Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng trong cán cân vãng lai, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì cán cân thương mại hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân vãng lai. Do đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của cán cân thương mại đối với nền kinh tế nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung. Để có cái nhìn tổng quan về cán cân thương mại Việt Nam, bài tiểu luận của chúng tôi sẽ trình bày về tình hình cán cân thương mại từ năm 1991 đến nay, đặc biệt chú ý phân tích sâu bối cảnh trong 10 tháng đầu năm 2009 sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007- 2008. Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng đưa ra những nguyên nhân chung cùng với những khuyến nghị góp phần cải thiện cán cân thương mại. Trong quá trình làm đề tài sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn.
35 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4049 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tài chính quốc tế: Cán cân thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÊ TUẤN LỘC
NHÓM THỰC HIỆN:
1. PHẠM TRUNG DŨNG K074020284
2. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG K074020289
3. THẠCH PHUÔNG MALI K074020393
4. LÊ THỊ KIM NGỌC K074020336
5. NGUYỄN CHÍ NGHĨA K074020394
6. LÊ NGỌC UYÊN K074020383
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2
I. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2
II. TÁC DỤNG CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 3
IV. TÁC ĐỘNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ĐẾN NỀN KINH TẾ 4
CHƯƠNG II: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUA CÁC GIAI ĐOẠN 5
I. TỔNG QUAN CCTM 1990 – 2008 5
II. TỔNG QUAN CCTM 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 14
CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ 31
LỜI KẾT 32
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng trong cán cân vãng lai, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì cán cân thương mại hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân vãng lai. Do đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của cán cân thương mại đối với nền kinh tế nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung. Để có cái nhìn tổng quan về cán cân thương mại Việt Nam, bài tiểu luận của chúng tôi sẽ trình bày về tình hình cán cân thương mại từ năm 1991 đến nay, đặc biệt chú ý phân tích sâu bối cảnh trong 10 tháng đầu năm 2009 sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007- 2008. Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng đưa ra những nguyên nhân chung cùng với những khuyến nghị góp phần cải thiện cán cân thương mại. Trong quá trình làm đề tài sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
I. Cán cân thương mại:
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
II. Tác dụng của cán cân thương mại:
Các thông tin trong bảng cán cân thương mại có 4 tác dụng chính
Thứ nhất, cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỉ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
Thứ hai, phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia.
Thứ ba, phản ánh tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài, do đó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Để đánh giá khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai thường sử dụng các chỉ số như là chỉ số xuất khẩu/GDP, chỉ số nợ/xuất khẩu, tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu/ tăng trưởng xuất khẩu, tỉ lệ mức lãi xuất trả nợ trên mức tăng xuât khẩu. Thông thường các chuyên gia thường sử dụng chỉ số nợ/xuất khẩu để đánh giá tình trạng của cán cân tài khoản vãng lại
Tác dụng cuối là thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế. Mối quan hệ giữa cán cân thương mại với tiết kiệm và đầu tư được thể hiện qua công thức :
X – M = (S - I) + (T – G)
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại : xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái và các chính sách của chính phủ.
3.1/ Xuất khẩu : chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
3.2/ Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (Mm). Mm là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, Mm bằng 0,3 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,3 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
3.3/ Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
3.4/ Các chính sách của chính phủ: bao gồm chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách tỉ giá và các chính sách khác như thuế, tài khóa, lãi suất, tiêu dùng, quản lý nợ nước ngoài. Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán cân thương mại. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho cán cân thương mại xấu đi hay cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn hay dài hạn. Ví dụ : chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ làm xấu đi tình trạng cán cân thương mại, chính sách khuyến khích nhập khẩu tue liệu sản xuất dử dụng để phát xuất khẩu sẽ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.
IV. Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế
Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (X_M) cùng với các yếu tố khác như chi cho tiêu dùng ( C ), chi tiêu đầu tư ( I ), chi tiêu của chính phủ ( G ) cấu thành tổng thu nhập quốc dân (GDP). Như vậy, CCTM la một bộ phận cấu thành tông thu nhập quốc dân, thặng dư hay thâm hụt CCTM ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Y = C + I + G + (X-M)
Như vậy CCTM có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản. Trạng thái của CCTM thể hiện động thái của nền kinh tế ở những thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, biến động của CCTM trong ngắn hạn và dài hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiến lược và mô hình phát triển kinh tế, chính sách cạnh tranh,….
4.1/ Tác động tích cực : xuất khẩu ròng làm tăng lượng tài sản của nền kinh tế. Ngoài ra, trạng thái của cán cân thương mại có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế, ví dụ nếu thặng dư sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng dự trữ ngoại hối, tạo uy tín và tiền đề để đồng nội tệ tự do chuyển đổi.
4.2/ Tác động tiêu cực :
CCTM thâm hụt kéo dài nhiều năm, đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu như là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ. Kết quả là làm giảm tăng trường kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Tuy nhiên, tình trạng của CCTM thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn chưa nói lên được trạng thái thực của nền kinh tế, vấn đề là ở chỗ thâm hụt cán cân thương mại ở mức có thể đảm bảo sức chịu đựng cùa CCTKVL và nợ nước ngoài.
CHƯƠNG II: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Tổng quan về tình hình CCTM từ 1990 – 2008:
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, với những tác động tích cực từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước theo hướng thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế, năng lực sản xuất của nền kinh tế đã được giải phóng, lực lượng sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần từ sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Sản xuất hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Thị trường xuất - nhập khẩu cũng tăng trưởng nhanh theo hướng đa dạng hóa và chuyển dần từ giao dịch gián tiếp thông qua các thị trường xuất - nhập khẩu trung chuyển như Singapore sang giao dịch trực tiếp tại các thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Việt Nam cũng trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, nhì thế giới về các mặt hàng như gạo, tiêu, điều, cà phê,...
Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu với việc gia nhập ASEAN (năm 1995), ASEM (năm 1996), APEC (năm 1998) và đặc biệt là WTO (năm 2006). Thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng nhưng áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã từng bước đầu tư chiều sâu để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chất lượng của những thị trường nhập khẩu khó tính nhất như EU, Nhật Bản, Mỹ. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ công nghệ và cung cấp vốn cho việc phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh xuất - nhập khẩu.
Những sự kiện trên đây khẳng định rằng Việt Nam đang ngày càng hội nhập với kinh tế Thế giới. Cùng với việc xuất khẩu được cải thiện là nhập khẩu cũng tăng cao dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt.
Nhập siêu là yếu tố cơ bản gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán và nợ quốc tế. Việc điều chỉnh cán cân thương mại, hạn chế nhập siêu có vai trò quan trọng để lành mạnh hoá cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, tính từ năm 1990 – 2008 , khoảng thời gian 19 năm này Việt Nam đã liên tục nhập siêu ( ngoại trừ trường hợp xuất siêu 1992 ), điều này vẫn chưa được cải thiện khi Việt Nam đã là thành viên của WTO được 2 năm.
Trong giai đoạn 2001- 2008 đã diễn ra sự thâm hụt kép cả cán cân thương mại hữu hình và cán cân thương mại vô hình. Tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai cộng dồn của cả giai đoạn sẽ vào khoảng 72,5 tỷ USD (bằng 17,6% GDP). Trong đó, thâm hụt cán cân thương mại hữu hình chiếm 78,6%, thâm hụt cán cân thương mại vô hình chiếm 21,4% (riêng thâm hụt cán cân dịch vụ chiếm 8,64%, thâm hụt cán cân thu nhập chiếm 12,68%).
Để biết rõ hơn tình hình xuất nhập khẩu cũng như xem xét cụ thể việc thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2008. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày những con số cụ thể và đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân xuất siêu năm 1992, tình hình xuất nhập khẩu năm đầu tiên Việt Nam là thành viên WTO – 2007, và năm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu – 2008.
Năm
Tổng số
Cán cân thương mại
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Triệu đô la Mỹ
1990
5156,4
2404,0
2752,4
-348,4
1991
4425,2
2087,1
2338,1
-251,0
1992
5121,5
2580,7
2540,8
39,9
1993
6909,1
2985,2
3923,9
-938,7
1994
9880,1
4054,3
5825,8
-1771,5
1995
13604,3
5448,9
8155,4
-2706,5
1996
18399,4
7255,8
11143,6
-3887,8
1997
20777,3
9185,0
11592,3
-2407,3
1998
20859,9
9360,3
11499,6
-2139,3
1999
23283,5
11541,4
11742,1
-200,7
2000
30119,2
14482,7
15636,5
-1153,8
2001
31247,1
15029,2
16217,9
-1188,7
2002
36451,7
16706,1
19745,6
-3039,5
2003
45405,1
20149,3
25255,8
-5106,5
2004
58453,8
26485,0
31968,8
-5483,8
2005
69208,2
32447,1
36761,1
-4314,0
2006
84717,3
39826,2
44891,1
-5064,9
2007
111326,1
48561,4
62764,7
-14203,3
2008
143398,9
62685,1
80713,8
-18028,7
Năm 1992
Năm 1992 là năm xuất siêu duy nhất của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2008.
Nguyên nhân xuất siêu của năm 1992:
- Năm 1992, tổ chức hỗ trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa SEV tan rã, Việt Nam nhanh chóng xúc tiến quá trình bình thường hóa quan hệ thương mại với khối các nước EU , ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới, đồng thời tiến hành đàm phán gia nhập diễn đàn kinh tế các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Hiến pháp mới được ban hành, luật doanh nghiệp hình thành, mở ra một thời kỳ thông thoáng hơn cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới.
- Giá trị xuất khẩu gạo và một số nông sản khác như tiêu, điều, cà phê của Việt Nam năm 1992 tăng đột biến, Việt Nam từ nước vô danh trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi xuất khẩu trước đây chỉ chủ yếu trông cậy vào dầu thô.
- Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang diễn ra hết sức tốt đẹp, Hoa Kỳ đã nới lỏng hơn chính sách cấm vận đối với Việt Nam và đang cân nhắc quyết định xóa bỏ nó.
Những lý do trên là một trong những nguyên nhân nhất định cho sự chuyển biến trong tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 1992 (Việt Nam xuất siêu).
Năm 2007:
Xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, thể hiện trên những mặt chủ yếu như sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu được duy trì ở mức cao, tỷ trọng hàng hóa chế biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao tăng dần, tỷ trọng hàng hóa chưa qua chế biến giảm dần. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 (kế hoạch Chính phủ đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng 17,4%), trong đó hàng hóa công nghiệp chiếm 76,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 76,1%) tiếp tục là động lực cho hoạt động xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 27,8 tỷ USD, chiếm 57,5% và tăng 21,0% so với năm 2006; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% và tăng 22,2%.
- Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD (11 mặt hàng và nhóm hàng ) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (trừ dầu thô) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí; trong đó có 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên 2 tỷ USD. Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%; sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 18,9% . Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng khá 21,5%, trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng cao, những vẫn chưa đạt yêu cầu và còn thấp hơn mức tăng của một số năm trước (Chi tiết xem Phụ lục 1e).
Như vậy, so với năm 2006, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, các chỉ tiêu về tăng trưởng đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.
- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ... ,giảm dần xuất khẩu hàng thô (mặc dù xét về kim ngạch thì nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản vẫn tăng cao do được giá).
- Tuy nhiên, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các biến động bên ngoài như giá cả,các rào cản thương mại mới của nước ngoài...bởi sự phu thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu còn lớn.
- Sức cạnh tranh của hàng hoá chưa được cải thiện rõ rệt, cơ cấu mặt hàng còn chưa hợp lý thể hiện ở chỗ chủng loại đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch đáng kể; giá trị gia tăng thấp.
- Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được những cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu; chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác nhất là việc cắt giảm thuế quan để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc…
- Thị trường xuất khẩu tăng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia.
Nhập khẩu và cán cân thương mại
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 60,78 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập khẩu 39,27 tỷ USD, chiếm 64,6%, tăng 38,3% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,51 tỷ USD, chiếm 35,4%, tăng 30,5% so với năm 2006.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm: ô tô nguyên chiếc các loại tăng 145,5%; linh kiện ô tô tăng 82,2%; thép thành phẩm tăng 75,6%; phôi thép tăng 38,9%; phân bón các loại tăng 45,1%; sợi các loại tăng 36,8%; hóa chất nguyên liệu tăng 39,1%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 56,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 43,6%; vải tăng 33,6%....
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: sắt thép, kim loại và phôi thép 6,7 tỷ USD; phân bón các loại 997 triệu USD; máy móc, thiết bị, phụ tùng 10,3 tỷ USD; hoá chất, chất dẻo nguyên liệu 3,9 tỷ USD, điện tử máy tính linh kiện 2,9 tỷ USD; vải, sợi, bông và nguyên phụ liệu dệt may, da 7,2 tỷ USD, gỗ nguyên liệu 1,0 tỷ USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu 1,1 tỷ USD, tân dược và nguyên liệu 861 triệu USD.
Qua đó cho thấy nhập khẩu hàng hóa năm 2007 chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên, nhiên phụ liệu đã đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu, góp phần đổi mới công nghệ và hiện đại hóa sản xuất; đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhiều mặt hàng thiết yếu, đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước; .Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ (trên 3%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu (khoảng 2 tỷ USD). Tuy nhiên, nhập khẩu gia tăng nhanh chóng làm tăng nhập siêu không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Nhập siêu cả năm 2007 ước khoảng 12,3 tỷ USD tăng 144,7% so với năm 2006, bằng 25,6% kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 12,7%). Đây là mức nhập siêu cao so với cùng kỳ nhiều năm qua do tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao.
Năm 2008
Hoạt động thương mại năm 2008 bên cạnh một số thuận lợi như một số mặt hàng trong một số tháng đầu năm được lợi về giá, về thị trường, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do cạnh tranh thị trường, về chính sách giám sát hàng dệt may của Mỹ, việc áp thuế bán phá giá giày mũ da của EU, các quy định của Luật nông nghiệp Mỹ, đặc biệt việc khủng hoảng tài chính, tiền tệ của Mỹ và một số nền kinh tế lớn đã làm giảm sút sức mua, sức thanh tóan của các nhà nhập khẩu trong những tháng cuối năm đã làm cho nhu cầu và mức tiêu thụ giảm, kim ngạch xuất khẩu qua từng tháng cuối năm bị giảm dần, ảnh hưởng tới tổng kim ngạch cả năm. Trước tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào EU và Hoa Kỳ có xu hướng tăng không cao như năm 2007, chúng ta đã đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường, nhiều loại hàng hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, nhất là thị trường châu Phi đã tăng đột biến đồng thời giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian.
Về nhập khẩu, khi mức nhập khẩu và nhập siêu những tháng đầu năm ở mức ca