Công nghiệp gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền được phát triển rất sớm. Từ hơn 9000 năm trước công nguyên vật liệu gốm đã được con người biết đến và sử dụng. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vật liệu gốm càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt sự ra đời của nhiều loại gốm mới với nhiều đặc tính ưu việt đang trở thành đề tài được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Gốm sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là Ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate ) sản phẩm Ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao. Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liệu chủ yếu là đất sét cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ ) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery), sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như: gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biệt.
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công và giá trị của gốm đó là men gốm. Men gốm sứ là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng. Đây là một chất liệu chứa nhiều thành phần hóa học, được tạo ra dưới sự phối hợp nhiều loại hóa chất. Đồng thời, chất men tốt còn thể hiện được khả năng của người pha chế, pha trộn của nhiều chất hóa học dưới một tỷ lệ thích hợp, mà những người thực hiện công đoạn này cần phải nắm đầy đủ các nguyên tắc của các hóa chất, tạo ra một hỗn hợp có chất lượng cao, đạt tới những tiêu chí cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v.v
38 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình nghiên cứu vật liệu gốm trong 10 năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
(((
TIỂU LUẬN:
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU GỐM TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY
HV : NGUYỄN THỊ PHƯỚC HÒA
GVGD : TS. PHAN THỊ HỒNG TUYẾT
LỚP : HÓA VÔ CƠ K19
TP.HCM, Tháng 06 – 2012
MỞ ĐẦU
Công nghiệp gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền được phát triển rất sớm. Từ hơn 9000 năm trước công nguyên vật liệu gốm đã được con người biết đến và sử dụng. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vật liệu gốm càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt sự ra đời của nhiều loại gốm mới với nhiều đặc tính ưu việt đang trở thành đề tài được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Gốm sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là Ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…) sản phẩm Ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao. Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liệu… chủ yếu là đất sét cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery), sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như: gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biệt.
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công và giá trị của gốm đó là men gốm. Men gốm sứ là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng. Đây là một chất liệu chứa nhiều thành phần hóa học, được tạo ra dưới sự phối hợp nhiều loại hóa chất. Đồng thời, chất men tốt còn thể hiện được khả năng của người pha chế, pha trộn của nhiều chất hóa học dưới một tỷ lệ thích hợp, mà những người thực hiện công đoạn này cần phải nắm đầy đủ các nguyên tắc của các hóa chất, tạo ra một hỗn hợp có chất lượng cao, đạt tới những tiêu chí cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v.v…
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu gốm sứ rất được quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, tìm ra những vật liệu gốm mới, độc đáo đã được công bố. Thế nhưng, việc nghiên cứu hiện vẫn còn rất ít, chưa tập trung, số lượng vật liệu mới chưa thực sự nhiều nên sảm phẩm trong nước có tính cạnh tranh chưa cao trên thị trường. Do vậy, tôi đã chọn đề tài tiểu luận: “Tình hình nghiên cứu vật liệu gốm trong 10 năm gần đây” để chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu trong nước. Xâu chuỗi các hoạt động nghiên cứu sẽ giúp chúng ta đánh giá được ưu, nhược điểm của gốm sứ Việt Nam, để từ đó, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, góp sức cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ trong nước.
II.NỘI DUNG
Lịch sử đồ gốm Việt Nam:
Nghề làm gốm là một trong những nghề có truyền thống lâu đời nhất tại Việt nam. Kết quả khảo cổ học cho biết đồ Gốm đã được người Việt chế tác, sử dụng cách đây khoảng 10.000 năm. Trải qua năm tháng, Gốm sứ không chỉ còn là những đồ dùng thủ công phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người: chén, nồi, ấm, đĩa… mà còn hơn thế, gốm sứ đã trở thành một nét hồn dân tộc, trở thành một vẻ đẹp riêng, một niềm tự hào riêng nói lên cốt cách, tâm hồn của cả một đất nước.
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời đại:
Gốm thời Lý (1010-1224)
Đồ gốm tráng men thời Lý có: gốm men trắng ngà, men nâu và men ngọc màu xanh. Gốm men ngọc thời Lý rất tinh tế, xương đất được lọc kỹ, dày và chắc. Lớp men gốm dày phủ kín xương gốm, mịn, bóng, sờ có cảm giác mát tay. Xương gốm và lớp men bám vào nhau rất chắc. Men trong suốt, sâu thẳm, mịn, lấp lánh ánh sáng. Gốm men ngọc xanh có điểm thêm các sắc vàng chanh, vàng xám nhạt, vàng rơm. Gốm men trắng thời Lý có độ trắng mịn và óng mượt và phần nhiều về chất lượng đã đạt tới trình độ sứ. Sự khác nhau giữa gốm trắng thời Lý và gốm trắng Tống (Trung Quốc) chủ yếu được nhìn nhận qua sắc độ đậm nhạt của màu men hay xương gốm và kỹ thuật chế tác. Đây cũng là đặc điểm khó phân biệt giữa gốm trắng thời Lý với gốm trắng Tống.
Gốm thời Trần (1225-1339)
Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường được tìm thấy cùng với những đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam. Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện nay chúng tôi bước đầu đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần.
Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy, mặc dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý. Tại hố đào ở khu D cũng đã tìm thấy mảnh khuôn in gốm thời kỳ này cùng nhiều mảnh bao nung, con kê và đồ gốm phế thải.
Gốm thời Lê sơ (1428-1526)
Chu Đậu
Chu Đậu thời Lê Sơ là xã nhỏ ở huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Đây là trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp, xuất hiện từ cuối thời nhà Trần và đến thời Hậu Lê thì bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Chu Đậu chuyên sản xuất đồ gốm sứ cao cấp, đa dạng về các loại hình sản phẩm như chén, bát, hộp sứ, lọ, bình, tước… được trang trí bằng nhiều loại men màu, phổ biến là men trắng trong, hoa lam, men ngọc. Một số sản phẩm tráng tới 2 màu men. Hoa văn chủ đạo là sen, cúc dưới hình dạng phong phú; hình động vật là chim, cá, côn trùng và người.
Bát Tràng
Làng nghề nổi tiếng này hình thành từ thời Lý, Trần và thường cung cấp cống phẩm cho nhà Minh. Trước đây, người làng vốn ở làng Bồ Bát hay Bạch Bát (Thanh Hóa) di cư đến lập nghiệp, đặt tên làng mới là Bạch Thổ phường (phường đất trắng), sau đổi là Bá Tràng phường, cuối cùng mới lấy tên Bát Tràng phường (nơi làm bát).
Sản phẩm của Bát Tràng gồm bát, đĩa, chậu, ấm, bình vôi, bình hoa, gạch, ngói… Men trang trí có phong cách đặc trưng riêng; hình dáng sản phẩm dày dặn chắc khỏe. Sản phẩm gạch Bát Tràng cũng rất nổi tiếng, dùng lát nhiều sân chùa và đường làng.
Những đồ gốm sứ thời Lê Sơ trang trí rồng 5 móng, lòng ghi chữ Quan hay chữ Kính. Như vậy có thể tạm kết luận rằng: việc tìm thấy những đồ ngự dụng trong khu vực khai quật không những cung cấp nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long, mà còn góp thêm bằng chứng tin cậy để củng cố ý kiến cho rằng: các dấu tích kiến trúc lớn ở đây là những cung, điện của trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Gốm thời Hậu Lê (1593-1789)
Nhìn chung, gốm thời Lê – Mạc và Lê Trung Hưng có chất lượng thấp, hoa văn trang trí đơn giản và phát triển mạnh theo xu hướng dân gian. Những sưu tập đồ gốm tìm được từ các hố khai quật phần nhiều là sản phẩm của các lò gốm vùng Hải Dương và Bát Tràng. Tình hình này có sự khác biệt lớn so với gốm thời Lê Sơ. Gốm thời Lê Sơ có bước phát triển đột biến với sự bùng nổ các trung tâm sản xuất gốm lớn, nhất là vùng Hải Dương. Thời kỳ này gốm hoa lam, gốm men trắng và gốm vẽ nhiều màu đạt đến đỉnh cao của sự tinh mỹ. Bằng chứng từ những phát hiện trên các con tàu đắm ở Hội An (Quảng Nam), Pandanan (Philippin)… cho thấy những đồ gốm này đã từng là mặt hàng chủ đạo trong việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Gốm thời nhà Mạc
Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương “ức thương” như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu nhân… Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đồ sứ hoa lam thời các Chúa Nguyễn Giữa thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ XVIII các chúa Nguyễn truyền nhau cai trị vùng đất Nam Hà. Dựa theo tinh thần: “Cư trần lạc đạo” thời Lý-Trần, chúa Nguyễn đưa ra chủ trương: “Cư Nho mộ Thích”, để ổn định tâm lý xã hội đẩy mạnh việc phát triển đất nước vào phương Nam. Đạo Phật được triều đình lẫn quần chúng nhân dân tích cực ủng hộ. Trong vương phủ chúa kiến tạo chùa thờ Phật gọi là: “Giác Vương Nội viện”, thường thỉnh các vị cao tăng vào thuyết pháp để tu tập. Các chùa sắc tứ được xây dựng chư chùa Thiên Mụ, Thiền Lâm (ở Huế), Tam Thai (Quảng Nam), Thập Tháp Di Đà (Quy Nhơn), Kim Cương, Từ Ân (Gia Định)… Nam Hà thời này không có lò gốm chuyên môn có thể chế tác từ khí tốt đẹp như các lò gốm truyền thống ở Bắc Hà (Chu Đậu, Bát Tràng, Thổ Hà). Do đó, để phục vụ cho nhu cầu thờ cúng, trang trí cung điện, chùa chiền chúa Nguyễn đã gửi kiểu mẫu qua đặt lò gốm tại Giang Tây – Trung Quốc. Thuật ngữ đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) trong sách này được dùng để chỉ những đồ sứ do người Việt Nam, gồm cả vua, quan và thường dân, đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh hoạ và hiệu đề.
Những đồ sứ này, trước nay, được biết đến bởi hai tên gọi phổ biến: “bleus de Huê” (Tiếng Pháp) và đồ sứ men lam Huế (Tiếng Việt). Ngoài ra, từ năm 1994 tới nay, các nhà nghiên cúu trong và ngoài nước đã có những cuộc tranh luận trên báo chí về tên gọi cho nhóm đồ sứ này và đưa ra nhiều thuật ngữ khác nhau như: Đồ sứ men trắng vẽ lam, đồ sứ ngự dụng và quan dụng thời Lê – Nguyễn, đồ sứ ký kiểu của Triều Nguyễn, gốm men xanh trắng của triều Nguyễn, gốm lam Huế, đồ sứ đặc chế, đồ Lam Huế, đồ sứ đặt hàng, gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa….
Cách sản xuất gốm sứ và men sứ:
2.1 Men gốm sứ:
Men gốm sứ là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng.
- Công thức và nguyên liệu: Men gốm sứ tuy bản chất là thủy tinh nhưng phối liệu không hoàn toàn giống, bởi thủy tinh thông thường khi nấu có thể chứa trong bể khuấy cho đồng nhất và khử bọt. Men khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần một sự trợ giúp cơ học nào, nên phối liệu phải không có vật chất nào không thể tạo pha thủy tinh. Do đó, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo được một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn.
- Quy trình sản xuất xương men: Nguyên liệu gồm có cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các nguyên liệu trên được phối chế theo tỷ lệ nhất định, phù hợp với nhiệt độ nung theo yêu cầu sản xuất sản phẩm. Để đạt được nhiệt độ nung theo ý muốn, cơ sở sản xuất nguyên liệu xương men phải có các công thức phối chế phù hợp. Sau khi nguyên liệu được phối chế được đưa vào bình nghiền bi có công suất từ 8 – 12 tấn/mẻ và nghiền trong 48 giờ. Trước khi lấy nguyên liệu bột ra, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra độ nhỏ của hạt. Nếu đảm bảo các yếu tố kỹ thuật mới được ra bột. Nguyên liệu sau khi nghiền được đưa qua bộ phận múc lọc để loại bỏ tạp chất và những hạt có kích thước lớn. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra độ nhỏ của cỡ hạt nguyên liệu, nếu thấy đảm bảo mới được bơm qua bộ phận khử từ. Nguyên liệu sạch được đưa vào máy ép lọc khung bản, được lấy ra khi độ ẩm nguyên liệu chỉ còn 22 – 24%, đưa qua máy luyện và đưa vào phòng ủ ẩm ít nhất 15 ngày trước khi đưa vào sản xuất. Quá trình ủ có tác dụng làm tăng độ dẻo của nguyên liệu, dễ tạo hình trong quá trình sản xuất. Nguyên liệu sau khi ủ được đưa qua máy luyện và hút chân không sau đó đóng vào túi nilon để bảo quản và vận chuyển. Trước khi đưa vào sản xuất đại trà, phải nung thử nguyên liệu để kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu. Để đảm bảo tính ổn định, không xảy ra các sai sót, mỗi lô hàng được sản xuất từ 150 – 200 tấn và được kiểm tra kỹ về mặt chất lượng trước khi đưa vào sản xuất đại trà hoặc bán. Để có được nguyên liệu chất lượng cao, cơ sở sản xuất phải tuyển chọn cẩn thận nguyên liệu đầu vào và các nguyên liệu trên phải được mua từ các nhà cung cấp có uy tín, với số lượng lớn, chất lượng ổn định. Trong quá trình nóng chảy và ngay sau đó, các ôxít trong men phản ứng với bề mặt xương gốm để tạo nên một lớp trung gian. Phản ứng này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền cơ học của men, nó không chỉ phụ thuộc thành phần hóa học chung của men mà còn phụ thuộc từng ôxít riêng. Do đó, điều cần thiết thứ hai là thành phần hóa của men gốm sứ phải gần giống thành phần hóa của xương gốm.
- Quá trình làm nguội (giảm nhiệt) xảy ra ngược với quá trình nung (tăng nhiệt). Nếu hệ số giãn nở nhiệt của men gốm sứ và xương không phù hợp nhau sẽ gây ra bong hoặc nứt men. Do đó, điều cần thiết thứ ba là hệ số giãn nở nhiệt của men và xương phải phù hợp nhau. Men nung xong phải cứng, nhẵn, bóng (ngoại trừ men mat). Bên cạnh đó, tính trong suốt, không màu, tính sáng bóng của men không phải lúc nào cũng như mong muốn. Nếu xương gốm có màu thì phải dùng men đục để che lấp màu của xương, ngoài ra có thể chế tạo men mat (bề mặt như sáp), men kết tinh và vô số men màu khác. Do đó, điều cần thiết thứ tư là thành phần hóa của men phải được điều chỉnh sao cho men có được các tính chất cơ-lý-hoá-quang mong muốn.
2.1 Sản xuất gốm sứ :
Việc sản xuất gốm, sứ tuy khác nhau ở mỗi cơ sở sản xuất nhưng đều gồm những công đoạn chung trình bày trên Sơ đồ 1: quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ. Sự khác nhau về công nghệ chủ yếu được phân biệt ở khâu nung sản phẩm. Hiện có 3 loại lò nung đang được các doanh nghiệp sử dụng là lò thủ công truyền thống, lò tuynel và lò gas con thoi. Trong đó các doanh nghiệp quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lò thủ công truyền thống; các doanh nghiệp quy mô vừa chủ yếu sử dụng lò gas con thoi. Đầu tư, năng suất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, mức độ sử dụng năng lượng và mức độ phát thải khí nhà kính lệ thuộc chủ yếu vào loại lò nung. Sử dụng lò thủ công truyền thống tuy chi phí sử dụng năng lượng thấp, nhưng phát thải khí CO2 lại rất cao, do sử dụng nhiên liệu chủ yếu là than cám, củi và các nhiên liệu phụ khác.
Sơ đồ 1:Quy trình công nghệ gốm sứ
Giới thiệu công nghệ sản xuất gốm sứ: Đất dẻo trước khi đưa vào tạo hình sẽ được đưa qua máy luyện và hút chân không lần hai và được đùn ra với các kích thước có đường kính khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm sản xuất. Sau đó được đưa qua bàn cắt và đưa vào máy ép lăn, sản phẩm tạo hình được đưa qua buồng sấy. Tiếp theo, sản phẩm được đưa qua các công đoạn: sửa, nung sơ (nhiệt độ nung là 700OC), chuốt hàng, trang trí sản phẩm, làm men, cắt chân, lò nung. Sản phẩm ra lò sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm phân loại chất lượng, mài chân, đóng gói trước khi đưa ra tiêu thụ.
Quy trình nung đốt trong lò thủ công truyền thống:
Quá trình chuẩn bị: Sản phẩm trước khi nung được đặt vào trong các bao nung bằng Samốt. Khi xếp vào trong lò, nhiên liệu than và bao nung sản phẩm được xếp xen kẽ. Quá trình chồng lò là một quá trình lao động nặng nhọc với hàng chục tấn hàng được đưa lên cao từ 6 đến 7 m. Kỹ thuật xếp lò do những người thợ giàu kinh nghiệm thực hiện. Trong quá trình nung đốt, người thợ không điều khiển được nhiệt lượng cung cấp cho lò nung. Môi trường nung không sạch, điều đó dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất không cao. Theo tính toán, tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi nung bằng lò thủ công truyền thống là 65 – 75%.
Nhiên liệu chủ yếu là loại than cám 5, cám 6. Trước khi đưa vào lò nung đốt, than được pha trộn theo công thức 50% than cám, 50% chất độn bao gồm giả đất, xỉ than, bùn và nước. Sau đó đóng thành các bánh tròn có đường kính khoảng 13 đến 15 cm, phơi khô trước khi đưa vào lò đốt.
Quá trình nung đốt: Công đoạn nung đốt là công đoạn tiêu hao năng lượng chủ yếu. Quá trình nung gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sấy: Trước khi nung, sản phẩm được sấy từ 1 đến 3 giờ, tuỳ thuộc vào kích cỡ của sản phẩm. Các sản phẩm có kích cỡ lớn phải được sấy lâu hơn để tránh bị nứt trong khi nung. Mục đích của quá trình sấy là giảm độ ẩm trong sản phẩm nung, nhiệt độ sấy thường vào khoảng 200 OC.
+ Giai đoạn nung (nhiệt độ từ 200 – 12000C): Sau giai đoạn sấy, nhiên liệu được đưa thêm vào buồng đốt và đốt trong khoảng thời gian từ 4 – 5 giờ. Thời gian bảo ôn là 30 phút. Khi ngọn lửa trong gầm gi sáng trắng là lúc than trong lò đã cháy đều, lúc đó dừng đốt củi để than tự cháy trong lò. Quá trình này kéo dài từ 10 – 12 giờ. Quá trình nung đốt lò than thủ công được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nung đốt của các thợ lò. Quá trình cháy trong lò là một quá trình tự nhiên, nhiệt độ nung phụ thuộc vào chất lượng than cám, cách phối liệu, đấu chế và số lượng than chồng vào lò. Theo kinh nghiệm khi chồng lò thì lượng than chồng ở xung quanh tường lò và cửa lò nhiều hơn ở giữa lò. Than dùng trong gầm gi được đấu chế có tỷ lệ than cao hơn để dễ bén trong quá trình nung (tỷ lệ than 80%, chất độn 20%).
Giai đoạn làm nguội: Quá trình làm nguội là một quá trình tự nhiên, thời gian từ khi chồng lò đến khi ra lò phải mất từ 4 – 5 ngày tuỳ theo sản phẩm nung đốt lớn hay nhỏ. Trong quá trình dỡ lò, vì sản phẩm và nhiên liệu được xếp chồng xen kẽ nên đây cũng là một khâu rất nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động do bụi than và hơi nóng.
Quy trình nung đốt bằng lò gas con thoi:
Giới thiệu về lò gas con thoi: Lò gas con thoi có dạng hình hộp vuông hoặc chữ nhật, lò có nhiều kích cỡ khác nhau, thể tích lò từ 1 – 36 m3. Lò được cấu tạo gồm vỏ lò, xe nung (xe goòng), phà trung chuyển, hệ thống đường ray, ống khói, hệ thống cấp nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ, đầu dò nhiệt (can nhiệt), hệ thống ống dẫn ga từ kho tới lò, van điều áp, đồng hồ đo áp suất, hệ thống bép phun liệu nằm hai bên sườn lò, bình bọt an toàn.
Xe nung mặt trên có các kênh dẫn khói, kênh khói được thông với ống khói qua vách hậu lò, ống khói có hệ thống để điều chỉnh áp suất trong buồng nung.
Nhiên liệu của lò gas con thoi là gas hoá lỏng LPG gồm 2 loại chính là butan 50% C4H10 + propan 50% ; nhiệt lượng = 11.827 kcal/kg.
Quy trình vận hành lò gas con thoi: Các công đoạn làm mộc tương tự như lò thủ công truyền thống. Lò gas được trang bị các tấm kê nung bằng vật liệu chịu nhiệt cao. Công đoạn chồng xếp lò theo trình tự: từng lớp sản phẩm trên mặt xe, lớp nọ cách lớp kia bằng các cục kê giữa các tấm kê, sản phẩm được xếp ở dạng như các giá hàng. Lúc xếp sản phẩm, xe nung để ở ngoài. Khi xếp đủ sản phẩm, đủ chiều cao, xe được đẩy vào buồng lò. Sau khi kiểm tra an toàn, bắt đầu châm lửa một số bép phun để dấm sấy (chú ý chưa vội đóng cửa lò để tránh nổ khi lượng gas trong lò cao) khoảng 2 – 3 giờ hoặc dài hơn tuỳ theo sản phẩm