Tiểu luận Tình hình nhập siêu ở Việt Nam những tháng đầu năm 2008

Tình hình kinh tếViệt Nam nữa đầu năm 2008 đã trãi qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt thập kỷphát triển tương đối khá ổn định kểtừcuộc khủng hoảng khu vực năm 1997.Liên tục trong thời gian vừa qua việt nam là tâm điểm quan tâm của của báo chí,các định chếtài chính cũng nhưcác tổchức nghiên cứu kinh tếtrong và ngoài nước.Tuy nhiên nếu khách quan nhìn nhận và đánh giá tình hình Việt Nam trong bối cảnh thếgiới thì kinh tếViệt Nam 6 tháng đầu năm 2008 thật sựcó những vận động và nổlực rất lớn và cũng đã có được một sốthành công bước đầu mà nổi bậc là tình hình lạm phát trong nước đã bước đầu sụt giảm và đầu tưnước ngoài vẩn đạt mức cao kỷlục…Mặc dù vậy thì tình hình biến động kinh tếtrong nước vẫn còn nhiều phức tạp gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm ổn định kinh tếvĩmô và an sinh xã hội.trong đó có tình hình nhập siêu tăng cao đạt mức kỷlục mới trong năm 2008. Theo các sốliệu thống kê thì tình hình nhập siêu của nước ta trong nhiều năm liên tiếp đều ởmức cao khoảng 5 tỷUSD nhưng con sốnày đã tăng đột biến trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008.

pdf13 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình nhập siêu ở Việt Nam những tháng đầu năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU Ở VIỆT NAM NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2008 2 Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU Ở VIỆT NAM NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2008 1.Mở đầu Tình hình kinh tế Việt Nam nữa đầu năm 2008 đã trãi qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt thập kỷ phát triển tương đối khá ổn định kể từ cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997.Liên tục trong thời gian vừa qua việt nam là tâm điểm quan tâm của của báo chí,các định chế tài chính cũng như các tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước.Tuy nhiên nếu khách quan nhìn nhận và đánh giá tình hình Việt Nam trong bối cảnh thế giới thì kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008 thật sự có những vận động và nổ lực rất lớn và cũng đã có được một số thành công bước đầu mà nổi bậc là tình hình lạm phát trong nước đã bước đầu sụt giảm và đầu tư nước ngoài vẩn đạt mức cao kỷ lục…Mặc dù vậy thì tình hình biến động kinh tế trong nước vẫn còn nhiều phức tạp gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.trong đó có tình hình nhập siêu tăng cao đạt mức kỷ lục mới trong năm 2008. Theo các số liệu thống kê thì tình hình nhập siêu của nước ta trong nhiều năm liên tiếp đều ở mức cao khoảng 5 tỷ USD nhưng con số này đã tăng đột biến trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. Cán cân thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 Nguồn khả năng chịu đựng thậm hụt cán cân vãng lai-TS Tấn Đức Giá trị xuất khẩu hàng hóa quí I/2008 ước tính đạt 13,03 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng tăng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng cao như: giá dầu thô tăng 64,4%; than đá tăng 51,8%; gạo tăng 35,3%; cà phê tăng 38,4%; cao su tăng 30,3%; hạt tiêu tăng 34,3%, hạt điều tăng 19,6%, chè tăng 37,4%. Nếu tính riêng 8 mặt hàng này, thì giá trị xuất khẩu tăng do giá đã khoảng 1,5 tỷ USD (riêng dầu thô và than đá được lợi khoảng 1,1 tỷ USD do giá xuất khẩu tăng). Giá trị nhập khẩu hàng hóa quí I ước tính đạt gần 20,4 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu (trừ lúa mỳ giảm mạnh cả lượng và giá trị) và các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có giá trị lớn và tốc độ tăng cao như: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 56,6%; xăng, dầu trên 2,8 tỷ USD, tăng 88,9%; sắt thép 2,4 tỷ USD, tăng 161,9%; điện tử, máy tính và linh kiện 906 triệu USD, tăng 50,5%; chất dẻo 684 triệu USD, tăng 29,8%; ô tô 614 triệu USD, tăng 324,6%. Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 Nhập khẩu trong quí I tăng quá cao so với tốc độ tăng xuất khẩu (62,5% so với 22,7%) và xu hướng ngày càng doãng ra qua các tháng đã làm gia tăng nhập siêu. Giá trị hàng hóa nhập siêu quí I/2008 là 7,4 tỷ USD, bằng 56,5% giá trị xuất khẩu hàng hóa và tăng gấp 3,5 lần so với mức nhập siêu của quí I/2007. Tính chung 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 29,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 11,3 tỷ USD, tăng 27,4%; dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng 49%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 30,6 tỷ USD, tăng 69,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, tăng 42,7%. Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây nhập siêu đã giảm nhanh, từ mức nhập siêu 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,91 tỷ USD trong tháng 5 và 1,3 tỷ USD trong tháng 6. Mặt khác, nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên vật liệu từ thị trường các nước trong khu vực, còn đối với các thị trường khác như EU, Mỹ nước ta vẫn duy trì được mức xuất siêu. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nước ta xuất siêu sang thị trường EU 1,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với xuất siêu 6 tháng đầu năm 2007; xuất siêu sang thị trường Mỹ 3,3 tỷ USD, tăng 10%. 2.Nguyên nhân Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 Trước hết, hiển nhiên là nhập siêu bắt nguồn từ việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nhưng vấn đề là ở chỗ, cho dù xuất khẩu cũng đã vượt xa dự kiến, nhưng nhập khẩu còn vượt xa hơn nữa, cho nên nhập siêu càng lớn hơn. Nguồn Việt nam sự thật và những câu chuyên hoang tưởng Cụ thể, 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước con số này cho thấy rõ ràng mức độ nhập siêu là rất lớn Ngoài ra Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, những sản phẩm công nghiệp chủ lực là dệt - may, da - giày, điện tử, chế biến gỗ, nhựa... cho đến nay hầu hết vẫn chỉ là gia công ở công đoạn cuối với giá trị gia tăng rất thấp, nên lượng ngoại tệ mang về cho nền kinh tế không nhiều và không đủ để bù đắp cho phần giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ ở thị trường nội địa. Nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong những năm qua là xuất khẩu tài nguyên khoáng sản và hàng nông, thủy sản. Nhưng cán cân xuất, nhập khẩu nhiều sản phẩm thuộc nhóm này đã thay đổi, từ thặng dư sang thâm hụt, do số lượng xuất Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 khẩu liên tục giảm sút, trong khi nhập khẩu mỗi năm đều tăng do nhu cầu tiêu thụ trong nước. Các mặt xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam hết quý 2-2008 (tỷ USD) Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Nguồn Tổng Cục Thống Kê Xin dẫn chứng trường hợp thâm hụt của nhóm hàng lương thực. Bốn đầu năm, Việt Nam thu được 975 triệu đô la Mỹ từ xuất khẩu gạo và hạt điều, nhưng đã phải chi gần 1,036 tỉ đô la Mỹ để nhập lúa mì, dầu ăn và thức ăn gia súc. Trường hợp xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu cũng tương tự. Điều đó cho thấy, cơn sốt giá dầu và lương thực trên thị trường thế giới chẳng những không làm tăng thu nhập mà còn khiến cho tình trạng nhập siêu của Việt Nam thêm nặng nề. Do hiệu quả đầu tư kém Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất nếu không có những chính sách cải thiện hiệu quả đầu tư thì nó sẽ còn ảnh đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của nước ta về lâu dài.Vì trong khi đầu tư và sản xuất kém hiệu quả, thì đầu tư, sản xuất càng nhiều, Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 nhập siêu sẽ càng lớn và đến một lúc nào đó nền kinh tế sẽ không còn đủ sức để bù đắp cho phần thiếu hụt đó.Xin đơn cử một ví dụ:hiệu quả đầu tư giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đang có khoảng cách lớn. Hiện nay, doanh nghiệp FDI đang chiếm gần 40% giá trị sản xuất công nghiệp và gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu của khối này lại thấp, chỉ khoảng 44%. Mức đầu tư hàng năm của doanh nghiệp FDI còn thấp hơn khu vực trong nước nhiều, bình quân chỉ chiếm 14-15% tổng đầu tư toàn xã hội. Năm ngoái, tổng vốn đầu tư của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI gần xấp xỉ nhau, nhưng kết quả về tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp lại rất khác biệt, chênh lệch đến gần 8 điểm phần trăm. Nhập khẩu ít hơn và mức đầu tư hàng năm khá khiêm tốn, nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Kết quả đó phần nào cho thấy tình trạng nhập siêu tăng vọt trong thời gian gần đây chủ yếu bắt nguồn từ hiệu quả đầu tư và sản xuất kém của nền kinh tế, trong đó đáng ngại nhất là khu vực doanh nghiệp quốc doanh. Do vậy, không thể cho rằng, nhập siêu để phục vụ phát triển sản xuất là cần thiết và không đáng ngại. Giá cả các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu tăng mạnh trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng.”Trong 6 tháng đầu năm giá xăng dầu nhập khẩu tăng 61,8%, giá sắt thép tăng 29,8%, giá phân bón tăng 96%, giá giấy tăng 11,8%, giá chất dẻo tăng 15,4%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng này đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng thêm trên 4,1 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 14,9% so với kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng 45,7%.” Nguồn Tổng Cục Thống Kê Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 Tiêu dùng tăng mạnh, trong khi ngành công nghiệp trong nước chưa đủ sức đáp ứng, nhất là những sản phẩm cao cấp, tất yếu sẽ làm tăng nhập khẩu. Hiện chưa có cuộc điều tra nào để phân tích nguyên nhân của xu hướng tiêu dùng này, nhưng rất có thể đó là hệ quả của cơn sốt giá trên thị trường chứng khoán và địa ốc vừa qua. Vốn trong dân còn rất lớn và cần phải huy động nguồn nội lực đó để phát triển kinh tế. Vấn đề này đã được nói đến rất nhiều trong các cuộc hội thảo trước đây. Trước viễn cảnh có thể làm giàu nhanh chóng qua thị trường chứng khoán và địa ốc, không ít người đã đem tài sản cất trữ ra đầu tư. Nhưng thay vì đưa vào các dự án phát triển kinh doanh, nguồn nội lực đó lại chui vào túi những người “tháo chạy” trước khi bong bóng chứng khoán và địa ốc xì hơi. Theo các doanh nghiệp ngành ô tô và điện tử, nhu cầu tiêu thụ ô tô và hàng điện tử cao cấp tăng vọt trong hai năm gần đây là nhờ có những người làm giàu từ thị trường chứng khoán và đất đai. Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế đối với hàng hoá nhập khẩu thêm vào đó là sức cạnh tranh của sản xuất trong nước còn thấp nên khi nước ta thực hiện cam kết mở cửa sâu rộng hơn trong tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu thì nhiều mặt hàng không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu giảm khi thuế nhập khẩu giảm.Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì một lượng lớn hàng hoá nhập khẩu sẻ tràn vào nước ta làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong khi đó thì hàng hoá trong nước còn rất là yếu kém không thể cạnh tranh với những mặt hàng này làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu tiếp tục gia tăng.chẳng hạn trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có một số mặt hàng nhập khẩu của ta do thực hiện cắt giảm thuế theo thông lệ của WTO nên đã góp phần làm cho KNNK đối với những mặt hàng này tăng theo. Đó là: nguyên liệu dệt may, giầy dép đã tăng 658 triệu USD so với cùng kỳ năm 2006; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 365 triệu USD; ô tô và linh kiện tăng 128 triệu USD... Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 Do tăng mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với một lượng vốn lớn như thế đỗ vào Việt Nam thì nhu cầu mua sắm các yếu tố đầu vào sản xuất tăng nhanh kéo theo nhập khẩu tăng mạnh là chuyên không thể tránh khỏi.tuy nhiên đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt nam trong tương lai.FDI đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt 31,6 tỷ USD, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước, vượt 48% so với mức FDI 21,3 tỷ USD của cả năm 2007. Dự kiến FDI đăng ký cả năm 2008 có thể lên đến 45 tỷUSD (gấp hơn 2 lần so với năm 2007). Mặc dù giải ngân FDI 6 tháng mới chỉ đạt 5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 16% so với số vốn đăng kýnhưng đã cao hơn 2,3 lần cùng kỳ năm trước (mức giải ngân của 6tháng đầu năm 2007 là 2,2 tỷ USD) và bất động sản vẫn đang là kênh rót vốn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(t ỷ USD) 3.12.5 32.6 3.2.7 4.52.9 6.8 3.3 10.2 4.1 21.3 6.6 31.6 5 0 5 10 15 20 25 30 35 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6T- 2008 Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(tỷ USD) Vốn đăng ký Vốn giải ngân Nguồn Tổng Cục Thống Kê Tổng số vốn ODA được ký kết tính đến ngày 19/6/2008 đạt 1313 triệu USD, bằng 71% cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn vay 1217 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 96 triệu USD. Giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm ước tính đạt Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 1100 triệu USD, bằng 58% kế hoạch năm, bao gồm: vốn vay 970 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 130 triệu USD. Trong số các dự án sử dụng vốn vay, các dự án thuộc ngành điện, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn có tiến độ giải ngân nhanh hơn tiến độ của các dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. giải pháp Như đã nói ở phần nguyên nhân thì nhập siêu là do nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu nên về mặt giải pháp xin trích dẩn một số biện pháp do chính phủ đề ra như sau: Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu Đây là biện pháp vừa có tính cơ bản lâu dài, vừa có tính cấp bách trước mắt để kiềm chế nhập siêu, sẽ tiến hành đồng bộ theo 5 hướng Một là, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết...) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản. Hai là, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, công nghiệp chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện... Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng, không bị hạn chế về khả năng Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm... Bốn là, tập trung khai thác theo chiều sâu đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua. Năm là, rà soát và phát hiện các mặt hàng có khả năng sản xuất và không hoặc chưa bị hạn chế về thị trường như đồ nhựa các loại, sản phẩm cơ khí và va li, túi xách, mũ ô dù. Bên cạnh đó cần xây dựng đề án đẩy mạnh xúc tiến thu hút các tập đoàn kinh tế lớn ở nước ngoài vào Việt Nam đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu; tăng thêm nguồn lực cho hoạt động xúc tiến; cho doanh nghiệp vay vốn thu mua nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu; áp dụng lãi suất vay hợp lý đối với hoạt động xuất khẩu; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trọng lĩnh vực hoàn thuế và thủ tục hải quan, tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu như thuỷ sản, hạt điều... Thực hiện các giải pháp giảm nhập khẩu Nhằm hạn chế nhập khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, cần tập trung thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 10/2008NQ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Cụ thể là: Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 - Đối với nhóm mặt hàng cần nhập khẩu và nhóm mặt hàng nhập khẩu cần kiểm soát: Đây là nhóm quan trọng, thiết thực phục vụ cho sản xuất và đầu tư, nhưng vẫn phải tính đến khả năng giảm nhập khẩu hợp lý ở 2 nhóm này thông qua việc lập các đoàn kiểm tra liên ngành về việc sử dụng các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lởn như (sắt thép, phôi thép, máy móc...) để đề xuất các biện pháp giảm cầu và hạn chế nhập khẩu, thông qua chính sách thuế và các biện pháp phi thuế, kiểm soát chặt chẽ hiệu quả các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư công; khuyến khích tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng; điều hành chính sách tài khoá theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách, triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất, xây dựng, tiêu dùng; đẩy mạnh sản xuất, sử dụng hiệu quá nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhập, nhất là tại các dự án, các công trình lớn...thì mới có khả năng giảm nhập siêu vì tỷ trọng khối này chiếm tới hơn 90% kim ngạch nhập khẩu. - Đối với nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu: Nhóm này chỉ chiếm khoảng 6-7% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhưng lại là những mặt hàng nhạy cảm nên cần tăng cường quản lý chặt nhập khẩu, nhất là những mặt hàng tiêu dùng chưa thiết yếu. Để giảm nhập khẩu nhóm hàng này có thể áp dựng các biện pháp như nâng thuế suất thuế nhập khẩu tới trần của khung thuế suất theo cam kết; nâng thuế tiêu thụ đặc biệt; nộp thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng và bảo lãnh cho vay nhập khẩu hàng trả chậm, đồng thời tăng cường tuyên truyền người dân triệt đê thực hành tiết kiệm, tích cực sử dụng hàng trong nước. Với tất cả các biện pháp trên hy vọng sẽ kiềm chế được tình hình nhập siêu ở mức hợp lý (theo tính toán tại thời điểm giá dầu thô hiện nay dao động 110- 120 USD/thùng phấn đấu đưa tỷ lệ nhập siêu cả năm 2008 khoảng 30% so với 2007). Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6 Tuy nhiên vẫn cần nhấn mạnh thêm rằng, nếu giá cả thế giới tiếp tục tăng cao thì tỷ lệ nhập siêu có thể thay đổi. Về công tác quản lý thị trường - Chủ động bằng mọi biện pháp nắm chắc tình hình cung cầu hàng hoá, lượng hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh đối với 10 mặt hàng thiết yếu: lương thực, xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh, sắt thép, xi măng, than, đường, giấy, muối. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình khó khăn để đầu cơ, ép giá, găm hàng gây mất ổn định thị trường đối với các cơ sở kinh doanh bán lẻ, các chợ, cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, trung tâm thương mại. - Kiểm tra việc thực hiện đo lường hàng hoá (cân, đong, đóng gói hàng hoá), chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá của các cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn, bán lẻ đề phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đo lường, đóng gói để tăng giá. - Kiểm tra các biểu hiện của hành vi đầu cơ (mua vét hàng hoá), dự trữ hàng hoá quá mức; kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng; bịa đặt loan tin không có cơ sở để tăng giả; kiểm tra các biểu hiện liên kết chiếm lĩnh vị trí độc quyền để tăng giá, ép giá... - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Quản lý giá và các ngành chức năng của địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh có quy mô lớn để xác định khung giá, mức giá, cơ cấu giá hợp lý đối với một số mặt hàng thiết yếu nêu trên.