Tiểu luận Phương hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội IX và Nghị quyết Trung Ương III khóa IX Đảng cộng sản Việt Nam

Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX , nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập , tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa , có quan hệ quốc tế rộng rãi , có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới . Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước , làm chủ xã hội , đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn , lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Vai trò quản lý của nhà nước vô cùng quan trọng . Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật , do vậy quản lý nhà nước sẽ không có hiệu quả khi chính sách , pháp luật không phù hợp với thực tiễn , không đi vào cuộc sống . Chính sách , pháp luật phù hợp , đúng đắn không những là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội có hiệu quả mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển . Ngược lại chính sách , pháp luật không phù hợp và lạc hậu với thực tiễn không những làm giảm hiệu quả quủan lý nhà nước mà còn kìm hãm sủ phát triển của xã hội . Điều này càng phù hợp những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh . Nếu các doanh nghiệp biết vận dụng các đường lối , chính sách của Đảng và nhà nước cho thích hợp với tình hình thực tế của doang nghiệp mình thì hiệu quả kinh doanh càng cao .

pdf10 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội IX và Nghị quyết Trung Ương III khóa IX Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phương hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội IX và nghị quyết trung ương III khoá IX Đảng cộng sản Việt Nam Lời mở đầu Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX , nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập , tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa , có quan hệ quốc tế rộng rãi , có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới . Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước , làm chủ xã hội , đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn , lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Vai trò quản lý của nhà nước vô cùng quan trọng . Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật , do vậy quản lý nhà nước sẽ không có hiệu quả khi chính sách , pháp luật không phù hợp với thực tiễn , không đi vào cuộc sống . Chính sách , pháp luật phù hợp , đúng đắn không những là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội có hiệu quả mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển . Ngược lại chính sách , pháp luật không phù hợp và lạc hậu với thực tiễn không những làm giảm hiệu quả quủan lý nhà nước mà còn kìm hãm sủ phát triển của xã hội . Điều này càng phù hợp những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh . Nếu các doanh nghiệp biết vận dụng các đường lối , chính sách của Đảng và nhà nước cho thích hợp với tình hình thực tế của doang nghiệp mình thì hiệu quả kinh doanh càng cao . Để hiểu rõ hơn về vấn đề này , em sẽ nghiên cứu đề tài tiểu luận “Phương hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội IX và nghị quyết trung ương III khoá IX Đảng cộng sản Việt Nam “. nội dung 1. Thực trạng tìng hình đất nước ta trong những năm qua - nguy cơ và thách thức . Những năm qua , bên cạnh một số thuận lợi , nước ta còn gặp nhiều khó khăn : những yếu kém vốn có của nền kinh tế , những thiên tai lớn liên tiếp , cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu á , tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp . Trong hoàn cảnh đó , toàn Đảng và toàn dân ta ra sức thực hiện nghị quyết đại hội VIII , đạt được những thành tựu quan trọng : kinh tế tăng trưởng khá , tổng sản trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7% . Nông nghiệp phát triển liên tục . Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5% . Hệ thống kết cấu hạ tầng bưu chính - viễn thông , đường sá , cầu , cảng , sân bay , điện , thuỷ lợi ... được tăng cường . Các ngành dich vụ , xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển . Văn hóa xã hội có những tiến bộ , đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện . Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định , quốc phòng và an ninh được tăng cường . Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được chú trọng , hệ thống chính trị được củng cố . Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng , hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt . Những thành tựu trên đã tăng cường sức mạnh tổng hợp , làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân , củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa , nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế . Tuy nhiên , chúng ta vẫn còn có những yếu kém , khuyết điểm sau : nền kinh tế phát triển chưa vững chắc , hiệu quả và sức cạnh tranh thấp . Một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắy chậm được giải quyết . Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển . Thế kỷ XXI tiếp tục có nhiều biến đổi . Khoa học và công nghệ có những bước tiến nhảy vọt . Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất . Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan , lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia , vừa có mặt tích cực , vừa có mặt tiêu cực , vừa có hợp tác , vừa có đấu tranh . Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương . Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình . Trong một vài thập kỷ tới , ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới . Nhưng chiến tranh cục bộ , xung đột vũ trang , xung đột dân tộc , tôn giáo , chaỵ đua vũ trang , hoạt động can thiệp lật đổ , khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng . Hoà bình , hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn , phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc . Cuộc đấu tranh vì hoà bình , độc lập dân tộc , dân chủ , dân sinh , tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới , Khu vực Đông Nam á , châu á-Thái Bình Dương , sau khủng hoảng tài chính - kinh tế , có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định . Những nét mới ấy trong tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta . Trước mắt nhân dân ta là những cơ hội và thách thức lớn . Ngày nay , thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiêù . Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường . Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên , lao động . Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định . Môi trường hoà bình , sự hợp tác , liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới taọ điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh tranh thủ ngoại lực . Đó là cơ hội lớn . Đồng thời , đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức . Bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ – tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trên khu vực và trên thế giới , chệch hướng xã hội chủ nghĩa , nạn tham nhũng và tệ quan liêu , “diễn biến hôa bing do các thế lực thù địch gây ra - đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp , đan xen , tác động lẫn nhau , không thể xem nhẹ nguy cơ nào . Điều cần nhấn mạnh là tìng trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị , đạo đức , lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ , đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối , chủ trương , chính sách của Đảng , gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân ; nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển , mức sống nhân dân còn thấp , trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt , nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế . 2. Phương hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp dưới ánh sáng nghị quyết đại hội IX và nghị quyết trung ương III khoá IX Đảng cộng sản Việt Nam Xuất phát từ tình hình hiên nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới , đường lối kinh tế của Đảng ta được xác định là : Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiên đại hoá , xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ , đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp , ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất , đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa , phát huy cao độ nội lực , đồng thời tranh htủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh , có hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá , từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân , thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội , bảo vệ và cải thiện môi trường , kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh . Đảng ta chủ trương thực hiên nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần , đổi mới , hoàn thiện khung pháp lý , tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính để huy đông tối đa mọi nguồn lực , tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau . Mọi doanh nghiệp , mọi công dân được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư và phát triển kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ . Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước . Bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh , thực hiện việc tách quyền chủ sở hữu nhà nước của cơ quan nhà nước với quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , xoá bỏ chế độ cơ quan , cấp hành chính chủ quản , chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần . Chủ trương thực hiện cổ phần hoá những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn , tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả . Ưu tiên bán cổ phần cho người lao động , mở rộng việc bán cổ phần cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài . Tiếp tục thực hiện việc giao , bán , khoán , cho thuê những doanhnghiệpnhà nước có qui mô nhỏ mà nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được ; sáp nhập giải thể hoặc phá sản các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên . ở các nước có nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp do tư nhân lập nên và mối quan tâm của họ là lời lãi . Do vậy , mặc dù quản trị kinh doanh lúc đầu cũng phát triển theo sự thuận tiện , nhưng về sau nó từ từ chuyển sang sự hợp lý vì vấn đề chính của chủ doanh nghiệp là làm sao gia tăng năng suất lao động . Các công ty thường lập ra các qui định nôi bộ gọi là các cẩm nang và thường có các cẩm nang sau : sơ đồ tổ chức công ty xác định các bộ phận khác nhau trong công ty và đươc ấn định theo sự hơp lý ; mô tả công việc theo các chức vụ khác nhau xác định nội dung của từng công việc ở trong công ty ; thể thức điều hành tiêu chuẩn ấn định cách thức giao tiếp giữa các bộ phận khác nhau khi thực hiện công việc nằm trong chức năng của mỗi bộ phận ; chính sách công ty ấn định những vấn đề lớn áp dụng chung trong công ty như mua chứng khoán , giao thiệp với bên ngoài ... cẩm nang nhân viên xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và các cẩm nang khác . Khi soạn những cẩm nang này , người ta áp dụng những nguyên tắc và lý thuết quản trị kinh doanh thích hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty mình . Nhờ các quyển cẩm nang này việc quản trị kinh doanh tại một doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở hợp lý . Khi các công ty mở rộng và trở thành công ty mẹ với nhiều công ty con đặt trên nhiều lãnh thổ khác nhau thì họ vẫn giữ được nền nếp điều hành của công ty mẹ . Khi các công ty con ở các nơi khác nhau thì cẩm nang này cũng được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương nhưng chỉ đổi cách thực hiện chứ không đổi nguyên tắc , triết lý , văn hoá công ty . Song song với việc tạo những điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển lâu dài , hợp tác cạnh tranh lành mạnh nhà nước còn xúc tiến hình thành đồng bộ các loại thị trường đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật bảo đảm sự quản lý , giám sát của nhà nước . Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường , ký kết hợp đồng , tự chủ , tự chịu trách nhiệm , giảm đến mức tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp , thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong kinh doanh . Nghiên cứu , sửa đổi bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế – xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế , nhất là các luật : Luật Thương mại , Luật Lao động , Luật Đất đai...Thực hiện nghiêm Luật Doanh nghiệp , sửa đổi bổ sung Luật Phá sản doanh nghiệp , chống đặc quyền và lũng đoạn thị trường , ban hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam . Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế , tiến hành cải cách thuế giai đoạn 3 theo hướng thu hẹp dần các mức thuế suất , giảm tỷ trọng thuế gián thu , áp dụng các sắc thuế mới như thuế thu nhập cá nhân , thuế bất động sản . Thực hiện các cam kết quốc tế về giảm thuế . Với việc giảm thuế nhập khẩu theo lịch trình thuế phổ cập có hiệu lực chung CEPT trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do (ASEAN) năng lực cạnh tranh của các doang nghiệp và của sản phẩm , dịch vụ phải được xem xét trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh chứ không phải chỉ so sánh với chính mình trong quá khứ . Nền kinh tế Việt Nam đang ở quá trình chuyển tiếp giữa giai đoạn phát triển được thúc đẩy chủ yêú bởi yêu cầu giảm chi phí đàu vào và giai đoạn được thúc đẩy chủ yếu bởi nâng cao hiệu quả đầu tư và đồng vốn , tức là giai đoạn kỹ thuật và xông nghệ có vai trò cao hơn . Chi phí sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam thường cao hơn các sản phẩm trong khu vực vì phải nhập khẩu và chịu thuế nhập khẩu . Hơn thế nữa , giá các dịch vụ và chi phí kinh doanh ở Việt Nam đều quá cao so với khu vực , làm giảm năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam . Theo nghiên cứu hàng năm của JETRO (Nhật Bản) , chi phí kinh doanh của việt Nam cao hơn các nước trong khu vực vì các yếu tố giá đất , giá thuê mặt bằng kinh doanh và giá các dịch vụ kết cấu hạ tầng khác . Chi phí giao dịch , xin phép , tính cả thời gian và tiền bạc trong quan hệ với các cơ quan nhà nước còn cao hơn đáng kể so với mức trung bình trong khu vực . doanh nghiệp thường phải đi lại nhiều lần , phải chi phí bồi dưỡng mới được giải quyết . Đặc biệt , các thủ tục đầu tư về nhà đất , xây dựng , đầu nối điện nước rất phiền hà , mất nhiều thời gian , phải qua nhiều cấp , nhiều ban , chi phí “bất thành văn” đều rất cao . Theo một số doanh nghiệp cho biết , tỷ lệ chi phí có thể lên đến 8-10% chi phí của cả công trình . Các chi phí đó cũng làm tăng thêm chi phí đầu tư . Gần đây , lãi suất tín dụng đối với đồng tiền Việt Nam tăng quá cao so với lãi suất trên thị trường quốc tế cũng làm tăng thêm gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp Chính vì vậy , Nhà nước và doanh nghiệp phải cùng nhau sát cánh để giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm và dịch vụ của nước ta . Các cơ quan nhà nước cần qui định rõ người trực ban , làm việc với dânvà doanh nghiệp qui định rõ những hồ sơ cần thiết , những hành vi bị nghiêm cấm , thực hiện công khai minh bạch với dân và doanh nghiệp để giảm bớt sự phiền hà , chi phí về thời gian và tiền bạc . nhà quản lý doanh nghiệp phải cải tổ quản lý , nâng cao năng suất lao động của từng người lao động , giảm chi phí trên một đơn vi sản phẩm (kể cả chi phí quản lý) tỷ lệ phế phẩm , tỷ lệ tiêu hao năng lượng và nghuyên vật liệu . Đặc biệt , cần dành chi phí thích đáng cho nghiên cứu khoa học và công nghệ , kiểu dáng , thương hiệu , tiếp thị , giảm chi phí “chạy việc” theo cơ chế xin cho . Nếu không kiên quyết và khẩn trương các biện pháp như vậy , các doanh nghiệp nước ta sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực kết luận Nền kinh tế nhiều thành phần mà Đảng ta chủ trương là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vân hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội . Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa . Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh , hợp pháp , văn minh vì lợi ích phát triển đất nước . Những cơ chế , chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp . Một chính sách đúng đắn tạo nên nhiều thuận lợi cho những người làm kinh doanh , vừa thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vừa đẩy mạnh nền kinh tế của đất nước . tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội Đảng IX 2. Nghị quyết Trung ương III khoá IX Đảng cộng sản Việt nam 3. Giáo trình khoa học quản lý 4. Tạp chí nhà quản lý 5. Tạp chí doanh nghiệp thương mại 6. Sách tinh hoa quản lý