Một trong bốn hãng sản xuất xe đứng đầu thếgiới, Ford Motor Company,
trong hai năm trởlại đây thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin
đại chúng với những tin tức vềsựbất ổn trong tình hình hoạt động. Tuy vậy, từ
những ngày đầu mới thành lập đến nay, với sựlãnh đạo của gia đình nhà Ford,
không ai có thểphủnhận đẳng cấp của Ford vềchất lượng sản phẩm và chất
lượng dịch vụphục vụkhách hàng.
Không chỉ được công nhận tại thịtrường Mỹ, Ford còn mang đẳng cấp của
mình đến với nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên toàn thếgiới, trong đó có
Việt Nam. Sựthành công đó bắt nguồn từsựtận tâm của lực lượng lao động,
các bộphận, phòng ban của mỗi chi nhánh, bên cạnh đó không thểkhông kể đến
óc lãnh đạo tài tình với các chiến lược, chiến thuật kinh doanh và marketing của
những nhà lãnh đạo tài ba, là đầu tàu cho sự đi lên của Ford.
Nắm bắt được điều đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đềtài “Chiến lược
marketing quốc tếcủa Ford motor company”. Bải nghiên cứu gổm ba chương:
-Chương 1: Giới thiệu sơlược
-Chương 2: Chiến lược kinh doanh
-Chương 3: Chiến lược marketing quốc tế
-Chương 4: Nhận xét sựthành công, thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm
từFord
73 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu chiến lược marketing quốc tế của tập đoàn Ford Motor, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing
Bộ Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế
Đề tài tiểu luận :
Nghiên Cứu Chiến Lược
Marketing Quốc Tế của Tập Đoàn FORD
MOTOR
Giáo Viên Hướng Dẫn : Ths. Quách Thị Bửu Châu.
Sinh Viên Thực Hiện : Vũ Kim Hằng. KDQT1 – K32
Dương Tùng Lâm. KDQT1 – K32
Đỗ Bảo Ngọc. KDQT1 – K32
Võ Minh Thảo KDQT1 – K32
Thái Nguyễn Tường Vy. KDQT1 – K32
Trang 2
Nhận xét của Giáo Viên
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
Trang 3
Nhận xét công việc của các thành viên
A. Công việc chung :
- Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm thảo luận, thống nhất đề cương, dàn
ý chi tiết và hỗ trợ công việc lẫn nhau.
- Cùng nhau tìm kiếm thông tin tài liệu chung cho cả nhóm.
B. Công việc cá nhân :
1. Vũ Kim Hằng :
• Xác định lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp ô tô.
• Phân tích chiến lược xúc tiến trong 4P.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
2. Dương Tùng Lâm :
• Powerpoint.
• Phân tích chiến lược sản phẩm trong 4P.
• Phân tích những thành công và thất bại của Ford.
• Các bài học kinh nghiệm.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
3. Đỗ Bảo Ngọc :
• Phân tích môi trường.
• Phân tích chiến lược kinh doanh chung của FORD.
• Chiến lược marketing toàn cầu của FORD .
• Phân tích chiến lược giá trong 4P.
• Phân tích chiến lược sản phẩm trong 4P.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
4. Võ Minh Thảo : Nhóm trưởng
• Tổng hợp tài liệu, chỉnh sửa file Word hoàn chỉnh.
• Nhận định chung về thị trường ô tô thế giới
Trang 4
• Chiến lược marketing toàn cầu của FORD
• Phân tích chiến lược phân phối trong 4P.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
5. Thái Nguyễn Tường Vy :
• Phụ trách viết mở đầu, kết luận.
• Phụ trách viết sơ lược lịch sử công ty.
• Triết lý kinh doanh của FORD.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
Trang 5
Mục Lục
Lời Mở Đầu 7
1. Giới thiệu sơ lược 8
1.1 Lịch sử hình thành Ford Motor : 8
1.2. Lĩnh vực hoạt động 8
1.3 Kết quả hoạt động thời gian gần đây 9
1.4 Triết lý kinh doanh của FORD : 10
2.Chiến lược kinh doanh của Ford : 13
2.1 Phân tích sơ lược một số các yếu tố môi trường thế giới
chính: 13
2.1.1 Tình hình kinh tế, tài chính. 13
2.1.2 Chính trị và luật pháp. 13
2.1.3 Văn hoá, xã hội. 14
2.1.4 Khoa học và công nghệ 15
2.2. Xác định lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô: 16
2.2.1 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng 16
2.2.2. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành : 16
2.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 19
2.2.4 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp 20
2.2.5 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 20
2.3 Chiến lược kinh doanh chung của FORD : 20
2.3.1 Chiến lược kinh doanh toàn cầu chung 20
a. Sức ép giảm chi phí: 21
b. Sức ép thích nghi địa phương. 25
Trang 6
2.3.2 Liên minh chiến lược. 26
a. Liên minh hợp tác khác ngành 26
b. Liên minh hợp tác cùng ngành 28
3.Chiến lược Marketing quốc tế của FORD 30
3.1 Nhận định chung về thị trường ô tô thế giới : 30
3.1.1 Thị trường Bắc Mỹ : 30
3.1.2 Thị trường Nam Mỹ : 32
3.1.3 Thị trường Châu Âu : 32
3.1.4 Thị trường châu Á & Thái Bình Dương : 35
3.1.5 Thị trường châu Phi và Trung Đông : 38
3.2 Chiến lược Marketing toàn cầu tổng quát của FORD : 40
3.3 Các chiến lược Marketing Mix 4P : 42
3.3.1 Chiến lược sản phẩm : 42
3.3.2 Chiến lược giá : 46
3.3.3 Chiến lược phân phối : 53
3.3.4 Chiến lược xúc tiến : 55
4. Nhận xét về thành công, thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm
của FORD : 63
4.1 Những thành công của Ford : 63
4.2. Những thất bại của Ford 66
4.3. Bài học kinh nghiệm 69
Lời Kết 71
Danh Mục Tham Khảo 72
Trang 7
Lời Mở Đầu
Một trong bốn hãng sản xuất xe đứng đầu thế giới, Ford Motor Company,
trong hai năm trở lại đây thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin
đại chúng với những tin tức về sự bất ổn trong tình hình hoạt động. Tuy vậy, từ
những ngày đầu mới thành lập đến nay, với sự lãnh đạo của gia đình nhà Ford,
không ai có thể phủ nhận đẳng cấp của Ford về chất lượng sản phẩm và chất
lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
Không chỉ được công nhận tại thị trường Mỹ, Ford còn mang đẳng cấp của
mình đến với nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có
Việt Nam. Sự thành công đó bắt nguồn từ sự tận tâm của lực lượng lao động,
các bộ phận, phòng ban của mỗi chi nhánh, bên cạnh đó không thể không kể đến
óc lãnh đạo tài tình với các chiến lược, chiến thuật kinh doanh và marketing của
những nhà lãnh đạo tài ba, là đầu tàu cho sự đi lên của Ford.
Nắm bắt được điều đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Chiến lược
marketing quốc tế của Ford motor company”. Bải nghiên cứu gổm ba chương:
y Chương 1: Giới thiệu sơ lược
y Chương 2: Chiến lược kinh doanh
y Chương 3: Chiến lược marketing quốc tế
y Chương 4: Nhận xét sự thành công, thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm
từ Ford
Với những nội dung nêu trên, nhóm nghiên cứu tin rằng bài tiểu luận sẽ là
những kiến thức bổ ích cho chính bản thân cũng như giúp cho các bạn sinh viên
trong việc trang bị thêm kiến thức về việc áp dụng các chiến lược marketing
quốc tế trong thực tế của các công ty, tập đoàn, từ đó rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm và tạo một nền tảng chắc chắn giúp ích cho việc học tập cũng như
cho công việc trong tương lai.
Trang 8
1. Giới thiệu sơ lược
1.1 Lịch sử hình thành Ford Motor :
Là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng
đầu thế giới, Ford được thành lập vào ngày 16 tháng 6 năm 1903 bởi Henry Ford
(30.7.1863 – 7.4.1947) cùng với mười một nhà đầu tư khác và $28.000 tiền vốn.
Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty chỉ sản xuất được vài chiếc ôtô
mỗi ngày tại nhà máy nằm trên đại lộ Mack ở Detroit. Henry Ford thành lập ra
hãng Ford năm ông 40 tuổi. Và từ đó đến nay Ford trở thành một trong những
công ty lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới.
Ford có trụ sở chính đặt tại Dearborn, bang Michigan, ngoại ô của Metro
Detroit. Đến nay, hãng đã sở hữu rất nhiều nhãn mác xe hơi nổi tiếng thế giới
bao gồm Lincoln và Mercury tại Mỹ; Volvo tại Thụy Điển. Ford cũng nắm một
phần ba số cổ phiếu tại Mazda của Nhật. Đứng thứ ba trong số những hãng ôtô
bán chạy nhất thế giới vào năm 2005, tập đoàn này còn là một trong mười tập
đoàn có doanh thu cao nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít các công ty
đã trụ vững được sau cuộc Đại suy thoái kinh tế. Từ hơn 100 năm nay, hãng
luôn nằm dưới sự lãnh đạo của các thành viên trong gia đình Ford.
Các thị trường chính trên thế giới của Ford là Châu Âu, Châu Á Thái Bình
Dương, Nam Mỹ , Châu Phi và vùng Trung Đông.
• Ford tại Việt Nam
Công ty Ford Việt Nam thuộc tập đoàn ô tô Ford được thành lập năm 1995 và
khai trương nhà máy lắp ráp ở tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km) hai năm sau
đó vào tháng 11/1997.
Với hơn 100 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế của công ty
Ford Motor, và 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Ford Việt Nam
(FVL) đã đạt được nhiều thành công tại thị trường đang phát triển này. Từ vị trí
thứ 7 trên thị trường khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1997, Ford Việt
Nam đã nhanh chóng phát triển và đến hết năm 2004, Ford Việt Nam đã vươn
lên vị trí thứ 2 trên thị trường với 14% thị phần.
1.2. Lĩnh vực hoạt động
Ra đời từ một nhà máy chuyên nâng cấp xe Wagon, lĩnh vực hoạt động chủ yếu
của Ford là sản xuất và kinh doanh xe hơi và các bộ phận xe hơi. Bên cạnh đó là
các dịch vụ tài chính liên quan đến xe hơi, dịch vụ cho thuê xe hơi và các dịch
vụ liên quan trực tiếp đến xe hơi. Với phương pháp sản xuất theo dây chuyền lắp
ráp và sản xuất hàng loạt, và là hãng đấu tiên sử dụng dây chuyền lắp ráp tự
động trên thế giới, từ những ngày mới thành lập Ford đã nhanh chóng chiếm
Trang 9
lĩnh thị trường, cuối năm 1913, Ford là nhà cung cấp 50% số xe tại thị trường
Mỹ và đến năm 1918 một nửa số xe trên nước Mỹ là Model T của Ford. Năm
1999, Ford được đánh giá là một trong những nhà sản xuất ô tô có mức sinh lợi
lớn nhất thế giới. Đến nay, Ford đã là một trong bốn nhà sản xuất ô tô hàng đầu
thế giới cùng với Toyota, General Motors và Volkswagen.
1.3 Kết quả hoạt động thời gian gần đây
Những ngày đầu mới thành lập, Ford chỉ sản xuất một vài chiếc xe một ngày với
nhóm hai hoặc ba công nhân làm việc với một chiếc xe. Đến 2008, số công nhân
của Ford ở Mỹ lên đến 87.700 người và 245.000 người trên toàn thế giới.
Suốt những năm cuối 1990, Ford đã bán ra một số lượng lớn xe hơi trong nền
kinh tế bùng nổ của Mỹ với sự phát triển của thị trường chứng khoán và giá cả
nhiên liệu thấp.
Tháng 12.2006, Ford đã quyết định thế chấp toàn bộ tài sản của công ty để vay
24 tỉ USD từ ngân hàng. Ở thời điểm đó, tuy Ford gặp một số khó khăn nhất
định, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng vững vàng. Cuối cùng, khi
khủng hoảng nổ ra, Ford vẫn duy trì được sự độc lập của mình và từng bước
vượt qua cuộc khủng hoảng lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô trong hàng
chục năm qua.
Năm 2006, hãng đã gặp phải sự thua lỗ lớn nhất trong lịch sử công ty với con số
12,7 tỉ USD, và dự đoán sẽ chưa đạt được lợi nhuận đến năm 2009. Tuy nhiên,
trong quý II năm 2007, Ford đã gây ngạc nhiên khi doanh thu trên toàn thế giới
đạt 172,5 tỉ USD, đạt mức lợi nhuận 750 triệu USD. Dù vậy, công ty cũng kết
thúc một năm vói 2,7 tỉ USD thua lỗ.
Năm 2007, lần đầu tiên trong vòng 56 năm, với doanh số bán ra tại Mỹ, Ford từ
hạng hai rơi xuống hạng thứ ba, xếp sau General Motors và Toyota. Với doanh
số trên toàn thế giới, Ford xếp hạng tư sau cả Volkswagen. Đến năm 2009, Ford
đã trở thành hãng sản xuất ô tô lớn thứ hai ở châu Âu (chỉ sau Volkswagen), với
hai thị trường lớn là Anh và Đức.
Quý II năm 2008, hãng công bố báo cáo tài chính về mức thua lỗ 8,76 tỉ USD,
đây được coi là quý làm ăn thảm hại nhất trong lịch sử 105 năm của hãng.
Doanh số bán ra của các loại xe do Ford Motor chế tạo riêng tại thị trường nội
địa Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2008 giảm tổng cộng 14% so với mức giảm
chung 10% của tất cả các loại xe do các hãng chế tạo.
Tháng 1 năm 2009, Ford thông báo khoản lỗ 14,6 tỉ USD trong năm trước, khiến
năm 2008 là năm làm ăn thảm bại nhất trong lịch sử công ty. Ba tháng đầu năm
2009, doanh số của Ford tại Mỹ giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái, so với
mức giảm chung 38% của toàn thị trường. Hiện Ford đang kỳ vọng những sản
phẩm mới nhất của hãng, trong đó có mẫu xe sedan tầm trung Taurus mới, có
Trang 10
thể ngăn sự sụt giảm xa hơn của doanh số. Các chuyên gia cũng cho rằng, Ford
hiện đang cạn tiền mặt và tiền chỉ đủ dùng cho một năm nữa.
1.4 Triết lý kinh doanh của FORD :
“Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản
phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ”, Henry Ford – người sáng lập
Tập đoàn ôtô Ford chia sẻ. Lời phát biểu của ông là minh chứng tiêu biểu cho
triết lý “Coi sản xuất là dịch vụ, coi trọng dịch vụ khách hàng” trong hoạt
động kinh doanh của tập đoàn Ford.
Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm: "Thị trường
không bao giờ bị bão hòa với một sản phẩm tốt, nhưng nó sẽ bị bão hòa rất
nhanh với một sản phẩm tồi”. Trong câu nói này, nhà thiết kế kiểu mẫu xe ôtô
mang tính cách mạng T Ford của năm 1908 cho chúng ta thấy rằng các sản
phẩm chất lượng sẽ luôn tạo được sức mạnh lâu bền trước những sản phẩm “mì
ăn liền”. Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào, sẽ luôn có ít “những sản phẩm tốt”
và sự phát triển của những mặt hàng nhái được sản xuất hàng loạt. Ông Ford
thúc giục chúng ta cần chắc chắn rằng những gì chúng ta đưa tới người tiêu dùng
phải có chất lượng cao để có thể đánh bật mọi sự cạnh tranh.
Theo những quan điểm này, về sau Ford đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt khi
kinh doanh ôtô Ford. Giá cả và chất lượng của loại xe này đã tạo ra một thị
trường, thậm chí là một thị trường lớn. Và khách hàng mua ôtô của Ford cũng đã
và đang tiếp tục được phục vụ chu đáo.
Tiểu sử vị lãnh đạo của Ford cho chúng ta thấy ông là con người của sáng kiến,
do đó một điều tất yếu Đổi mới, Sáng tạo cũng là châm ngôn hoạt động của ông
nói riêng và của tập đoàn Ford nói chung. Ông phát biểu: “Các nhà kinh doanh
thường sa sút trong làm ăn vì họ luôn áp dụng phương thức cũ mà không chịu
đổi mới. Bởi họ là những người không hiểu rằng ngày hôm qua đã là quá khứ và
sáng hôm sau, họ thức dậy vẫn mang tư tưởng từ năm ngoái. Như thế, chúng ta
gần như có một công thức là: cuối cùng khi một người đã tìm ra phương pháp
cho mình thì anh ta nên tự xem lại bản thân để biết trí óc của mình có làm việc
tích cực không. Sẽ là mối nguy hiểm khôn lường nếu anh ta là người luôn rập
khuôn máy móc bởi vì sớm muộn anh ta sẽ bị văng ra khỏi vòng xoáy cuộc
Trang 11
sống.” Trong suốt quá trình phát triển của Ford, những thiết kế mới với các tính
năng phù hợp tiện dụng hơn cho người sử dụng đồng thời giúp tiết kiệm nhiên
liệu và bảo vệ môi trường được liên tục sản xuất ra thị trường.
Đội ngũ lao động là một bộ phận không thể thiếu góp phần cho sự đi lên của
Ford. Henry Ford cùng với tập đoàn của ông ngay từ những ngày đầu đã rất
quan tâm đến những hoạt động hỗ trợ cho công nhân viên. Coi trọng đội ngũ
lao động là một triết lý hoạt động tiến bộ mang lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp cho
công ty. Ford là công ty đầu tiên ở Mỹ áp dụng chính sách lương tối thiểu và
tuần làm việc 40 tiếng trước khi chính phủ cho thi hành đạo luật này. Tháng 1
năm 1914, hãng đã nâng cao tính hiệu quả của công ty bằng cách tăng lương gấp
đôi cho nhân viên và áp dụng giờ làm việc 8 tiếng/ngày thay vì 9 tiếng như trước
đây. Hãng tiến hành thuê những công nhân lành nghề và từ đó năng suất lao
động tăng vọt còn số lượng nhân công từ bỏ công việc giảm đi rõ rệt do chi phí
sản xuất giảm. Sự kết hợp các nhà máy hiệu quả cao, nguồn nhân công được trả
lương hậu hĩnh và những quy trình sản xuất chi phí thấp của Henry Ford đã
được khắp thế giới biết đến như là Triết lý kinh tế vào năm 1914.
Hiện nay trong xu thế toàn thế giới đang lâm vào khủng hoảng kinh tế, FORD
đang đề ra một triết lý kinh doanh mới :
“ONE FORD
ONE TEAM . ONE PLAN . ONE GOAL”
Ford đã, và vẫn đang khẳng định đẳng cấp của mình.
Theo www.ford.com, ta có thể hiểu “One Ford – One Team. One Plan. One
Goal” như sau:
y One Team (một Đội)
Mọi người cùng làm việc với nhau như một tổ chức lãnh đạo ô tô toàn cầu, tổ
chức là tập hợp của: Khách hàng, Đội ngũ lao động, Thương nhân, Nhà đầu tư,
Nhà cung cấp, Công đoàn/Hội đồng, và Sự thỏa mãn Cộng đồng.
Ford luôn hướng đến và lắng nghe khách hàng, thương nhân, lực lượng lao
động, UAW (công đoàn liên hiệp công nhân ô tô), nhà cung cấp, nhà đầu tư,
cộng đồng, chính quyền các địa phương, liên bang, coi tất cả các thành phần kể
trên là nhân tố chủ yếu cho sự thành công của việc kinh doanh trong tương lai.
y One Plan (một Kế hoạch)
- Điều chỉnh một cách phù hợp để hoạt động có hiệu quả tại nhu cầu
hiện thời và thay đổi mô hình hỗn hợp.
- Thúc đẩy sự phát triển các dòng sản phẩm mới mà khách hàng mong
muốn và ưa chuộng.
Trang 12
- Cấp vốn cho các kế hoạch và cải tiến bảng cân đối kế toán.
- Làm việc cùng nhau như một tổ chức thống nhất một cách hiệu quả.
y One Goal (một Đích đến)
Tất cả vì một sự tăng trưởng lợi nhuận của FORD.
Trang 13
2.Chiến Lược Kinh Doanh Của FORD :
2.1 Phân tích sơ lược một số các yếu tố môi trường thế giới chính:
2.1.1 Tình hình kinh tế, tài chính.
Năm 2006 đến khoảng đầu năm 2007 là năm của hạnh phúc, năm vinh quang
rực rỡ của nền kinh tế thế giới.
(Nguồn:
Nhưng cũng không ngờ trong bối cảnh vinh quang ấy đã tiềm tàng những nguy
cơ yếu tố dẫn đến cuộc đại suy thoái gây hậu quả năng nề cho nhưng năm 2008,
2009 và về sau. Những chính sách kinh tế lũng đoạn, thiếu sáng suốt, sự thiếu
trách nhiệm và uy tín trong khâu dịch vụ cho vay cầm cố trên thị trường tài
chính Mỹ đã làm cho nền kinh tế Mỹ lung lay ở mức báo động đỏ, rồi hàng loạt
các ngân hàng tuyên bố phá sản, hàng ngàn công ty sụp đổ, hàng ngàn người
mất việc …. Bằng một cái hắt hơi của mình ông trùm kinh tế Mỹ đã khiến toàn
thế giới phải lao đao lâm vào tình trạng đại khủng hoảng.
Theo đài thông tấn xã BBC cho hay, tổ chức quỹ tiền tệ thế giới đã thông báo
rằng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng rất chậm vào năm 2008 và 2009 bởi
cuộc khủng hoàng vào khoảng 3.7% thấp hơn năm 2007 là 1.25%. Dẫn đầu cuộc
suy thoái sẽ là nền kinh tế Mỹ với sự tăng trưởng thấp 1.6%. Đến ngày hôm nay
của năm 2009, nhà kinh tế học vừa đoạt giải Nobel thế giới, Paul Krugman
Wins, dự đoán rằng cuộc khủng hoảng và nền kinh tế thế giới đã chạm đáy, mọi
thứ đã dần ổn định nhưng để có thể phục hồi lại như cũ thì đây vẫn còn là một
câu hỏi hóc búa, khó khăn.
2.1.2 Chính trị và luật pháp.
Thời đại ngày nay là thời đại của Toàn Cầu Hoá và Hội Nhập. Tất cả các nước
dần xích lại gần nhau hơn. Các khối liên minh khu vực được thành lập và mở
rộng ra với mục đích làm thế đối trọng với các nền kinh tế lơn như Mỹ…. Đối
với các liên minh khu vực, tổng thống, thủ tướng từ các nước luôn họp bàn, đề
ra các biện pháp nâng cao sức mạnh của các nước trong liên minh và cả khối
liên minh nói chung. Ngoài ra còn luôn cố gắng xây dựng một sự thống nhất
trong liên minh như là đồng tiền chung, bộ luật chung….
Trang 14
Nền kinh tế mậu dịch tự do là cái đích mà các nhà kinh tế lớn mong muốn. Quan
điểm này đã được các nhà kinh tế học lớn tác động, truyền đến các quốc gia trên
thế giới. Ngày nay các quốc gia trên thế giới đang cố gắng xây dựng một nền
kinh tế thị trường, ít can thiệp từ chính phủ, nhà nước và một nền kinh tế thế
giới tự do có thể.
Tuy vậy, thực tế vẫn tồn tại các đạo luật bảo vệ mậu dịch khu vực, bảo hộ các
nhà sản xuất trong nước, các hàng rào thuế quan, hạn ngạch không thống nhất,
khác nhau ở từng quốc gia. Ở một số quốc gia, nhà nước còn can thiệp quá sâu
vào thị trường. Vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử nhà sản xuất này với nhà sản
xuất khác, trong và ngoài nước, khu vực này với khu vực khác.
Vấn đề năng lượng ngày càng trở nên nóng bỏng trên toàn cầu. Các quốc gia
luôn cố gắng bảo vệ các nguồn tài nguyên của nhau và một số quốc gia còn
dùng chính trị bằng phương pháp hoà bình đến vũ lực để cạnh tranh với quốc gia
khác nhằm mục đích chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho chính
quốc gia mình. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính yếu dẫn đến các
cuộc chiến tranh lạnh hay các cuộc chiến tranh thảm khốc trên toàn thế giới.
Một trong các vấn đề cần đề cập quan tâm tới đó l