ASEAN (Gọi tắt là ASA) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Diện tích khu vực: 4.494.047 km²
Dân số cả khu vực ASEAN : 0,6 tỷ người.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 6135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về văn hóa các nước Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAO TiẾP THƯƠNG LƯỢNG “TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á” Nhóm thực hiện: 1. Bùi Thanh Nga 2. Lưu Quế Thanh 3. Nguyễn Thị Thùy Loan 4. Trịnh Minh Thành 5. Nguyễn Văn Trung. 6. Trương Như Hiếu. 7. Nguyễn Văn Thành. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NỘI DUNG PHẦN I: Tổng quan về ASEAN. Sơ lược đất nước, con người các thành viên ASEAN. PHẦN II: Giới thiệu đất nước, con người Thái Lan qua phong tục, tạp quán, văn hóa, du lịch. Tài liệu tham khảo. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ASEAN ASEAN (Gọi tắt là ASA) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Diện tích khu vực: 4.494.047 km² Dân số cả khu vực ASEAN : 0,6 tỷ người. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC Nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông ấn Độ, phía Bắc nước Úc và chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều có dòng sông Đông Mê Kông uốn khúc chảy qua (ngoại trừ Brunei, Đông Timor, Malaysia và Singapore). Từ sau Thế chiến thứ hai, "Đông Nam Á" xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Ngày 8/8/1967, Bộ Trưởng ngoại giao của 5 nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan gặp gỡ tại Bangkok Thái Lan ký tuyên bố Bangkok, thành lập tổ chức Liên minh ASEAN chính thức. Đông Nam Á mang đậm chất kinh tế biển do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN. Các nguyên tắc nền tảng: tôn trọng lẫn nhau về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tính toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc quốc gia của tất cả các nước; Quyền của mọi Nhà nước duy trì sự tồn tại quốc gia của mình không gặp trở ngại từ sự can thiệp, phá hoại, cưỡng bức từ bên ngoài; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Giải quyết các khác biệt hay tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; Từ bỏ đe dọa hay sử dụng bạo lực và hợp tác có hiệu quả với nhau. KINH TẾ CHÍNH TRỊ VĂN HÓA: Trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài như văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo. Đông Nam Á là quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 Trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ VĂN HÓA, PHONG TỤC, TẠP QUÁN, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐÔNG NAM Á BRUNEI Brunei là Vương quốc Hồi giáo. Thể chế quân chủ lập hiến. Vai trò và quyền lực của Nhà vua là tối thượng. Quốc Vương vừa là Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Tài chính và quyết định hầu hết các vấn đề lớn của đất nước. Brunei là nước Đất nước nhỏ và có nền kinh tế giàu có về dầu lửa và khí gas, có những khoản thu lớn từ đầu tư nước ngoài và từ sản xuất trong nước. Văn hóa bị ảnh hưởng nhiều từ đạo Hindu và Hồi giáo (70% dân số theo đạo Hồi). VĂN HÓA GIAO TIẾP Khi khi chỉ vào ai đó nên dùng ngón tay cái của bàn tay phải hoặc trái thay cho ngón tay trỏ. Sau khi bắt tay, thường áp bàn tay phải lên ngực phía bên trái để tỏ lòng chân thành, thân thiện. Khi tặng quà nên đưa bằng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải để nhận khi được tặng quà. Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo phải bỏ giày, dép phía ngoài, rửa chân tay, lau mặt, tránh đi trước mặt những tín đồ trong lúc họ đang cầu nguyện hoặc đụng chạm vào sách Kinh Koran. Nếu là phụ nữ phải dùng khăn che đầu, không để lộ đầu gối và cánh tay. Không ngồi vắt chéo chân, nhất là là trước đông người hoặc trong các cuộc tiếp khách thăm viếng xã giao. Không được uống rượu, bia, đồ uống có cồn nơi công cộng trừ khi ở một số khách sạn được cho phép hoặc ở nhà riêng. Tránh mua những tranh ảnh có hình phụ nữ, con vật, đặc biệt là lợn làm quà tặng. Đồ thủ công mỹ nghệ, gốm, sứ, vàng bạc, đá quý là những đồ được ưa thích. Là thiếu lịch sự nếu ăn, uống ở những nơi công cộng, trừ những khu vực dành cho dã ngoại, các hội chợ ẩm thực hoặc trong tháng ăn chay. Trong tháng ăn chay của người Hồi giáo hay còn gọi là tháng Ramadhan (tháng 9 hàng năm), không được ăn, uống từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. VĂN HÓA ẨM THỰC Người Hồi giáo không dùng tay trái để ăn (bị coi là tay không sạch). Tín đồ Hồi giáo bị nghiêm cấm ăn thịt lợn và uống rượu, bia, đồ có cồn. Phụ nữ không được ăn mặc hở hang khi tham dự các hoạt động xã hội như: chiêu đãi, tiệc tùng nhất là trong các hoạt động tôn giáo. Thịt cừu được pha chế thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Một số món ăn từ thịt cừu như: cừu nướng, cừu sốt vang, cừu hầm rau củ… Thịt cừu được tẩm ướp xào chung với các loại rau củ, món có độ sền sệt, óng ả. Món thịt cừu xào ăn kèm với cơm trắng hay bún tươi. GÀ NƯỚNG Gà nướng Brunei là món ăn quen thuộc của người dân vương quốc Brunei. Thường gà sau khi được làm sạch sẽ được đem đi ướp với nhiều gia vị đặc trưng, phải có độ mặn mà qua từng miếng thịt và được ăn kèm các loại rau cùng nước chấm đặc trưng. Món này cũng thường xuất hiện trong các tiệc chiêu đãi của quốc vương với các vị khách. DU LỊCH Làng nước nổi Brunei (The water village hay còn gọi là làng Kampung Ayer) có lịch sử hơn 1.300 năm, là nơi thể hiện rõ nhất nền văn hóa sông nước của người dân bản địa. Lịch sử làng nước nổi gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Brunei. Vì dân cư đầu tiên của Brunei là những người sống trên vùng sông nước này. Những ngôi nhà trong làng được nối với nhau bởi các cây cầu gỗ, Hơn 4.000 công trình được xây dựng trên những cột cách mặt nước khoảng 2 mét, được chia ra làm khoảng 40 cụm. Mỗi cụm thường bầu ra tổ trưởng để quản lý, chăm coi các dịch vụ công cộng khác BẢO TÀNG QUỐC GIA REGALIA Regalia xây dựng lên để gìn giữ lại kiến trúc của hoàng cung cũng như những vật dụng dùng hàng ngày cho hoàng tục Brunei Bảo tàng hoàng gia Regalia là bảo tàng duy nhất ở Brunei được làm từ hoàng cung cũ của vua chúa. Royal Regalia là một trong những cung của các vị vua theo đạo Hồi giáo của Brunei. Cũng như nhiều cung điện khác, Royal Regalia là nơi mà các vị vua thực hiện hầu hết các hoạt động chính trị cũng như văn hóa. Royal Regalia có kiến trúc ấn tượng, được thiết kế sang trọng theo kiến trúc của vua chúa ngày xưa. Nhìn tổng quan Royal Regalia có thiết kế lộng lẫy. Bên trong cung được thiết kế rất sang trọng. Những vất dụng dùng thiết kế đều làm bằng vàng hoặc bạc. Họa tiết trang trí được dùng là họa tiết truyền thống được nghệ nhân làm sắc sảo và tỉ mỉ. CỘNG HÒA NHÂN DÂN CAMPUCHIA Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo (đặc biệt là Phật giáo). VĂN HÓA GIAO TIẾP Cách chào hỏi phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc và tuổi tác Cách chào hỏi truyền thống là cuối người cùng với động tác chắp tay trước ngực (tương tự như động tác đặt tay khi cầu nguyện của Phật giáo). Một người muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn. Đối với người ngoại quốc, người dân Campuchia cũng dùng cách bắt tay, tuy nhiên, phụ nữ nước này vẫn dùng cách chào truyền thống đối với khách. Nguyên tắc ứng xử khi chào hỏi ở nước này rất đơn giản: đáp lại tất cả những lời chào mình nhận được. Ở Campuchia, để gọi người khác một cách lịch sự và kính trọng, người ta thường thêm từ "Lok" đối với đàn ông và "Lok Srey" đối với phụ nữ trước họ hoặc họ và tên đầy đủ. VĂN HÓA ỨNG XỬ CÁCH TẶNG QUÀ Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul Chnam). Người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật, Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một số món quà nhỏ. Tránh tặng dao. Quà tặng thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc. Không được mở quà ngay sau khi nhận. CÁCH ĂN UỐNG Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên. Tuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này. VĂN HÓA ẨM THỰC Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên. Ẩm thực Campuchia vẫn tạo cho mình những nét độc đáo riêng, những ấn tượng riêng với những món ăn thuộc họ côn trùng. ẨM THỰC CAPUCHIA Cơm lam- một loại xôi nếp được nướng trong ống tre cho hương vị ngon đặc biệt. Món cơm lam nhiều khi được người Campuchia còn trộn lẫn cùng với đậu phộng hay dừa làm cho hương vị xôi ngon nhưng không quá ngán. Nguyên liệu chính để làm xôi là loại nếp thơm - một loại nếp sạch và thơm mà vùng miền quê Campuchia trồng theo kỹ thuật của Thái Lan, loại nếp lùn cho năng suất cao mà hạt nếp rất thơm và đặc biệt rất ít sử dụng thuốc trừ sâu. ĐẶC SẢN CAMPUCHIA Mắm bồ hóc: được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ đậy kín, vài tháng sau mới đem ra ăn. Đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực Campuchia và là món ăn đặc trưng. Khác với mắm của Việt Nam, mắm bồ hóc rất mặn do chỉ ướp muối và không màu. DU LỊCH CAMPUCHIA Siem Reap là tỉnh lỵ miền tây bắc Campuchia, có Khu phố Tàu nằm trong khu phố Tây, quanh chợ cũ. Thành phố có sân khấu biểu diễn điệu múa Apsara. Angkor Wat - Đế Thiên. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo nắm được chính quyền vào năm 1975. Họ chiếm thủ đô Phnom Penh và bắt đầu lùa dân ra khỏi thành thị vào tháng 10 năm 1974, PhnomPenh trở thành một thành phố chết. Họ thực hiện chính sách lao động khổ sai, bệnh tật, hành hình và "thanh trừng" đã làm khoảng hơn 1,7 triệu người đã chết. DU LỊCH CAMPUCHIA Tượng đài Độc lập nằm tại quảng trường lớn, giao lộ giữa đường Norodom và đường Sihanouk được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9/11/1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Tượng đài này cũng được xem là đài tưởng niệm những người Campuchia đã chết vì chiến tranh. Đây là một công trình kiến trúc đẹp của thành phố Phnom Penh. Có thể đứng từ mọi phía để ngắm quang cảnh của quảng trường Đài độc lập. CỘNG HÒA INDONESIA Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo“ (gồm 17.508 hòn đảo). Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương, Âu Á, và Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất. Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động. Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới. VĂN HÓA GIAO TIẾP Luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó. Không được vuốt đầu vì như thế là mất lịch sự. Khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng. Khi đưa hay nhận một vật gì dùng tay phải. Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo. Khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi khác có thể bị coi là mất lịch sự. Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11H-13H vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ. TẶNG QUÀ Khi tặng quà, không nên mở trước mặt người Indonesia và khi được tặng quà thì từ chối đến 3 lần mới nhận vì sợ cho là tham lam. Không được tặng hoa số lẻ vì như thế là điềm không may mắn. Đàn ông tặng hoa hay quà cho một phụ nữ (nếu tặng thì phải nói món quà này là do vợ mình gửi tặng ). Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ; không tặng các vật sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh. Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo đạo Hồi. Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da. VĂN HÓA ẨM THỰC Ẩm thực Indonesia khác biệt theo vùng tuỳ theo ảnh hưởng của Trung Quốc, Châu Âu, Trung Đông hay Ấn Độ. Gạo là thực phẩm chính và được dùng cùng với thịt và rau. Cơm, người Indonesia nấu bằng cách hấp trong một chiếc nồi đặc biệt hình dáng giống như chiếc bình cắm hoa. Theo họ, cái nồi “cao cổ” như vậy có khả năng chứa hơi, vì thế hạt cơm chín vừa rời lại vừa mềm, giữ được hương thơm. Các loại gia vị (có nhiều ớt), nước cốt dừa, cá và gà là các thành phần chính. Ớt và tiêu đỏ là những lọai gia vị chính có mặt trong tất cả các món ăn, vì thế rất nhiều món ăn của người Indonesia có vị cay xé lưỡi, vị cay của ớt chứ không như vị cay nồng của tiêu trong các món cà ri Ấn Độ. Ở phần lớn các gia đình Indonesia, con gái lớn lên sẽ được người mẹ truyền lại cách làm món sambal. Món này được chế biến với thành phần chính là ớt đỏ, thường dùng để ăn kèm với các món khác. Về cách ăn: người Indonesia ở các vùng quê thường ăn bằng tay, còn dân thành thị dùng thìa và nĩa, chứ không dùng dao. Thức ăn vì thế cũng được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Khi làm cơm tiếp khách, họ sẽ chế biến những món ăn thật đặc biệt, thức ăn được bày trên một chiếc mâm lớn đặt ở giữa nhà. Theo tục lệ, nếu bạn được mời dùng một bữa cơm như thế, bạn không nên ăn hết mà mỗi món ăn nên chừa lại một ít để chứng tỏ là bạn đã ăn thật no rồi và bữa cơm rất ngon miệng. Sate Lilit là một món ăn đặc trưng của người dân Bali làm từ tôm, cá hải sản Cá bỏ hết xương và tôm nguyên bóc vỏ, xay nhuyễn rồi ướp đều với một hỗn hợp các gia vị gồm nước cốt dừa, rau thơm, tiêu, ớt, muối, đường… sau đó dùng thân của một loại chanh cỏ đắp thịt vào rồi nướng xiênNgười Bali thường dùng ngọn lửa từ xác cây dừa để nướng, điều này làm cho món Sate Lilit có mùi vị đặc trưng DU LỊCH THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Lào là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanmar và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng. Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn (Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali nghĩa ban đầu của nó là "Khu rừng đàn hương của nhà vua Nghĩa của Viêng Chăn là "Thành (phố) Trăng" trong tiếng Lào) VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG: Các cô gái Lào thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu của rừng núi, hoa tươi... Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn, tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn chiếc phạ-xạ-rông (khăn dài) màu hoặc kẻ ô. Những ngày lễ hội quan trọng, họ mặc y phục dân tộc là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái, quấn chiếc phạ-nhạo-nếp-tiêu màu sắc sặc sỡ và quàng chiếc phạ biềng (khăn) chéo qua ngực. Phụ nữ Lào, lúc còn nhỏ, họ có thể để tóc hoặc hớt tóc nhưng trên 10 tuổi thì phải bới tóc (chưa có chồng thì búi lệch, có chồng rồi thì búi thẳng), ngoài 50 tuổi, họ thường cắt tóc ngắn. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào thường mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dài. VĂN HÓA GIAO TIẾP: Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa con gái với con trai. Tục kết nghĩa anh em, bạn bè và cách sống trung thực, thật thà, nghĩa tình tồn tại khá lâu và vẫn được duy trì. Người Lào rất kị sờ đầu, tránh chui qua gầm nhà, dây phơi quần áo. Khi đi cần tránh đụng vào hoặc bước qua chân người khác. Khi đi qua mặt các cụ già phải xin lỗi và cúi thấp người xuống một chút. Khi chào phải chắp tay trước ngực, đầu hơi cúi xuống. VĂN HÓA ẨM THỰC Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan : cay, chua và ngọt. Tuy nhiên , ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng. Bữa ăn của họ thường có đồ nướng (cá, thịt) và gỏi cùng những quả đắng, chua, chát như chuối xanh, me. Thức ăn được người Lào ưa thích là cá, ốc, ếch, tôm, tép và thịt các loại thú rừng nhưng loại thịt được xếp hàng thứ nhất là thịt trâu, thịt bò. Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn. Pà-đẹc (mắm cá) được dùng nêm vào các món ăn. Món lạp được dùng trong các bữa cơm lễ hội và tiếp khách. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào thì lạp được xem là "linh hồn" của người Lào trong năm mới. Người ta có thể tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc... Người Lào ngồi xổm trên nền nhà, người Lào mang lên bàn cùng một lúc các món ăn. Quan niệm Piep – là cha mẹ, là bề trên luôn ăn miếng đầu tiên để khai mạc bàn ăn, theo thứ tự tuổi tác sẽ ăn các món sau tiếp theo. Khách đến nhà sẽ tuân theo những quy tắc bắt buộc được xem là nét văn hóa rất riêng của mình, khách không được ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng dậy. Tập quán của người Lào là luôn chừa lại thức ăn trong đĩa khi đã ăn xong, nếu khách không chừa lại thức ăn, người ta sẽ cho là khách ăn không đủ no. chủ nhà sẽ bị mất thể diện. Người Lào rất sạch sẽ đến mức kỹ tính, họ có thói quen rửa tay không chỉ trước mà cả sau bữa ăn. ÂM THỰC Một món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Cá đánh bắt được từ sông , hồ , suối được người Lào chế biến có sự pha trộn của các lọai gia vị thảo mộc. Mắm cá (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến. Những món được xem là đặc sản như: Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm chay gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hun,còn có các món như Thoót mú đẹt điêu, tôm dâm cung, cá nướng… DU LỊCH Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang (Lạng Xạn) hay đại lộ Thanon Luang về phía Đông Bắc là một biểu tượng chiến thắng của người Lào. Công trình dùng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào. Patuxay còn nhiều tên gọi khác như đường băng thẳng đứng, con quái vật bằng xi măng hay Champs Elysée của phương Đông. Patuxay trước đây được biết đến là tượng đài Anousavary. Công trình được xây dựng từ năm 1962-1968. DU LỊCH Thạt Luông hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào. Thạt này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ TK13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng. Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng. VƯỜN TƯỢNG PHẬT Cách đây 50 năm, pháp sư Bounlua Suliat đã chọn địa điểm ven dòng Mekong, cách thủ đô Viêng Chăn (Lào) chưa đầy 25km về hướng đông để thực hiện công trình nghệ thuật.Công trình có sự hoà trộn giữa Hindu giáo, Phật giáo bằng ngôn ngữ điêu khắc, tạo thành một quần thể tượn