Trong môi trường sống nói chung, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch là vô cùng quan trọng. Đồng thời với việc bảo vệ và cung cấp nước sạch, việc thải và xử lý nước thải trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc đối với toàn thể loài người.
Trong những năm gần đây,cùng với sự phát triển của nền công ghiệp nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động. Do đặc thù của nền công nghiệp mới phát triển, chưa có sự quy hoạch tổng thể và nhiều nguyên nhân khác nhau như: điều kiện kinh tế của nhiều xí nghiệp còn khó khăn, hoặc do chi phí xử lý ảnh hưởng đến lợi nhuận nên hầu như chất thải công nghiệp của nhiều nhà máy chưa được xử lý mà thải thẳng ra môi trường. Mặt khác nước ta là một nước đông dân, có mật độ dân cư cao, nhưng trình độ nhận thức của con người về môi trường còn chưa cao, nên lượng chất thải sinh hoạt cũng bị thải ra môi trường ngày càng nhiều.Điều đáng quan tâm là do pháp luât viêt nam chưa có những hình phạt xác đáng và biện pháp đúng đắng để bảo vệ môi trường nước. Chính lẽ đó dẫn tới sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường sống, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước, sức khỏe, đời sống của nhân dân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực.
Trong đó, ô nhiễm nguồn nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Ngày nay vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch đang là một mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Và đây cũng là một vấn đề cấp bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nhằm mục đích góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của con người,nên em chọn đề tài “PHÁP LUẬT VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC”.Em hy vọng qua bài tiểu luận này sẽ tác động một phần nào đó vào ý thức của toàn thể loài người về môi trường nước, sẽ đã thông vào tư tưởng và giúp họ có một cái nhìn thông thoáng hơn về môi trường nước.
35 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Pháp luật đại cương - Vũ Thị Phi Lốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là một đề tài nóng bỏng của toàn nhân loại.Nó đã, đang và sẽ làm nguy hại đến toàn thể loài người chúng ta. Nó bị xâm hại và tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người, do sự thờ ơ thiếu ý thức, do những nhu cầu tức thời của cá nhân, tập thể… Gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho loài người trong đó điển hình là Việt Nam. Chắc có lẽ điều này sẽ gây một sự chú ý hay có thể là một suy nghĩ trong mỗi chúng ta nhĩ! Chúng ta với trách nhiệm của một công dân sống trong một đất nước hòa bình, yêu chuộng tự do và công lý, yêu chuộng môi trường xanh, là một con người bé nhỏ của trái đất trong vũ trụ bao la.Chính vì thế, chúng ta còn chần chừ gì nữa! Hãy hành động thôi, hãy giữ lấy màu xanh của đất nước, màu xanh của trái đất, hãy góp một phần sức lực dù là nhỏ bé, hãy tiếp thêm vào đó một tí tài nằng dù là không lớn lắm để bảo vệ môi trường cho ngày hôm nay và muôn đời sau. Tôi thiết nghĩ bạn là người quan tâm đến môi trương nước. Xin hãy hành động…!!!
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong môi trường sống nói chung, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch là vô cùng quan trọng. Đồng thời với việc bảo vệ và cung cấp nước sạch, việc thải và xử lý nước thải trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc đối với toàn thể loài người.
Trong những năm gần đây,cùng với sự phát triển của nền công ghiệp nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động. Do đặc thù của nền công nghiệp mới phát triển, chưa có sự quy hoạch tổng thể và nhiều nguyên nhân khác nhau như: điều kiện kinh tế của nhiều xí nghiệp còn khó khăn, hoặc do chi phí xử lý ảnh hưởng đến lợi nhuận nên hầu như chất thải công nghiệp của nhiều nhà máy chưa được xử lý mà thải thẳng ra môi trường. Mặt khác nước ta là một nước đông dân, có mật độ dân cư cao, nhưng trình độ nhận thức của con người về môi trường còn chưa cao, nên lượng chất thải sinh hoạt cũng bị thải ra môi trường ngày càng nhiều.Điều đáng quan tâm là do pháp luât viêt nam chưa có những hình phạt xác đáng và biện pháp đúng đắng để bảo vệ môi trường nước. Chính lẽ đó dẫn tới sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường sống, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước, sức khỏe, đời sống của nhân dân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực.
Trong đó, ô nhiễm nguồn nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Ngày nay vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch đang là một mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Và đây cũng là một vấn đề cấp bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nhằm mục đích góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của con người,nên em chọn đề tài “PHÁP LUẬT VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC”.Em hy vọng qua bài tiểu luận này sẽ tác động một phần nào đó vào ý thức của toàn thể loài người về môi trường nước, sẽ đã thông vào tư tưởng và giúp họ có một cái nhìn thông thoáng hơn về môi trường nước.
II.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1Mục đích
Nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên
Tập cho sinh viên bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học
Cho thấy tầm quan trọng của môi trường nước
Làm rò hơn về pháp luật viêt nam với môi trường nước
1.2Yêu cầu
- Nêu ra phần tổng quan về thực trạng môi trường nước hiện nay
- Đưa ra đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước
- Giải pháp đẻ bảo vệ môi trường nước
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề ô nhiễm môi trường nước, pháp luât đối với ô nhiễm môi trường nước và biện pháp khắt phục.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tiềm hiểu môi trường nước với pháp luật trong phạm vi cả nước đặc biệt quan tâm nhiều hơn đối với các thành phố lớn
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
- Nâng cao nhận thức của con người về vấn đề ô nhiễm môi trường nước
- Giúp hiểu biết thêm về pháp luật với môi trường nước
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân loại…
Phương pháp quan sát
Phương pháp tiềm kiếm, thu thập thông tin
NỘI DUNG
I. CƠ SỠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1Cơ sở lý luận
1.1Khái niệm ô nhiêm môi trường nước
Theo hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
1.2. Đường lối của đảng
Quan điểm chỉ đạo của Đảng Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội; Kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường ; Phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch” và “tiêu dùng sạch”; Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình ô nhiễm môi trường nuớc; Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiêu quả. Đặc biệt chú trọng phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược...
Trong bài học kinh nghiệm về phát triển nhanh và bền vững, Đảng ta chỉ rõ: phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn; Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức; Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng; Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển...
Với chiến lược phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, Đảng ta đề ra các quyết sách gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội; Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Thực hiện nghiêm lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Nhà nước tăng đầu tư đồng thời có các cơ chế, chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực bảo vệ môi trường nước.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường . Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường cần được gắn với trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và mọi người dân theo nguyên tắc "mình vì mọi người, mọi người vì mình" là tuyệt đối đúng. Văn hóa môi trường cần được sớm hình thành bên cạnh văn hóa công sở, văn hóa thôn xóm, văn hóa doanh nghiệp.
Thành công của công tác bảo vệ môi trường là giải quyết tốt hàng loạt mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, cục bộ và tổng thể. Công tác này đòi hỏi phải tập trung, kiên trì, giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tiến hành đồng bộ các biện pháp một cách thường xuyên, liên tục với quyết tâm cao
nhất. Bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, an toàn. An ninh sinh thái là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. Vì vậy, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, khó khăn mang tính toàn cầu; là yếu tố bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi từ thói quen, nếp nghĩ, tâm lý đến hành động của từng người, cộng đồng của từng quốc gia và toàn thế giới. Chính những điều đó hình thành nên đạo đức và nhân văn môi trường và là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh trong thời đại mới.
1.2. Pháp luật của nhà nước
THEO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 52/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005 ĐÃ QUY ĐỊNH NHƯ SÂU:
Điều 57. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển
1. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường biển.
2. Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển phải được kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội Chủ Nghiã Việt Nam
Điều 59. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông
1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông.2. Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư.Điều 60. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.
2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.
3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.
Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực song
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm sau đây:a) Công khai thông tin các nguồn thải ra sông;
b) Kiểm soát nguồn thải vào nước sông và xử lý các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trường;
c) Phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc xác định đối tượng gây thiệt hại về môi trường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng bị thiệt hại thuộc các địa phương khác trên lưu vực.2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý.
Trường hợp có thiệt hại về môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ chức việc điều tra, đánh giá về mức độ thiệt hại và yêu cầu các đối tượng gây thiệt hại phải bồi thường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguồn thải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông1. Việc điều phối hoạt động bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.
Điều 63. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước
2.Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao,kênh,mương, rạch.4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.
Điều 65. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
1. Việc bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác nước dưới đất được quy định như sau:
a) Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật;
b) Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
2. Dự án khai thác khoáng sản, dự án khác có sử dụng hoá chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hoá chất, chất thải độc hại, chất thải phóng xạ, sinh vật nhiễm bệnh vào nguồn nước dưới đất.3. Kho chứa hoá chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hoá chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc định kỳ trữ lượng, chất lượng nước dưới đất.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua,các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước đã lên mức báo động. Có lẽ con số khiến nhiều người lo lắng hơn cả là cơ quan chức năng đã phát hiện đến hơn 3.000 vụ việc, tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường tăng đến 275% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, có 1.034 doanh nghiệp, 2.096 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. 62 vụ đã bị khởi tố với hơn 106 bị can.Thật ra, tội phạm về môi trường đang gia tăng đến mức báo động không phải là chuyện “cây kim trong bọc lâu ngày lòi ra”. Bởi hầu như không
ngày nào mà báo chí không có thông tin về tình trạng xâm hại môi trường. Do vậy, con số hơn 3.000 vụ việc mà cơ quan cảnh sát đã nêu không phải là con số kinh hoàng. Trên thực tế số vụ việc vi phạm có lẽ còn cao hơn rất nhiều nhưng vì nhiều lý do chưa bị phát hiện. Điều đáng lo là bên cạnh số vụ việc vi phạm trên, dù không thấy con số thiệt hại tính bằng tiền, nhưng ai cũng biết mối nguy hại vô cùng lớn mà chúng ta đang gánh chịu.
Thiệt hại đó không chỉ dừng lại ở kinh tế mà đó còn là sức khoẻ cộng đồng và lòng tin của nhân dân. Nó cũng cho thấy một nền kinh tế phát triển thiếu tính bền vững khi một bộ phận không nhỏ cá nhân, doanh nghiệp đã vì lợi nhuận mà xem nhẹ sự trường tồn của môi trường. 62 vụ việc bị khởi tố so với con số 3.000 vụ việc đã bị phát hiện lại tiềm ẩn một mối lo khác. Đó là sự thiếu cương quyết của pháp luật đối với loại tội phạm vô cùng nguy hiểm này. Nó khiến ta liên tưởng đến vụ Vedan, một vụ vi phạm pháp luật về môi trường điển hình đã bị phát hiện quả tang nhưng chỉ bị xử lý hành chính.
Hai năm qua, những người đã cố tình vi phạm pháp luật đó không chỉ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mà còn mặc sức kỳ kèo trả giá với những người nông dân đáng thương về số tiền bồi thường. Hay một Hào Dương (TPHCM) đã nhiều lần vi phạm, đã bị phát hiện, nhưng tiếp tục tái phạm. Cá chết trắng ao hồ, ruộng vườn không canh tác được, sông suối bị bức tử…
Người nông dân thì trắng tay, chưa kể sức khoẻ cộng đồng bị xâm hại nghiêm trọng. Tất cả những thiệt hại hiển hiện ngay trước mắt chúng ta đó vì sao không thể là bằng chứng để chứng minh tội phạm? Thật đáng rùng mình nếu trong hàng ngàn vụ không bị khởi tố đó có một vài vụ giống Vedan. Sự so sánh này có vẻ khập khiểng.
Thế nhưng, nó cũng cho thấy một thực tế là pháp luật về môi trường của chúng ta còn quá nhiều kẽ hở. Đó là việc bình thường, bởi pháp luật phải va chạm với cuộc sống thì mới được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Điều không bình thường là đã hơn 2 năm trôi qua, chúng ta dường như vẫn chưa làm gì đủ để ngăn chặn sự xuất hiện của những Vedan khác. Những khiếm khuyết của pháp luật ngày càng bị những đối tượng vi phạm, cố tình vi phạm tận dụng triệt để trước sự bất lực của người dân.
Tình trạng vệ sinh môi trường nước nhìn chung còn rất yếu kém và đang xuống cấp nghiêm trọng. Các dịch bệnh mấy năm gần đây bùng phát trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cản trở tốc độ phát triển kinh tế- xã hội.”
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính đưa ra tại Hội thảo "Vệ sinh môi trường với quản lý tổng hợp tài nguyên nước" - do Hội Cấp thoát nước Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 6/6/2010 tại Hà Nội.
Mặc dù vấn đề quản lý vệ sinh môi trường nước, đặc biệt là các lưu vực sông, ở nước ta đã được đưa ra nhưng việc thực hiện chưa đồng bộ và triệt để. Chính vì thế nên chất lượng nước ở nhiều con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đồng Nai... đã suy thoái nhanh.
Hậu quả là không thể cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân cũng như không thể cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, còn do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của con người đang sinh sống trong lưu vực cũng làm cho các dòng sông nhanh chóng xuống cấp.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng đứng trên phương diện quản lý tổng hợp tài nguyên nước, việc xử lý hiệu quả các dòng sông chỉ trong phạm vi ranh giới hành chính là rất khó, và chưa có biên pháp xử lý đích đáng.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1 THỰC TRẠNG
1.1.Thực trạng hiện nay
Nước là một trong những tài nguyên quan trọng không thể thiếu, và là nguồn sống của bất cứ một loài sinh vật nào sinh sống trên trái đất, cụ thể hơn nó quyết định sự tồn tại của một quốc gia, một dân tộc. Thế nhưng, ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao thì dường như người ta đang quên đi việc gìn giữ và bảo tồn nguồn nước sạch, quyết định đến sự sống của mỗi chúng ta. Việc lạm dụng các loại hóa chất trong sản xuất, chế biến, sử dụng vô tội vạ các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp khiến nguồn nước của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo công bố kết quả kiểm tra của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, hiện có đến 40% các khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường.
Ở miền Bắc, ngoài các khu công nghiệp Phú Minh, Quang Minh (Hà Nội), Thụy Vân (Phú Thọ)… gây bức xúc trong dư luận vì hành vi xả thải ra môi trường, thì riêng trong năm 2010, các đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường đã phát hiện, có bốn