Tiểu luận Phương thức thanh toán qua paypal

Paypal là dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như sec và các lệnh chuyển tiền. Nó cho phép thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet.

ppt44 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3270 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương thức thanh toán qua paypal, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Đề tài: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA PAYPAL Nhóm: INTERNATIONAL GROUPS 1. Paypal là gì? Paypal là dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như sec và các lệnh chuyển tiền. Nó cho phép thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. 2. Lĩnh vực hoạt động: Lĩnh vực hoạt động chính của Paypal là chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trực tiếp qua mạng Internet Tính đến thời điểm này, PayPal có hơn 153 triệu tài khoản trên toàn cầu. Dịch vụ PayPal cho phép khách hàng trên toàn cầu thanh toán bằng nhiều hình thức: thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, tín dụng người mua, cân đối tài khoản…mà không cần chia sẻ thông tin bí mật tài chính. Với mạng lưới trải rộng khắp 190 thị trường và hỗ trợ 17 đơn vị tiền tệ trên toàn thế giới, PayPal đã thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử toàn cầu sôi động bằng các giải pháp thanh toán không giới hạn địa lý, tiền tệ và ngôn ngữ. 3. Các đặc tính của Paypal Dùng Paypal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ thanh toán (Visa, Master...) của mình mỗi khi cần; Một điểm khác biệt khá lớn của Paypal với các cổng thanh toán trực tuyến khác là sự uyển chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng chargebank, tức là khách hàng có Cực kỳ bảo mật; Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán; Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi; Một khi sử thể đòi lại số tiền sau khi đã gởi tiền đến tài khoản khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có nhiều rắc rối mà bạn cần phải chứng minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gởi tiền. Dù vậy cũng chính vì tính năng này mà người dùng Paypal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo. Thiết kế đơn giản Với những người sử dụng chính thống, PayPal rất tiện ích vì nó thay thế cho việc đi đến ngân hàng. Công nghệ cơ bản của việc chuyển tiền thực ra hết sức đơn giản. PayPal giúp những nhà kinh doanh nhỏ không đủ khả năng mở tài khoản thương mại với các công ty thẻ tín dụng lớn một phương tiện mới để chấp nhận thanh toán qua mạng Một trong những điều hấp dẫn của PayPal là ẩn danh người thanh toán: một người mua có thể thanh toán cho rất nhiều người và các công ty khác nhau mà không cần gửi số thẻ tín dụng hay thông tin cá nhân cho bất kỳ ai ngoài PayPal. "Khả năng cung cấp hệ thống thanh toán an tòan và ẩn danh là một bí mật của PayPal" "Khi anh thanh toán, tôi không cần biết anh trả tôi như thế nào. Tôi chỉ cần biết là tài khoản của tôi đã có báo có". "Bí quyết của PayPal là tận dụng những công nghệ thực tiễn nhất, khiến người dùng bị hấp dẫn bởi các chức năng toàn diện từ hệ thống có vẻ tầm thường" PayPal đã tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng, vì vậy đáp ứng được những đòi hỏi về cả phần cứng và nhân lực là một trong những vấn đề thách thức ngay từ khi công ty đi vào hoạt động. Kiến trúc của trang đã được xây dựng lại để có thể cô lập các lỗi được hiệu quả hơn. Thực ra mà nói, toàn bộ trang của PayPal dựa trên "một cơ sở hạ tầng bảo mật hỗn hợp với các tường lửa và các phương pháp mã hóa". Kiểm soát gian lận Số lượng nhân viên đông đảo và sự phức tạp về công nghệ của PayPal là nhằm mục đích hạn chế những trò gian lận. Theo ông Geiger (Giám đốc công nghệ) "có thể mặt mạnh nhất trong hệ thống của chúng tôi là khả năng chống gian lận, và tính năng xử lý gian lận tức thời (real-time). Tổng số nhân viên có chức năng hỗ trợ khách hàng, đảm bảo sự tin cậy là trên 800 người mà chỉ tập trung vào việc chống gian lận". Từ khi sáp nhập với Ebay, hệ thống thanh toán của PayPal đã xuất hiện trên hơn 70% các trang web bán đấu giá của Ebay. Hiện nay PayPal đang xử lý số tiền thanh toán lên đến 360 USD/giây Thuật toán mã hóa Công ty chỉ tập trung chủ yếu vào việc làm cho các giao dịch kiểu P2P sử dụng được các mạng lưới giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng điện tử sẵn có, kiểm soát các hiện tượng gian lận. Nhưng điều chủ yếu nhất vẫn là tìm ra một phần mềm căn bản, một tập hợp các thuật toán làm việc thời gian thực để phát hiện nhanh các hiện tượng gian lận trong hệ thống. Chức năng cơ bản của chúng là để kiểm tra tính bất thường ở một loạt các khâu kiểm tra trong một giao dịch. "Bất cứ lúc nào bạn truy nhập vào đây, các điểm kiểm tra này sẽ xem bạn là ai, bạn muốn chuyển tiền cho ai và từ đâu. Sau khi đã kiểm tra toàn bộ, phần mềm này sẽ quyết định theo các thuật toán trên xem giao dịch đó có hiện tượng nghi vấn hay không". Quá trình này gần giống với hệ thống kiểm tra gian lận thẻ tín dụng, theo đó so sánh lịch sử mua bán trước đây của khách hàng để nhận dạng một giao dịch thanh toán quá lớn hay một đợt mua sắm nhiều bất thường. Sự tác động của con người Sự tác động của con người cũng là một vòng bảo vệ thứ hai để hạn chế sự lừa gạt. Bất cứ khi nào phần mềm nghi ngờ có hiện tượng gian lận, nó sẽ chuyển giao dịch đó cho một nhân viên để kiểm tra bằng cách liên lạc trực tiếp với khách hàng. Hiện nay, thách thức trước mắt về công nghệ với PayPal là duy trì vững chắc sự thành công quá nhanh của nó với dịch vụ P2P và những giao dịch nhỏ, để trở thành một giải pháp thanh toán trực tuyến cho các nhà buôn lớn hơn. Bước tiến tiếp theo về công nghệ của PayPal sẽ không hướng tới việc phát triển các tính năng mới trong hệ thống bởi thực ra, sự đơn giản rõ ràng của hệ thống chính là chìa khóa cho sự thành công của PayPal. Mô hình kỳ diệu Nhân tố hỗ trợ phía sau thành công của PayPal thực ra chỉ là một công thức đơn giản: hãy để các khách hàng nặng túi (nhà buôn) trả tiền cho dịch vụ, còn tất cả mọi người thì sử dụng dịch vụ miễn phí, như vậy những khách hàng miễn phí đó sẽ làm công việc marketing theo kiểu dây chuyền cho những người mua hàng cùng đăng ký sử dụng PayPal. Hầu hết doanh thu của PayPal là từ các giao dịch tài khoản và những người cung cấp hàng hoá dịch vụ thường xuyên qua PayPal. PayPal thu từ 2,2 đến 2,7% trên giá bán cộng với phí giao dịch là 30 cent. Mặc dù các cá nhân giữ tiền trong tài khoản tại PayPal, nhưng công ty không phải là ngân hàng do không tính lãi suất của các khoản tiền này. Trên thực tế, tình hình tài chính và triển vọng kinh doanh của PayPal là rất tốt, công ty đã bước vào thị trường chứng khoán khá thành công từ tháng 2/2002, giai đoạn tồi tệ nhất đối với bất kì công ty mới niêm yết nào kinh doanh trong lĩnh vực Internet. Việc thanh toán cho đánh bạc trên mạng đã chấm dứt kể khi eBay tiếp quản PayPal chính thức vào tháng 10-2002, nhưng đến lúc đó chính PayPal thừa nhận rằng những giao dịch này đóng góp đến 6% thu nhập của họ. Khi theo dõi những kẻ xấu sử dụng PayPal để thanh toán cho những hoạt động ngoại tuyến bất hợp pháp, Geiger thừa nhận "Ngăn chặn triệt để loại hành vi này là việc rất khó. Chúng tôi đã có những thuật toán để tìm kiếm chúng. Chẳng hạn nếu như bạn chuyển tiền trong nhiều tài khoản khác nhau, điều đó sẽ gây nghi vấn và cơ quan luật pháp yêu cầu chúng tôi phải theo dõi ngay, bất cứ những gì tìm thấy đều phải báo cáo về cơ sở dữ liệu liên bang". Và cũng do PayPal thường xuyên có tài khoản của người sử dụng cũng như thông tin về thẻ tín dụng, đây sẽ là nơi hấp dẫn với những kẻ bất lương. Một trò lừa đảo phổ biến trong năm nay là gửi email có logo và địa chỉ phản hồi tương tự như PayPal, trong đó thông báo rằng tài khỏan của họ đã bị khóa và họ phải gõ lại các thông tin về tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng của mình PayPal cũng đang chống lại những trò lừa bịp bằng việc báo cho người sử dụng biết ngay khi có ai đó khả nghi truy nhập vào tài khoản của họ. PayPal là địa chỉ thường xuyên bị các hacker tấn công, trong đó có các nhóm tội phạm từ Nigeria, Nga và Indonesia, những kẻ tìm cách tạo ra những tài khoản ảo và sử dụng số thẻ tín dụng bị lấy cắp trong hệ thống. 4. Cách sử dụng Paypal Để sử dụng dịch vụ của Paypal, chúng ta phải có tài khoản Paypal, quy trình sẽ được thực hiện như sau: Đăng ký tài khoản Paypal; Sử dụng Debit card (thẻ ghi nợ) hoặc Credit card (Thẻ tín dụng) nạp tiền vào tài khoản; Sử dụng tài khoản Paypal để thanh toán trên các trang mua bán trực tuyến, hoặc chuyển tiền, rút tiền, tùy vào nhu cầu. 5. Cách đăng ký tài khoản Paypal Trước khi đăng ký PP bạn phải đăng ký thẻ tín dụng (cụ thể là VISA hoặc Master Card) tại một ngân hàng nào đó (hiện nay có rất nhiều ngân hàng được đăng ky thẻ tín dụng như Vietcom Bank, Exim Bank, ACB...) Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Paypal Việt Nam: Gửi - Nhận – Rút về Ngân hàng Việt Nam Như đã biết để sử dụng được PayPal dành cho Việt Nam thì các bạn cần có thẻ Credit Card cụ thể là Master Card, Visa Debit, American Express của các ngân hàng tại Việt Nam. Thêm vào đó, bạn cũng phải ĐĂNG KÝ THÊM TÍNH NĂNG GIAO DỊCH ONLINE thì mới có thể rút tiền và nhận tiền hay mua hàng trên mạng. Vì Việt Nam là một quốc gia đặc thù nên nằm trong nhóm tách biệt nhưng điều tốt ở đây ngoài việc gửi, nhận còn có khả năng rút tại ngân hàng Việt Nam, không phải ngân hàng của Mỹ. Đây là điều ai cũng mong muốn! Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác vẫn phải rút về ngân hàng Mỹ. Điều này khẳng định 2 vấn đề cốt lõi mà chúng ta đang quan tâm: - 100% chắc chắn bạn có thể rút tiền từ tài khoản PayPal về bất kỳ ngân hàng Việt Nam nào, nơi bạn đã làm thẻ Credit Card. - Hiện tính năng Add Funds (hiểu nôm na là nhập quỹ/tiền từ ngân hàng vào tài khoản PayPal để sử dụng khi cần) vẫn chưa được kích hoạt vì những quy định về tài chính của Chính phủ Việt Nam. Hy vọng sẽ có thể sử dụng tính năng này sớm. Hướng dẫn đăng ký & Verify tài khoản PayPal Việt Nam Thanh toán điện tử trên thế giới đã thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn bắt đầu. Với cơ hội mới mà PP sẽ trao cho chúng ta thì việc thanh toán-chuyển,nhận-trực tuyến và rút về ngân hàng Việt Nam hoàn toàn có thể và dễ dàng. Hầu hết các trang web thương mại điện tử đều ưu tiên PP là phương thức thanh toán hàng đầu. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của thương mại điện tử Việt Nam nói chung, PP Việt Nam nói riêng. Nếu thực hiện theo cách truyền thống thì trước đây người dùng Việt Nam không thể nhận hoặc chuyển tiền được với tài khoản Paypal Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2009 Paypal đã có thông báo chính thức về việc mở cửa dịch vụ cho thị trường Việt Nam và một số nước khác (Hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2009). Đây là tin rất vui và sẽ rất hữu ích để chúng ta khai thác, mua bán, chuyển - nhận trên mạng được tốt hơn nhờ PayPal. Với những chính sách bảo mật gần như cao nhất thế giới hiện nay thì việc đăng ký, xác nhận, sử dụng PP thật không đơn giản. PayPal Việt Nam tạm hoãn tính năng Withdraw Đây là thông tin đã được xác thực, việc PayPal chính thức hỗ trợ nhận, gửi và rút tiền về các ngân hàng Việt Nam đang gây xôn sao dư luận. PayPal cũng đã nói rõ rằng họ đang trong quá trình thương thảo với các ngân hàng tại Việt Nam nhằm hỗ trợ người dùng PayPal có thể rút tiền từ tài khoản về các ngân hàng. Tuy nhiên, các cuộc thương thảo vẫn chưa đi đến kết quả và các thỏa thuận vẫn chưa được ký kết. Do đó, tính năng withdraw vẫn chưa được mở. Theo phán đoán và phân tích việc sử dụng PayPal vẫn chưa thể rút tiền được việc thương thảo của PayPal với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là một quá trình khó khăn và sẽ mất một khoảng thời gian dài nữa mới có thể đi đến thỏa thuận Những hạn chế khi sử dụng PayPal Trong quá trình sử dụng Paypal, chúng ta cần phải lưu ý đến những vấn đề gì để bảo đảm tài khoản Paypal chúng ta không bị hạn chế hoặc bị khóa Thường xuyên truy cập tài khoản Paypal Cập nhật thông tin cá nhân Thay đổi mật khẩu định kỳ Bảo vệ tài khoản Paypal của bạn tránh trò lừa phishing Phishing là hình thức lừa đảo trực tuyến bằng tâm lí. Kẻ lừa đảo gửi email dụ bạn đăng nhập, hoặc thực hiện thao tác nào đó, trên một trang web giả dạng, và có thể bạn vô tình để lộ mật khẩu mà không hay biết. Để tài khoản Paypal của mình được an toàn, cần lưu ý những điều sau: Không bao giờ thực hiện đăng nhập PayPal thông qua bất kì email xa lạ nào đó được gửi đến, vì đó là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất cho các cuộc tấn công lừa đảo. PayPal không bao giờ hỏi tên đăng nhập và mật khẩu của bạn thông qua email. Do đó khi gặp bất cứ yêu cầu nào như vậy bạn không nên bận tâm làm gì. Nếu bạn nhận được một email được nghi là trò gian lận, bạn báo cho PayPal bằng cách gửi vào địa chỉ spoof@paypal.com (viết tiếng Anh nhé!) Cách tốt nhất để truy cập PayPal là gõ trực tiếp https://www.paypal.com vào thanh địa chỉ trình duyệt web của bạn. Nếu bạn đang sử dụng một máy tính được chia sẻ, bạn không nên lưu tên người dùng và mật khẩu của bạn trong trình duyệt web. Paypal của Việt Nam Cổng thanh toán trực tuyến PayNet vừa ra mắt tại địa chỉ cho phép người dùng mua sắm trên các web thương mại điện tử ở Việt Nam. Cổng thanh toán trực tuyến PayNet vừa ra mắt tại địa chỉ cho phép người dùng mua sắm trên các web thương mại điện tử ở Việt Nam. Cổng thanh toán trực tuyến PayNet vừa ra mắt tại địa chỉ cho phép người dùng mua sắm trên các web thương mại điện tử ở Việt Nam. Các tài khoản có thể nạp tiền bằng cách mua thẻ netCASH trả trước do Paynet phát hành, nạp trực tiếp tại hơn 2.000 đại lý của Paynet hoặc có thể chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản trên cổng thanh toán này. Toàn bộ số tiền nạp vào tài khoản trên cổng này được quản lý và lưu ký tại ngân hàng trước khi chuyển cho người bán nhằm bảo vệ quyền lợi cả bên mua và bên bán. Bên cạnh việc kết nối với các web thương mại điện tử, Paynet đang đàm phán kết nối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng Quân đội, ngân hàng An Bình, ngân hàng VPBank, cho phép các khách hàng có tài khoản tại các ngân hàng này chuyển tiền sang tài khoản điện tử trên cổng thanh toán Paynet để thanh toán trực tuyến. Với khoảng hơn 20 triệu người dùng Internet, 60 triệu thuê bao điện thoại di động cùng với hơn 15 triệu tài khoản ngân hàng, thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam được dự báo sẽ phát triển bùng nổ trong vài năm tới. Người Việt có thể mua hàng trực tiếp từ Ebay Liên doanh Chợ Điện Tử và eBay đã chính thức khai trước Cổng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đầu tiên tại địa chỉ và Đây là cổng thương mại điện tử "xuyên biên giới" đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ ba ở Châu Á với mục đích giúp người tiêu dùng Việt Nam không còn phải lo ngại về các rào cản khi mua hàng trực tuyến ở nước ngoài như thủ tục thanh toán, vận chuyển, hải quan và lòng tin của người bán đối với các giao dịch xuất phát từ Việt Nam. Với việc được kết nối trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của eBay toàn cầu, cổng TMĐT trên đây cũng sẽ mang đến cho người dùng VN cơ hội được ngồi tại nhà ngồi tại nhà tùy ý lựa chọn, mua sắm hay tham gia săn các phiên đấu giá sản phẩm giá rẻ, độc đáo, kỳ lạ hoặc không thể tìm thấy ở Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới chỉ bằng việc nhắp chuột. Chợ Điện Tử - eBay sẽ xử lý đơn hàng và thanh toán của người mua ngay tại Việt Nam, đứng ra đại diện mua hàng từ eBay và thanh toán bằng PayPal, rồi tập hợp lại chuyển về Việt Nam và thực hiện các thủ tục hải quan trước khi giao tận tay cho khách trong thời gian khoảng hai tuần. Để có thể thực hiện mua hàng trên eBay.vn, người dùng buộc phải là thành viên của chodientu.vn. Việc đăng ký thành viên có thể thực hiện dễ dàng thông qua website chính thức Chợ Điện Tử. Trong hàng loạt các dịch vụ P2P, có một công ty đã tạo được thành công độc nhất vô nhị bằng việc tạo tiện ích cho hai người bình thường có thể làm trên mạng việc mà phần lớn mọi người đang thực hiện ngoài mạng: thanh toán tiền mua hàng hóa hay dịch vụ. Điều kỳ diệu mà giản đơn của PayPal là cung cấp dịch vụ cho phép hai người trao đổi tiền gần như trực tiếp, theo cách rất đảm bảo và ẩn danh. Đó không chỉ là việc mở cửa cho một nền kinh tế kiểu cá nhân với cá nhân qua mạng, mà còn khai phá ra một cách làm mới cho các nhà buôn và doanh nghiệp nhỏ, những người không có khả năng lập một tài khỏan thương mại khá tốn kém với các công ty thẻ tín dụng lớn. Ebay đã mua PayPal năm 2002 với giá 1,5 tỷ USD, một hành động được coi là cuộc "kết hôn tự nhiên" của hai kẻ quyền lực trong dịch vụ P2P. Hơn 60% hoạt động kinh doanh của PayPal là những khoản thanh toán của người mua hàng trong chợ đấu giá Ebay. Số liệu thống kê của PayPal là một bằng chứng đáng kinh ngạc về sức mạnh của mô hình P2P trên mạng. Đến cuối tháng 6 năm 2003, công ty này đã có hơn 31 triệu người sử dụng, so với con số 27 triệu của 3 tháng trước đó, và số tiền giao dịch lên đến 2,8 tỷ USD trong 1 quý, tương đương 360 USD/giây. Mặc dù một số công ty dịch vụ tài chính như dịch vụ C2it của Citibank, hay thậm chí AOL đều đã tung ra các giải pháp thanh toán P2P, nhưng PayPal vẫn thành công vượt xa các đối thủ lớn. Thẻ tín dụng – Credit Card Là một hình thức cấp tín dụng (cho vay) cho chủ thẻ. Bạn có thể sử dụng Credit Card để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, kể cả thanh toán trực tuyến thông qua Internet, và bạn cũng có thể dùng nó để rút tiền mặt thông qua máy ATM. Hàng tháng đến ngày kết sổ, Ngân hàng sẽ tổng kết sổ chi tiêu bằng Credit Card của bạn và gởi đến bạn 1 giấy báo nợ (gọi là bản sao kê), trong đó thông thường cho thêm bạn 15 ngày để thanh toán số tiền đó. Tại VN hiện nay, có rất nhiều thương hiệu CC quốc tế như: Master Card, Visa Card, American Express, ... do các Cty Tài Chính nước ngoài làm chủ thương hiệu. Các NH VCB, ACB, Eximbank,... chỉ là đại lý phát hành CC cho các Cty đó thôi. Thẻ ghi nợ - Debit Card Là loại thẻ được phát hành dựa trên việc ghi nợ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Do đó, việc đầu tiên để được phát hành thẻ là bạn phải làm thủ tục mở 1 tài khoản tiền gửi tại NH. Và cũng chính đặc điểm này mà DC còn có chức năng chuyển khoản từ TK tiền gửi của người này sang TK người khác và một số chức năng khác mà CC không có. Do mục đích chủ yếu của PC là phương tiện thanh toán không dùng TM nên thường các NH sẽ cho phép bạn dùng DC để thanh toán tiền mua hàng cho tới khi TK của bạn chỉ còn số dư tối thiểu (hiện nay đa số các NH ở VN qui định số dư tối thiều trong TK tiền gửi từ 0 – 100K VNĐ Tại VN hiện nay, DC cũng có 2 loại là DC quốc tế và DC nội địa. DC quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit card, Visa Electron card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card, … Bước 1: Bắt đầu đăng ký Click vào liên kết rồi click vào “Sign up today” Bước 2: Chọn loại Tài khoản Các bạn nên chọn loại Business hoặc Premier, nếu dùng giới hạn thì chọn Personal Bước 3: Nhập thông tin chi tiết Thông tin các bạn nhập vào đây phải chính xác vì khi xác nhận hoặc quên mật khẩu bạn sẽ rất khó thực hiện. Chú ý: CSC/CVV (Card Security Code) là mã gồm 3 chứ số ở mặt sau thẻ tín dụng của bạn Bước 4: Quản lý tài khoản Sau khi đăng ký tài khoản thành công. Công việc tiếp theo là các bạn Click vào liên kết “Go to My Account” để thực hiện bước kích hoạt. Bước 5: Kiểm tra trạng thái tài khoản Tuy đã dăng ký xong nhưng trạng thái sẽ là chưa xác nhận (Status Unverified) Bước 6: Kích hoạt tài khoản Bước 7: Xác nhận tài khoản Công đoạn cuối cùng là chúng ta trở lại đăng nhập vào tài khoản PP và thực hiện việc xác nhận tài khoản. Khi đã thành công, tức là tài khoản của bạn đã được chấp nhận cho việc thanh toán trực tuyến trên mạng PP, trạng thái của tài khoản là Verified Lưu ý: Cách kích hoạt tài khoản Ngay sau khi đăng ký thành công, PP sẽ gởi cho bạn một mail yêu cầu kích hoạt tài khoản. Công việc của bạn là mở email ra và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Khi PP thông báo “your account is active” (slide 12) thì công đoạn kích hoạt tài khoản đã xong. Chúng ta chuyển sang bước xác nhận tài khoản. Hình ảnh tài khoản được xác nhận Lưu ý Các bạn khi lập thẻ Visa Debit thì nên nạp sẵn từ 50K đến 100k vào tài khoản vì PP sẽ thu phí xác nhận khoảng gần 2$, nếu tài khoản không có tiền thì sẽ không xác nhận được. Khoản phí này sẽ được PP hoàn trả khi tài khoản đã được xác nhận thành công. Các tài khoản mới thành lập nên chờ khoản 3-4 ngày rồi hãy Verify, vì ngân hàng sẽ phải kích hoạt và thường mất 24-48 giờ sau đó. Sau khi đã confirm, các bạn phải gọi điện tới ngân hàng mà bạn đã đăng ký thẻ để lấy mã xác nhận gồm 4 chữ số. Nếu bạn có khả năng kiểm tra online thi vào xem mục sao kê/ giao dịch thì sẽ biết ngay. Thường xuyên truy cậ
Tài liệu liên quan