Ở mỗi quốc gia, đều có những đặc điểm văn hóa, phong cách và tập quán
riêng của mình. Vì vậy bất kì quốc gia nào muốn mở rộng mối quan hệ hay hợp
tác kinh tế với các quốc gia khác, đều phải tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường,
văn hóa xã hội của nước bạn, để từ đó lựa chọn những phương thức thâm nhập
và hình thức đầu tư kinh tế thích hợp nhất.
Và theo đánh giá của các nhà kinh tế và các nhà văn hóa cũng đều cho
rằng văn hoá ở mỗi quốc gia vừa là mục tiêu cũng vừa là động lực của sự phát
triển kinh tế xã hội ở quốc gia đó. Có thể thấy rằng tác động của văn hoá đến
nền kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp bởi nó trong hệ thống các giá trị văn
hoá, các giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá phi vật thể có tác động mạnh mẽ và
phổ biến đến hoạt động marketing thông qua hàng loạt các vấn đề có tính chất
chiến lược trong Marketing của một quốc gia để đưa ra các quyết định lựa chọn
lĩnh vực kinh doanh, đầu tư hay cách thức thâm nhập thị trường, hoạt động
4P….
Trong các khu vực kinh tế, hiện nay, khu vực Trung Đông là một khu vực
nóng, không chỉ vì nơi đây đang có tình hình chính trị nổi bật mà còn là khu vực
có nền kinh tế đầy tiềm năng. Trong đó hai quốc gia có nền văn hóa cũng như
nền kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm của các quốc gia khác trên thế giới đó là
Ai Cập và Ả Rập Xê Út (Ả Rập Saudi). Hai đất nước này chứa đựng nhiều bản
sắc văn hóa đặc sắc, bên cạnh đó có những lợi thế kinh tế cạnh tranh tiềm ẩn,
càng đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu chúng ta sẽ rút ra nhiều điều đáng quan tâm
đến môi trường văn hóa của hai quốc gia này, các yếu tố văn hóa ấy có sự tác
động cũng khá mạnh mẽ đến các hoạt động marketing ở hai nơi này.
61 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường văn hóa của đất nước Ai Cập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - MARKETING - DU LỊCH
BÀI TIỂU LUẬN
MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài :
GVGH: THS. QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM SVTH:NHÓM ĐỀ TÀI 3
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2012
TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA MỖI
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM:
ĐỀ TÀI 3 : NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI
TRƯỜNG VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC AI CẬP VÀ Ả
RẬP XÊ-ÚT ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ
STT Tên thành viên Nội dung làm bài Mức độ hoàn thành
1 Nguyễn Thị Ngọc Ý Tìm tài liệu, tổng hợp bài, góp ý 100%
2 Đinh Hoàng Uyên Linh Tìm tài liệu, ghi đĩa, tìm clip 100%
3 Trần Thị Hồng Nhung Tìm tài liệu, ghi đĩa, làm power point 100%
4 Huỳnh Thị Yến Thảo Tìm tài liệu, lời mở đầu, kết thúc, góp ý 100%
5 Nguyễn Thị Bích Thảo Tìm tài liệu, góp ý 100%
6 Lê Minh Thành Tìm tài liệu, chỉnh power point 100%
LỜI NHẬN XÉT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU VĂN HÓA CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG ...........................1
1.1. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚC AI CẬP ............................................5
1.1.1 Giới thiệu về nước Ai Cập ............................................................5
1.1.2. Giới thiệu về văn hóa nước Ai Cập ............................................8
1.2. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚC Ả RẬP XÊ-ÚT ..............................18
1.2.1. Giới thiệu về đất nước Ả Rập Xê-Út ........................................18
1.2.2. Giới thiệu về văn hóa nước Ả Rập Xê-Út ................................19
2. NÉT TƯƠNG ĐỒNG VĂN HÓA CỦA HAI ĐẤT NƯỚC AI CẬP VÀ Ả
RẬP XÊ-ÚT ẢNH HƯỞNG TỚI CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX (4P)
VÀ PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP VÀO HAI THỊ TRƯỜNG NÀY. .......24
2.1. Ảnh hưởng đến chiến lược Marketing Mix (4P) ...................................24
2.1.1 Sản phẩm .....................................................................................24
2.1.2. Giá cả: .........................................................................................29
2.1.3. Phân phối. ..................................................................................33
2.1.4 Xúc tiến thương mại, quảng cáo. ...............................................40
2.2. Ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường ................................47
2.2.1 Chính sách thương mại của Arập Xêút ...................................48
2.2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Ai Cập ........................................51
2.2.3. Các hình thức thâm nhập thị trường khác ..............................53
LỜI KẾT
LỜI MỞ ĐẦU
Ở mỗi quốc gia, đều có những đặc điểm văn hóa, phong cách và tập quán
riêng của mình. Vì vậy bất kì quốc gia nào muốn mở rộng mối quan hệ hay hợp
tác kinh tế với các quốc gia khác, đều phải tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường,
văn hóa xã hội của nước bạn, để từ đó lựa chọn những phương thức thâm nhập
và hình thức đầu tư kinh tế thích hợp nhất.
Và theo đánh giá của các nhà kinh tế và các nhà văn hóa cũng đều cho
rằng văn hoá ở mỗi quốc gia vừa là mục tiêu cũng vừa là động lực của sự phát
triển kinh tế xã hội ở quốc gia đó. Có thể thấy rằng tác động của văn hoá đến
nền kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp bởi nó trong hệ thống các giá trị văn
hoá, các giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá phi vật thể có tác động mạnh mẽ và
phổ biến đến hoạt động marketing thông qua hàng loạt các vấn đề có tính chất
chiến lược trong Marketing của một quốc gia để đưa ra các quyết định lựa chọn
lĩnh vực kinh doanh, đầu tư hay cách thức thâm nhập thị trường, hoạt động
4P….
Trong các khu vực kinh tế, hiện nay, khu vực Trung Đông là một khu vực
nóng, không chỉ vì nơi đây đang có tình hình chính trị nổi bật mà còn là khu vực
có nền kinh tế đầy tiềm năng. Trong đó hai quốc gia có nền văn hóa cũng như
nền kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm của các quốc gia khác trên thế giới đó là
Ai Cập và Ả Rập Xê Út (Ả Rập Saudi). Hai đất nước này chứa đựng nhiều bản
sắc văn hóa đặc sắc, bên cạnh đó có những lợi thế kinh tế cạnh tranh tiềm ẩn,
càng đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu chúng ta sẽ rút ra nhiều điều đáng quan tâm
đến môi trường văn hóa của hai quốc gia này, các yếu tố văn hóa ấy có sự tác
động cũng khá mạnh mẽ đến các hoạt động marketing ở hai nơi này.
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
1. GIỚI THIỆU VĂN HÓA CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG
Trung Đông là một khu vực ẩn chứa nhiều huyền thoại và có phần nào
hơi máy móc. Trước khi thực hiện ý định kinh doanh ở Trung Đông trước tiên
bạn nên tìm hiểu kỹ về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nghi thức ngoại giao, hình
thức - thủ thuật kinh doanh, văn hóa kinh doanh , các quy ước cụ thể và kỹ năng
đàm phán của khu vực này. Nếu kiến thức thị trường này không được trang bị
tốt thì rất có thể sẽ là rào cản cho công việc kinh doanh và giao dịch của chúng
ta.
Khi thực hiện công việc kinh doanh tại khu vực Trung Đông, cần phải ghi
nhận tới tính đa dạng tuyệt vời trong khu vực. Cũng giống như bất kỳ một tôn
giáo thông thường nào, ngôn ngữ và văn hóa là đặc điểm chung tạo nên nét đặc
trưng riêng cho khu vực này.
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
1
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
Hồi giáo
Người ta không thể nói về văn hóa Trung Đông mà không đề cập đến Hồi
giáo. Hồi giáo lan truyền đến tất cả các giai cấp trong xã hội. Nó cung cấp,
hướng dẫn, tạo giá trị và là quy tắc cho cuộc sống cá nhân, quan hệ cộng đồng
và cả cách hành xử trong kinh doanh. Trong phạm vi bài giới thiệu ngắn gọn
này, bạn cần nghiên cứu riêng về đạo Hồi trước khi thực hiện công việc kinh
doanh tại Trung Đông. Chúng ta có thể xem xét một vài ví dụ cụ thể về các biểu
hiện của đạo Hồi có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn.
Người Hồi giáo phải cầu nguyện năm lần một ngày. Giờ cầu nguyện
được các nhà thờ hồi giáo thông báo cầu nguyện (azan). Không phải tất cả người
Hồi giáo phải đi đến nhà thờ. Một số cầu nguyện tại nhà hoặc ngay tại văn
phòng. Hàng ngày, các cuộc hẹn và các cuộc họp phải được sắp xếp một cách
thích hợp với thời gian cầu nguyện. Thứ Sáu là ngày cầu nguyện cộng đồng và
bắt buộc tất cả nam giới phải tham dự.
Khi kinh doanh ở Thị trường Trung Đông nên cố gắng tránh tháng lễ
Ramadan. Người Hồi giáo nhịn ăn, nhịn uống hoặc hút thuốc từ bình minh đến
hoàng hôn. Trong giờ làm việc, nhìn chung các công việc đều được giảm bớt
hoặc sắp xếp lại tùy theo tính chất công việc của công ty hoặc tổ chức thương
mại.
Có hai lễ hội chính của người Hồi giáo cần lưu ý. Lễ Eid al-Fitr sau tháng
Ramadan và Lễ Eid al-Adha sau cuộc hành hương hàng năm. Vào những ngày lễ
này người dân được nghỉ khoảng ba ngày. Tốt nhất là khi kinh doanh ta nên
tránh hai lễ hội quan trọng này của người hồi giáo.
Gặp gỡ và chào hỏi
Câu chào hỏi truyền thống của người hồi giáo là "Alaykum Asalamu"
(peace with you). Nếu bạn không phải là người Hồi giáo thì không nên sử dụng
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
2
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
câu nói này. Tuy nhiên, nếu bạn đã trót sử dụng thì bạn sẽ nhận được câu trả lời
tương ứng là (and peace be with you).
Khi kinh doanh tại Trung Đông, lúc gặp gỡ các bên luôn bắt tay nhau và
người ta có thể nắm tay bạn một lúc lâu. Nghi thức Hồi giáo quan niệm rằng khi
bắt tay người ta phải giữ tay lại lâu và chờ cho đến khi đối phương bỏ tay ra thì
mới thôi. Lưu ý luôn luôn bắt tay bằng tay phải. Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu
bàn tay của bạn được nắm lâu trong khi bạn muốn kết thúc. Bắt tay nhau ở nam
giới là rất phổ biến và không mang ý nghĩa tượng trưng như ở Phương Tây.
Người Ả Rập không coi trọng hình thức hóa tên khi kinh doanh và nói
chung họ giao dịch với nhau bằng tên họ. Ví dụ: Mr. John Smith sẽ được gọi là
Mr. John. Các tước danh của người Ả Rập thường là: Sheikh (một bậc trưởng
lão, học giả, nhà lãnh đạo), Sayyid (hậu duệ của tiên tri Muhammad) và Hajji
(một trong những người đã thực hiện cuộc hành hương)...
Giới tính
Vai trò của nam giới và phụ nữ được xác định rất rõ ràng trong văn hóa Ả
Rập. Giới tính vẫn còn được phân biệt ở một số khu vực nhất định. Nếu bạn là
nam giới được giới thiệu với một người phụ nữ, bạn nên chờ đợi và quan sát nếu
họ có sẵn lòng bắt tay với bạn hay không. Nếu không thì bạn đừng cố gắng bắt
tay với họ. Tuyệt đối không được “trêu ghẹo”hoặc “liếc mắt đưa tình” với phụ
nữ.
Giao dịch cá nhân
Nhiều người phương Tây đã từng sống hoặc làm việc ở Trung Đông có
thể sử dụng các từ ngữ hỗn độn, vô tổ chức và bực bội, thậm chí nói tục khi thảo
luận về hoạt động kinh doanh ở đây. Mặc dù đây là một vấn đề của nhận thức,
nhưng thực tế nó đang diễn ra ở khu vực này trên rất nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Đây cũng làm một trở ngại và rất nhiều người thất bại khi đàm phán
hoặc giao dịch.
Người Ả Rập không phân biệt nghề nghiệp và quan hệ cá nhân. Kinh
doanh thường xoay quanh mối quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, niềm tin và
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
3
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
danh dự. Nhìn chung họ ưu tiên những vấn đề cá nhân trên tất cả. Do vậy quan
hệ kinh doanh được xây dựng trên tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau là rất tốt.
Nếu bạn có bạn bè hoặc các mối quan hệ ở đúng nơi đúng chỗ thì các quy
định trên có thể được xử lý linh hoạt, điều này cũng có nghĩa là công việc của
bạn được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hệ thống công việc của bạn
sẽ được ưu tiên xử lý trên cơ sở quan hệ tình cảm và không bao giờ bị lãng
quên. Mặc dù điều này nó có vẻ thiên vị song nó là một trong những bí quyết
nên được khai thác khi kinh doanh tại Trung Đông.
Lời nói
Văn hóa nói của người Trung Đông thường có giá trị hơn và trái ngược
với các thỏa thuận ký kết trước đó. Lời nói thường đi liền với danh dự của họ.
Hợp đồng chỉ được xem như là biên bản ghi nhớ hơn là một sự ràng buộc, hợp
đồng cố định. Do vậy bạn chỉ nên hứa những gì duy nhất mà bạn có thể làm
được nếu không điều này sẽ dẫn đến việc mất danh dự của bạn.
Hội nghị và đàm phán
Không nên sắp xếp cuộc hẹn quá xa vì nếu có sự thay đổi cá nhân sẽ dẫn
đến việc phải thay đổi cuộc hẹn. Sau khi cuộc hẹn đã được bố trí, bạn nên xác
nhận lại với khách bằng điện thoại trước một vài ngày.
Cuộc gặp gỡ ban đầu là để xây dựng mối quan hệ. Xây dựng lòng tin và
thiết lập quan hệ là điều kiện tiên quyết chính cho việc kinh doanh tại Trung
Đông. Khi cuộc hẹn đã được xác định, bạn nên tranh thủ tìm hiểu người mà bạn
dự kiến sẽ xây dựng mối quan hệ kinh doanh sau này.
Các cuộc hẹn của bạn có thể bị đối tác thay đổi, bạn phải kiên nhẫn và
chuẩn bị sẵn tinh thần cho tình huống này. Trong quá trình đàm phán hoặc thảo
luận người Ả Rập vẫn có thể sử dụng điện thoại và người khác có thể vào phòng
họp mà không thông báo trước, hoặc đưa ra các ý kiến riêng theo chương trình
nghị sự của họ. Thông thường các cuộc họp thường được sắp xếp bàn tròn,
không theo một khuôn mẫu nhất định và không có cấu trúc riêng theo chương
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
4
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
trình nghị sự hay mục tiêu nhất định nào đó và các câu hỏi được đưa ra tức thì
ngay bất cứ khi nào.
Sự đúng giờ là mong muốn của mọi người nước ngoài. Mặc dù người Ả
Rập thường nhấn mạnh việc đó song hiếm khi họ thực hiện được. Tuy nhiên nếu
bạn đến muộn thì đừng hốt hoảng, một câu xin lỗi lịch sự vẫn được chấp nhận.
Trong quá trình đàm phán, nên nhớ rằng người Ả Rập là nhà kinh doanh
và là nhà đàm phán rất xuất sắc. Họ mặc cả ở khắp mọi nơi, dù là ở cửa hàng
hoặc trong phòng đàm phán. Các quyết định được thực hiện từ từ; thủ tục hơi
quan liêu và có xu hướng chậm trễ. Không nên sử dụng chiến thuật áp lực cao vì
nó sẽ phản tác dụng.
1.1. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚC AI CẬP
1.1.1 Giới thiệu về nước Ai Cập
Tên nước: Ai Cập có tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập , là một nước
cộng hòa nằm ở phía bắc châu Phi, Trung Đông và tây nam châu Á.
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
5
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
- Thủ đô: Cai-rô
- Vị trí địa ly:́ năm̀ ở Băć Phi, phiá băć giaṕ Địa trung haỉ, phiá Nam giaṕ Sudan,
phiá Tây giaṕ Li-bi, phiá Đông giaṕ Israel va ̀biên̉ Đỏ
- Khi ́hâụ: muà he ̀khô, muà đông ôn hoà
- Diện tích: 1,002,450 km2
- Dân số: 81.015.887 người (năm 2011)
- Ngôn ngữ: tiếng A-rập
- Tôn giáo: Hồi giáo là quốc đạo
- Quốc khánh: 23/7/1952
- Tổng thống: Hiện tại đang bỏ trống.
- Thủ tướng: Kamal el-Ganzouri
- Tiền tệ: ̣Pound Ai-cập; 1EGP = 3 448 (19/03/2012)
Ai Cập ở vùng
Đông Bắc châu Phi,
nằm dọc theo vùng
hạ lưu của khu vực
sông Nin, sông Nin
bắt nguồn từ vùng
xích đạo của châu
Phi, dài 6700 km,
nhưng phần chảy
qua Ai Cập chỉ dài
700km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, ở phía Bắc có nơi
rộng đến 50km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển.
Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng
phù sa rất phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm
màu mỡ. Chính vì vậy, nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai
Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Cũng chính vì vậy, nhà
sử học Hy Lạp Hêrôđốt nói rằng: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin".
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
6
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
Tuy vậy, về mặt địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía
Bắc là Địa Trung Hải,
phía Đông giáp Biển
Đỏ, phía Tây giáp sa
mạc Sahara, phía
Nam giáp Nubi, nơi
giáp giới ấy là một
vùng núi hiểm trở khó
qua lại. Chỉ có ở
Đông Bắc, vùng kênh
đào Xuyê sau này,
người Ai Cập cổ đại
mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng
chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải
lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác.
Về tài nguyên thiên nhiên, Ai Cập có
rất nhiều loại đá quý như, đá badan, đá
hoa cương, đá mã não vv.v... Kim loại thì
có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên
ngoài vào.
Nằm bên bờ Địa Trung Hải, Ai
Cập là một nước Hồi giáo với gần 90%
dân số theo đạo này, phần lớn thuộc dòng
Sunni và Hồi giáo được coi là quốc đạo.
Ai Cập có nền văn hoá lâu đời với bề dày
5000 năm lịch sử. Ai Cập cổ đại là một
trong những nền văn minh đầu tiên và trong nhiều thiên niên kỷ, Ai Cập vẫn duy
trì được những nét văn hoá đa dạng và ổn định, ảnh hưởng cả văn hoá châu Âu,
Trung Đông và nhiều nước châu Phi khác. Ai Cập cũng chịu ảnh hưởng của văn
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
7
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
hoá Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Ngày nay văn hoá Ai Cập vẫn là sự giao thoa
giữa truyền thống và hiện đại.
Để bước đầu kinh doanh thành công tại quốc gia này, trươc tiên, ta phải
tìm hiểu rõ các nét văn hóa kinh doanh nơi đây. Sau đây là những nét văn hóa
kinh doanh cơ bản tại quốc gia Hồi giáo này.
1.1.2. Giới thiệu về văn hóa nước Ai Cập
1.1.2.1 Về con người
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả rập, nhưng thời cổ đại,
cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ
châu Á tới. Ai Cập là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi, với gần 81 triệu người.
Hầu hết dân số tập trung dọc theo hai bờ sông Nin (nhất là tại Alexandria và
Cairo) và tại Châu thổ và vùng gần Kênh đào Suyê. Từ thời cổ đại, đặc biệt
trước khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất, những ảnh hưởng từ Bắc Phi và Địa
Trung Hải đã trở thành thống trị ở phía bắc, trong khi người Ai Cập ở phía Nam
vẫn giữ quan hệ với người Nubians và Ethiopians.
Dù có những khác biệt đó, người Ai Cập hiện đại đang ngày càng có quan
hệ gần gũi hơn với nhau và đều là con cháu của xã hội Ai Cập cổ, luôn gắn với
nông nghiệp và đông đúc so với các vùng xung quanh.
1.1.2.2 Về ngôn ngữ
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
8
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
Người dân Ai Cập đã sử dụng nhiều loại ngôn ngữ từ hệ ngôn ngữ Afro-
Asiatic trong suốt lịch sử của họ bắt đầu từ Ai Cập Cổ cho tới Ai Cập Ả rập hiện
đại. Sự Ả Rập hoá Ai Cập là một quá trình văn hóa đã bắt đầu với việc du nhập
Đạo Hồi và ngôn ngữ Ả rập sau khi người Ả rập Hồi giáo chinh phục họ vào thế
kỷ thứ 7. Cho nên Ai Cập là nước thuộc giới Ả-rập và ngôn ngữ của họ là tiếng
Ả-rập. Các nhóm dân tộc thiểu số ở Ai Cập gồm một lượng nhỏ bộ tộc Ả rập
Bedouin sống ở phía đông và phía tây sa mạc và Bán đảo Sinai, người Siwis ở
Ốc đảo Siwa nói ngôn ngữ Berber. Viện hàn lâm ngôn ngữ Ả rập của Ai Cập là
nơi chịu trách nhiệm chỉnh lý ngôn ngữ Ả rập trên
khắp thế giới.
Người Ai Cập qua nhiều thế kỷ đã chuyển
đổi ngôn ngữ của họ từ tiếng Ai Cập sang tiếng Ai
Cập Ả Rập hiện đại (cả hai đều thuộc hệ ngôn ngữ
Á Âu), trong khi vẫn duy trì những bản sắc văn
hóa lịch sử vốn đã tách biệt họ hẳn với các nhóm
cư dân khác trong vùng. Hầu hết cư dân Ai Cập là
những người Hồi giáo Sunni và có một thiểu số
khá quan trọng người Thiên chúa giáo Ai Cập có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với
Chính thống giáo Ethiopia. Ở vùng Nubia, kéo dài từ Ai Cập sang Sudan, phần
lớn dân số nói tiếng Nubia cổ, nhưng cũng theo đạo Hồi
Lối nói của họ có phần chỉn chu, hoa mỹ, họ cũng ít khi muốn làm người
nghe phật lòng vì lối nói của mình. Khi tiếp xúc với người dân phải tránh sử
dụng tiếng lóng và những thành ngữ không phù hợp với văn hoá nơi đây.
Bạn nên ghi danh thiếp bằng tiếng A-rập bên cạnh tiếng Anh.
1.1.2.3
Về tôn
giáo
Nằm bên bờ
Địa Trung Hải, Ai Cập
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
9
Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới
hoạt động Marketing quốc tế.
Môn: Marketing Quốc Tế
là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này, phần lớn thuộc dòng
Sunni và Hồi giáo được coi là quốc đạo. Người theo Cơ Đốc giáo chiếm khoảng
10% dân số, phần lớn là dòng Coptic với 9%, 1% còn lại gồm Công giáo, Hy
Lạp Chính thống, Syri Chính thống, và Armenia Chính Thống, phần lớn sống
tại Alexandria và Cairo. Hiện vẫn còn một cộng đồng Do Thái nhỏ, với khoảng
300 người Ai Cập.
Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập thờ rất nhiều
thứ cho nên tôn giáo Ai Cập là sùng bái đa thần . Họ sùng bái các loài động vật,
biểu tượng thiên nhiên, con người . Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên
thần, Địa thần và Thủy thần. Cũng như loài người, các thần cũng thường kết hợp
với nhau và tạo thành những thần mới. Thần linh của tôn giáo này chưa được hệ
thống hoá , giữa chúng thiếu quan hệ hữu cơ với nhau . Một vị thần thường
không mang đặc trưng rõ rệt mà thường có sự kết hợp với một vị thần khác .
Trong các vị thần Ai Cập, được sùng bái nhất là thần Mặt Trời (Re) và thần
Minh Vương (Osiris) đều mang hình động vật rồi dần dần trở thành nửa người
nửa thú Người Ai Cập cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Họ quan niệm
rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là "can" (linh hồn) hoàn
toàn giống người đó như cái bóng ở t