Tiểu luận Tiếng ồn và tác hại cho môi trường và sức khỏe con người

Trong suốt 20 năm qua chúng ta đã có mối quan tâm ngày càng tăng với chất lượng môi trường. Chúng ta đã nói nhiều đến ô nhiễm môi trường nước, giảm nguồn nước ngầm, thiếu nước .Chúng ta nói đến ô nhiễm môi trường không khí, hiệu ứng nhà kính, sựtăng nhiệt độcủa trái đất Nhưng hẳn là trong sốchúng ta sẽthấy buồn cười khi nghe rằng âm thanh quá mức cho phép ( tiếng ồn) được công nhận nhưlà một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng thực sựthì điều này là hoàn toàn có cơsở. Ô nhiễm tiếng ồn có thểkhông được nhiều người nhận thấy nhưng tác hại thì không hềnhỏ đối với sức khỏe và chất lượng môi trường cũng nhưchất lượng cuộc sống của con người.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiếng ồn và tác hại cho môi trường và sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 1 TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI “Tiếng ồn và tác hại cho môi trường và sức khỏe con người.” Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 2 Mục lục Phần mở đầu……………………………………………………………………...2 I. Ô nhiễm tiếng ồn là gì?.................................................................................5 I.1. Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn………………………………………………….……5 I.2. Phân loại ô nhiễm tiếngồ n…………………………………………….…………..6 II. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam và trên thế giới…………….….…8 II.1. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới……………………………….………..8 II.2. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam………………………………………..11 II.2.1. Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông………………………..………….…….11 II.2.2. Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng và sản xuất công nghiệp………....….17 II.2.3. Ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ………...….....18 III. Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn………………………….….…...……20 III.1. Nguồn gốc thiên nhiên………………………………………………………….20 III.2. Nguồn gốc nhân tạo……………………………………………...……………..20 III.2.1 Giao thông…………………………………...………...........………….20 III.2.2. Xây dựng……………………………………………..………………..20 III.2.3. Công nghiệp và sản xuất…………………………..……...…………...21 III.2.4. Sinh hoạt và dịch vụ………………………………...……...………….22 Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 3 IV. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn…………………………………...…………..23 IV.1. Ảnh hưởng tới con người………………………………………...…………….23 IV.1.1. Ảnh hưởng tới tai………………………..………………….…………..23 IV.1.2. Rối loạn giấc ngủ…………………………..………………...…..……..23 IV.1.3. Ảnh hưởng tới các hệ cơ quan trong cơ thể………..…………...…..…..24 IV.1.4. Ảnh hưởng lên việc sự thực hiện công việc và hành vi trong cuộc sống........................................................................................................24 IV.1.5 Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em…………………....….……...…..25 IV.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến các sinh vật………………………….…………...25 V. Phương pháp khắc phục, phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn………………………………………………………………………27 V.1. Quy hoạch cũng như phát triển các đô thị một cách hợp lí………….………..…27 V.2. Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn……………………………........….28 V.3. Ngăn chặn tiếng ồn lan truyền trong nhà máy công nghiệp và lan truyền ra bên ngoài bằng việc cách li nguồn gây ra tiếng ồn…………………………………………...29 V.4. Phòng ngừa và giảm thiểu tiếng ồn do giao thông đem lại……………........…...29 V.5. Khắc phục và hạn chế ô nhiễm tiếng ồn……………………………………...…30 V.6. Giáo dục nâng cao ý thức của con người………………………………………..31 V.7. Một số lời khuyên tốt cho thính giác của bạn……………………………...…....32 Kết luận…………………………………………………………….……….……33 Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 4 PHẦN MỞ ĐẦU Trong suốt 20 năm qua chúng ta đã có mối quan tâm ngày càng tăng với chất lượng môi trường. Chúng ta đã nói nhiều đến ô nhiễm môi trường nước, giảm nguồn nước ngầm, thiếu nước….Chúng ta nói đến ô nhiễm môi trường không khí, hiệu ứng nhà kính, sự tăng nhiệt độ của trái đất… Nhưng hẳn là trong số chúng ta sẽ thấy buồn cười khi nghe rằng âm thanh quá mức cho phép ( tiếng ồn) được công nhận như là một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng thực sự thì điều này là hoàn toàn có cơ sở. Ô nhiễm tiếng ồn có thể không được nhiều người nhận thấy nhưng tác hại thì không hề nhỏ đối với sức khỏe và chất lượng môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Đường giao thông trong thành phố dường như bị nhiều quấy rầy hơn bởi tiếng còi xe inh ỏi, tiếng động cơ, tiếng giao bán, cãi nhau hay cả tiếng nhạc từ các cửa hàng… Với những người dân đã sống và làm việc lâu với những âm thanh như thế này lâu dần cũng “quen”, họ có thể hết hoặc thấy bớt khó chịu nhưng hậu quả của những tiếng ồn này vẫn “âm thầm ghi” vào cơ thể. Khi mức độ tiếng ồn tăng thì mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn càng trở nên rõ ràng hơn. Theo một công trình khảo sát đại trà trong nhiều năm tại Mỹ đã phát hiện 11,4% trẻ em từ 6-19 tuổi bị dị tật ở tai. Công trình nghiên cứu đi đến kết luận rằng tại Mỹ đã có khoảng 5,2 triệu trẻ em bị rối loạn thính giác có thể dẫn đến điếc. Tiếng ồn trong môi trường sống công nghiệp hóa là một tác nhân quan trọng gây ra tình trạng này. Số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong vòng 3 thập niên vừa qua trở lại đây, nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tác hại của ô nhiễm tiếng ồn ngày càng được nhận thức rõ, đã có những đề xuất cần có luật chống ô nhiễm tiếng ồn của một số người dân nhận thức được ảnh hưởng cũng như phải chịu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, đa số người dân Việt Nam vẫn chưa nhận thức được nguyên nhân “lạ” này cũng là một nguyên nhân Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 5 gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giống như các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khác. Vì vậy nhóm tiểu luận chúng em xin phép chọn đề tài “Tiếng ồn và tác hại cho môi trường và sức khỏe con người”. Hy vọng sau bài tiểu luận này chúng em sẽ có những hiểu biết rõ hơn về ô nhiễm tiếng ồn và đây sẽ không còn là một nguyên nhân “lạ” hay một chủ để gây cười với nhiều người. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 6 I. Ô nhiễm tiếng ồn là gì? I.1. Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn Từ noise (tiếng ồn) trong Tiếng Anh có nguồn gốc Latinh là NOXIA, nghĩa là tổn thương hoặc đau đớn. Theo US EPA định nghĩa tiếng ồn “unwanted or disturbing sound” có thể hiểu là “những âm thanh không mong muốn và đáng lo ngại”. Âm thanh sẽ trở thành không mong muốn khi chúng cản trở những hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây cản trở, rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống. Nói cách khác, tất cả những âm thanh có tác dụng kích thích quá mức, hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở con người hoạt động và nghỉ ngơi đều được coi là ô nhiễm tiếng ồn. Như vậy, khái niệm tiếng ồn là tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm nhận khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Thực tế là chúng ta không thể nhìn thấy, ngửi hay nếm thử sự ô nhiễm tiếng ồn này-đó là lý do tại sao nó đã không nhận được sự chú ý nhiều như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước….Không khí xung quanh chúng ta liên tục được lấp đầy bởi các âm thanh, nhưng hầu hết chúng ta có lẽ sẽ không nói rằng chúng ta được bao quanh bởi các tiếng ồn. Mặc dù với một số người, các nguồn liên tục và leo thang của âm thanh thường được coi là sự phiền toái. Sự phiền toái này có thể có hậu quả lớn, chủ yếu đến sức khỏe của chính họ. VD: Theo TCVN 5949-1999 quy định giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và đông dân cư như sau: Bảng I.1 - Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương) Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 7 T T Khu vực ( * ) Thời gian Từ 6h đến 18h Từ 18h đến 22h Từ 22h đến 6h 1 Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền. 50 dB(A) 45 dB(A) 40 dB(A) 2 Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 60 dB(A) 55 dB(A) 50 dB(A) 3 Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất. 75 dB(A) 70 dB(A) 50 dB(A) I.2. Phân loại ô nhiễm tiếng ồn Theo tính chất vật lý của âm thanh có thể chia tiếng ồn thành những loại sau: • Tiếng ồn ổn định: Mức thay đổi cường độ âm không quá 5 dBAtrong suốt thời gian có tiếng ồn. • Tiếng ồn không ổn định: Mức thay đổi cường độ âm theo thời gian vượt quá 5dBA. Có 3 loại tiếng ồn không ổn định: - Tiếng ồn dao động - Tiếng ồn ngắt quãng - Tiếng ồn xung Theo sự phân bố năng lượng ở Octave(1) tần số tiếng ồn lại có thể được chia thành: • Tiếng ồn dải rộng Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 8 • Tiếng ồn dải hẹp hay tiếng ồn âm sắc Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 9 II. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam và trên thế giới. II.1. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới. Tình hình ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới hiện nay cũng xuất phát từ nhũng nguyên nhân mà Việt Nam mắc phải. Đó là tình trạng phương tiện giao thông quá đông, các công trường xây dựng và các hoạt động sản xuất công nghiệp luôn gây ra tiếng ồn. Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đã đưa ra bản đồ toàn diện nhất về ô nhiễm tiếng ồn, tiết lộ mức độ mà dân châu Âu đang tiếp xúc với ô nhiễm âm thanh quá mức. Theo báo cáo của EEA, hơn 41 triệu người từ 19 nước trong khu vực phải chịu đựng tiếng ồn của đường sá ở mức từ 55 dBA trở lên - mức cao nhất cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Nửa dân số ở các thành phố của Châu Âu phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn từ đường bộ, đường sắt, và đường hàng không, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, học tập, và sức khoẻ của dân. Trong số các thủ đô Châu Âu, Bratislava (Slovakia) là thành phố ồn ào nhất, với gần 55% dân số chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn; Tiếp theo sau là Warsaw (Ba Lan) và Paris (Pháp). Cũng theo báo cáo của EEA, khoảng 3.6 triệu dân thành phố phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn ở mức độ 70 decibel hoặc cao hơn. Tại thời điểm đầu năm 2010 , EEA ước tính khoảng 67 triệu dân thành phố ở 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn trên 55 decibel. Dưới đây là hình ảnh của bản đồ thể hiện mức độ ô nhiễm tiếng ồn của thành phố London (Vương Quốc Anh). Những địa điểm ồn ào nhất trên bản đồ được tô màu đỏ và tương ứng với những tuyến đường tấp nập xe cộ. Đại lộ M4 chạy xuyên ra hướng tây thành London, đo được trung bình hơn 75 decibel. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 10 Còn tại Nhật, ngày 30/3/2012, hơn 3.000 cư dân xung quanh căn cứ không quân Futenma cảu Mỹ ở Ginowan, trên đảo Okinawa đã đệ đơn kiện lên chính phủ Nhật Bản đòi ngăn chặn ô nhiễm tiếng ồn. theo thẩm định bân đầu cho thấy tiếng ồn từ căn cứ quân sự này trên địa bàn đã vượt ngưỡng 100dBA. Và vào hồi tháng 10/2011, hơn 22.000 người dân Okinawa cũng đã có phản ứng tương tự tại căn cứ không quan Ladena của Mỹ. Tiếng ồn do phương tiện hàng không gây ra là nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn ở nhiều đô thị lớn trên thế giới. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 11 Tại Trung Quốc, tất cả 113 thành phố lớn tại Trung Quốc đang được yêu cầu dựng lên ít nhất 1 bảng thông cáo vào cuối năm 2011 nhằm thông tin cho dân chúng về lượng tiếng ồn mà thành phố tạo ra và đưa ra các biện phát giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn như xử phạt hành chính, giới hạn thời gian thi công và hoạt động của các công trường hay các hoạt động kinh doanh. Điều này được đưa ra sau khi các thanh tra môi trường tại Trung Quốc cam kết sẽ siết chặt kiểm soát về ô nhiễm tiếng ồn khi mà các kiến nghị của người dân càng tăng lên bởi hoạt động của các phương tiện giao thông như xe điện siêu tốc, máy bay, hay hoạt động từ các công trường xây dựng. Cũng như vậy tại thư đô Seul của Hàn Quốc, Chính quyền Seoul sẽ siết chặt quy định về ô nhiễm tiếng ồn ở các công trường xây dựng và những nơi làm việc gây ồn ào khác sau khi đơn thư khiếu nại của người dân đã tăng vọt 45,3%, từ 15.922 đơn của năm 2009 lên 23.396 đơn của năm 2010. Thành phố Seoul sẽ sử dụng xe cơ giới có trang bị thiết bị Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 12 đo tiếng ồn tại các công trường xây dựng đã bị người dân phản ảnh và kiểm tra định kỳ các siêu thị cố ý dùng âm thanh lớn để thu hút khách hàng đến mua sắm. II.2. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam. Gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và mạng lưới giao thông, hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam ngày càng trở nên đáng báo động và đặc biệt là ở các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Ô nhiễm tiếng ồn và hiện trạng ở Việt Nam có thể chia thành các nhóm nhỏ với các nguyên nhân chính sau: II.2.1.Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông. Ở các đi thị lớn, trong các nguồn sinh ra tiếng ồn thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80% . Phần lớn tại các điểm đo trên các trục giao thông Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 13 chính của các đô thị lớn, nơi mà có mật độ giao thông lưu thông đông đúc, cường độ xe tải lớn, đều vượt quá Quy chuẩn Việt Nam về tiếng ồn, đặc biệt vào các giờ cao điểm. Trong những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông đã tăng lên với một tốc độ chóng mặt. Theo số liệu thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam vào năm 2009 cả nước có khoảng 20 triệu môtô và xe máy và năm 2010, sẽ có khoảng 24 triệu xe. Đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe. Tính riêng Hà Nội đã là 4,6 triệu phương tiện và thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 5,5 triệu phương tiện. Và trong đó ở các thành phố lớn thì con số gia tăng tính trung bình là 10% mỗi năm. Trong số lượng phương tiện đó, số lượng xe đã qua nhiều năm sử dụng khá lớn nên có chất lượng kỹ thuật kém gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều hơn. Và ở Hà Nội, tỉ lệ này khá cao và được biểu hiện qua biểu đồ sau. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 14 Tại Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh vấn đề ô nhiễm tiếng ồn hiện tại đã ảnh hưởng tới rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe, cũng như cuộc sống văn minh của Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 15 một đô thị. Tại Hà Nội theo các số liệu quan trắc của Sở Tài Nguyên và Môi Trường đo được từ ngày 1/12/2009 đến ngày 30/6/2010 trong đề án “thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu và đánh giá tình hình ô nhiễm không khí và tiếng ồn cục bộ nhằm đưa ra các giả pháp quản lý và cải thiện môi trường” cho thấy mức ồn trên quốc lộ 5 (Sài Đồng) là 80 dBA, quốc lộ 1 (Giáp Bát) là 77 dBA. Riêng tiếng ồn vào ban đêm (từ 22h-6h sáng hôm sau), so với tiêu chuẩn cho phép (50dBA) thì kết quả quan trắc đo được ở đoạn đường nào cũng vượt tiêu chuẩn 1 - 2 lần. Tại thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2009 Chi Cục bảo vệ môi trường TP HCM Tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP HCM. Và kết quả thật đáng lo ngại. Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao; còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn. Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần. Tất cả các lần đo ở 6 trạm quan trắc gồm: Ngã tư An Sương, Ngã sáu Gò Vấp, Vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ, Vòng xoay Phú Lâm và Ngã tư Huỳnh Tấn Phát- Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85 dBA, vượt xa ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép là 75dBA. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn gia tăng chóng mặt. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 16 Trước năm 2008, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn TP HCM khoảng 0,2-04 dBA nhưng từ năm 2008 đến năm 2009, độ ồn đã gia tăng chóng mặt bằng 14 năm trước đó cộng lại. Còn tại một số tuyến đường tại các thành phố như Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng mức ồn cũng đã vượt quá giới han cho phép, tuy nhiên không vượt nhiều và không có sự thay đổi mức ồn lớn qua các năm. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 17 Và nhằm kiểm soát ô nhiễm do bụi và tiếng ồn gây ra trong các hoạt động giao thông vận tải thì vào đầu năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT". Trong đề án này từ năm 2012 tới năm 2015 sẽ có 18 nhiệm vụ dược ưu tiên thực hiện với tổng số vốn kinh phí nhà nước cấp là 700 tỷ đồng. Thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư 1.329 tỷ đồng để thực hiện đề án "Nhiệm Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 18 vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2010", trong đó có giải quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn. II.2.2. Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng và sản xuất công nghiệp. Hiện nay tại các thành phố lớn tại trong các công trường xây dựng ngay giữa lòng thành phố tiếng ồn được cho là quá hạn cho phép nhiều lần làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân trong các khu dân cư đô thị cũng như của chính người lao động những người gián tiếp gây ra tiếng ồn bên cạnh ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông. Còn tại các thành phố nhỏ và các tỉnh của Việt Nam tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng có mặt ở nhiều nơi như các khu công nghiệp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ như các xưởng cơ khí, nhà máy gạch, nhà máy đường, nhà máy xi măng hay tại các bến tàu, bến cảng nhỏ. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 19 II.2.3. Ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ. Hiện nay rất ở rất nhiều nơi, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các thành phố lớn là vấn đề khá nhạy cảm. Trong vài năm gần đây đã phổ biến tình trạng các siêu thị điện máy, cửa hàng thời trang, điện thoại di động, , máy vi tính, giày dép,... Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 20 luôn phát nhạc từ dàn âm thanh với công suất lớn nhằm quảng cáo, gây chú ý và thu hút khách hàng. Hay tại các tụ điểm karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng lớn làm ảnh hưởng tới đời sống xung quanh của người dân. Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 21 III. Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn: III.1. Nguồn gốc thiên nhiên Do hoạt động của núi lửa và động đất. Đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu và ngẫu nhiên vì chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm tiếng ồn và nguyên nhân này chỉ thực sự tác động đến các khu dân cư sống gần các núi lửa hoặc động đất. III.2. Nguồn gốc nhân tạo III.2.1 Giao thông Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt,mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Bên cạnh đó, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố của Việt Nam khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể. Máy bay cũng là nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh không nhỏ. Vì vậy, nên di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn Bên cạnh đó, chúng ta còn phải kể đến tiếng ồn từ các nhà ga, chúng sinh ra từ tiêng ồn động cơ, tiếng đầu máy, tiếng còi tàu, tiếng vận chuyển hàng hóa, tiếng người, tiếng các phương tiện đưa đón người. Đây thực sự là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, có ảnh hưởng cực kì lớn đên sức khỏe, cuộc sống của người dân xung quanh. III.2.2. Xây dựng Để đáp ứng nhu cầu cần thiết ,cơ bản hiện nay của cuộc sống việc xây dựng các tòa nhà,dường cao tốc và các đường phố gây ra rất nhiều tiếng ồn.Với khối lượng các công trình lớn ,hiện đại việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là điều đương Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 22 nhiên.Chúng phát sinh ra từ các loại máy nén khí,máy ủi ,máy xúc,xe tải đổ,máy cắt vỉa hè,tiếng xe tải đổ nguyên vật liệu….. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, một số máy móc sử dụng trong xây dựng gây tiếng ồn đáng kể. Khi đo ở khoảng cách 15m, máy trộn bê tông gây ồn ở mức 75 dBA, máy ủi gây ồn ở mức 93 dBA, máy nghiền xi măng gây ồn tới 100 dBA. Tương tự, khi đo ở khoảng cách 15m, các nhà nghiên cứu nhận thấy xưởng dệt, xưởng gò, xưởng rèn, xưởng đúc đều gây ồn trên mức 100 dBA Bảng III.1: Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng III.2.3. Công nghiệp và sản xuất Tiểu luận môn Độc học môi trường Đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn 23 Bảng III.2: Mức ồn của một số công nghệ sản xuất
Tài liệu liên quan