Tiểu luận Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành

LỜI MỞ ĐẦU Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân, người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều những vụ án kiện về thừa kế đã gây ra những khó khăn vướng mắc trong việc xét xử. Những quy định về pháp luật thừa kế chưa đồng bộ và thống nhất nên đã có những vụ án phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục chưa cao, nhiều bản án mà kết quả xét xử chưa hợp lý. Một trong những vấn đề chủ yếu của chế định thừa kế theo pháp luật đó là việc xác định diện và hàng thừa kế, việc nghiên cứu diện và hàng thừa kế theo pháp luật đã làm rõ những vưỡng mắc về mối quan hệ giữa nhóm người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế, mà tính chất gần gũi đó được thể hiện trong các quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người để lại di sản. Vì vậy em đã chọn đề bài: “Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành” để tìm hiểu sâu hơn. Tuy nhiên, vốn kiến thức về thực tế cũng như khả năng đào sâu tìm hiểu vấn đề còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi thiếu sót. Bởi vậy, em mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4928 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân, người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều những vụ án kiện về thừa kế đã gây ra những khó khăn vướng mắc trong việc xét xử. Những quy định về pháp luật thừa kế chưa đồng bộ và thống nhất nên đã có những vụ án phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục chưa cao, nhiều bản án mà kết quả xét xử chưa hợp lý. Một trong những vấn đề chủ yếu của chế định thừa kế theo pháp luật đó là việc xác định diện và hàng thừa kế, việc nghiên cứu diện và hàng thừa kế theo pháp luật đã làm rõ những vưỡng mắc về mối quan hệ giữa nhóm người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế, mà tính chất gần gũi đó được thể hiện trong các quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người để lại di sản. Vì vậy em đã chọn đề bài: “Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành” để tìm hiểu sâu hơn. Tuy nhiên, vốn kiến thức về thực tế cũng như khả năng đào sâu tìm hiểu vấn đề còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi thiếu sót. Bởi vậy, em mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật Theo điều 674 Bộ luật dân sự 2005: "thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định". * Những trường hợp thừa kế theo qui định của pháp luật: Ở nước ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật liệt kê các trường hợp thừa kế theo pháp luật. Và cùng với sự tiến bộ của hệ thống pháp luật thì các văn bản này các ngày càng hoàn thiện hơn, cho đến nay thì các trường hợp được nêu ra trong BLDS 2005 được coi là chi tiết và đầy đủ nhất. Theo điều 675 BLDS 2005 thì các trường hợp thừa kế theo pháp luật được chia ra 2 nhóm sau đây: Nhóm thứ nhất: Nhóm di sản thừa kế hoàn toàn được chia theo pháp luật (nhóm di sản được thừa kế tuyệt đối) bao gồm các trường hợp: - Không có di chúc - Di chúc không hợp pháp toàn bộ - Di chúc hợp pháp nhưng toàn bộ di chúc không có hiệu lực thi hành do tất cả người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc đều không có quyền hưởng di sản hoặc đều từ chối quyền hưởng di sản; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; Nhóm thứ hai: Di sản vừa được chia theo di chúc vừa được chia theo qui định của pháp luật (Nhóm di sản thừa kế tương đối) bao gồm các trường hợp: - Có phần di sản không được định đoạt trong di chúc - Có một phần di chúc không có hiệu lực pháp luật - Có một hoặc một số người trong những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; một hoặc một số cơ quan, tổ chức trong số các cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế hoặc có một hoặc một số người trong những người thừa kế không được quyền hưởng di sản hay từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc. * Thừa kế thế vị: Đây là một điểm đặc trưng của thừa kế theo pháp luật đó là qui định về trường hợp thừa kế thế vị: Theo điều 677 BLDS - 2005 :"Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống". Như vậy theo qui định trên ta có thể hiểu thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để nhận phần di sản do ông hoặc bà để lại khi mà cha hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông hoặc bà. Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản bằng với những người cùng hàng với người được thế vị. Nếu người thế vị là cháu thì cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết; Người thế vị là chắt thì chắt phải sống vào thời điểm cụ nội, cụ ngoại chết. 2. Diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành 2.1.Diện thừa kế 2.1.1. Phạm vi diện thừa kế: Xác định diện thừa kế là xác định phạm vi những cá nhân được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa những người thừa kế với những người để lại di sản khi còn sống. Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật là người có một hoặc đồng thời có hai quan hệ với người để lại di sản trong phạm vi ba mối quan hệ và được thể hiện: - Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật có mối quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản; - Hoặc người đó có mối quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản; - Hoặc người đó có mối quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản; Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, và nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và người thừa kế chỉ là căn cứ xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật. Phạm vi những người có quan hệ huyết thống gần, có quan hệ huyết thống xa (tính theo đời và thứ bậc bề trên bề dưới) với người để lại di sản có thuộc diện hay không thuộc diện thừa kế còn tùy thuộc vào những quy định của pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ sau khi giành quyền và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật xác định phạm vi những người thừa kế thep pháp luật như: thông tư 1742 do Bộ tư pháp ban hành ngày 19/8/1956, thông tư 594, thông tư 81, Pháp lệnh thừa kế do Hội đồng nhà nước ban hành vào 30/8/1990, Bộ luật Dân sự năm 1995…Cho đến nay Bộ luật Dân sự 2005, diện thừa kế vẫn được xác định như Bộ luật Dân sự 1995 chỉ có một số điểm khác biệt (ví dụ như theo BLDS 2005 thì chắt được liệt vào hàng thừa kế thứ ba…). Phạm vi diện những người được thừa kế theo pháp luật được BLDS 2005 quy định đã đánh dấu sự phát triển của pháp luật thừa kế ở nước ta và được thể hiện ở những quan hệ sau đây: Thứ nhất, quan hệ thừa kế là loại quan hệ pháp luật về tài sản. Quan hệ đó là hệ quả của những quan hệ sở hữu đồng thời cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu của công dân (do được hưởng và nhận di sản thừa kế). Tính chất hai chiều của quan hệ thừa kế đã tạo điều kiện cho sự hình thành các quan hệ về tài sản khác của các chủ thể tham gia vào quan hệ để lại di sản và nhận di sản thừa kế. Nếu giải quyết được triệt để quan hệ thừa kế thì sẽ củng cố mắt xích quan trọng trong chuỗi những quan hệ tài sản khác mà diện và hàng thừa kế theo pháp luật đóng vai trò không thể thiếu trong quan hệ tài sản đó. Thứ hai, diện những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế theo pháp luật đã đảm bảo cho việc phân chia di sản thừa kế của công dân được thực hiện triệt để nhất. Di sản thừa kế không thể không chia cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản. Bảo đảm việc chia di sản thừa kế cho những người trong dòng tộc được hưởng và chỉ trong trường hợp đặc biệt di sản thừa kế mới thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, khi không còn người thừa kế theo pháp luật. Hơn nữa việc áp dụng pháp luật có tính hiệu quả hơn, hợp lý hơn và có tính thuyết phục hơn. Đồng thời cũng là căn cứ bảo vệ quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân một cách triệt để nhất, phù hợp với đạo lý trong quan hệ dòng tộc bên nội, ngoại của người chết. Qua đó thắt chặt mối quan hệ đoàn kết trong dòng họ của người để lại di sản và người thừa kế theo pháp luật. Thứ ba, quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được pháp luật bảo vệ không những ở chính nội dung quy phạm mà còn trên thực tế. Luật thực định đã giải quyết triệt để quan hệ của những người có quyền thừa kế theo pháp luật. Pháp luật tôn trọng triệt để quyền để lại di sản và quyền thừa kế của công dân, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất trong xã hội phát triển phù hợp với các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay và tương lai. Củng cố sức mạnh trong khối đại đoàn kết toàn dân trong từng quan hệ pháp luật cụ thể mà công dân là chủ thể của những quan hệ đó. Bảo đảm sự công bằng văn minh trong từng quan hệ tài sản nhất định. Diện thừa kế theo pháp luật được mở rộng là phù hợp với thực tế các quan hệ xã hội. Loại bỏ sự áp đặt thiếu khách quan, không toàn diện không phù hợp với đời sống xã hội và quan hệ huyết thống của những người trong dòng tộc. Thứ tư, tạo sự chủ động cho cơ quan xét xử trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật về thừa kế để giải quyết những tranh chấp từ quan hệ đó. Tính nhất quán, ổn định ở bình diện rộng vừa khái quát, vừa khoa học phù hợp với thực tế và có tính khả thi, thuyết phục khi cần giải quyết những tranh chấp về thừa kế. 2.1.2. Các mối quan hệ xác định phạm vi diện thừa kế: Căn cứ vào các hàng thừa kế theo pháp luật phạm vi những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên ba mối quan hệ. Những quan hệ giữa người để lại di sản và những người thuộc phạm vi thừa kế theo pháp luật: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. * Căn cứ xác định diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là quan hệ của vợ chồng cho đến thời điểm mở thừa kế và phải được xác định là mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. + Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ vợ chồng tuân thủ những quy định của pháp luật hôn nhân về độ tuổi kết hôn, ý chí tự do tự nguyện trong kết hôn, tự do thoả thuận không có sự áp đặt ý chí của một bên đối với bên kia trong kết hôn, không vi phạm quan hệ huyết thống, không vi phạm chế độ một vợ một chồng và các điều cấm khác của pháp luật trong kết hôn. Sự ghi nhận của pháp luật đối với một cuộc hôn nhân khi quan hệ hôn nhân đó tuân thủ các quy định của pháp luật về hôn nhân." Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ". Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào phụ thuộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Sự thừa nhận của pháp luật đối với một cuộc hôn nhân là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng trong mối quan hệ tài sản chung, trong nghĩa vụ đối với con cái, trong sự thể hiện nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau và trách nhiệm của vợ hoặc chồng trong quan hệ với người thứ ba. Đồng thời quan hệ hôn nhân còn là cơ sở xác định chủ thể trong quan hệ sở hữu về tài sản, về nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự mà vợ chồng có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Nghĩa vụ của cha mẹ trong nuôi và chăm sóc con, về cấp dưỡng, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con vị thành niên gây ra. Đặc biệt, một trong những quan hệ tài sản là quyền thừa kế của nhau khi vợ hoặc chồng chết trước. Quyền thừa kế của vợ hoặc chồng đựoc bảo vệ bởi pháp luật, khi vợ hoặc chồng chết trước mặc dù có di chúc truất quyền thừa kế của vợ hoặc chồng khi còn sống nhưng vợ hoặc chồng vẫn được hưởng di sản theo điều 669 BLDS 2005. + Những người có nhiều vợ trước ngày ban hành luật hôn nhân và gia đình (trước ngày 13/1/1960) thì không đặt vấn đề vi phạm luật. Do vậy quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập trước ngày 13/1/1960 tuy có vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn tồn tại và coi không trái pháp luật. Theo quy định trên khi chồng chết các vợ được thừa kế của chồng hoặc khi các vợ chết trước thì chồng được thừa kế của các vợ. Quy định trên hoàn toàn phù hợp với thực tế do hoàn cảnh lịch sử. Pháp luật không khuyến khích mà cấm đoán người có vợ, có chồng chung sống với người khác như vợ chồng. Nhưng do pháp luật ban hành sau các tàn dư, hủ tục đã có trước đó hàng ngàn năm, sự quy định giới hạn về mặt thời gian chính là sự khẳng định pháp luật chỉ bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng. Thực chất pháp luật về hôn nhân và gia đình đã làm chấm dứt quan hệ về đa thê sau ngày 13/1/1960 ở miền Bắc nước ta. Còn ở miền Nam, một người có nhiều vợ trước ngày 25/3/1977 mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng bản án có hiệu lực của pháp luật thì tất cả những người vợ đều là người thuộc hành thừa kế thứ nhất của vợ chồng và ngược lại, khi các vợ chết chồng được hưởng thừa kế của các vợ. * Căn cứ xác định diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống. Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ của con. Quyền thừa kế theo pháp luật của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Điều 5, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em có quy định " Trẻ em có quyền được khai sinh..Trẻ em không có cha mẹ khi có yêu cầu được cơ quan thẩm quyền giúp đỡ, xác định cha mẹ cho mình" Việc xác định cha mẹ là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi người con và là danh dự uy tín của mỗi người trong xã hội. Trong thực tiễn hoạt động của tòa án, việc đương sự xin xác định cha cho con ngoài giá thú là loại vụ việc phức tạp, giải quyết các đơn khiếu kiện này thường phải dựa trên căn cứ sau: + Chứng cứ về mối quan hệ giữa những người được nghi vấn là cha, mẹ của đứa trẻ trong mối liên hệ về mặt thời gian khi đứa trẻ thành thai và những người được nghi vấn là cha mẹ đứa trẻ trong thời gian đứa trẻ được sinh ra. + Những chứng cứ về xử sự của người được nghi vấn là cha là mẹ của đứa trẻ. Xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là việc rất quan trọng, nhằm bảo vệ lợi ích quyền lợi tài sản, và thân nhân cho cá nhân và là đạo lý của đời sống xã hội. Và trong trường hợp cần thiết xác đinh trách nhiệm của họ đối với nhau và nghĩa vụ giám hộ cho nhau, đại diện cho nhau trong các quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác. * Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ nuôi dưỡng. Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau , nuôi dưỡng nhau giữa các người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Điều 20 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và các Điều 50, Điều 56, Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng theo nguyên tắc: + Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình. + Con có nghĩa vụ kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 đều đã quy định nghĩa vụ của những người có quan hệ huyết thống trong quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên. Nếu những người trong quan hệ huyết thống mà vi phạm tức đi ngược với điều trên thì người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng với người để lại di sản sẽ bị tước quyền thừa kế theo pháp luật. Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con không tách rời nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà còn là đại diện đương nhiên của nhau khi cha mẹ không có năng lực hành vi dân sự. Nghĩa vụ đại diện cho nhau trước pháp luật. + Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động hoặc đều không có năng lực hành vi dân sự. + Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông, bà nội, ngoại và các cháu nội ngoại: Điều 27 luật hôn nhân và gia đình " Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không có cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con" Ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu ông bà còn là người giám hộ đương nhiên của cháu và đồng thời cũng có nghĩa vụ đại diện theo pháp luật cho nhau. + Quan hệ giữa cha mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng: Cha mẹ kế với con riêng của vợ chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc, giám hộ, đại diện đương nhiên của nhau. Nhưng trong thực tế cha kế, mẹ kế đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, theo Điều 679 BLDS họ được thừa kế của nhau. Nếu con riêng của vợ, chồng mà chết trước cha mẹ kế, con của họ được hưởng thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời: Con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế theo Điều 676 và 677 BLDS. + Quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi theo pháp luật định " Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ" (Điều 24 luật hôn nhân và gia đình năm 1959) nhưng trong quan hệ thừa kế theo pháp luật họ được thừa kế của nhau theo trình tự hàng (hàng ba). 2.2. Hàng thừa kế Phạm vi những người thừa kế di sản được xác định thông qua các mối quan hệ nói trên và được quyết định thành từng hàng thừa kế theo trật tự: Người nào có quan hệ gần gũi hơn với người chết sẽ đứng ở hàng thừa kế trước. Vì vậy: Theo khoản 1 điều 676 BLDS 2005, pháp luật Việt Nam chia những người trong diện thừa kế ra làm ba hàng: * Hàng thừa kế thứ nhất Bao gồm: Vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau: + Quan hệ thừa kế của vợ chồng: Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo điều 8 luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 thì " hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn". Vì thế vào thời điểm mở thừa kế nếu quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại thì họ được quyền hưởng thừa kế của nhau. Do nhiều thay đổi trong luật pháp nên việc xác định quyền thừa kế của vợ chồng cần chú ý các trường hợp sau: Trường hợp 1: Vợ chồng đã chia tài sản chung hoặc sống ly thân hoặc một người đã bỏ đi sống với người khác một cách bất hợp pháp nhưng chưa ly hôn, về mặt pháp lý quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại. Nên người này được quyền thừa kế khi người kia chết. Trường hợp 2: Vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án chấp nhận hoặc đã được chấp nhận nhưng quyết định hoặc bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật thì một người chết.Khi đó người còn lại vẫn được quyền hưởng di sản của người chết. Trường hợp 3: Nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đều tiến hành trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 ở miền Bắc (ngày luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Bắc) và trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì việc người đó có nhiều vợ vẫn được chấp nhận. Do đó khi người này chết thì tất cả các bà vợ (còn sống vào thời điểm đó) đều có quyền hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất và ngược lại người chồng có thể hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất khi các bà vợ qua đời.  Trường hợp 4: Nếu cán bộ chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc, lấy vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại. Trường hợp 5: Đối với các trường hợp hôn nhân không đăng kí kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế ( gồm các cuộc hôn nhân tiến hành trước ngày luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận nên họ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của nhau. Trường hợp 6: hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau trước ngày luật Hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực mà cuộc sống chung đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng đó vẫn được chấp nhận. Và họ vẫn là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau. + Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con: quan hệ này được xác lập theo hai căn cứ: Thứ nhất là mối quan hệ huyết thống giữa những người cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau, trong đó cha mẹ đẻ là người đã sinh ra người đó nên được pháp luật qui định ở hàng thừa kế thứ nhất. Thứ hai là mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con. Mối quan hệ nuôi dưỡng ở đây có thể là của bố mẹ đẻ với con đẻ cũng có thể là của bố mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Do đó việc pháp luật qui định bố mẹ nuôi và con nuôi vào hàng thừa kế thứ nhất là hoàn toàn hợp lý. Sau đây là một số trường hợp cần lưu ý trong việc xác định quyền thừa kế trong mối quan hệ này: Trường hợp một người
Tài liệu liên quan