do UBND cấp xã triệu tập)
- Cơ cấu gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm
- Cơ cấu gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND
- Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch làm việc chuyên trách
Quy định
Xem thêm Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1962, 1983
Tại Điều 3 và Điều 18 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Tại Điều 5 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Tại Điều 5, Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Các tổ đại biểu HĐND cấp xã được thành lập ở các địa phương để phối hợp công tác giữa 2 kỳ họp HĐND. Thường trực HĐND cấp xã sẽ giữ vai trò điều hoà, phối hợp hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND (xem thêm phần hoạt động của đại biểu HĐND và Thường trực HĐND). Thông thường thì các tổ đại biểu HĐND cấp xã được thành lập theo các thôn, làng, các khu phố …
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua việc triển khai các hoạt động của các bộ phận cấu thành, đó là: hoạt động của Đại biểu HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND, hoạt động của các Ban của HĐND (Đối với HĐND cấp tỉnh và huyện). Các bộ phận trên hoạt động thông qua các hình thức như Kỳ họp (hình thức chủ yếu và quan trọng nhất), tổ chức giám sát (giám sát chuyên đề, giám sát đột xuất), tiếp xúc cử tri (trước và sau mỗi kỳ họp), chất vấn; tiếp nhận đơn thư của công dân, chuyển cho cơ quan chức năng và theo dõi quá trình giải quyết đơn thư …
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của HĐND từng cấp mà nội dung, phạm vi hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động của các bộ phận cấu thành cũng có sự khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung, HĐND các cấp đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua những phương thức hoạt động nhất định mà chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu để hiểu rõ hơn. Do vậy, khi trình bày về hoạt động của HĐND các cấp, chúng tôi không trình bày theo từng cấp mà để cho người đọc dễ theo dõi, nghiên cứu chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này theo các phương thức hoạt động của HĐND.
Khi đề cập đến hoạt động của HĐND các cấp là chúng ta đang đề cấp đến hoạt động của đại biểu HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND (hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực) và hoạt động của các Ban của HĐND. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét hoạt động của các bộ phận trên.
1. Hoạt động của Đại biểu HĐND:
Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước (Điều 36 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003).
Đại biểu HĐND của địa phương nào thì do nhân dân địa phương đó trực tiếp bầu ra và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương.
Hoạt động của đại biểu HĐND gồm những hoạt động trước kỳ họp, hoạt động trong kỳ họp và hoạt động sau kỳ họp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nội dung này, chúng tôi xin trình bày theo các nhóm hoạt động chính, cơ bản của người đại biểu HĐND như sau:
1.1 Tham dự Kỳ họp, phiên họp của HĐND:
Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND. Tại kỳ họp toàn thể (đa số) các đại biểu HĐND sẽ bàn bạc, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Thông qua kỳ họp, ý chí, nguyện của nhân dân địa phương được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực, có giá trị bắt buộc thực hiện chung (các nghị quyết). Ngoài ra, kỳ họp còn quyết định các biện pháp để đảm bảo việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương; thực hiện quyền giám sát của HĐND đối với các cơ quan nhà nước tại địa phương trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
Tuy nhiên, cần lưu rằng, tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND thì nội dung chủ yếu là bầu ra các cơ cấu của HĐND,