Tiểu luận Ngành kinh tế đối ngoại: Tập đoàn Toyota

Từ một người thợ mộc không được học hành đến nơi đến chốn trở thành người sáng lập ra tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới. Đó là câu chuyện nghe có vẻ khó tin nhưng có thực. Nhiều “ông lớn” trong nền kinh tế thế giới đã “đột tử” trong làn sóng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 -2010 vừa qua nhưng đâu đó lại tồn tại một số công ty nhờ đó tạo được vị thế của mình. Điều này có thật.

doc40 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ngành kinh tế đối ngoại: Tập đoàn Toyota, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ - LUẬT NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Môn Học: Quản Trị Tài Chính CTĐQG TIỂU LUẬN: Tập Đoàn Toyota GVHD:ThS. Huỳnh Thị Thúy Giang Thực hiện: Nhóm Nhí Nhố Tp. HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2010 Lời mở đầu Từ một người thợ mộc không được học hành đến nơi đến chốn trở thành người sáng lập ra tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới. Đó là câu chuyện nghe có vẻ khó tin nhưng có thực. Nhiều “ông lớn” trong nền kinh tế thế giới đã “đột tử” trong làn sóng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 -2010 vừa qua nhưng đâu đó lại tồn tại một số công ty nhờ đó tạo được vị thế của mình. Điều này có thật. Không chỉ có trong mình cả hai điều trên mà tập đoàn xe hơi Toyota là đại diện cho tinh hoa công nghệ của đất nước mặt trời mọc. Chỉ trong một thời gian ngắn với những con người đầy đam mê, sáng tạo Toyota đã biến mình từ con số 0 ở đầu những năm 30 thế kỷ 19 trở thành tập đoàn ô tô số 1 thế giới. Đó quả là điều kì diệu. Tiểu luận này, sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về chặng đường mà tập đoàn nay đã trải qua. Bên cạnh đó xem xét hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của nó trong những năm gần đây. Liệu rằng những khó khăn Toyota đang gặp phải quanh việc thu hồi xe trên toàn cầu có thể “hạ gục” nó hay không? Hãy tự mình đọc và khám phá điều đó! Nhí Nhố Group MỤC LỤC I. Sơ lược về Toyota 1. Sakichi Toyoda-ông tổ Tập đoàn Toyota 3 2.Toyota qua các giai đoạn 4 3.Hoạt động kinh doanh của Toyota 7 4.Đối thủ cạnh tranh của Toyota 14 5.Các chi nhánh 15 II.Phân tích tình hình hoạt động của công ty 1.Bảng cân đối kế toán – Balance sheet 17 2. Báo cáo thu nhập – Income statement 19 3. Phân tích các tỷ số tài chính 21 III.Khách hàng và nhà cung cấp 1.Chính sách hàng tồn kho của Toyota 26 2. Toyota và nhà cung cấp 34 3. Toyota và khách hàng 36 LỜI KẾT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sơ lược về Toyota Toyota Motor Corporation (Nhật: Toyota Jidosha Kabushiki-gaisha) là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, và nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính đến năm 2008. Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận tên BrandZ. Sakichi Toyoda-ông tổ Tập đoàn Toyota Toyoda Sakichi (14 tháng 2, 1867 – 30 tháng 10, 1930) là người thợ mộc tài hoa, phát minh ra cỗ máy dệt hiện đại đầu tiên cho Nhật Bản và là người sáng lập tập đoàn sản xuất ô tô Toyota.Ông sinh tại một làng quê dệt vải có truyền thống của Nhật Bản tại tỉnh Shizuoka trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Bố ông làm thợ mộc, còn mẹ ông ở nhà dệt vải. Cha của Toyoda Sakichi là một người thợ mộc khéo tay và khá nổi tiếng trong làng. Năm 1890, Sakichi Toyoda đã trình diễn chiếc máy dệt đầu tiên do mình phát minh. Hầu hết các chi tiết của chiếc máy dệt này đều bằng gỗ. Năm 1891, ông đã đăng ký bản quyền cho máy dệt của mình. Và cũng từ đó, Sakichi Toyoda trở thành ông chủ chuyên sản xuất máy dệt để bán. Trong một lần sang Mỹ để tìm hiểu thông tin cho dự án máy dệt tự động mà ông đang nghiên cứu, như tình cờ, Sakichi Toyoda nhận thấy ôtô đã xuất hiện ở Mỹ khá nhiều mà Nhật Bản chưa có. Và Sakichi Toyoda cùng với con trai Kichiro Toyoda đã theo đuổi ý tưởng phải sản xuất bằng được xe ôtô. Sakichi Toyoda đã đồng ý dành rất nhiều tiền để cho con trai lập một trung tâm nghiên cứu về ôtô do chính ông điều hành. Rút kinh nghiệm từ tuổi trẻ khi phải tự mày mò sáng chế chiếc máy dệt đầu tiên, Sakichi Toyoda đã khuyên con trai phải sang Mỹ và châu Âu để tìm hiểu và nắm bắt công nghệ sản xuất ôtô. Quan điểm của Sakichi Toyoda là phải biết họ làm ôtô như thế nào rồi mình sẽ tìm cách để làm tốt hơn.Hàng chục động cơ xe ôtô được cha con Sakichi Toyoda và Kichiro Toyoda mua về để mổ xẻ tìm hiểu từng chi tiết.Với một quyết tâm và sự cần mẫn hiếm có, cha con Toyoda vừa duy trì sản xuất máy dệt vừa âm thầm chuẩn bị cho dây chuyền sản xuất ôtô đầu tiên của Nhật Bản. Bắt đầu năm 1930, lần lượt từng dây chuyền sản xuất vỏ xe, gầm xe rồi động cơ xe ôtô được gia đình Toyoda hoàn thiện. Năm 1934, Kichiro Toyoda, lúc này đã thay cha điều hành công ty Toyoda đã công bố chiếc xe ôtô đầu tiên, mở đường cho kỷ nguyên huy hoàng của tập đoàn Toyota sau này. Toyota qua các giai đoạn Lịch sử của Toyota bắt đầu vào năm 1933 như là một bộ phận của Toyoda Automatic Loom Works dành cho sản xuất ô tô dưới sự hướng dẫn của con trai của người sáng lập, Kiichiro Toyoda. Xe đầu tiên của nó là chiếc xe chở khách A1 và G1 là vào năm 1935. Năm 1936, Toyota đã nhập thị trường xe du lịch với AA Mẫu của mình và tổ chức một cuộc thi thiết kế logo với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh. Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Logo này không còn được gắn trên các xe của Toyota nữa nhưng vẫn là biểu tượng của tập đoàn này tại Nhật Bản. Logo hiện nay Toyota đang sử dụng được giới thiệu trên toàn thế giới vào năm 1989. Có ba ovals trong logo mới kết hợp tạo thành kí tự "T", đó là viết tắt của Toyota. Hai ovals bên trong chồng chéo vuông góc đại diện cho mối quan hệ chặt chẽ cùng có lợi được đặt giữa khách hàng và công ty trong khi hình bầu dục lớn bao quanh bên ngoài đại diện cho việc mở rộng "của công nghệ toàn cầu của Toyota và tiềm năng không giới hạn cho tương lai. Toyota Motor Co được thành lập như một công ty độc lập vào năm 1937. Từ năm 1936 đến 1943, công ty chỉ sản xuất 1757 xe ô tô, trong đó có 1404 chiếc sedan và 353 chiếc xe ngựa (mẫu AB). Tuy nhiên, Toyota lại thành công hơn trong lĩnh vực sản xuất xe tải và xe bus. Sau Thế chiến thứ 2, Toyota bận rộn với việc chế tạo xe tải, nhưng đến năm 1947, hãng bắt đầu sản xuất mẫu SA được gọi là Toyopet, một cái tên gắn bó với Toyota trong nhiều thập kỷ với nhiều mẫu ô tô khác nhau Năm 1955, Toyota bắt đầu sản xuất chiếc xe sang trọng đầu tiên của mình. Đó chính là chiếc Crown Toyota bắt đầu bán các sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ năm 1958 với việc xuất khẩu Land Cruiser và Toyopet. Năm 1959, Toyota mở nhà máy tại Bra-xin. Đây là nhà máy đầu tiên của hãng ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Từ thời điểm này, Toyota duy trì một triết lý là sẽ “địa phương hóa” thiết kế và khâu sản xuất của mình để phù hợp với điều kiện đường sá, thời tiết và kinh tế của dân địa phương. Điều này còn có nghĩa là Toyoto không chỉ sản xuất ô tô  ở nước ngoài mà còn thiết kế và thử nghiệm chúng tại đó. Trong chiến lược này, Toyota đã xây dựng đượng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng và lao động địa phương. Sản phẩm được “Mỹ hóa” đầu tiên của Toyota là chiếc Tiara, hay thường được biết đến với cái tên Toyota Corona PT20, ra đời năm 1964. Cuối những năm 1950, Toyota chỉ là một công ty rất bé trên thế giới. Đến năm 1963, nó trở thành hãng không phải của Mỹ lớn thứ 93 trên thế giới và năm 1966 đứng thứ 47 (trong thời gian này, Toyota trở thành công ty lớn thứ 6 tại Nhật và là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 10 trên thế giới). Đầu những năm 1980, kế hoạch F1 được thành lập trong đó có 1400 kỹ sư, 2300 kỹ thuật viên, 60 nhà thiết kế và 220 người hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Shoiji Jimbo và Ichiro Suzuki. Chiến lược nghiên cứu thị trường cho tên gọi Lexus tại thị trường Mỹ được bắt đầu năm 1985. Tháng 6/1985, mẫu prototype đầu tiên xuất hiện. năm 1986, các cuộc thử nghiệm được diễn ra trên đường phố Mỹ và Đức. Cuối cùng, năm 1987, thiết kế sau cùng cũng được thông qua sau 8 buổi thuyết trình với ban quản lý. LS400, chiếc Lexus đầu tiên cuối cùng cũng xuất hiện vào năm 1989. Chiếc xe ngay lập tức tạo được tiếng vang nhờ sự sang trọng ổn định và có giá thành rẻ hơn những chiếc Mercedes. Sự cạnh tranh kém của các hãng sản xuất ô tô vào lúc đó cũng giúp Lexus đạt được thành công. Từ đó đến nay, Lexus luôn là một trong những nhà sản xuất xe sang trọng hàng đầu của thế giới. Thương hiệu Scion được thành lập vào đầu năm 2000 với 3 mẫu xe được phát triển trên nền chiếc Echo cũ, với 2 loại động cơ – động cơ nhỏ cho phiên bản xA và xB và động cơ 2.4 lít cho phiên bản thể thao tC. Scion nhanh chóng đạt được doanh số rất cao ngay khi xuất hiện. Điều này dẫn đến việc giới thiệu rộng rãi Scion trên toàn nước Mỹ và mặc dù được quảng cáo rất ít nhưng Scion vẫn đạt được những thành công đáng kể. Mặc dù Scion không thu hút nhiều giới trẻ như Toyota mong đợi, nhưng nó cũng mang đến một bộ phận khác hàng trẻ để lắp vào chỗ trống trong phân khúc thị trường do Toyota và Lexus để lại. May mắn nắm bắt được cơ hội từ “khủng hoảng tài chính”, vào năm 2008, hãng xe hơi Toyota của Nhật Bản cuối cùng đã thay thế hãng xe hơi General Motors (GM) của Mỹ và trở thành “ông anh cả” trong ngành chế tạo ô tô toàn cầu, thực hiện được giấc mộng là thống trị thị trường xe hơi thế giới. Tuy nhiên, viễn cảnh tươi sáng này lại không kéo dài, gần đây sự kiện thu hồi xe do chân ga có vấn đề càng ngày càng nhiều, đã tác động nghiêm trọng tới danh dự của Toyota, đồng thời còn làm lung lay lòng tin của thị trường toàn cầu với thương hiệu “Made in Japan”. Cách đây vài ngày, Toyota không ngừng tuyên bố một loạt các thông tin về thu hồi xe, tổng số lượng xe hơi bị thu hồi tại các thị trường ở khắp nơi như Mỹ, Trung Quốc dự kiến sẽ hơn 9 triệu chiếc, thậm chí còn lớn hơn cả lượng tiêu thụ xe hơn 7 triệu chiếc của hãng trong năm 2009 vừa qua. Có phân tích cho rằng, uy tín danh dự của Toyota đang đứng trước nguy cơ “sụp đổ”. Ngày 29/01/10 Toyota lại tuyên bố, công ty sẽ chủ động thu hồi 646000 chiếc xe hơi kiểu nhỏ gọn trên phạm vi toàn cầu, bộ phận đóng mở cửa xe của những chiếc ô tô này quá nóng sau khi tiếp xúc chất lỏng, sẽ gây ra khói, tan chảy hay thậm chí bốc cháy. Nếu như đại gia Phố Wall của Mỹ - Lehman Brothers với lịch sử 150 năm đã bị phá sản tháng 9/2008, đồng thời cũng khiến cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn chỉ trong một đêm diễn biến thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Danh dự của ngành tài chính Mỹ bị sụp đổ hoàn toànThì hiện nay, nguy cơ mà Toyota đang đối mặt chỉ mới vừa bắt đầu, đồng thời, vầng hào quang của ngành chế tạo Nhật Bản cũng đang dần biến mất. Vấn đề chân ga có lỗi của hãng xe Toyota vẫn đang được điều tra, nhưng hiện các nhà phân tích đều cho rằng, mấy năm trở lại đây, cùng với sự trỗi dậy của ngành chế tạo tại Hàn Quốc, Trung Quốc, áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải càng ngày càng lớn, các doanh nghiệp Nhật Bản phải cắt giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, vì thế mà chất lượng ngành chế tạo của Nhật Bản cũng do đó mà giảm. Sự kiện Toyota thu hồi xe liệu làm sụp đổ ngành chế tạo Nhật Bản và thậm chí có trở thành một “Lehman Brothers” thứ hai cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay không? Đây là vấn đề rất đáng để thế giới quan tâm. Hoạt động kinh doanh của Toyota: Sản phẩm: Hoạt động sản xuất ô tô của Toyoda do Kiichiro Toyoda, con trai của Sakichi Toyoda phụ trách. Lúc đầu, họ nghiên cứu thử nghiệm động cơ 2 xylanh nhưng cuối cùng lại sử dụng mẫu động cơ 65 mã lực của Chevrolet, chassis và hộp số giống của chiếc Chrysler Airflow. Động cơ đầu tiên của hãng được sản xuất năm 1934 (Type A), chiếc ô tô và xe tải đầu tiên vào năm 1935 (mẫu A1 và G1) và mẫu thiết kế ô tô thứ 2 vào năm 1936 (mẫu AA). Năm 1937, công ty ô tô Toyota được tách ra. Mẫu A1 prototype Chiếc xe tải G1   Mẫu AA sedan  Chiếc Toyota KB, một chiếc 4x4 được sản xuất năm 1941, là một chiếc xe tải 2 tấn giống như chiếc KC trước chiến tranh; nó có khoang chứa đố 1,5 tấn và có thể chạy với vận tốc 69 km/h. Chiếc GB được phát triển dựa trên chiếc G1 1,5 tấn, và sau đó nó được sản xuất dựa trên mẫu ôtô A1. Chiếc xe tải đầu tiên của Toyota có thiết kế 1,5 tấn và sử dụng động cơ 6 xylanh giống với phiên bản của động cơ Chevrolet cùng thời. Thật ra, nhiều bộ phận của xe có thể đổi qua lại và chiếc những chiếc xe tải của Toyota bị thu giữ trong chiến tranh được phe Đồng minh thay thế các bộ phận của Chevrolet vào sử dụng. Cũng có phiên bản động cơ 4 xylanh 40 mã lực rất giống với thiết kế của động cơ 6 xylanh, nhưng nó có vẻ hơi yếu cho một chiếc xe tải khi chở đủ tải. Năm 1947, hãng bắt đầu sản xuất mẫu SA được gọi là Toyopet.Toyopet không phải là một chiếc xe mạnh mẽ khi động cơ chỉ có 27 mã lực và tốc độ tối đa đạt 88 km/h, nhưng nó có giá thành rẻ và đặc biệt thích hợp với những con đường bị bom đạn tàn phá trong chiến tranh. Trong 5 năm đã có 215 chiếc SA Toyopet được sản xuất. Mẫu SD, một phiên bản cho xe taxi, có lẽ đạt được nhiều thành công hơn khi có 194 chiếc được sản xuất trong 2 năm. Mẫu SF Toyopet là chiếc ô tô thật sự phổ biến đầu tiên của Toyota với động cơ được cải tiến và có thêm phiên bản cho xe taxi. Mẫu RH với động cơ 48 mã lực được ra đời ngay sau đó. Đến năm 1955, Toyota đã sản xuất được 8400 xe mỗi năm và con số này tăng lên 600.000 xe trong năm 1965. Toyopet SA  Ngoài những mẫu xe này, Toyota còn bắt đầu sản xuất một mẫu xe tải cho dân thường với tên gọi Land Cruiser. Những chiếc Land Cruiser đầu tiên có thiết kế giống chiếc Jeep và được sản xuất dựa chủ yếu vào chiếc xe chở vũ khí 0,5 tấn của Dodge và chiếc Bantam (phiên bản trước của chiếc Jeep). Chúng sử dụng động cơ lớn hơn chiếc Jeep và có kích cỡ cũng như thông số giống một chiếc xe chở vũ khí của Dodge. Land Cruiser 1975 Năm 1955, Toyota bắt đầu sản xuất Crown, sử dụng động cơ 4 xylanh dung tích 1.5 lít và hộp số 3 cấp; sau đó là chiếc Corona với động cơ dung tích 1.0 lít. Năm 1955, chỉ có 700 xe được sản xuất mỗi tháng, nhưng con số này nhanh chóng tăng lên 11.750 xe năm 1958 và 50.000 xe năm 1964. Năm 1964 Toyota cho ra dòng Toyota Corona PT20. Chiếc xe 6 chỗ này được trang bị động cơ 70 mã lực và có thể đạt vận tốc tối đa 144 km/h và có nội thất rất thoải mái. Một năm sau, chiếc Corona xuất hiện với giá dưới $2000. Doanh số bán ra đạt 6400 chiếc trong năm 1965 và tăng lên 71.000 năm 1968 và gần như tăng gấp đối mỗi năm khi đạt 300.000 chiếc vào năm 1971.Năm 1967, Corona có giá bán rất cạnh tranh là $1760 với sự hài hòa về hiệu suất, tiện nghi và mức độ tiết kiệm nhiên liệu. Toyota Tiara  Đến năm 1967, Toyota đã phát triển bền vững tại Mỹ và chiếc Corona sedan 4 cửa của hãng là đối thủ chính của chiếc Volkswagen Bettle. Ngay từ đầu, Corona đã nổi tiếng là một chiếc xe có chất lượng và giá thành rẻ, tuy nhiên đến cuối những năm 1970, xe gặp vấn đề nghiêm trọng là bị han rỉ. Một số chiếc Corona bị han rỉ đến ½ xe trước khi nó “đủ già” để gặp phải những vấn đề về cơ khí. Năm 1967, Toyota giới thiệu một mẫu xe mới khác đến thị trường Mỹ, chiếc Crown, với phiên bản wagon và sedan. Xe được trang bị động cơ 6 xy lanh hoàn toàn mới với công suất 115 mã lực (tổng cộng)/5200 vòng/phút. Động cơ này tuy nhỏ nhưng nó có hệ thống nạp được cải tiến, piston hình bán cầu và sử dụng hợp kim nhẹ. Crown sử dụng hộp số tay 4 cấp (vào thời điểm đó hộp số tay 3 cấp rất thông dụng) hay hộp số tự động 2 cấp (mặc dù đa số người Mỹ đã quen với hộp số tự động 3 cấp). Một điểm bất thường nữa của chiếc Crown là đai an toàn 3 điểm và ghế ngồi không thoải mái. Chiếc Crown không bao giờ có doanh số bán cao nhất nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với những xe ngoại nhập khác cùng phân khúc. Phiên bản sedan của Crown được bán với giá $2653 còn phiên bản wagon là $2785. Điểm mạnh của Crown là hoạt động êm ái và nội thất yên tĩnh. Toyota Crown 1969  Ngay sau đó, Toyota mang đến thị trường Mỹ chiếc xe 2000GT danh tiếng có ngoại hình giống những chiếc xe thể thao của Anh với mui xe lớn và gần như không có cabin hay cốp xe. Xe được trang bị động cơ 6 xylanh dung tích 150 mã lực và hộp số tay 5 cấp; và đến năm 1966 nó đã lập được 16 kỷ lục thế giới về tốc độ và độ bền. Chiếc 2000GT có thời gian tăng tốc từ 0 lên 96 km/h khá chậm, hơn 10 giây. Tuy nhiên, xe có thể vượt qua đoạn đường 400 mét trong 15,9 giây (gần bằng với chiếc Neon 1995) và rất ổn định ở những khúc cua. Toyota 2000GT  Chiếc Corolla, một chiếc xe nhỏ được yêu thích tại Mỹ, xuất hiện tại thị trường mỹ lần đầu vào năm 1969, 2 năm sau khi nó được sản xuất tại thị trường Nhật; và tiếp sau đó là những chiếc pickup nhỏ nổi tiếng nhờ sợ ổn định, bền bỉ và đáng tin cậy. Toyota Corolla Thị phần: Toyota, đã vượt qua Ford từ năm 2003 để giành vị trí nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới, sẽ tiếp tục mở thêm các nhà máy tại Nga, Thái Lan và Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Theo khảo sát của Consumer Reports, năm 2008 vừa qua, Toyota, Honda và Ford là ba nhà sản xuất ô tô được người tiêu dùng Mỹ yêu thích nhất. Toyota vinh dự đứng vị trí đầu bảng trong 3 năm liên tiếp, kết quả của cuộc khảo sát ý kiến hơn 1.700 người tại Mỹ hồi đầu tháng 12/2008. Tập đoàn Honda đứng vị trí thứ 2 nhờ vào các mẫu xe chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Ford, Cadillac và Merdedes-Benz là những nhãn hiệu nằm trong top 5. Mercedes được bình chọn là nhãn hiệu xe có thiết kế đẹp, còn Cadillac được yêu thích nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến và cả hai nhãn hiệu này cũng nằm trong danh sách xe chất lượng tốt. Tuy nhiên, Mercedes và Cadillac lại đứng ở những vị trí cuối bảng về độ tin cậy. Tuy nhiên sau vụ thu hồi xe thị phần của Toyota giảm mạnh: SOURCE: Motorintelligence.com | Tobey/The Washington Post - February 3, 2010 Đối thủ cạnh tranh của Toyota: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Toyota là GM và Ford. GM đã giữ ngôi vị nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới trong suốt 77 năm, kể từ khi “phế truất” Ford vào năm 1931, hai năm trước khi Toyota bắt đầu con đường chinh phục nước Mỹ. Năm 2006 :GM vượt xa Toyota tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ 3 thế giới sau Nhật và Mỹ. Năm 2005, GM chiếm 11% thị phần xe hơi Trung Quốc, trong khi Toyota chỉ có 3,5%. Tại đây, GM đã có 5 nhà máy liên doanh lắp ráp gần như toàn bộ các mẫu xe của GM bán tại Trung Quốc và dự tính sẽ đầu tư thêm 3 tỷ USD trong giai đoạn 2004-2007 để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên :Quý 1/2007, Toyota đã tạm thời “dẫn trước” General Motors (GM) để trở thành hãng xe hơi lớn nhất thế giới, với doanh số năm 2008 cao hơn GM khoảng 620.000 xe. Để có thể chinh phục thị trường Mỹ, không chỉ chú tâm vào chất lượng và dịch vụ khách hàng, Toyota đã chi hàng triệu đôla để thuyết phục người tiêu dùng ở đây rằng họ là doanh nghiệp Mỹ, dù trụ sở đặt tại Nhật Bản. Trong nỗ lực đó, Toyota đã tham gia vào giải đua NASCAR, Craftsman, xây dựng một nhà máy sản xuất xe bán tải ở Texas và một nhà máy khác ở Mississippi, và gần đây là bổ nhiệm một người Mỹ vào hội đồng quản trị công ty - điều trước nay chưa từng có ở Toyota. Dù có tuyên bố gì trước công chúng, nhưng chắc chắn một điều là GM cảm thấy không mấy dễ chịu khi bị đẩy ra khỏi vị trí số 1 mà hãng đã chiếm giữ trong suốt 3/4 thế kỷ qua. Các chi nhánh: Toyota có nhà máy tại hầu hết các nơi trên thế giới, sản xuất, lắp ráp xe cho thị trường địa phương. Toyota đã sản xuất hoặc các nhà máy lắp ráp tại Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Sri Lanka, Canada, Indonesia, Ba Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Anh Quốc, Hoa Kỳ, UAE, Pháp, Brazil, Bồ Đào Nha, và gần đây hơn, Argentina , Cộng hòa Séc, Mexico, Malaysia, Thái Lan, Pakistan, Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela, Philippines, và Nga. Trong năm 2002, Toyota bắt đầu dự án"Sáng tạo quốc tế đa mục đích chiếc xe" (IMV) để tối ưu hóa sản xuất toàn cầu và hệ thống cung cấp cho xe tải pickup và xe đa dụng, và để đáp ứng nhu cầu thị trường tại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới.IMV là cho động cơ diesel được sản xuất tại Thái Lan, động cơ xăng ở Indonesia và truyền dẫn sử dụng ở Philippin, để cung cấp cho các quốc gia bị tính phí với sản xuất xe.IMV sản xuất và xuất khẩu các cơ sở cung cấp châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương, Mỹ Latinh và Trung Đông với ba IMV xe: Những Hilux Toyota (Vigo), các Fortuner, và Toyota Innova. Bắc Mỹ: Toyota Mot
Tài liệu liên quan