Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, lịch sử loài nguời dần buớc sang một trang sử mới. Mọi mặt trong đời sống xã hội đã có một sự thay đổi rõ rệt. Năng suất lao động ngày càng đuợc nâng cao, kéo theo sự phát triển chung của cả cộng đồng. Từ nền kinh tế nhỏ tự cung tự cấp, nhưng giờ đây đã hình thành nền kinh tế thị truờng với sự hợp tác rất sâu rộng của tất cả các chủ thể kinh tế trong và ngoài nuớc. Dần dần hình thành xu huớng toàn cầu hóa và hợp tác hóa. Vì vậy, các hoạt động kinh tế, tài chính ngân hàng, chứng khoán giờ đây là sân chơi chung cho toàn cầu. Nhờ có sự cách mạng trong thông tin liên lạc mà khoảng cách địa lý dần dần đuợc xóa bỏ. Các trung tâm tài chính lớn rãi đều khắp năm châu, tạo thành một thị truờng mang tính thống nhất toàn cầu.
41 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 12787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguyên nhân, diễn biến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận
Nguyên nhân, diễn biến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008
GVHD: TS Lê Tuấn LộcLớp: K07402B
Nhóm thực hiện:Đỗ Vũ Bá K074020278Trần Xuân Bách K074020279Huỳnh Minh Long K074020322Võ Thị Bích Ngọc K074020338Huỳnh Thị Trường K074020379
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12- 2009
MỤC LỤC
Phần mở đầu 2
I/ Cơ sở lý luận 3
1. Khủng hoảng tài chính 3
2. Suy thoái kinh tế 4
II/ Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế 2008 4
1. Diễn biến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 4
2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 13
A/ Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng 14
2.1 Nợ dưới chuẩn 14
2.2 Chứng khoán hóa 15
2.3 Các công ty định mức tín nhiệm 16
2.4 Công cụ đầu tư kết cấu 17
2.5 CDS – Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng 17
2.6 Mua bán khống 18
2.7 Khủng hoảng niềm tin 18
B/ Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng: 18
3/ Hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 21
3.1 Hệ thống tài chính sụp đổ 21
3.2 Thị truờng chứng khoán chao đảo, suy giảm mạnh mẽ 22
3.3 Giá bất động sản giảm mạnh 24
3.4 Giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều sụt giảm mạnh 24
3.5 Lãi suất biến động mạnh 25
3.6 Đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác 26
3.7 Suy thoái kinh tế diện rộng 28
4. Hành động giải cứu ngân hàng trung uơng và chính phủ các nước 33
III/ Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2009-2010 36
Tài liệu tham khảo 39
MỞ ĐẦU
Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, lịch sử loài nguời dần buớc sang một trang sử mới. Mọi mặt trong đời sống xã hội đã có một sự thay đổi rõ rệt. Năng suất lao động ngày càng đuợc nâng cao, kéo theo sự phát triển chung của cả cộng đồng. Từ nền kinh tế nhỏ tự cung tự cấp, nhưng giờ đây đã hình thành nền kinh tế thị truờng với sự hợp tác rất sâu rộng của tất cả các chủ thể kinh tế trong và ngoài nuớc. Dần dần hình thành xu huớng toàn cầu hóa và hợp tác hóa. Vì vậy, các hoạt động kinh tế, tài chính ngân hàng, chứng khoán… giờ đây là sân chơi chung cho toàn cầu. Nhờ có sự cách mạng trong thông tin liên lạc mà khoảng cách địa lý dần dần đuợc xóa bỏ. Các trung tâm tài chính lớn rãi đều khắp năm châu, tạo thành một thị truờng mang tính thống nhất toàn cầu. Trong đó, thị truờng tài chính Mỹ đuợc xem là một thị truờng nhộp nhịp bậc nhất, thu hút đuợc rất nhiều nhà đầu tư không những của nuớc Mỹ và còn của cả thế giới. Hình ảnh phố Wall là một biểu tuợng về sức mạnh tài chính của Mỹ, là một tuợng đài cho sự phồn vinh . Vậy mà cũng có một ngày, cũng chính nơi đây, hàng loạt các ngân hàng lớn, các công ty đầu tư, bảo hiểm đã tuyên bố phá sản hay trong tình trạng cực kỳ khó khăn, hàng loạt các nhà đầu tư bị thua lỗ nặng, hàng loạt nguời không còn tài sản gì chỉ tích tắc trong thời gian ngắn. Và hiệu ứng đômino sau đó đã đánh một đòn nặng nề vào thị truờng tài chính của các quốc gia khác, gây ra hậu quả rất đáng tiếc. Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra những tác hại vô cùng nặng nề cho kinh tế thế giới, kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên, diễn biến và tác động của nó như thế nào? Chúng ta có thể tiên liệu truớc đuợc không và cái gì đuợc rút ra từ sau cuộc khủng hoảng này. Đó chính là nguyên do để thôi thúc nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này.
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính là:
- Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A (tức là loại khách hàng mà ngân hàng xem xét là có khả năng hoàn trả lại số tiều đã muợn một cách tốt nhất) cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Một số nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền. Vì vậy, khủng hoảng tài chính là điều không mong muốn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có một sự tương quan giữa nỗ lực nhằm tự do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị trường tài chính. Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn.
Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Thông tin không cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền- do họ khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước- gặp khó khăn. Vì vậy, để hạn chế những thông tin không đối xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin về nhau càng tốt thông qua những câu hỏi mà người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư.
2. Suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Mĩ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát). Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.
II/ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ SUY THOÁI KINH TẾ 2008
1. Diễn biến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, theo Alan Greenspan (cựu Thống đốc Quỹ Dự trữ Liên bang Mĩ FED), là khủng hoảng kinh tế lớn nhất, là cuộc đại suy thoái của thế kỉ XXI kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933, thế kỉ XX. Cuộc khủng hoảng này xuất phát từ khủng hoảng tài chính Mĩ và lan sang hàng loạt các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như EU, Nhật, Trung Quốc, Nga,… gây nên tổn thất vô cùng nặng nề, khiến cho nền kinh tế thế giới đi xuống. Các nước đang phát triển và các nước nghèo dù ít hay nhiều, cũng không tránh khỏi tác động của cuộc khủng hoảng này. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ lại bắt nguồn từ tình trạng bong bóng bất động sản tại Mĩ (khoảng năm 2005- 2006) với những khoản cho vay dưới chuẩn có rủi ro cao và những khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh. Điều này cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mĩ lần này thực chất là những biểu hiện rõ nét của một quá trình khủng hoảng rất lâu trước đó. Dưới đây là chuỗi những sự kiện chính, nổi bật gây nên tình trạng khủng hoảng như hiện nay, qua đó có thể thấy khủng hoảng đã được hình thành như thế nào.
Năm 2000: bong bóng Dot-com vỡ, Cục dự trữ liên bang Mĩ đã hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng để cứu nền kinh tế khỏi suy thoái, nhất là từ sau thảm họa khủng bố 11/09/2001.
Từ tháng 05/2001 đến 12/2002: lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%, tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo à đi vay ồ ạt kể cả nhằm mục đích đầu cơ à hình thành nên bong bóng nhà ở.
Năm 2002- 2004: giá cả nhà đất tại các bang Arizona,California, Florida, Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ bắt đầu rạn vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn tại một vài bang ở Mỹ vào cuối hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35%.
Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm à một lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với tháng 08/2006.
Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Thư ký bộ tài chính Mỹ gọi bong bóng bất động sản lần này là “mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”
- Ngày 05/02: Công ty Mortage Lenders Network USA đứng thứ 15 trong số các nhà cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3.3 tỷ đô la vào quý 3 năm 2006, tuyên bố phá sản.
- Ngày 27/02: The Federal Home Loan Mortgage Corporation (Freddie Mac) tuyên bố không còn khả năng và ngừng cho vay các khoản vay bằng tài sản thế chấp với độ rủi ro cao.
- Ngày 02/04: New Century Financial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ, nộp đơn phá sản theo chương 11 Luật phá sản Mĩ.
- Ngày 07/06: Hồi chuông cảnh báo của phố Wall vang lên khi hai quỹ bảo đảm tại ngân hàng đầu tư Bear Stearns của New York đang trên bờ vực phá sản vì lượng tiền đầu tư vào chứng khoán có thế chấp là quá lớn.
- Tính tới thời điểm tháng 7/2007: Số lượng tài sản thế chấp bị tịch thu tại Mỹ đã lên tới 180.000 bất động sản, tăng 93% so với thời điểm cách đó một năm.
- Ngày 19/07: Chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử đóng cửa với mức 14.000 điểm.
- Ngày 31/07: Hai quỹ bảo đảm của Bear Stearns phá sản.
- Ngày 06/08: American Home Mortgage Investment Corporation nộp đơn phá sản.
- Ngày 16/08: Tập đoàn tài chính Countrywide, đơn vị cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ, đã phải tránh phá sản bằng cách vay khẩn cấp 11 tỷ đô la từ một nhóm các ngân hàng khác.
- Ngày 17/08: Cục dữ trữ liên bang đã phải hạ mức hệ số chiếu khấu 50 điểm cơ bản từ mức 6.25% xuống 5.75%.
- Ngày 18/09: Cục dự trữ Liên bang tiếp tục hạ mức hệ số chiết khấu 50 điểm cơ bản xuống còn 5.25%.
- Ngày 15–17/10: Citigroup – Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi nhuận quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup, Charles Prince từ chức vào ngày 4.11; Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ thông báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Ben Bernake và Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ đều đưa ra những cảnh báo về mối nguy hiểm của việc vỡ bong bóng bất động sản.
- Ngày 31/10: Cục dự trữ liên bang hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm xuống 4.5%.
- Tháng 11: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của cục dự trữ liên bang kể từ 19/ 9/ 2001 (50.35 tỷ đô la).
- Tháng 12/2007: Tổng thống Bush tuyên bố kế hoạch giúp đỡ cho thêm 1,2 triệu chủ sở hữu bất động sản trong việc thanh toán các khoản nợ tại ngân hàng.
- Ngày 11/12: Fed hạ lãi suất quỹ liên bang xuống còn 4.25%
Năm 2008:
- Ngày 11/01: Bank of American đã bỏ ra 4 tỷ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản vay khó đòi quá lớn.
Cục Dự Trữ Liên bang tiếp tục hạ lãi suất 50 điểm xuống 3.5%.
- Tháng 02/2008: Fannie Mae, nguồn tiền lớn nhất rót vào các khoản vay bất động sản Mỹ thông báo chỉ trong quý 4 của năm 2007, hãng đã thua lỗ 3,35 tỉ USD, khoản thua lỗ cao gấp 3 so với dự đoán, cho thị trường này.
- Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu để tránh phá sản. Cục dự trữ liên bang phải cung cấp 30 tỷ đô la để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Stearn. Carlyle Capital trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ với khoản nợ lên tới 16,6 tỉ USD. Nước Mỹ cũng phải rót 200 tỉ USD nhằm cứu vãn Fannie Mae và Freddie Mac thoát khỏi khó khăn.
- Tháng 04/2008: IMF thông báo đã chịu thua lỗ 945 tỉ USD cho cuộc khủng hoảng tài chính. Bộ trưởng các nước G7 tán thành đề xuất đưa ra các điều chỉnh tài chính mới để chống lại cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng.
- Tháng 06/2008: Một điều đáng nói là trong khi thị trường bất động sản Mỹ ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng hơn thì số lượng người được nhận lại các ngôi nhà đã thế chấp lại tăng gấp đôi. Bear Stearns đã góp sức vào hiện tượng lạ này khi liên hiệp thành công trong 400 vụ bị buộc tội lừa đảo bằng các văn tự thế chấp.
- Ngày 11/07: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày.
- Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla.
- Ngày 07/09: Chính phủ Mỹ nắm quyền kiểm soát Fannie và Freddie sau khi chi 200 tỉ USD để cứu 2 ngân hàng thoát khỏi tình trạng phá sản.
- Ngày 11/09: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
- Ngày 14/09: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29USD/cổ phiếu sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.
- Ngày 15/09: Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số ở Mỹ bao gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001. Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 tòa tháp đôi tại Mỹ tháng 09/ 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ. Merrill Lynch bị Bank of America thâu tóm. American International Group (AIG) – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
- Ngày 16/09: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỷ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD.
- Ngày 17/09: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh. Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS. Ủy ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống. Và Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công ty này tránh phá sản.
- Ngày 19/09: Kế hoạch giải cứu tài chính của bộ trưởng tài chính Paulson trị giá 700 tỷ đô la được công bố sau một tuần bất ổn trên thị trường tài chính và nợ tín dụng. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đã không thông qua bản dự thảo này.
- Ngày 20-21/09: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.
- Ngày 22/09: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 USD để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley.
- Ngày 23/09: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs. Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
- Ngày 25/09: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD (ngày 26/09). Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Trong khi đó tại Washinton D.C, các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.
- Ngày 29/09: Quốc hội Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ do bộ Tài chính Mỹ đề xuất. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm – mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay.
- Ngày 30/09: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup.
- Ngày 01/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74 – 25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
- Ngày 03/10: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262 – 171. Không đầy 2 giờ sau đó, tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật.
- Ngày 08/10: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930.
- Ngày 14/10: Chính phủ Mỹ công bố dành 250 tỷ USD trong gói giải cứu 700 tỷ USD để rót vào các ngân hàng lớn, đổi lại sẽ nhận được cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng này. Đây là bước thay đổi lớn trong chiến lược giải cứu, vì trong kế hoạch ban đầu, Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua lại nợ xấu ngân hàng, ko mua cổ phần.
- Tháng 11/2008: AMEX chuyển đổi thành ngân hàng cổ phần. Fed cũng thông báo chương trình thay đổi theo hướng tổ chức lại và hợp lí hóa các khoản cho vay thế chấp. Fennie Mae và Freddie Mac tạm thời ngưng tịch thu tài sản thế chấp.
- Tháng 12/2008: Bộ Tài chính Mĩ dành 13.4 tỉ USD và 4 tỉ USD trong gói giải cứu cho General Motors và Chrysler; GMAC và CIT cũng chuyển đổi thành ngân hàng cổ phần.
Năm 2009: các công ty, ngân hàng cố gắng vực dậy sau khủng hoảng. Và Chính phủ Mĩ cũng đã nâng gói giải cứu kinh tế lên 787 tỉ USD. Nhưng trong năm này cũng có các vụ phá sản đáng chú ý của các tập đoàn lớn cuốn theo hàng tỉ USD mà Chính phủ đã rót vào đó. Điều này cho thấy nền kinh tế Mĩ vẫn đ