Tiểu luận Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay

Trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nhu cầu về vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế , tránh tụt hậu là vấn đề cần thiết đối với mỗi nước . Để huy động vốn một cách tối đa , ngoài sự góp mặt của ngân hàng còn có một số tổ chức phi ngân hàng khác điển hình là quỹ đầu tư (QĐT) , một định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đặc biệt là trên thị trường chứng khoán (TTCK) . Tính đến nay thì thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã hoạt động được hơn 3 năm. Qua báo cáo tổng kết về sư hoạt động của TTCK, chúng ta có thể nhận thấy sự không ổn định của TTCK, giá cả chứng khoán và chỉ số chứng khoán luôn biến động. Và một trong những nguyên nhân đó là thiếu vắng các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các QĐT. Mặt khác, các báo cáo, chuyên đề ít đề cập đến QĐT chứng khoán, khái niệm QĐT chứng khoán vẫn còn xa lạ và mới mẻ với công chúng nói chung và các nhà đầu tư nói riêng. Mặc dù, sự hiện diện của QĐT không những chỉ cần thiết cho TTCK mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Có thể coi QĐT là cầu nối hữu hiệu giữa người tiết kiệm và nhà đầu tư , phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá. Ngoài ra , thông qua QĐT, việc huy động vốn đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường vốn quốc tế trở nên dễ dàng hơn. QĐT là phương tiện thuận lợi đơn giản và linh hoạt góp phần và tham gia vào sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam . Bởi những lí do đó em đã chọn đề tài này với tên gọi “Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay” . Đề tài này được kết cấu như sau : Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán Chương 2 : Khái quát về quỹ đầu tư tại một số nước trên thế giới . Thực trạng các quỹ đầu tư tại Việt Nam . Chương 3 : Định hướng hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam .

pdf17 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 4309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiểu luận Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay Lời mở đầu. Trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nhu cầu về vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế , tránh tụt hậu là vấn đề cần thiết đối với mỗi nước . Để huy động vốn một cách tối đa , ngoài sự góp mặt của ngân hàng còn có một số tổ chức phi ngân hàng khác điển hình là quỹ đầu tư (QĐT) , một định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đặc biệt là trên thị trường chứng khoán (TTCK) . Tính đến nay thì thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã hoạt động được hơn 3 năm. Qua báo cáo tổng kết về sư hoạt động của TTCK, chúng ta có thể nhận thấy sự không ổn định của TTCK, giá cả chứng khoán và chỉ số chứng khoán luôn biến động. Và một trong những nguyên nhân đó là thiếu vắng các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các QĐT. Mặt khác, các báo cáo, chuyên đề ít đề cập đến QĐT chứng khoán, khái niệm QĐT chứng khoán vẫn còn xa lạ và mới mẻ với công chúng nói chung và các nhà đầu tư nói riêng. Mặc dù, sự hiện diện của QĐT không những chỉ cần thiết cho TTCK mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Có thể coi QĐT là cầu nối hữu hiệu giữa người tiết kiệm và nhà đầu tư , phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá. Ngoài ra , thông qua QĐT, việc huy động vốn đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường vốn quốc tế trở nên dễ dàng hơn. QĐT là phương tiện thuận lợi đơn giản và linh hoạt góp phần và tham gia vào sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam . Bởi những lí do đó em đã chọn đề tài này với tên gọi “Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay” . Đề tài này được kết cấu như sau : Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán Chương 2 : Khái quát về quỹ đầu tư tại một số nước trên thế giới . Thực trạng các quỹ đầu tư tại Việt Nam . Chương 3 : Định hướng hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam . Trong giai đoạn này , việc cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam là thích hợp , nó đáp ứng một phần vốn cho nhu cầu vốn nước ta . Việc này xuất phát từ những lí do sau : Thứ nhất , chúng ta chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên TTCK nói chung và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng , các quỹ nước ngoài vào hoạt động tại thị trường Việt Nam sẽ vừa đem lại nguồn vốn lớn cho nền kinh tế , vừa là động tác thăm dò tiềm năng trên thị trường . Thứ hai, các nhà đầu tư Việt Nam cá nhân cũng như các tổ chức chưa thể tham gia đông đảo vào quỹ đầu tư nhiều , họ còn phải dè dặt vốn ít ỏi của mình , không thể tập trung vào một kiểu đầu tư còn xa lạ như vậy . Thứ ba, TTCK Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai , chưa cho phép một mức giao dịch năng động chứng khoán chỉ đầu tư do quỹ phát hành . Việc rút vốn của các nhà đầu tư ra khỏi quỹ này nếu không được mua bán cổ phần trực tiếp vói nhau thì phải thực hiện ở các sở giao dịch nước ngoài . Nói tóm lại , các quỹ đầu tư do người nước ngoài thành lập vào hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam vùă giúp cho phát triển , vừa tạo ra bước khởi động cho ngành quỹ , gíp Việt Nam học tập kinh nghiệm quản lí quỹ đầu tư. Đặc điểm của 5 quỹ thành lập sớm nhất ở Việt Nam : Đây đều là những quỹ tư nhân và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng . Cách thức hoàn vốn của các quỹ là khác nhau , có thể hoàn vốn vào một thời điểm ấn định , hoặc cho phép chiết khấu sau mỗi thời hạn nhất định …Chính sách hoàn vốn của các quỹ được tóm tắt như sau : Mục đích của các quỹ thường là tăng trưởng vốn trong dài hạn . Phương thức đầu tư đa dạng : Các quỹ không chỉ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của các công ty mà có thể đưa vào Việt Nam dưới các khoản vay nợ . Một số quỹ còn tập trung để có được cổ phiếu kiểm soát của các công ty . Phương thức đầu tư của các quỹ : Khi đầu tư vào Việt Nam , các quỹ đầu tư nước ngoài tận dụng được những thuận lợi sau : Thứ nhất , chính phủ Việt Nam đã có những chính sách ủng hộ quỹ đầu tư ; các Bộ , các ngành đã phối hợp để ban hành qui chế hoạt động cho sự hoạt động của quỹ , đặc biệt là cỉa cách pháp luật , chính sãh ưu đãi đầu tư . Thứ hai, các tổ chức ( ngân hàng , bảo hiểm , tổng công ty Nhà nước) và các cá nhân có thu nhập cao có nhu cầu đầu tư , Thứ ba, trong thời gian qua , Việt Nam đẫ đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước , góp phần tạo môi trường cho QĐT đẩy mạnh đầu tư vào các công ty cổ phần và giúp các doanh nghiệp này được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán . Bên cạnh những thuận lợi , những nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn : Thứ nhất , môi trường pháp lý nước ta chưa có những qui định rõ ràng cho các quỹ đầu tư nuqóc ngoài ( chẳng hạn như qui định về tỉ lệ vốn ) dẫn đến quá trình đầu tư vào các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn . Thủ tục xin phép đầu tư vào chứng khoán còn phức tạp và mất nhiều thời gian , thông thường để tham gia mua cổ phần phải mất từ 3 đến 6 tháng để thẩm định dự án nhưng cần 6 đến 12 tháng để nhận được giấy phép . Thứ hai , chưa có qui định điều chỉnh cho mọi cá nhân và tổ chức phải tuân theo . Có nhiều cá nhân va tổ chức ở Hà Nội va thành phố Hồ Chí Minh tự phát kinh doanh bất động sản và mua bán chứng khoán . Thứ ba, do số công ty cổ phần và công ty cổ phần hoá chưa nhiều nên phạm vi đầu tư còn hạn chế , mặt khác số công ty được niêm yết còn ít nên các quỹ gặp nhiều khó khăn trong tháo lui vốn khi chuyển nhượng bị giảm giá trị . Thứ tư , mặc dù trong nghị định 48/1998/NĐ-CP ngay 11-7-1998về chứng khoán và TTCK có quy định về hoạt động của quỹ đầu tư , song khi áp dụng nghị định này vào quỹ đầu tư nước ngoài lại bị vướng phải một số bất cập sau : Trong điều 3 của Nghị định nói về quỹ đầu tư có qui định : “ quỹ đầu tư đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tải sản của quỹ”, nhưng lại không qui định tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán niêm yết hay không niêm yết . Trong khoản 2 điều 14 qui định : “ Công ty quản lí quĩ không được dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành , và không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành”. Và khoản 3 điều 14 qui định : “ Công ty quản lí quỹ không được dùng vốn và tài sản của các quỹ do mình quản lí mua 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc một công ty không niêm yết”. Nếu so sánh những điều này theo điều kiện hiện nay , hầu hết các doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỷ đồng dẫn đến tỷ lệ vốn mà công ty đầu tư vào một doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn của quỹ là quá thấp và cũng lí do trên mà doanh nghiệp đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau . Kết quả chi phí quản lí khá cao , hầu hết các công ty đều chưa có lãi . Thông tin sơ lược về các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt nam Quỹ Beta Quỹ này được quản lý ở Việt nam bởi nhân viên kế toán người Anh và một luật sư người Mỹ .Kể từ khi ra đời vào năm 1993, quỹ đã có một số thay đổivề các nhà quản lý cao cấp .Quỹ có một số nhà quản trị là những chuyên gia tư vấn hàng đầu của Việt Nam về đầu tư và luật pháp . Mục tiêu hiện tại của quỹ là chỉ đầu tư vào các công ty do người người nước ngoài quản lý .Beta Fund không xem xét việc đầu tư vào các công ty đang trong quá trình khởi nghiệp và các công ty trong nước . Dường như quỹ này sẽ không tăng cường đầu tư vào các công ty liên doanh có vốn nước ngoài nữa , vì diễn biến vừa qua là không tích cực . Giám đốc quỹ Beta cho rằng các động cơ của một đối tác công nghiệp nước ngoài không phù hợp với động cơ của một tổ chức do Nhà nước Việt Nam sở hữu . Giải pháp đầu tư Beta tiến hành trong thời gian qua là chớp thời cơ . Một khi một khoản đầu tư được coi là hấp dẫn thì dường như sẽ xuất hiện một giải pháp thẩm định khá chi tiết theo mô hinh Anh – Mỹ . Theo những dấu hiệu gần đây nhất , Beta Fund đang có một sự thay đổi quan trọng trong định hướng đâu tư để thích ứng với những cơ hội của thị trường do những sự thay đổi tích cực gần đây về luật và môi trường kinh doanh mang lại . Quỹ Việt Nam Frontier Quỹ này do Finasa , một ngân hàng thương mại có trụ sở tại Băng Cốc quản lí . Sau đợt giảm quy mô hoạt động ở Việt Nam gần đây của quỹ , quyền quản lí được giao cho hai giám đốc cấp thấp đảm nhiệm . Các chuyên gia quản lí cao cấp của quỹ đã chuyển về Băng Cốc và các quyết định quan trọng sẽ được đưa ra từ Băng Cốc . Tương tự như quỹ Beta , quỹ này chỉ đầu tư vào các công ty do người nước ngoài quản lí . Các công ty liên doanh cũng không nằm ngoài danh sách đầu tư của quỹ này . Với việc giảm bớt các nhân viên ở Việt Nam gần đây , rõ ràng quỹ đã có sự chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia lân cận . Quỹ Vietnam Fund Sáu người nước ngoài , từ các nước khác nhau đang điều hành Vietnam Fund đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm với kiến thức nền tảng , bao gồm kiến thức về ngân hàng , kế toán và công nghiệp . Quỹ này đã đầu tư vào các công ty trong nước và nước ngoài , và cũng đảm nhiệm vai trò hỗ trợ về mặt quản lí . Do vậy , phạm vi đầu tư cảu quỹ là khá rộng . Chiến lược đầu tư mà Vietnam Fund đề ra là tập trung vào qui trình thẩm định chi tiết được thực hiện trong quỹ . Tuy vậy , các chuên gia quản lí cho rằng việc thu thập các thông tin đáng tin cậy từ các công ty trong nước là rất khó khăn . Việc các chuên gia quản lí dung hoà khoảng cách giữa các chính sách và thực hành như thế nào cũng chưa rõ ràng . Quỹ này là quỹ có thời gian hoạt động lâu nhất trong số 4 quỹ đang hoạt động tại Việt Nam , với số vốn chưa đầu tư chỉ còn 9 triệu đô la Mỹ . Do vậy , mục tiêu ưu tiên chính và cũng đầy thách thức cho năm tới là phải huy động được nhiều vốn hơn . Quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd ( Dragon Capital ) Dragon Capital , tổ chức sử dụng quỹ , được quản lí bởi 3 người Việt Nam và 3 chuyên gia chính người Anh ở Việt Nam . Ba người Anh này đã có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán phổ thông ở châu Âu và châu á . Dragon đã thể hiện một động lực kinh doanh lớn trong việc thiết lập các giao dịch, ví dụ họ đã dàn xếp đầu tư vào trái phiếu có thể chuyển đổi đầu tiên ở Việt Nam . 2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Trong quá trình hoạt động , hầu hết các quỹ đầu tư đều không đạt được mục đích ban đầu mà họ đề ra . Chỉ duy nhất Dragon Capital có vốn huy động tăng và là quỹ hoạt động thành công nhất tại Việt Nam , đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và đã mang lại những kết quả nhất định . Ta có thể xem xét qua về tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài thông qua bảng tổng kết sau: Nhiều quỹ đã không đạt được những thành công như mong muốn là bởi vì: Thứ nhất , hành lang pháp luật của Việt Nam đang được xúc tiến và cải tổ nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy , nó luôn không theo kịp nhịp đập của thị trường . Điều đó càng rõ nét đối với một thị trường có tính chất hoàn toàn mới mẻ như TTCK . Cách đây 8 năm , đại bộ phận người dân Việt Nam hầu như còn chưa biết đến hai từ “Chứng khoán” . Thuần tuý đầu tư rài chính , các quỹ đầu tư nêu trên phải làm một công việc đầy khó khăn : “ Cung tạo cầu “. Đó thực sự là một sự chấp nhận thử thách và tham vọng đón trước thời cơ . Họ có tầm nhìn xa nhưng lại không nhận được sự hậu thuẫn đầy đủ từ phía Nhà nước . Thiếu điều kiện thiết yếu đó cộng thêm một cái nhìn dè chừng khi họ ở vị thế của những đối tác nước ngoài đã khiến các quỹ đầu tư này không thể tiếp cân được những cơ hội đầu tư thuận lợi . Giới hạn của Luật đầu tư nước ngoài và gần đây là luật doanh nghiệp chỉ cho phép các đối tác nước ngoài được nắm giữu tối da 30% cổ phiếu của một công ty . Khi vào Việt Nam , mục tiêu của các quỹ đầu tư là kinh doanh chênh lệch giá . Điều đó không thể thực hiện được khi tính lỏng của TTCK Việt Nam vào những năm 94,95,96 là bằng không . Họ cũng nhận thức rõ thực tế và chủ trương nắm giữ cổ phiếu của công ty triển vọng , tham gia quản lí các công ty này nhằm làm giá trị của chúng ngày càng có giá trị cao hơn . Tuy nhiên bị giới hạn ở mức tối đa 30% cổ phần , tác động của họ với đối tác đầu hoàn toàn không đủ mạnh . Hơn nữa , tại thời điểm đó , hầu hết các điều luật về chứng khoán, tài chính , ngân hàng có liên quan cũng đều không đồng bộ . Tất cả những điều đó làm cho sáu quỹ đầu tư đều phải hoạt động trong một hành lang pháp lí hẹp . Thứ hai, môi trường và nền văn hoá của giới kinh doanh trong nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của các QĐT ở Việt Nam thời gian qua . Nguyên tắc đầu tư là đầu tư gián tiếp thông qua nắm giữ cổ phiếu . Nó chỉ thực sự an toàn khi đầu tư vào những công ty đã qua thử thách . Nhưng khi vào Việt Nam , các quỹ này tìm được rất ít cơ hội góp một số vốn có ý nghĩa vào các công ty có sẵn ( các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá) . Lý do đơn giản là họ luôn bị coi là người lạ và bị các quản trị viên trong nước e dè khả năng bị đối tắc nước ngoài thôn tính ( Mặc dù điều này không thể xảy ra nếu xét trên giới hạn cổ phiếu nắm giữ theo luật ) . Cách nghĩ vẫn là cách ngĩ bất chấp lôgic thực tế ra sao , và thay vì tỉ lệ đầu tư thông lệ 18% vốn vào các dự án mới như nguyên tắc đầu tư quốc tế , thì 6 quỹ đầu tư tại Việt Nam phải dốc tới 70% vốn vào các dự án mới với nhiều rủi ro . Thứ ba, lỗi cũng không hoàn toàn từ phía bên ngoài , chiến lược hoạt động trong thời gian đầu cũng có nhiều điểm không tương thích với môi trường kinh tế Việt Nam . Hầu hết các quỹ chỉ tập trung tìm kiếm các dự án có qui mô lớn , trong khi thực tế vốn trung bình của mọt dự án tại Việt Nam chỉ vào khoảng 10 triệu đô la Mỹ . Hơn thế , ngoài yêu cầu về qui mô , các quỹ còn đòi hỏi khá khắt khe về tỉ suất lợi nhuận của các dự án . Với chiến lược này thời gian đầu các quỹ đã tự trói buộc thị trường đầu tư của chính mình . Những khó khăn trên cộng với nhiều khó khăn khác đã làm 2 trong số 6 quỹ đầu tư ban đầu không đủ kiên nhẫn đi hết chặng đường và phải chuyển hướng sang các thị trường khác . 2.4 Vài nét về công ty quản lí quý chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam Thoả mãn sự mong đợi của các nhà đầu tư , ngày 15/7/2003 công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam mang tên công ty liên doanh quản lí quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam ( Viet Fund Management – VFM ) chính thức ra đời theo giấy phép số 01/ GPĐT- UBCKNN với số vốn pháp định ban đầu là 8 tỷ đồng do ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) đóng góp 70% và công ty Dragon Capital đóng góp 30% . VFM có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh . Theo ông Trần Thanh Tân , tổng giám đốc của VFM cho biết : “ Trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động , VFM đặt mục tiêu huy động từ 100 đến 150 tỷ đồng từ các tổ chức tài chính , các cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư vò lĩnh vực chứng khoán . Theo đánh giá của chúng tôi , đây là giai đoạn tốt nhất cho việc đầu tư mang tính ổn định và lâu dài , vì những cơ hội trên TTCK Việt Nam không phải lúc nào cũng sẵn có”. Tại Việt Nam , trong khi lượng tiền gửi tiết kiệm đang gia tăng nhanh chóng thì các cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư trong nước vẫn còn hạn chế . Việc hình thành và đi vào hoạt động của các loại công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán sẽ cung cấp một kênh hoàn toàn mới trong dân cư để họ có thể tiếp cận với những dịch vụ quản lí đầu tư chuyên nghiệp . Vì vậy “ mục đích của VFM là khôgn phải chỉ phục vụ những khách hàng hiện tại của chính VFM mà còn mở rộng qui mô phục vụ cho tất cả nhà đầu tư tiềm năng khác trong phạm vi cả nước” ông Đặng Văn Thành , chủ tich hội đồng quản trị Sacombank cho biết . Việc ra đời công ty quản lí quỹ đầu tiên tại Việt Nam là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam . Hiện nay nhu cầu thành lập các tổ chức tài chính trung gian trong nước rất lớn . Các tồ chức này ra đời không chỉ là chất xúc tác cho thị trường phát triển sôi động bằng cách khuyến khich các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên TTCK mà còn là một phương cách đánh giá qui mô một TTCK khi những nguồn vốn nhàn rỗi trong nước chuyển hoá thành vốn . CHƯƠNG 3 Định hướng hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam 3.1 Một số định hướng để hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới cùng với thực trạng tồn tại ảnh hưởng tới sự hình thành của quỹ đầu tư chứng khoán , em xin đề xuất một số định hướng phát triển quỹ đầu tư mà theo em là phù hợp với điều kiện và môi trường kinh tế Việt Nam . Phát triển ngành quỹ đầu tư từng bước , từ qui mô lớn phù hợp với qui mô và tiến trình phát triển của TTCK Việt Nam . Việc phát triển các định chế trên theo qui mô từ nhỏ đến lớn là bước đi phù hợp vì bản thân qui mô của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung còn nhỏ , các công cụ tài chính chưa nhiều và đa dạng . Trong môi trường pháp lí chưa hoàn thiện như hiện nay , việc phát triển quỹ đầu tư qui mô nhỏ sẽ giúp các cơ quan quản lí kiểm soát được hoạt động của định chế đạc biệt này , bảo vệ được quyền lợi của các nhà đầu tư tham gia góp tiền vào quĩ . Thông qua hoạt động thực tế của các định chế này, các cơ quan Nhà nước có cơ sở để đưa ra các chính sách để đưa ra các chính sách định hướng về mặt vĩ mô mang tính khả thi cũng như điều chỉnh khung pháp lí phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế , nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này . Mở rộng dần phạm vi hoạt động của công ty quản lí quỹ và đa dạng hoá mục tiêu đầu tư cucả các Quỹ . Các tổ chức hoạt động đầu tư chuyên nghiệp , ngoài hoạt động qủn lí các quỹ do mình lập ra , có thể tận dụng các đội ngũ chuyên gia phân tích thực hiện quản lí danh mục đầu tư , nhận uỷ thác đầu tư tài sản của khách hàng là các tổ hcức kinh tế hoặc cá nhân có nhu cầu . Việc mở rộng hoạt động kinh doanh cho các công ty quản lí danh mục đầu tư sẽ giúp cho các công ty quản lí quỹ nâng cao hơn hoạt động đầu tư chuyên nghiệp của mình , đồng thời có thể trnag trải chi phí hoạt động của công ty . Đối với các quỹ đầu tư , việc định hướng chính sách đầu tư cho các quỹ trong từng thời kì cụ thể là việc cần thiết nhằm tạo ra các tiêu chí hoạt động đầu tư của các quỹ , giúp cho người đầu tư định hướng và đưa ra quyết định chấp nhận được . Trong điều kiện quy mô thị trường chứng khoán như hiện nay còn nhỏ , cần thiết hướng dẫn các quỹ đầu tư đầu tiên xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp với qui mô và định hướng phát triển trên thị trường , chủ yếu tập trung lập các quỹ cổ phiếu và quỹ cân đối . Sau đó trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các quỹ , cho phép mở rộng việc lập các quỹ có chính sách đầu tư vào các đối tượng và công cụ tài chính khác . Nghiên cứu việc phát triển quỹ đầu tư theo mô hình công ty Thực tế cho thấy bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và phát triển sau rất nhiều so với các nước khác trên thế giới . Vì vậy chúng ta có thể vân dụng kinh nghiệm của cá nước để đẩy nhanh tốc dộ phát triển của TTCK , góp phần vào việc huy động vốn dài hạn , thực hiện công nghiệp hoa hiện đại hoá , sớm hoà nhập vào tiến trình phát triển ngang bằng với các nước trong khu vực . Chúng ta có thể nghiên cứu áp dụng mô hình dạng công ty trong một thời gian ngắn sau khoảng từ 3-5 năm , sau khi đã hình thành và phát triển một số quỹ đầu tư dạng hợp đồng . Tất nhiên vấn đề cơ bản đối với việc áp dụng mô hình này tại Việt Nam là hạ tầng pháp lí đầy đủ và đồng bộ cho các tổ chức tham gia và hoạt động của quỹ . 3.2 Các giải pháp và kiến nghị cho sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư ở Việt Nam 3.2.1 Các giải pháp 3.2.1.1 Chỉnh sửa hệ thống văn bản pháp lí Các văn bản pháp luật điều chỉnh tr
Tài liệu liên quan