Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường. Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu sản xuất dầu mỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.
Chương I
LÍ LUẬN MỞ ĐẦU VỀ CUNG - CẦU DẦU MỎ
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".
Trên thị trường, giá cả xăng dầu cân bằng của hàng hoá xăng dầu là trạng thái khi cung hàng hoá xăng dầu đủ thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Với cách định nghĩa này, giải thích diễn biến giá của xăng dầu trên thị trường là việc đi tìm hiểu đặc điểm tính chất cung - cầu của loại hàng hoá này trên thị trường, ngoài ra có thể xem xét đến một số yếu tố phi kinh tế có ảnh hưởng đến giá cân bằng.
Xét về khía cạnh cung, có thể khẳng định thị trường dầu mỏ bị chi phối bởi một số nước nhỏ sản xuất dầu lửa. Đây là những quốc gia sản xuất dầu chủ yếu trên thế giới, bao gồm các nước thuộc nhóm OPEC (The Organization of Petroleum Exporting Contries)-Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Thành lập ngay 14/9/1960 tại Bagdhad (thủ đô Iraq), lúc đầu gồm các nước Venezuela, Saudi Arabia, Iraq, Iran, và Kuwait. Quata được kết nạp năm 1961; Indonexia và Lybia (1962); Tiểu vương quốc các nước Arab thống nhất (1967); Algeria (1969); Nigeria (1971). Ecuado gia nhập năm 1973 nhưng xin rút lui năm 1992. Gabon gia nhập năm 1975 nhưng xin rút lui năm 1994. OPEC chuyển tổng hành dinh từ Geneva (Thụy Sĩ) đến Vienna (Áo) vào ngày 01/09/1965. Hiện nay trong khối OPEC có 7 nước thuộc khối Ảrập độc quyền kiểm soát và chi phối thị trường dầu lửa thế giới, tự do áp đặt giá dầu. Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. Trong số các nước thành viên có 11 nước Hồi giáo chiếm tới 75% trữ lượng dầu và trữ lượng khí đốt trong tổng trữ lượng dầu khí của thế giới.
Hiện nay tổ chức này có 13 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập:
- Châu Phi:
+ Algérie (tháng 7 năm 1969)
+ Libya (tháng 12 năm 1962)
+ Nigeria (tháng 7 năm 1971)
+ Angola (tháng 1 năm 2007)
Trung Đông
+ Iran (tháng 9 năm 1960)
+ Iraq (tháng 9 năm 1960) (không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC từ năm 1998)
+ Kuwait (tháng 9 năm 1960)
+ Qatar (tháng 12 năm 1961)
+ Ả Rập Saudi (tháng 9 năm 1960)
+ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (tháng 11 năm 1967)
+ Nam Mỹ
+ Venezuela (tháng 9 năm 1960)
+ Ecuador (1973-1993, 2007)
Đông Nam Á
+ Indonesia (tháng 12 năm 1962. Đang được xem xét lại do Indonesia không còn là nước xuất khẩu dầu thực nữa.)
Cựu thành viên
+ Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995)
Thành viên tương lai
+ Bolivia, Canada, Sudan và Syria đã được OPEC mời tham gia
Cơ quan năng lượng quốc tế IEA- International Enegy Agency, công bố danh sách14 nước XK nhiều dầu thô nhất và 14 nước NK nhiều nhất vào năm 2006
Bảng 1: NHỮNG NƯỚC XUẤT NHẬP KHẨU DẦU NHIỀU NHẤT THÁNG NĂM 2006
Nước sản xuất1
Tổng số dầu sản xuất
Doanh nghiệp xuất khẩu2
Tổng số dầuxuất khẩu
Người tiêu dùng3
Tổng số dầutiêu thụ
Nước nhập khẩu4
Tổng số dầunhập khẩu
1. Saudi Arabia
10,72
1. Saudi Arabia
8,65
1. Hoa Kỳ
20,59
1. Hoa Kỳ
12,22
2. Nga
9,67
2. Nga
6,57
2. Trung quốc
7,27
2. Nhật Bản
5,10
3. Hoa Kỳ
8,37
3. Na Uy
2,54
3. Nhật Bản
5,22
3. Trung quốc
3,44
4. Iran
4,12
4. Iran
2,52
4. Nga
3,10
4. Đức
2,48
5. Mehico
3,71
5. Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất
2,52
5. Đức
2,63
5. Hàn Quốc
2,15
6. Trung quốc
3,84
6. Venezuela
2,20
6. Ấn Độ
2,53
6. Pháp
1,89
7. Canada
3,23
7. Kuwait
2,15
7. Canada
2,22
7. Ấn Độ
1,69
8. Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất
2,94
8. Nigeria
2,15
8. Brazil
2,12
8. Ý
1,56
9. Venezuela
2,81
9. An-giê-ri
1,85
9. Hàn Quốc
2,12
9. Tây Ban Nha
1,56
10. Na Uy
2,79
10. Mehico
1,68
10. Saudi Arabia
2,07
10. Đài Loan
0,94
11. Kuwait
2,67
11. Libya
1,52
11. Mehico
2,03
12. Nigeria
2,44
12. Iraq
1,43
12. Pháp
1,97
13. Brazil
2,16
13. Angola
1,36
13. Vương quốc Anh
1,82
14. Iraq
2,01
14. Kazakhstan
1,11
14. Ý
1,71
Chú ý: các thành viên OPEC in nghiêng.
1. Bảng bao gồm tất cả các nước sản xuất dầu với tổng số trên 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2006. Bao gồm dầu thô, khí tự nhiên chất lỏng, ngưng tụ, được nhà máy lọc, và các chất lỏng khác.
2. Bao gồm tất cả các nước xuất khẩu ròng với quá 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2006.
3. Bao gồm tất cả các nước mà tiêu thụ nhiều hơn 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2006.
4. Bao gồm tất cả các nước mà nhập khẩu hơn 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2006.
Nguồn: Quản trị thông tin năng lượng (EIA). www.eia.doe.gov/emeu/cabs/
Bảng 2: TỐP 15 NƯỚC NHẬP KHẨU DẦU THÔ VÀ XĂNG DẦU
Cập nhập ngày 29 Tháng Chín 2009
Dầu thô nhập khẩu (Top 15 nước)(Ngàn thùng mỗi ngày)
Đất nước
Jun-09
Jun-09
YTD 2009
Jul-08
YTD 2008
CANADA
2.110
2.001
1.916
1.976
1.934
SAUDI ARABIA
1.137
902
1.063
1.676
1.538
MEHICO
985
1.099
1.136
1.200
1.197
VENEZUELA
865
1.134
1.015
1.187
1.035
NIGERIA
858
769
668
741
992
BRAZIL
375
269
342
241
224
IRAQ
365
390
453
696
677
ANGOLA
320
435
504
640
517
COLOMBIA
286
286
261
178
182
Russia
267
305
272
202
127
KUWAIT
261
170
183
122
205
CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC A-RẬP THỐNG NHẤT
161
75
62
0
7
AN-GIÊ-RI
143
232
231
232
308
GUINEA XÍCH ĐẠO
123
51
91
66
60
Ê-CU-A-ĐO
112
148
201
226
197
Tổng số nhập khẩu của dầu khí (Top 15 nước)(Ngàn thùng mỗi ngày)
Đất nước
Jun-09
Jun-09
YTD 2009
Jul-08
YTD 2008
CANADA
2.639
2.529
2.450
2.417
2.506
MEHICO
1.316
1.183
1.280
1.292
1.306
SAUDI ARABIA
1.153
959
1.095
1.690
1.554
VENEZUELA
959
1.237
1.147
1.329
1.193
NIGERIA
879
830
708
822
1.052
Russia
637
578
637
572
491
BRAZIL
392
299
361
275
251
IRAQ
365
374
455
696
677
AN-GIÊ-RI
329
458
462
456
526
ANGOLA
320
447
513
652
527
COLOMBIA
305
313
286
192
203
Virgin Islands
273
268
301
294
330
KUWAIT
261
179
187
122
209
VƯƠNG QUỐC ANH
188
268
252
187
218
CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC A-RẬP THỐNG NHẤT
161
75
64
0
0
Lưu ý: Các dữ liệu trong các bảng ở trên loại trừ dầu nhập khẩu vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Ngày nay nguồn cung cấp dầu mỏ không chỉ tập trung ở khu vực Trung Đông mà còn nhiều nơi như Biển Bắc, ngoài khơi Angola…Các nước ngoài khối OPEC cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu thế giới. Những nước Non-OPEC (không nằm trong khối OPEC) cũng xuất khẩu dầu mỏ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường dầu thế giới : đứng đầu la Canada, tiếp theo là Anh, Mexico, Na Uy, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đan Mạch, Congo, Việt Nam, Azerbaijan, Brunei, Romania, Peru,… Khi xảy ra biến động chính trị ở những quốc gia dầu mỏ cũng làm cho giá dầu biến động. Chẳng hạn cuộc chiến tại Iraq hoặc những xáo trộn tại Nigenia, khả năng Iran (nắm giữ 10% trữ lượng dầu thế giới) bị quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt về vấn đề hạt nhân … khiến cho giá giầu từ giữa năm 2005 biến động mạnh, có ngày vượt qua 70 USD/thùng (trong khi mức giá bình quân thường được giữ ở mức 25 - 28 USD/thùng từ hàng chục năm qua)
Đường cung của thị trường dầu mỏ biểu hiện trên đồ thị là đường có độ dốc lên từ trái qua phải, biểu thị khi giá tăng lên thì lượng cung cũng tăng lên theo.
P
S
O Q
Đồ thị 1: Biểu diễn đường cung xăng dầu trên thị trường thế giới
Xét về khía cạnh cầu: Cùng với sự phát triển xã hội, nhu cầu về dầu mỏ ngày càng ngày tăng, bên cạnh đó cầu quốc tế đối với loại hàng hoá này rất không co giãn vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phụ thuộc vào dầu và có quá ít hàng hoá thay thế sẵn có đối với sản phẩm dầu. Biểu diễn đường cầu trên đồ thị là đường có độ dốc từ trái qua phải nhưng độ dốc tương đối lớn.
P
D
O Q
Đồ thị 2: Biểu diễn đường cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới
Với đường cầu có độ dốc như vậy, bất cứ khi nào cung thay đổi, mặc dù thay đổi với một lượng nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cân bằng.
Có thể lấy ví dụ nhỏ để minh họa: Vào năm 1974, OPEC đã đơn phương quyết định tăng giá dầu thô quốc tế trên 400 %, nhưng lượng cầu chỉ giảm xuống
30%, như vậy hệ số co giãn Ed = -30/400 = - 0,075 tức là hệ số co giãn gần bằng 0.
Kết hợp đồ thị cung - cầu xăng dầu ở trên có đồ thị thị trường của xăng dầu trên thế giới.
P
S
D
O Q
Đồ thị 3: Biểu diễn đường cung - cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới
Với khả năng chi phối thị trường, các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu trên thế giới có thể hành động như một nhóm độc quyền, có nghĩa một vài nhóm “cấu kết với nhau ” bán một sản phẩm nhất định. Bằng cách thỏa thuận tăng vọt giá bán, trong khi cầu dầu thô của thế giới không co giãn họ có thể tăng thu nhập của mình lên rất nhiều lần.
Ví dụ: vào giữa năm 1973 và 1974, giá dầu mỏ đã tăng gấp 3 lần từ 2,9
USD/thùng lên tới 9 USD /thùng và kết quả là tổng thu nhập từ việc xuất khẩu dầu của OPEC nhảy vọt từ 24,2 tỷ USD lên 100,7 tỷ USD với lượng dầu xuất khẩu có giảm một ít.
Khi các nước xuất khẩu dầu chủ yếu trên thế giới phát hiện và tin rằng: Giá dầu tăng lên với 1 lượng rất lớn thị chỉ làm giảm 1 lượng nhỏ trong khi lượng dầu được bán ở trên thị trường.Với niềm tin như vậy, từ năm 1973, thị trường dầu mỏ đã biến động mạnh mẽ, giá cả của xăng dầu trên thị trường thế giới thường xuyên tăng lên đột ngột và ở mức tăng cao.
Bên cạnh việc giá cân bằng của dầu mỏ trên thị trường thế giới bị ảnh hưởng bởi Cung - Cầu, giá cả của hàng hoá này còn bị ảnh hưởng một số yếu tố phi kinh tế.
Thứ nhất: việc khai thác dầu phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Khi thời tiết lạnh, mưa bão,…dầu không khai thác được, khi đó lượng cung giảm xuống, nhưng do cầu là co giãn rất ít so với giá cho nên khi lượng cung giảm xuống, giá sẽ có sự thay đổi rất lớn. Chẳng hạn mùa mưa bão ở vùng vịnh Mehico của Mỹ, kéo dài từ tháng 6 tới tháng 11 hàng năm, cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung nơi đây.
Thứ hai, là yếu tố chính trị, đối với một số nước có sức mạnh về chính trị, khi nhập khẩu dầu, họ thương lượng với các nước xuất khẩu nhằm làm giảm chi phí nhập khẩu xuống; tuy nhiên khi có sự bùng phát về chính trị, mâu thuẫn giữa các nước không thể dung hoà được sẽ khiến cho giá cả dầu mỏ tăng lên rất nhiều. Ví dụ điển hình là Irắc vào năm 1991 và năm 2000 đã đẩy dầu mỏ lên tới đỉnh điểm, giá 1 thùng dầu lúc đó lên tới 55-56 USD.
Thời gian qua, giá dầu thô trên thị trường thế giới luôn luôn biến động và tăng cao, có thời điểm đã vượt ngưỡng 75 USD/thùng. Tính trung bình từ đầu năm
2006 đến nay, giá dầu thô trên thế giới đã tăng khoảng 20%.
Sự tăng giá đó phải kể đến cuộc khủng hoảng xung quanh chương trình hạt nhân của I-ran, bạo lực gia tăng tại Ni-giê-ri-a, bạn hàng xuất khẩu lớn thứ năm của Mỹ;
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thế giới, giá dầu tiếp tục biến động và có thể tăng lên mức 100 USD/thùng nếu Iran, nước xuất khẩu dầu lớn hàng đầu thế giới, bị tiến công quân sự phải ngừng xuất khẩu dầu nhiều tháng.
Yếu tố thứ ba là, do sản phẩm dầu xuất khẩu của OPEC trong đó 90% là sản phẩm dầu thô, việc lọc dầu lại được diễn ra tại các nước giàu có như Mỹ, Singapore, Nhật bản,… Mà nhu cầu của thế giới tăng (sản phẩm lọc dầu); giá cả của dầu mỏ cũng bị chi phối bởi các quốc gia đó. Do vậy, giá cả của xăng dầu trên thế giới luôn luôn biến động.
Theo tính toán của OPEC, với chi phí cận biên của việc khai thác dầu bằng 0 vì việc khai thác dầu chỉ phi bỏ ra chi phí ban đầu trong việc thăm dò, sau đó lắp đặt hệ thống hút dầu và khai thác dầu. Trong quá trình khai thác hầu như không phải bỏ chi phí gì thêm, cho nên lượng dầu tối ưu của các nước xuất khẩu và nhập khẩu là 22,8 USD/thùng.
Với mức giá bán thực tế luôn cao hơn mức giá cân bằng cung - cầu khiến cho cầu luôn nhỏ hơn cung. Có nghĩa khi các nước xuất khẩu dầu mỏ có khả năng để cung cấp nhiều hơn nhưng với mức giá cao như vậy khiến cho cầu bị hạn chế. Trong thực tế khi có mâu thuẫn xảy ra trong OPEC, một quốc gia muốn tăng sản lượng để thu thêm lợi nhuận về, các quốc gia còn lại không thống nhất sẽ dẫn đến giá cả của dầu mỏ trên thị trường thế giới sẽ giảm xuống. Ngược lại khi mức giá bán trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, có nghĩa cầu lớn hơn lượng cung, khi đó lượng dầu mỏ được sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới, với mức giá thấp, nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, dầu mỏ bị khai thác quá mức và có nguy cơ bị cạn kiệt. Do đó hạn chế lượng cung là điều kiện cần thiết.
P
S’
S
P2
P1
D
0 Q2 Q1 Q
Đồ thị 4: Biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế
Ban đầu, thị trường xăng dầu cân bằng tại mức giá P1 và Q1 do các yếu tố phi kinh phí như thời tiết, chiến tranh, chính sách của các nước giầu có, đẩy đường cung (S) lên (S') điểm cân bằng mới của thị trường (P2;Q2). Sự tác động của các yếu tố phi kinh tế làm cho sản lượng giảm từ Q1 → Q2, một lượng nhỏ nhưng tăng mạnh từ mức giá P1 → P2..
Chương II
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP VÀO GIÁ XĂNG, DẦU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
II.1 Tác động của giá xăng dầu đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam
Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu; dĩ nhiên sự gia
tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ nhiều biện pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ nên biến động giá xăng dầu ở nước ta chưa đến mức cao như mức bình quân trên thị trường thế giới, nhưng giá xăng dầu cũng đã khá cao này nếu duy trì trong một thời gian dài cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế đáng để các nhà hoạch định chính sách xem xét.
Theo lý thuyết, một sự gia tăng mạnh giá xăng dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với các nền kinh tế theo hai cách thức khác nhau, tùy thuộc vào mức độ mà một quốc gia phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu (về phương diện này thì các nước châu Á trong đó có Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với các nước như Mỹ, Anh...) và việc tiêu thụ xăng dầu tương đối so với tổng sản phẩm quốc dân (về phương diện này thì các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là châu Á trong đó có Việt Nam, chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với các quốc gia công nghiệp do có tỷ lệ tiêu thụ xăng dầu so với tổng sản phẩm quốc dân cao hơn: ví dụ tỷ lệ này của Việt Nam là khoảng 5% so với của Mỹ chỉ là 2,5%).
Thứ nhất, việc giá xăng dầu cao và ngày càng tăng làm giảm mức sống của dân cư xuống dưới mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu dùng cho sản phẩm xăng dầu tăng lên tương đối so với thu nhập (ước tính sự gia tăng giá xăng tại Việt Nam khiến cho mỗi cá nhân sử dụng phương tiện xe gắn máy mỗi tháng phải chi thêm bình quân khoảng 20.000 đồng so với thời điểm đầu năm 2004; hơn nữa, mặt hàng xăng dầu tương đối không co giãn so với giá - nghĩa là giá tăng nhưng người sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vẫn phải sử dụng do không có nhiên liệu khác thay thế, do vậy khi giá xăng dầu tăng thì người tiêu dùng có ít thu nhập hơn dùng để chi tiêu cho các hàng hóa khác).
Thứ hai, sự gia tăng này tác động đến nền kinh tế theo các cách thức mà rất khó để các nhà hoạch định chính sách có thể quản lý được: một mặt, sự gia tăng giá xăng dầu tạo áp lực gây ra lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế khác, nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng trong nước tháng 5 đã tăng mạnh đến 0,6% mà nguyên nhân chính là do xăng dầu tăng giá. Trong 5 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3,6%, mức tăng này tuy thấp hơn so với cùng kỳ 2 năm trước đó là 6,3% (2004) và 4,8% (2005). Trong những tháng gần đây nhiều hãng tàu quốc tế đã thông báo tăng phụ phí xăng đối với các lô hàng từ Việt Nam đi châu Âu, đi Mỹ; giá nguyên liệu nhựa các loại đã tăng khoảng tăng 15-20%; giá
thành một số loại hàng hóa dịch vụ cũng đã tăng từ 2 đến 5%, trong đó, giá thép tăng 12,5%, cước vận tải đường bộ tăng 2%, đánh bắt hải sản xa bờ tăng 4,1%....
Trong một tính toán mới đây, chi phí trong năm nay của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 120 tỷ đồng do tăng giá xăng dầu. Than lại là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất khác nên áp lực dây chuyền cứ thế tiếp tục. Chi phí sản xuất tăng sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
Bên cạnh đó, Các chuyên gia của Tập đoàn Tài chính HBSC và IMF nhấn mạnh, nếu giá dầu tiếp tục tăng cao hơn, nền kinh tế toàn cầu sẽ đứng trước nguy cơ mất ổn định dài hạn. Theo tính toán của IMF và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC), giá dầu tăng thêm 10% sẽ làm nền kinh tế toàn cầu giảm tăng trưởng 1-
1,5%; giá dầu tăng quá cao kéo theo lạm phát và chi phí tiêu thụ năng lượng tăng dẫn tới sự suy giảm của nhiều ngành công nghiệp lớn như sản xuất ô-tô, hàng không
...đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy phát triển bất thường. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế cho biết, phí tổn nhiên liệu tổng cộng của tất cả các hãng hàng không trên thế giới đã vượt mức 92 tỷ USD năm 2005, tăng 50% so với năm 2004; tình hình thị trường dầu mỏ cứ biến động như hiện nay thì khó tránh khỏi giá vé máy bay sẽ tăng vọt trong tương lai.
II.2 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP VÀO GIÁ XĂNG, DẦU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG NĂM QUA
Qua sự phân tích tình hình biến động giá xăng dầu trên thế giới, từ đó thấy chính sách can thiệp vào giá xăng dầu trong những năm qua một số tác động sau:
Trước hết, năm 2003, giá bán của xăng trên thị trường Việt Nam đối với loại xăng A92 là 6000 đ/lít; giá bán này được Chính phủ Việt Nam quy định theo mức bán giá trần, có nghĩa mức giá này luôn thấp hơn so với giá bán theo quy luật cung - cầu, Nhà nước bù lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Do sự bất ổn về tình hình chính trị - kinh tế, xã hội trên thế giới như: khủng bố, chiến tranh, thiên tai khiến cho giá xăng, dầu trên thế giới vượt quá cao, Chính phủ nâng mức giá trần đối với loại xăng A92 lên 6.600 đồng/lít và qua nhiều lần điều chỉnh và thời điểm hiện nay là 11.000VNĐ/lít đối với vùng 1 (xem bảng)
Bảng 2: NHỮNG LẦN ĐIỀU CHỈNH GIÁ XĂNG DẦU TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY
đvt: đồng/lít
THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH
MÃ HÀNG
VÙNG I
VÙNG II
1/2/2004
A95
5900
6018
A92
5600
5712
A90
5400
5508
DO
4400
4488
DL
4300
4386
22/02/2004
A95
6300
6420
A92
6000
6120
A90
5800
5910
DO
4650
4740
DL
4600
4690
19h 19/06/2004
A95
7200
7300
A92
6900
7000
A90
6700
6800
DO
4850
4940
DL
4800
4890
1/7/2004
A95
7300
7300
A92
7000
7000
A90
6800
6800
DO
4850
4850
DL
4800
4800
19h 1/11/2004
A95
7800
7800
A92
7500
7500
A90
7300
7300
DO
4850
4850
DL
4800
4800
12h 29/03/2005
A95
8300
8460
A92
8000
8160
A90
7800
7950
DO
5500
5160
DL
4900
4990
12h 03/7/2005
A95
9100
9280
A92
8800
8970
A90
8600
8770
DO
6500
6630
DL
6500
6630
18h 17/8/2005
A95
10300
10500
A92
10000
10200
A90
9800
9990
DO
7500
7650
DL
7500
7650
6h 22/11/2005
A95
9800
9990
A92
9500
9690
A90
9300
9480
DO
7500
7650
DL
7500
7650
20h 27/4/2006
A95
11300
11520
A92
11000
11220
A90
10800
11010
DO
7900
8050
DL
7900
8050
08/09/2006
A95
12200
12440
A92
12000
12240
A90
11800
12130
DO
8600
8770
DL
8600
8770
13h 16/08/2007
A95
11600