Tiểu luận Tác động của FDI vào Việt Nam

Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào nguy cơ tụt hậu.Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Việc khai thác sử dụng FDI một cách có hiệu quả, đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4540 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của FDI vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI MỞ ĐẦU Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào nguy cơ tụt hậu.Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Việc khai thác sử dụng FDI một cách có hiệu quả, đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển. Để đạt được mục tiêu trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi cần có một nguồn vốn rất lớn để phát triển trên tất cả lĩnh vực. Và thực tế, việc gia nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế đã đưa đến cho Việt Nam nhiều cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.Điều này làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn và tiến gần hơn với khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt trong thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện dạo nền kinh tế và xã hội. Vậy FDI tác động như thế nào mà Việt Nam lại thay đổi như thế nhóm 3 đưa ra ý kiến mong nhận được ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài tiểu luận cũng như kiến thức để hiểu rõ hơn về sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. . B. NỘI DUNG I/ TỔNG QUAN VỀ FDI: 1. Khái niệm FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác, bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 2. Đặc điểm và hình thức của FDI: 2.1. Đặc điểm: - Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định. - Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. - Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có). - FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động, hoặc mua cổ phiếu để thôn tính, hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. 2.2. Hình thức: - Theo xu hướng thế giới hiện nay, hoạt động FDI diễn ra chủ yếu dưới các hình thức: Hình thức doanh nghiệp Liên doanh: Là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân hia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới - Ngoài ra còn có một vài hình thức cũng khá phổ biến: Đầu tư theo hợp đồng BOT. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company). Hình thức công ty cổ phần. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài. Hình thức công ty hợp danh. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A). 3. Lợi ích của FDI đối với nền kinh tế: Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh thì nó cần nhiều vốn, nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ thu hút vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được bằng “chính sách thắt lưng buộc bụng”. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp đất nước có cơ hội tiếp thu công nghệ, bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm, bằng những khoản chi phí lớn. Mặt khác, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: khi thu hút FDI, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Vì thế, nước nhận FDI có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu => Thuận lợi cho xuất khẩu. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có FDI sẽ thuê nhiều lao động địa phương, nhằm làm cho thu nhập của một bộ phận dân địa phương được cải thiện, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tạo ra một đội ngũ lao động có kĩ năng nghề nghiệp cho nước nhận FDI. Nguồn thu ngân sách lớn: đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp FDI nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. II/ FDI ĐỐI VỚI VIÊT NAM: 1.Tình hình FDI ở Việt Nam: Tình hình thực hiện vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2010: NĂM SỐ DỰ ÁN FDI ĐĂNG KÍ (TRIỆU USD) TB VỐN/DỰ ÁN (TRIỆU USD/DỰ ÁN) FDI THỰC HIỆN (TRIỆU USD) % THỰC HIỆN 1990-1999 2.849 36.133 12,68 17.049 40,77 2000 391 2.839 7,26 2.413 84,99 2001 555 2.508 5,66 2.450 77,95 2002 808 2.999 3,71 2.591 86,40 2003 791 3.191 4,03 2.650 83,05 2004 811 4.548 5,61 2.852 62,71 2005 970 6.840 7,05 3.309 48,38 2006 987 12.004 12,16 3.956 32,96 2007 1544 21.348 13,83 4.500 21,08 2008 1.171 60.217 51,42 11.500 19,10 2009 839 21.480 25,60 10.000 46,55 TỔNG 11.716 18.0425 15,40 63.270 35,07 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Sau đại hội VI đất nước mở cửa đổi mới. Từ đó, năm 1987 những dự án đầu tư FDI đầu tiên đã vào Việt Nam. Trải qua 20 năm, FDI biến động qua từng thời kì, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, FDI đã không ngừng tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đỉnh điểm năm 2008 FDI đạt tới 64 tỷ USD. Sau đây chúng ta cùng nhìn lại tình hình FDI vào Việt Nam trong 20 năm qua: ◊ Giai đoạn từ (1988- 1990): Đây là giai đoạn đầu tiên FDI vào Việt Nam rất khiêm tốn, tổng 3 năm chỉ đạt 1,79 tỷ USD và chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh tế- xã hội Việt Nam. ◊ Giai đoạn (1991- 1996): Đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Giai đoạn này đã thu hút 25,179 tỷ USD vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Vốn đăng ký năm 1991 là 1,322 tỷ USD thì năm 1996 là 8,497 tỷ USD, bằng 6,43 lần. ◊ Giai đoạn (1997- 2003): Đây là thời kỳ suy thoái của FDI. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Năm 1996 vốn đăng ký là 8,498 tỷ USD, năm 1997 chỉ bằng 50%, còn 4,649 tỷ USD. Năm 1999 chỉ còn 1,568 tỷ USD và tiếp tục ngưng trệ cho đến năm 2003. ◊ Giai đoạn (2004- 2006): Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm sau tăng gấp đôi so với năm trước. Năm 2004 chỉ mới đạt 2,084 tỷ USD thì năm 2006 lên tới 10,200 tỷ USD tăng 400% so với 2004. ◊ Giai đoạn (2007-2008): Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO các chính sách ngoại thương cởi mở hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhờ đó đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong việc thu hút FDI, đưa Việt Nam lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẩn vốn đầu tư FDI nhất. ◊ Giai đoạn(2009-2010): Lượng vốn FDI vào Việt Nam trên thực tế vẫn tăng khoảng 9,6%. - Theo Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 20/08/2010 đạt 10,79 tỉ USD. Xét về quy mô vốn đăng ký, Quảng Nam dẫn đầu, Bình Dương là tỉnh xếp thứ 10 về thu hút FDI. Theo đó, tổng số vốn được các nhà đầu tư ngoại rót vào Việt Nam năm 2010 bất động sản đạt 2,8 tỷ USD; trong đó, 2,7 tỷ USD của 20 dự án cấp phép mới và 132,1 triệu USD vốn tăng thêm. - Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong 11 tháng của 2010, trong đó Bà Rịa -Vũng Tàu có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,349 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Quảng Ninh 2,148 tỷ USD, chiếm 17,8%; Tp.HCM 1,726.8 tỷ USD, chiếm 14,3%; Nghệ An 1,012.7 tỷ USD, chiếm 8,4%; Cà Mau 773 triệu USD, chiếm 6,4%. (Nguồn: cafeland.vn) Và con số dự kiến kế hoạch năm 2011 với chỉ tiêu vốn FDI thực hiện là 11,5 tỷ USD, trong đó vốn nước ngoài chuyển vào Việt Nam là 8,4 tỷ USD; tổng vốn đăng ký đạt 20 tỷ USD, trong đó cấp mới 16 tỷ USD, bổ sung 4 tỷ USD. 2. Sức hút và hạn chế của FDI đến Việt Nam: 2.1. Sức hút: - Việt Nam đã tổ chức thành công các sự kiện văn hóa chính trị nên góp phần nâng tầm vị thế và danh tiếng của Việt Nam đến các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam có sức hút lớn đối với FDI, do có hệ thống chính trị ổn định, có triển vọng kinh tế phát triển trong trung và dài hạn. - Có nền kinh tế đang dần tự do hóa, có vị trí chiến lược đặc biệt ở Đông Nam Á. - Có lao động dồi dào, cần cù sáng tạo trong công việc, nhân công rẻ. - Có nguồn tài nguyên thiên phong phú. 2.2. Hạn chế: - Chi phí sản xuất gia tăng, nhất là giá nguyên nhiên vật liệu (giá điện, than, dầu khí…) ảnh hưởng đến giá thành và tính cạnh tranh trong một số sản phẩm. - Việt Nam chưa khắc phục được những hạn chế cố hữu về thể chế, luật lệ, tính dự báo của luật lệ. - Hệ thống luật pháp chưa thống nhất, bộ máy hành chính còn yếu kém, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. - Khả năng hấp thụ vốn của Việt Nam còn thấp do sự yếu kém về quy hoạch, hạ tầng, thiếu nhân lực chất lượng cao và sự chậm trễ trong việc giải quyết công việc. Công tác quy hoạch có những bất hợp lí, quy hoạch ngành còn nặng về bảo hộ sản xuất trong nước gây khó khăn trong việc quản lí. - Tiến trình giải ngân vốn FDI chậm do hệ thống hạ tầng giao thông, cảng biển, thông tin liên lạc còn thấp, làm hạn chế khả năng tiếp nhận lượng vốn đầu tư. - Chưa đề ra được chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn, kinh phí thiếu tính chủ động trong xúc tiến đầu tư còn yếu. 3. FDI tác động đến kinh tế Việt Nam: 3.1. Đối với ngành nông nghiệp: a/ Tích cực: - Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp: tỷ trọng FDI vào ngành nông nghiệp chưa cao, chưa có những tác động đáng kể vào Nông - lâm - ngư nghiệp (chiếm tỷ trọng khoảng 6,7% tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký cả nước). - FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm: “FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở áp dụng các công nghệ mới hiện đại, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD. - Đầu tư FDI trong khu vực nông nghiệp cũng có độ chênh lệch cao giữa các ngành nghề, thường tập trung chủ yếu vào các dự án thu hồi vốn nhanh. Có đến 53,7% tổng số vốn FDI được đưa vào ngành chế biến nông sản thực phẩm, 24,7% vốn vào chế biến lâm sản. Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc thu được 12% và thấp nhất là ngành trồng trọt chỉ thu hút được 9,6% tổng số vốn. (Nguồn:  - Trong trồng trọt và chăn nuôi, rất ít dự án triển khai vào việc phát triển công nghệ sinh học, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, chế biến các loại rau quả xuất khẩu có kỹ thuật cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam. - Tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người nông dân, tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…) góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. b. Tiêu cực: - Việc tập trung nguồn vốn FDI vào các vùng kinh tế trọng điểm và việc chuyển đổi sử dụng đất cho các dự án đầu tư nước ngoài khiến cho hàng vạn lao động bị ảnh hưởng trực tiếp do bị mất đất sản xuất. - Khan kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên: “Sự đầu tư, khai thác của những tập đoàn đa quốc gia đến từ nhiều nước, có thể gây ra nạn cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta trong tương lai. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản mà còn ảnh hưởng tới nguồn lao động vốn được coi là dồi dào và rẻ của VIỆT NAM.” ( Nguồn: 3.2. Đối với ngành công nghiệp: a. Tích cực: - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam từ năm 1988 đến 2002 là 2522 dự án, với 18.217,4 triệu USD vốn đăng kí, chiếm 59,8% số dự án và chiếm 42,7% vốn đăng ký. Số cơ sở công nghiệp FDI đã tăng từ 666 lên 1063 đơn vị. Điều đó đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2002 lên 14,5% tức vượt mục tiêu 14%. - Các doanh nghiệp có vốn FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp. - Ngành công nghiệp-xây dựng luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu năm 2010, ngành này dẫn đầu về số dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư (với 532 dự án cấp mới, tổng vốn đạt trên 8,68 tỉ USD và 209 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là trên 1 tỉ USD) => Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 9,68 tỉ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. - Bên cạnh đó ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp nặng cũng chiếm một phần lớn FDI. - FDI góp phần tạo ra năng lực sản xuất và phương thức sản xuất – kinh doanh mới, làm cho cơ cấu ngành công nghiệp từng bước chuyển biến tốt hơn. Khu vực có vốn FDI luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp => Tỷ trọng công nghiệp tăng và ngày càng chiếm ưu thế trong toàn nền kinh tế quốc dân. - Đặc biệt FDI đã tạo nên ngành nghề, sản phẩm mới: khai thác dầu khí, sản xuất xe máy, điện tử - viễn thông… góp phần thỏa mãn nhu cầu trong nước cũng như làm tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam. - Một số dự án có quy mô, nguồn vốn lớn trong ngành công nghiệp và xây dựng được đăng ký trong năm 2010 là: + Cty TNHH điện lực AES - TKV Mông Dương (BQT nhiệt điện Mông Dương 2), với vốn đầu tư đăng ký trên 2 tỉ USD. + Dự án Công ty TNHH Sắt xốp Kobelco Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phôi thép với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD. + Formosa Plastics Group, một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất Đài Loan dành 8 tỷ USD xây dựng một nhà máy thép cácbon tại VN. b. Tiêu cực: - Công tác quy hoạch liên quan đến thu hút FDI trong ngành công nghiệp còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể: +) Các khu công nghiệp thành lập nhưng thiếu thiết kế kết cấu hạ tầng, chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, chỉ lấp kín được gần 30% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. +) Mục tiêu chuyển dần từ lắp ráp bằng linh kiện nước ngoài sang lắp ráp bằng các linh kiện trong nước là chủ yếu, vẫn chưa đủ điều kiện thực hiện do thiếu vốn, nhà xưởng, thiết bị công nghệ cao, trong khi đó số sản phẩm tiêu thụ còn hạn chế (2%-20% công suất thiết kế). +) Quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ bé, sức mua thấp, nhất là các vùng nông thôn; mặt khác, nước ta lại chủ trương khuyến khích đầu tư hướng về xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp bị ràng buộc bởi điều kiện xuất khẩu trên 80% và phải tự cân đối ngoại tệ... - Cơ cấu vốn FDI vào ngành Công nghiệp có một số bất hợp lý, dẫn đến hiệu quả kinh tế của khu vực đầu tư nước ngoài chưa cao: FDI tập trung chủ yếu vào các KCN ở những địa phương có điều kiện thuận lợi (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bà rịa-vũng tàu…). - Các điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập: +) Thị trường vốn phát triển chậm nên hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. +) Còn tồn tại việc áp dụng chi phí hai giá phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải trả giá điện, nước, cước phí điện thoại, giá vé đi lại và các dịch vụ khác cao hơn các doanh nghiệp trong nước. +) Cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, điện nước, các dịch vụ xã hội,...) +) Việc cung cấp nguyên liệu phụ tùng tại chỗ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gặp khó khăn và không ổn định, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm tăng giá thành sản phẩm. +) Các địa phương chưa chú trọng đến công tác đào tạo lao động cung cấp cho các doanh nghiệp,doanh nghiệp phải tự tổ chức ( cách ăn mặc, tác phong làm việc…) Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa địa phương và doanh nghiệp FDI trên địa bàn về việc đào tạo công nhân kỹ thuật. - Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị thua lỗ dẫn tới mức nộp Ngân sách Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với thực lực của nó. - Kìm hãm các doanh nghiệp trong nước: Các doanh nghiệp có vốn FDI thường có công nghệ khoa học tiên tiến hơn, tính hiệu quả cao hơn, dẫn đến giá thành có thể rẻ hơn và chất lượng lại được nâng cao. Nếu các doanh nghiệp Nhà nước không có sự điểu chỉnh đúng đắn và hợp lý thì sẽ bị “biến mất” trên thị trường. 3.3. Đối với ngành dịch vụ: - Ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: du lịch, tài chính, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... - FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều và dòng vốn đang có sự chuyển dịch mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước. Năm 2007 tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải - bưu điện (18%). * Thực trạng phát triển ngành dịch vụ hiện nay: - Vai trò của ngành dịch vụ còn hạn chế. - Ngành dịch vụ hiện nay còn làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất. Chi phí của nhiều dịch vụ nước ta còn cao hơn so với mức trung bình của các nước trong khu vực, dẫn đến chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh cao. - Ngành dịch vụ Việt Nam còn thiếu và yếu các dịch vụ hạ tầng đầu vào (dịch vụ trung gian) cho mọi hoạt động kinh tế-xã hội. - Việc phân bố trong ngành dịch vụ cũng còn nhiều bất cập. - Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu còn chưa hợp lý, thiếu chiến lược - Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa ngang bằng với mức trung bình của thế giới: * Cụ thể: + Cước viễn thông quốc tế của Việt Nam cao hơn 10-30% so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipine và Singapore; + Chi phí vận tải đường biển container cao hơn từ 40-50% so với Malaysia, Indonesia, và Singapore; các mức phí và lệ phí hàng hải tại cảng cao hơn vài lần so với các cảng biển tại Bangkok, Manila và Jakarta... => Những điều này làm giảm sức cạnh tranh, đặc biệt là đối với sản phẩm xuất khẩu cũng như các sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như: phân bón; sản phẩm nhựa; sản phẩm dệt, may; giầy, dép; sản phẩm tàu thuỷ; sản phẩm thép,... Ngoài ra, việc chủng loại sản phẩm dịch vụ thiếu, chất lượng dịch vụ thấp, độ tin cậy kém và không đảm bảo tính kịp thời cũng khiến khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất bị giảm sút. 3.3.1. Thị trường Bất động sản: - Từ năm 2008, đăng ký vốn FDI đầu tư vào bất động sản đã tăng mạnh 30 tỷ USD, cụ thể đầu tư Khách sạn - Du lịch chiếm 39%; căn hộ, văn phòng 38%, khu đô thị mới 22% và KCN chiếm 1%. Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 487 dự án FDI được cấp mới trong 6 tháng 2008, thì có tới 18 dự án là đầu tư vào khách sạn – du lịch. Trong 8 dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong 6 tháng năm 2008 thì bất động sản du lịch chiếm 5 dự án. - Vốn đăng ký FDI vào Việt nam nói chung, và vào lĩnh vực bất động sản nói riêng trong 11 tháng năm 2010 đều giảm so với năm trước. - Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng trong năm 2010 cả nước có 833 dự án mới được cấp với tổng vốn đăng ký 12,1 tỷ USD, bằng 73,7% so với cùng kỳ năm 2009. - Tính chung cả cấp
Tài liệu liên quan