Thế giới chúng ta đang sống rất phong phú và đa dạng về các loài sinh vật. Sự đa dạng sinh học trên thế giới có chịu nhiều tác động ảnh hưởng tới nó. Vậy có những tác động nào ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học?Với mục đích làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học”.
35 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4180 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TIỂU LUẬN
“Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học”
G/V hướng dẫn : PGS.TS Phan Hữu Tôn
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 2:
Vũ Thị Hà - Nguyễn Thị Hoài
Nguyễn Thị Kim Hoa – Phạm Thị Hồng
Lưu Thảo Linh – Nguyễn Thị Thùy Linh
Hàn Thị Phúc – Đinh Thị Thanh Tâm
Bùi Thị Thanh – Nguyễn Thị Hồng Thương
Lưu Thị Trang – Lê Thị Xuân
Lớp : CNSH K53
MỞ ĐẦU
Thế giới chúng ta đang sống rất phong phú và đa dạng về các loài sinh vật. Sự đa dạng sinh học trên thế giới có chịu nhiều tác động ảnh hưởng tới nó. Vậy có những tác động nào ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học?Với mục đích làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học”.
NỘI DUNG
I – Hiện trạng mất mát đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng
1. Sự tuyệt chủng
Tuyệt chủng là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
Hầu hết động vật từng sống trên Trái Đất ngày nay đã bị tuyệt chủng. Chúng ta chỉ biết chúng qua mẫu hoá thạch xương hoặc vỏ của chúng. Nếu chúng vừa tuyệt chủng thì ta có thể biết qua các bức tranh cũ. Những loài tuyệt chủng phổ biến là voi ma mút, khủng long, mèo răng kiếm
Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Đối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn còn có thể sống sót dai dẳng vài năm, vài chục năm, có thể vẫn sinh sản nhưng số phận cuối cùng vẫn là sự tuyệt chủng (nếu không có sự can thiệp của công nghệ sinh học). Để bảo tồn một loài nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đã làm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng.
Động vật trở nên tuyệt chủng bằng 3 cách:
Tuyệt chủng giả tạo: Một số loài vật tiến hoá sang các loài khác và thực sự không tuyệt chủng hoàn toàn. Ví dụ qua dòng thời gian, nhiều loài ngựa và loài người dần thay đổi bằng cách biến thành các loài khác. Các loài cũ không đổi mà chỉ chết đi.
Do môi trường sống: Cách thứ 2 là động vật tuyệt chủng là 1 loài đơn độc bị biến mất do môi trường sống thay đổi. Ví dụ nhiều loài có chế độ ăn quá đặc biệt có thể dễ tuyệt chủng hơn so với các loài ăn tạp. Ví dụ như gấu trúc chỉ ăn măng non thì dễ tuyệt chủng hơn chuột có thể ăn bất cứ thứ gì.
Cách sống đặc biệt cũng có thể gây nên sự tuyệt chủng. Voi mamút và loài tê giác lông mịn sống trong môi trường thời tiết lạnh của thời kỳ Băng hà. Khi băng tan dần, khí hậu ấm hơn, và chúng chết dần.
- Tuyệt chủng hàng loạt: Con đường tuyệt chủng thứ ba là sự tuyệt chủng hàng loạt khi có hàng trăm loài tuyệt chủng ở khắp mọi nơi. Đã có sự tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ cách đây khoảng 600 triệu năm. Các nhà khoa học đang tìm nguyên nhân, nhưng vào 2 giả thiết chính là do mưa sao chổi và tuyệt chủng gần giống theo kiểu của khủng long.
2.Hiện trạng mất mát đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng.
a. Trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng các loài động, thực vật hoang dã còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Đó là cảnh báo của Phó Giám đốc chương trình về các loài vật của Nhóm bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Liên đoàn quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) G.Cri-xtốp-phơ Vi khi ông ví von đây là thời điểm để thừa nhận rằng thiên nhiên là "công ty" lớn nhất thế giới đang đem lại lợi nhuận 100% cho con người. Vậy mà thiên nhiên đang bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Ông kêu gọi các chính phủ nỗ lực trong việc cứu lấy thiên nhiên như họ đã làm đối với các lĩnh vực kinh tế và tài chính.
Theo một nghiên cứu mới đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài 47.677 loài nằm trong danh sách Đỏ, một đánh giá có thẩm quyền nhất của các nước về các loài vật trên Trái đất có nguy cơ tuyệt chủng và được đưa ra dựa trên nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị đe dọa, trong đó 21% là động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 70% thực vật và 35% loài không xương sống. Các loài động vật lưỡng cư là nhóm sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên Trái đất với 1.895 trong số 6.285 loài nằm trong danh sách bị đe dọa. Trong số này, 39 loài tuyệt chủng, 484 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, 754 loài bị đe dọa và 657 loài không được bảo vệ. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại số loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái. Những con số trên báo động nguy cơ các loài sinh vật biến mất vĩnh viễn mặc dù các nhà lãnh đạo trên thế giới đều cam kết sẽ hành động để đảo ngược xu hướng đó.
Theo LHQ, khi các hệ sinh thái tự nhiên như rừng và đầm lầy biến mất, con người cũng không còn được hưởng những “dịch vụ miễn phí” như nước và không khí được lọc sạch; được bảo vệ trước những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt; được cung cấp vật liệu xây nhà và sưởi ấm…
Trước tỉ lệ biến mất quá nhanh của các loài, một số nhà sinh vật học tuyên bố con người đang ở giữa đợt đại tuyệt chủng thứ sáu của Trái đất.“Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng”, Jane Smart - giám đốc nhóm bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) - nói. “Sự mất mát hệ sinh thái đa dạng đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại hôm nay và mai sau”.
Hiện nay trên trái đất có khoảng 30 – 40 triệu loài thực vật và động vật, song mới chỉ kiểm kê được 1,7 triệu loài. Tỷ lệ diệt vong gây ra do con người lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ diệt vong tự nhiên, con người đã làm tuyệt chủng khoảng 120 loài có vú, 187 loài chim, 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và khoảng 30 ngàn loài cá. Những môi trường có số loài phong phú nhất thường được quan tâm khai thác nhiều nhất mà thường là môi trường đời sống hoang dại bị phá huỷ nhiều nhất như rừng nhiệt đới, những bãi ám tiêu san hô và những nơi bằng phẳng cách độ sâu khoảng 0 - 2000m trong biển.
Qua 4 thế kỷ gần đây, trên toàn cầu có toàn bộ hơn 700 loài bị tuyệt chủng được biết đến, bao gồm một trăm loại động vật có vú 160 loại chim.Số lượng sự tuyệt chủng loài đã được ghi nhận những thế kỷ vừa qua là nhỏ hơn rất nhiều so với sự dự đoán cho những thập kỷ sắp tới . Sự khác biệt này, một phần là do sự gia tăng tốc độ mất nơi cư trú trong những thập kỷ gần đây, một phần cũng do những khó khăn của việc ghi nhận sự tuyệt chủng. Phần lớn các loài vẫn chưa được miêu tả, và nhiều loài có thể đã biến mất trước khi chúng được các nhà khoa học biết đến. Hơn thế nữa, các loài nói chung thường không được công bố bị tuyệt chủng cho đến sau khi chúng được nhìn thấy lần cuối cùng - do đó những tính toán đối với sự tuyệt chủng là chỉ có mức độ. Cuối cùng, một số loài mà quần thể của chúng bị giảm sút do việc mất nơi cư trú dưới ngưỡng cần thiết để suy trì sự sống sót lâu dài có thể vẫn tồn tại trong vài thập kỷ mà không có hy vọng phục hồi khi quần thể của chúng bị suy thoái, chúng được gọi là "living dead".
Mất đi môi trường sống ảnh hưởng đến 40% động vật có vú. Giám đốc IUCN, bà G.Xmát cảnh báo, hiện có những bằng chứng khoa học về một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm trọng.
Sự mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm trọng nhất ở khu vực Trung và Nam Mỹ; Đông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-ga-xca; Nam và Đông-Nam Á. Mất đa dạng sinh học là một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất thế giới khi số các loài sinh vật giảm xuống mức thấp. Các nước châu Phi cảnh báo rằng, hệ sinh thái của châu lục này dễ tổn thương nhất thế giới trước những biến động của thời tiết. Nạn đói, khan hiếm nước, tình trạng sa mạc hóa, năng suất nông nghiệp giảm khiến chất lượng cuộc sống con người ở châu Phi xuống thấp. Châu Phi chiếm khoảng một phần năm diện tích đất toàn cầu và có khoảng một phần năm các loài cây, động vật có vú và chim trên thế giới, chiếm một phần sáu loài lưỡng cư và bò sát. Khoảng một phần năm số loài chim ở miền nam châu Phi đã di cư theo mùa ở châu Phi và một phần mười di cư giữa châu Phi và các châu lục khác trên thế giới.
Sự tuyệt chủng, đặc biệt các quần thể riêng biệt, là quá nhiều . Năm 1990, rái cá đã biến mất ở Hà Lan, và đến 1991 nước Anh đã công bố loài dơi tai chuột bị tuyệt chủng. Tại đông Thái Bình Dương, nhiệt độ nước biển nâng cao trong những năm 1980 đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài san hô thuỷ tức. Trong thập kỷ qua, ít nhất 34 loài thực vật và động vật có xương sống hoặc các quần thể độc lập của chúng đã bị tuyệt chủng ở Mỹ trong khi đang chờ sự bảo vệ của chính phủ. Trên toàn thế giới, trên 700 sự tuyệt chủng động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch đã được ghi nhận từ năm 1600. Còn bao nhiêu loài đã bị tuyệt chủng nữa bị bỏ qua ?
Việc mất nơi cư trú không chỉ làm gia tăng sự tuyệt chủng loài, mà còn cho thấy sự suy giảm đa dạng sinh học nơi đó. Ở nhiều nước, chỉ còn tương đối ít các thảm thực vật tự nhiên chưa bị bàn tay con người đặt tới . Tại Bangladesh, chỉ có 6% thảm thực vật nguyên thuỷ còn tồn tại . Các cánh rừng xung quang Địa Trung Hải đã từng có diện tích gấp 10 lần diện tích hiện nay, và ở Hà Lan, Anh chỉ còn ít hơn 4% vùng đầm lầy đất thấp là chưa bị phá huỷ.
Suy giảm loài và hệ sinh thái đều đe doạ nghiêm trọng đến đa dạng di truyền. Trên toàn thế giới, có khoảng 492 quần thể các loài cây khác biệt về di truyền (bao gồm cả những loài trọn vẹn) đang bị đe doạ. Ở đông bắc Mỹ, 159 quần thể cá đại dương di cư khác biệt về di truyền đang ở các mức đe doạ tuyệt chủng cao hoặc vừa phải, nếu không muốn nói chúng đã rơi vào lãng quên.Theo dự báo, nếu tỉ lệ thất thoát đa dạng sinh học vẫn tiếp diễn như hiện nay thì đến năm 2020 trên toàn trái đất sẽ có khoảng 1,3 tỉ ha đất mất hoàn toàn các cấp độ đa dạng sinh học nguyên thủy. Điều này dẫn đến sự mất mát trầm trọng các nguồn tài nguyên thiết yếu cùng với sự kiệt quệ về di truyền.
Suy giảm đa dạng di truyền có thể đẩy nông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm. Rất khó có thể nói bao nhiêu cơ sở di truyền đã bị suy giảm, nhưng từ những năm 1950, việc phổ cập các giống ngô, lúa mì, lúa gạo và các giống cây trồng khác trong "cách mạng xanh" hiện đại đã thực sự gây sức ép đối với các giống cây trồng bản địa . Các giống hiện đại được chấp nhận trên 40% các đồng lúa châu á trong 15 năm mà chúng được đưa ra, và ở Philippin, Indonesia và một số nước khác, hơn 80% người nông dân hiện nay đã trồng các giống mới . Tại Indonesia, 1500 giống lúa gạo địa phương đã bị tuyệt chủng từ 15 năm trước. Một điều tra hiện nay ở các vùng của Kenya về giống cà phê hoang dã đã cho thấy rằng các cây cà phê ở hai vùng đã biến mất, ba vùng đang bị đe doạ nghiêm trọng, và sáu vùng khác có thể bị đe doạ. Chỉ có hai vùng là được an toàn.
Ảnh hưởng của suy giảm đa dạng di truyền như vậy thường được ghi nhận ngay lập tức. Năm 1991, sự giống nhau về di truyền của các cây cam Braxin đã gây ra sự bùng nổ tồi tệ nhất của bệnh thối mục thân cây đã được ghi nhận ở nước này . Năm 1970, các nông dân Mỹ đã mất khoảng 1 tỷ đô la cho một dịch bệnh lan truyền ở các giống ngô nhạy cảm và đồng nhất về di truyền. Cũng tương tự như vậy, sự khan hiếm khoai tây Irish năm 1846, sự mất mùa của lúa mì Sô viết trên một vùng rộng lớn năm 1972, và sự bùng nổ bệnh thối mục cây cam ở Florida năm 1984, tất cả đều xuất phát từ việc suy giảm đa dạng di truyền. Tại một số nước như Bangladesh khoảng 62% các giống lúa gạo có nguồn gốc từ một giống cây mẹ duy nhất, Indonesia (74%), và Sri Lanka (75%), những sự bùng nổ bệnh dịch như vật có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào .
Ngân hàng gen là giải pháp có thể làm chậm quá trình suy giảm di truyền, nhưng việc khôi phục theo định kỳ hạt giống có chi phí cao và nguy cơ hỏng hóc thiết bị có thể khiến ngân hàng trở nên kém an toàn hơn. Năm 1980, các chuyên gia đã ước tính rằng ở các nước phát triển khoảng 1/2 đến 2/3 các hạt giống được thu thập trong các thập kỷ trước đã bị mất đi . Năm 1991, đại diện của 13 ngân hàng gen quốc gia ở châu Mỹ La tinh đã thống kê được khoảng 5 đến 100% hạt giống ngô đã thu thập từ 1940 đến 1980 đã không còn giá trị.
b. Ở tại Việt Nam.
Đa dạng sinh học không được phân bổ đồng đều trên bề mặt trái đất mà chỉ có những cái nôi của đa dạng sinh học. Việt Nam rất tự hào nằm trong cái nôi ấy. Những bí ẩn của thiên nhiên vẫn đang tiếp tục được phát hiện.
Hơn một thập kỉ qua, khu vực Tiểu vùng sông Mekong đã phát hiện được hơn 1.000 loài. Điều đáng lo ngại là đa dạng sinh học đang đứng trước nhiều nguy cơ. Trên thế giới mỗi ngày có khoảng 150 loài biến mất.
Ở Việt Nam, hơn 50 năm qua, độ che phủ rừng đã giảm 30% và rừng tự nhiên ở tình trạng nguyên sinh còn dưới 10%. Điều này đi đôi với việc mất đi các loài và tính đa dạng của nó. Việt Nam đang sở hữu danh sách rất dài các loài nguy cấp có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như: hổ, bò tót, trâu rừng, voi, sao la, đặc biệt là tê giác một sừng hiện nay chỉ còn vài cá thể.
Từ kết quả trên, cho thấy các loài ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng cao. Khi các loài tuyệt chủng, số lượng các loài trên trái đất ngày càng giảm thì làm cho mất mát đa dạng sinh học càng lớn.
II – Nguyên nhân của sự tuyệt chủng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài hay nhiều loài (sự tuyệt chủng hàng loạt) như: sự biến đổi địa chất như hoạt động của núi lửa, tạo núi, băng hà… dẫn đến khí hậu thay đổi sâu sắc khiến cho các loài sinh vật không thể tiếp tục tồn tại được. Tuy nhiên loài sinh vật không chỉ bị tuyệt chủng vì nguyên nhân trên. Thuyết tiến hóa đã chứng minh rằng do cạnh tranh nên loài chiến thắng đã đẩy loài chiến bại đến sự tuyệt chủng bằng việc trấn áp, xua đuổi và ăn thịt. Kể từ khi loài người xuất hiện, tốc độ và mức độ tuyệt chủng của các loài sinh vật cũng tăng lên rất nhiều so với trước đây. Bỏ qua nguyên nhân khách quan dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài sinh vật, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguyên nhân chủ quan do con người tác động dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.
Sự khai thác quá mức và sử dụng không bền vững các tài nguyên sinh học.
Nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượng thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ con người đã khai thác một cách bền vững mà không làm cho các loài sinh vật bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên khi dân số loài người tăng lên, nhu cầu sử dụng cũng tăng theo và con người đã sử dụng các phương tiện phục vụ cho việc khai thác hữu hiệu hơn. Súng được thay cho giáo mác và cung tên khi săn bắn; Tàu đánh cá gắn máy thay cho tàu thuyền đánh bắt cá bằng gỗ thô sơ trướ đây; Cưa máy, cưa điện được sử dụng thay thế cho những chiếc rìu đốn gỗ. Phương tiện càng hiện đại, năng suất khai thác càng cao dẫn đến sự khai thác quá mức đã làm cho các loài bị khai thác suy giảm và tuyệt chủng càng nhanh hơn. Việc khai thác quá mức của con người ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 số loài động vật có xương sống.
Trong những năm gần đây, khi thị trường thương mại được mở rộng việc khai thác quá mức đã tăng lên. Điều này đã gây ra hiểm hoa tuyệt chủng không nhỏ cho các loài sinh vật trong tự nhiên. VD: mốt sử dụng áo long thú ở nhiều quốc gia, nhiều nhà hàng đặc sản thịt rừng được mở, thú chơi cây cảnh, phong lan cũng gây hiểm họa không nhỏ đối với các loài này trong tự nhiên.
2- Mất và phá hủy nơi cư trú.
Đây là nguyên nhân quan trọng bậc nhất, có thể chia thành hai nhóm chính đó là mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động cụ thể của con người và mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên:
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: Do việc khai thác quá mức dẫn đến phá hủy nơi cư trú của các loài sinh vật. Đó chính là tác động của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự phát triển nông nghiệp, đô thị, sự du canh du cư đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng, khai thác rừng bừa bãi, sản xuất công nghiệp thải lượng CO2 và các khí khác vào khí quyển, đốt các nhiên liệu có nhuông gốc cacbon như dầu, than, gas khí đốt…dẫn đến sự hủy hoại và thay đổi các điều kiện sinh thái – nơi cư trú của các loài sinh vật kéo theo sự tuyệt chủng hoặc suy giam về số lượng về số lượng và chất lượng các quần thể sinh vật, kéo theo sự tan rã của cấu trúc quần xã và hệ sinh thái. Việc cải tạo các hệ sinh thái cho các mục đích kinh doanh có tình chuyên hóa cao hay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các loại hóa chất công nghiệp đều góp phần hủy diệt môi trường sống dẫn đến sự tiêu diệt các loài côn trùng và vi sinh vật bản địa.
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, động đất, sạt lở đất, sa mạc hóa, cháy rừng… cũng là nguyên nhân quan trọng làm mất hoạc hủy hoại nơi cư trú và góp phần làm giảm sự đa dạng sinh học.
3.Ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi sự phá hủy hay chia cắt thì các quần xã và các loài sinh vật cũng bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Dạng phá hủy môi trường nguy hiểm nhất chính là ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường cũng kéo theo sự suy thoái môi trường.
Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm do thuốc trừ sâu.
Ô nhiễm nước.
Ô nhiễm không khí và mưa acid.
Sự sản sinh ozon, các kin loại độc hại và lắng động khí nitro.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Sự ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái môi trường. Môi trường bị suy thoái sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới các loài sinh vật sống tại đó. Ở mức độ ban đầu là sự suy giảm về số lượng của loài, sau đó chính là sự biến mất hoàn toàn của loài tại nơi đó. Đối với các loài sinh vật chỉ sống được tại một số nơi nhất đinh thì đó chính là con đường của sự tuyệt chủng.
III – Đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp.
1. Thế nào là đa dạng sinh học nông nghiệp.
Việt Nam, nơi từng được bao phủ bởi những khu rừng kín nguyên sinh giàu có với một thế giới động thực vật hoang dã phong phú, hàng trăm con sông, suối từ các đỉnh núi đổ xuống nuôi dưỡng đồng bằng, những vùng đất ngập nước với đủ loại thực vật và động vật thuỷ sinh, biển xanh trong suốt với những rạm san hô bên bờ biển cát trắng, thỉnh thoảng tô điểm thêm bằng những khu rừng ngập mặn rậm rạp, là một trong những nước không những có đa dạng sinh học cao trên thế giới mà còn là nơi sinh sống của cộng đồng 54 dân tộc khác nhau với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên quí giá đó đã và đang bị mất dần với tốc độ nhanh chóng.
Hầu hết đất đai tại Việt Nam đã bị biến đổi rất nhiều do các hoạt động phát triển công, nông nghiệp, hạ tầng cơ sở và đô thị hoá, chỉ còn lại một diện tích tương đối ít ỏi dành cho các khu sinh thái tự nhiên với những thay đổi rõ rệt về đa dạng sinh học tự nhiên. Một phần đáng kể đa dạng sinh học đang tồn tại ở Việt Nam nằm trên đất nông nghiệp. Như vậy, ở đây người nông dân Việt Nam hiện cũng đồng thời là người góp phần quan trọng trong việc chăm lo đa dạng sinh học đang tồn tại của Việt Nam mà tiểu luận này gọi là “Đa dạng sinh học nông nghiệp”. Đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam sẽ là trọng tâm của tài liệu này. Do đất đai được sử dụng chủ yếu cho các mục đích nông nghiệp nên các loài sinh vật sống trên đó cũng có tương tác với các hệ thống nông nghiệp theo một phương thức nào đó. Ngay cả những loài mà sinh cảnh ban đầu của chúng là thế giới tự nhiên thì dường như cũng đã có những tương tác với hệ thống nông nghiệp ở một vài mặt nhất định. Hơn nữa, hầu hết đa dạng sinh học dường như đang tồn tại chủ