Triết học là một hệthống tri thức lý luận chung nhất của con người vềthếgiới, là khoa
học vềnhững quy luật chung nhất của tựnhiên, xã hội và tưduy. Triết học ra đời đầu
tiên vào khoản thếkỷthứVIII đến thếkỷthứVI trước công nguyên, và đã trải qua các
giai đoạn phát triển khác nhau với các tưtưởng thích ứng với từng thời kỳ/ giai đọan
phát triển của lịch sử.
Triết học Mác – Lênin ra đời cũng nhưlà 1 tất yếu lịch sử, không chỉlà sựphản ánh
thực tiễn xã hội, mà còn là sựphát triển hợp logic của lịch sửtưtưởng nhân loại. Triết
học đó đã khắc phục sựtách rời thếgiới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử
phát triển của Triết học. Triết học Mác – Lênin, Ph.Ăngghen khẳng định: nó còn là một
sựcần thiết tuyệt đối, trởthành hình thức tưduy quan trọng nhất, cao nhất, thích hợp
nhất đối với sựphát triển của khoa học. Nó đem đến cho khoa học hiện đại những chức
năng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xem xét, luận giải bản thân sựphát triển
của mình
21 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin và vận dụng những nội dung cơ bản của quy luật này trong việc phát triển hệ điều hành máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
---+++---
TIỂU LUẬN:
TRIẾT HỌC
Đề tài:
“ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN & VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG
CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH ”
Giảng viên : TS Nguyễn Ngọc Thu
Học viên thực hiện : Nguyễn Đặng Trí Dũng
N ăm sinh : 1979
Lớp : Cao học K16 Đêm 4
TP. HCM – Tháng 5/2007
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang A
NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
+ Điểm của tiểu luận:
+ Nhận xét và đánh giá của giảng viên:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang B
MỤC LỤC
Trang
* Nhận xét và đánh giá của giảng viên…………………………………………… A
* Mục lục………………………………………………............................................ B
* Tài liệu tham khảo………………………………………………………………... C
1. Lời mở đầu……………………………………………………………………….. 01
2. Các định nghĩa cơ bản……………………………………………………………. 02
2.1. Nhận thức………………………………………………………………………. 02
2.2. Lý luận…………………………………………………………………………. 03
2.3. Thực tiễn……………………………………………………………………….. 04
3. Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác –
LêNin……………………………………………………………………………….. 04
3.1. Phủ định biện chứng……………………………………………………………04
3.1.1. Các hình thức phủ định trong hiện thực khác quan………………………….. 04
3.1.2. Đặc điểm của phủ định biện chứng………………………………………….. 05
3.2. Quy luật và bản chất của “phủ định của phủ định”……………………………. 05
3.3. Nhận xét………………………………………………………………………... 06
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang B
4. Vận dụng những nội dung cơ bản của quy luật “phủ định của phủ định” trong phép
Biện Chứng Duy Vật của Triết học Mác – LêNin trong việc phát triển hệ điều hành
máy tính….................................................................................................................. 07
4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành hệ điều hành MS-DOS…………………………. 07
4.2. Quá trình phát triển của MS-DOS thông qua các version khác nhau và sự tương
thích của chúng theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng………………….. 08
4.3. Sự ra đời của hệ điều hành Windows dựa trên sự kết thừa và phát triển hệ điều
hành MS-DOS tuân theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng……………... 11
4.4. Quy luật phủ định của phủ định và hệ điều hành Linux……………………….. 14
4.5. Nhận xét………………………………………………………………………... 14
5. Kết luận…………………………………………………………………………... 15
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang C
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bài giảng của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Thu tại lớp Cao học K16 đêm 4.
2) PGS.TS. Vũ Đình Hòe, “Giáo trình Triết Học (dùng cho học viên cao học và nghiên
cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học)”, (trang 7 – 8; từ trang 329 đến 332),
NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội, 2006.
3) PGS Vũ Ngọc Pha, “Triết học Mác – Lênin (tập I)”, (trang 5 - 6; từ trang 164 đến
trang 172), NXB Giáo dục, 1997
4) PGS. TS. Lê Thanh Sinh, “Triết học thực tiễn (tập II)”, (từ trang 5 đến trang 50),
NXB Tổng hợp TP HCM, 2006.
5) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1987
6) LêNin toàn tập, tập 29 trang 230, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva, 1981
7) Trang web: www.linux.org
8) Trang web: www.microsoft.com
9) Trang web: www.en.wikipedia.org/wiki/Ms-Dos
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 1/16
1. LỜI MỞ ĐẦU :
Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, là khoa
học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học ra đời đầu
tiên vào khoản thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên, và đã trải qua các
giai đoạn phát triển khác nhau với các tư tưởng thích ứng với từng thời kỳ / giai đọan
phát triển của lịch sử.
Triết học Mác – Lênin ra đời cũng như là 1 tất yếu lịch sử, không chỉ là sự phản ánh
thực tiễn xã hội, mà còn là sự phát triển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết
học đó đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử
phát triển của Triết học. Triết học Mác – Lênin, Ph.Ăngghen khẳng định: nó còn là một
sự cần thiết tuyệt đối, trở thành hình thức tư duy quan trọng nhất, cao nhất, thích hợp
nhất đối với sự phát triển của khoa học. Nó đem đến cho khoa học hiện đại những chức
năng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xem xét, luận giải bản thân sự phát triển
của mình.
Vì vậy, khi được dịp nghiên cứu và tiếp cận Triết học Mác – Lênin ở một góc độ sâu
hơn, tôi đã nhận thấy ra được rất nhiều điều bổ ích từ chính việc nghiên cứu này; và tôi
cũng mong muốn được chia sẽ một trong số các điều đó trong tiểu luận này với nội
dung là “QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN & VẬN DỤNG NHỮNG
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ
ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH”
Nội dung chính của tiểu luận bao gồm các phần sau:
+ CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN.
+ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 2/16
+ VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT “PHỦ ĐỊNH CỦA
PHỦ ĐỊNH” TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC -
LÊNIN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH
2. CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN :
2.1. Nhận thức:
Theo triết học duy vật biện chứng, nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức Mác-xít là:
đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trong lịch sử triết học, có nhiều quan
điểm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của nhận thức. Cùng với quá trình phát triển
của lịch sử triết học, một số quan điểm tiêu biểu về nguồn gốc và bản chất của nhận
thức được các triết gia ở các thời đại và các trường phái khác nhau nhận định như sau:
- Với Platon: Nhận thức khách quan chẳng qua là hồi tưởng lại thế giới ý niệm, là
nắm bắt chân lý vĩnh cửu.
- Với chủ nghĩa Duy tâm: Nhận thức hay ý thức đều được coi là cái có trước, cái quyết
định đối với con người hay vật chất; họ phủ nhận khả năng nhận thức của con người
đối với hiện thực. Vì vậy bản chất của nhận thức là quá trình tự ý thức có nguồn gốc
bởi sự quyết định của lực lượng siêu nhiên về mặt cảm giác của con người.
- Với chủ nghĩa Duy vật trước Mác: khẳng định là một quá trình phản ảnh ở trong bộ
não người nhưng không thấy được tính năng động sáng tạo của nhận thức và vai trò
hiện thực khách quan đối với nhận thức.
- Theo quan điểm chủ nghĩa Duy vật biện chứng khách quan: Nhận thức là một quá
trình phản ảnh hiện thực khách quan vào bộ não người, nhưng là sự phản ảnh có tính
tích cực, năng động, sáng tạo của nhận thức, đồng thời thông qua nó thể hiện mối hiện
mối quan hệ giữa giữa khách thể và chủ thể. Một mặt nó thừa nhận vai trò quyết định
của khách thể đối với chủ thể, nhưng mặt khác cũng khẳng định con người cũng có khả
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 3/16
năng nhận thức được hiện thực khách quan, trong đó thực tiễn là cơ sở, động lực và
tiêu chuẩn của nhận thức.
- Theo Lênin: Nhận thức là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Sự phát triển của nhận thức loài người tất
yếu dẫn đến sự xuất hiện của lý luận, lý luận là “sản phẩm” của sự phát triển của nhận
thức, đồng thời thể hiện như là trình độ cao của nhận thức
2.2. Lý luận
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận: “… là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài
người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích luỹ lại từ trong quá trình
lịch sử” (Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Sự thật – Hà nội 1987, tập 7).
Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn,
phản ảnh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan. Lý
luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối quan hệ với thực
tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau,
trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định. Lênin khẳng định: “ Thực tiễn cao hơn nhận
thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả tính hiện thực
trực tiếp” (Lênin toàn tập – NXB Tiến bộ - Mátxcơva 1981, tập 29 trang 230). Con
người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu từ lý luận mà là thực tiễn.
Chính từ hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức - lý luận của con người mới
được hình thành và phát triển. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý
luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp, đối với người này hay người khác, thế hệ
này hay thế hệ khác, dù ở giai đoạn cảm tính hay lý tính, ở trình độ kinh nghiệm hay lý
luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ
những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức chúng từ đó xây dựng nên lý
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 4/16
luận, khoa học, phản ảnh bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng trong
thế giới hiện thực khách quan.
2.3. Thực tiễn:
Thực tiễn là cơ sở, động lực, tiêu chuẩn và mục đích của nhận thức. Mặt khác, nhận
thức của con người cũng có khả năng nắm bắt được các quy luật khách quan. Đây là
quan điểm mới mẻ mang tính khoa học, cách mạng của triết học Mác-xít và cũng là
điểm còn thiếu sót, sai lầm trong lịch sử triết học trước Mác. Sự phân tích trên về vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm
thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, coi trọng
việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn “học đi đôi với
hành” rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học, trong học tập của chúng ta.
3. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.
Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo
mọi hoạt động con người để thực hiện quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và
quan điểm lịch sử. Cụ thể về phương diện, vạch ra nguồn gốc, động lực, cách thức và
xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Ở đây chúng ta
sẽ thử tìm hiểu về quy luật phủ định của phủ định. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem
phủ định biện chứng là gì?
3.1. Phủ định biện chứng
Theo nghĩa chung, phủ định là sự thay thế, chuyển hoá giữa các sự vật và hiện tượng
của thế giới khách quan. Đó là quá trình xuất hiện cái mới.
3.1.1 Các hình thức phủ định trong hiện thực khách quan:
Về cơ bản phủ định trong hiện thực khách quan có thể chia thành 2 hình thức:
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 5/16
+ Phủ định mang tính chất tự phát, ngẫu nhiên hoặc do những nguyên nhân từ bên
ngoài tác động dẫn đến sự chuyển hoá – sự xuất hiện cái mới (Ví dụ như sự thiệt hại do
thiên tai, hoả hoạn…). Hình thức phủ định này do tác động ngẫu nhiên, chứ không do
nguyên nhân từ bên trong. Sự phủ định này không bao hàm sự kế thừa, không có yếu
tố của sự phát triển.
+ Phủ định do những nguyên nhân từ bên trong, do việc giải quyết những mâu thuẫn từ
bên trong bản thân các sự vật, hiện tượng làm xuất hiện cái mới (ví dụ như sự phát
triển năm hình thái kinh tế Xã hội) đó là sự phủ định bao hàm sự kế thừa làm tiền đề
cho sự phát triển cái mới. Phủ định như vậy mới được gọi là phủ định biện chứng.
3.1.2 Đặc điểm của phủ định biện chứng:
Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm:
+ Tính khách quan: Sự xuất hiện của cái mới trong phủ định biện chứng là kết quả của
quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật và hiện tượng theo những quy
luật khách quan vốn có của nó. Nguyên nhân của phủ định và sự xuất hiện cái mới thay
thế cái cũ đều mang tính khách quan và quy luật.
+ Tính kế thừa: Cái mới xuất hiện không phải là sự phủ định hoàn toàn, tuyệt đối với
cái cũ, mà lá cái mới xuất hiện trên cơ sở cái củ, bao hàm, thừa kế cái củ. Yếu tố kế
thừa không phải là kế thừa nguyên vẹn mà chỉ kế thừa nhưng mặt tích cực nhất của cái
cũ, thay đổi cho phù hợp với cái mới; tính kế thừa bao giờ cũng làm tiền đề, tạo điều
kiện cho sự tồn tại và phát triển cái mới. Xét về thực chất kế thừa là sự biến đổi mà giai
đoạn sau còn bảo tồn tất cả những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước.
3.2. Quy luật và bản chất của “phủ định của phủ định”
Quy luật phủ định của phủ định khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình
xoắn ốc, thể hiện tính chu kỳ trong quá trình phát triển. Đó là cơ sở, phương pháp luận
của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi phương pháp hoạt động và suy nghĩ
của con người. Trong sự vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới đều
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 6/16
thông qua phủ định biện chứng, cái mới phủ định cái củ, cái mới này lại bị cái mới sau
phủ định. Sự vật cũng vận động thông qua những lần phủ định như thế, chúng đã tạo ra
những khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao theo đường xoắn ốc. Đường xoắn ốc
được thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển như tính kế thừa, tính lặp lại, tính
phát triển…, mỗi vòng xoắn ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.
Trong bản thân sự vật bao gồm 2 mặt: mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này
vừa khẳng định sự tồn tại nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng biến đổi và chuyển
hoá từ khẳng định đến phủ định và phủ định cái phủ định; đó chính là quá trình xuất
hiện cái mới, dường như nó quay lại cái cũ nhưng cao hơn. Thực chất của quá trình này
là phủ định cái phủ định có tính chu kỳ nằm trong quá trình vận động và phát triển của
các sự vật và hiện tượng.
Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn
lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc, và phủ định sạch trơn chủ
nghĩa hư vô đối với quá khứ. Nguyên tắc phủ định biện chứng trang bị phương pháp
khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán, dự kiến những hình thái cơ bản.
3.3. Nhận xét
Quy luật phủ định của phủ định biện chứng đã giúp cho chúng ta hiểu và nên vận dụng
chúng như thế nào trong cuộc sống. Do đó trong cuộc sống chúng ta phải biết kế thừa
những yếu tố tích cực và hợp lý của cái cũ. Phủ định hoàn toàn những điều hay, hợp lý
của cái cũ là không khách quan, không tôn trọng sự thật, đó là lãng phí. Tôn trọng quy
luật phủ định biện chứng là cơ sở giúp ta xây dựng thái độ khoa học đối với cái mới,
hiểu rõ về cái mới, cái tiến bộ ra đời phù hợp với quy luật và xu thế phát triển.
Trong nghiên cứu khoa học, quy luật phủ định của phủ định đã góp phần lớn thúc đẩy
sự định hướng và phát triển của chúng. Dưới góc nhìn của quy luật này, chúng ta hãy
thử tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển mang tính khách quan của các hệ điều
hành từ Dos đến Windows / Linux
Tiểu luận Triết học
HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 7/16
4. VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT
“PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH” TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH.
Thế giới hệ điều hành & máy tính thật là rộng lớn, trong khuôn khổ của bài tiểu luận
này, chúng ta chỉ phân tích quá trình phát triển và tương thích từ các hệ điêu hành Dos
đến Windows/Linux - những hệ điều hành phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới –
dựa trên quy luật phủ định của phủ định.
Như chúng ta thấy, ngày nay, máy tính đã trở thành một cụm từ , một phương tiện quen
thuộc với mọi người. Phần mềm là ngôn ngữ chuyển đổi giữa con người với máy, là
những trình phiên dịch giữa máy tính (computer) và người sử dụng, giúp cho người và
máy “hiểu nhau”. Máy tính không hoạt động nếu không có các chương trình điều khiển
(phần mềm) mà đặc biệt là hệ điều hành. Đây là những sản phẩm do con người tạo ra
dựa trên nguyên tắc kế thừa hoặc xây dựng mới. Hệ điều hành là một chương trình chủ
đạo đối với một máy tính, dùng để quản lý các chức năng nội trú của máy tính và cung
cấp những phương tiện kiểm soát hoạt động của máy. Nhờ có hệ điều hành chúng ta
mới sử dụng được các thiết bị ngoại vi (bàn phím, chuột, máy in…). trong bài viết này
chúng ta chỉ phân tích quá trình phát triển của các hệ điều hành từ Dos đến Windows /
Linux
4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành hệ điều hành DOS
MS-DOS là tên gọi viết tắt của Microsoft Disk Operating System được hãng IBM đưa
ra tiếp thị đầu tiên vào năm 1981 với tên gọi là PC-DOS. MS-DOS bắt nguồn từ hệ
điều hành cho các máy tính 9 bit được sử dụng trong những năm cuối thập niên 70 của
thế kỷ 20. Đầu tiên MS-DOS chỉ được biên soạn với mục đích thực nghiệm do